Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 11

Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 11

TUẦN 11

Ngày soạn: 13/ 11/ 2004

Ngày dạy: Thứ Hai 15/ 11/ 2004

Tiết 1 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN

ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU

I/ Mục đích, yêu cầu:

- Đọc dúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy đưỡc toàn bài, bước đầu biết phân biệt giọng của các nhân vật khi đọc bài.

Sắp xếp thứ tự các tranh minh hoạ theo đúng trình tự nội dung truyện. Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được nội dung câu chuyện.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: Ê- pi- ô- pi- a, cung điện, khâm phục,.

Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện kể về phong tục độc đáo của người Ê- pi- ô- pi- a, qua đó cho chúng ta thấy đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng cao quý nhất.

Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

- Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước.

II/ Đồ dùng dạy- học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện(SGK)

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Thư gửi bà và trả lời câu hỏi:

+ Bạn Đức hỏi thăm bà điều gì?

+ Tình cảm của Đức đối với bà như yhế nào?

- Nhận xét và cho điểm HS

2. Dạy- học bài mới: Giới thiệu bài

 

doc 33 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 985Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Ngày soạn: 13/ 11/ 2004
Ngày dạy: Thứ Hai 15/ 11/ 2004
Tiết 1 	TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Đọc dúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy đưỡc toàn bài, bước đầu biết phân biệt giọng của các nhân vật khi đọc bài.
Sắp xếp thứ tự các tranh minh hoạ theo đúng trình tự nội dung truyện. Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được nội dung câu chuyện.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: Ê- pi- ô- pi- a, cung điện, khâm phục,..
Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện kể về phong tục độc đáo của người Ê- pi- ô- pi- a, qua đó cho chúng ta thấy đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng cao quý nhất.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước.
II/ Đồ dùng dạy- học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện(SGK)
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Thư gửi bà và trả lời câu hỏi:
+ Bạn Đức hỏi thăm bà điều gì?
+ Tình cảm của Đức đối với bà như yhế nào?
- Nhận xét và cho điểm HS
Dạy- học bài mới: Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc
Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. Chú ý các câu đối thoại.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Hướng dẫn HS tách đoạn 2 thành 2 phần nhỏ:
+ Phần thứ nhất từ Lúc hai người khách đến phải làm như vậy?
+Phần thứ 2 từ Viên quan trả lời đến dù chỉ là hạt cát nhỏ 
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt).
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
* Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
* Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Hướng dẫn HS đọc đồng thanh lời của viên quan ở đoạn 2.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.
- Hai người khách du lịch đến thăm đất nước nào?
GV: Ê- pi- ô- pi- a là một nước ở phía đông bắc Châu phi. (Chỉ trên bản đồ)
- Hai người khách được vua Ê- pi- ô- pi- a đón tiếp như thế nào?
+Chuyện gì đã xảy ra khi 2 người khách chuẩn bị lên tàu? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2.
- Khi 2 người khách chuẩn bị xuống tàu có điều gì bất ngờ xảy ra?
- Vì sao người Ê- pi- ô- pi- a không để khách mang đi dù chỉ là một hạt cát nhỏ?
- Yêu cầu HS đọc phần còn lại của bài và hỏi: Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê- pi- ô- pi- a với quê hương như thế nào?
Nội dung chính: Câu chuyện cho ta thấy đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng cao quý nhất.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc một câu, tiếp nối nhau từ đầu đến hết bài. Luyện phát âm từ khó.
- Dùng bút chì đánh dấu phân cách giữa 2 phần.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
 Oâng sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách/ rồi mới để họ xuống tàu trở về nước.//
 Tại sao các ông phải làm như vậy?//
 Nghe những lời nói chân tình của viên quan,/ hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê- pi- ô- pi- a.//
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Mỗi nhóm lần lượt HS đọc trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc nối tiếp.
- Đọc đồng thanh theo nhóm.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Hai người khách du lịch đến thăm đất nước Ê-pi-ô-pi-a.
- Nhà vua mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi, tặng cho họ nhiều sản vật quý để tỏ lòng hiếu khách.
- 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
-Khi hai người khách chuẩn bị xuống tàu, viên quan bảo họ dừng lại, cởi giày ra và sai người cạo sạch đất ở đế giày của 2 người khách rồi mới để họ xuống tàu.
- Vì đó là mảnh đất yêu quý của người Ê-pi-ô-pi-a. Người Ê-pi-ô-pi-a sinh ra và chết đi cũng ở đây. Trên mảnh đất ấy họ trồng trọt, chăn nuôi. Đất là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của người Ê-pi-ô-pi-a và là thứ thiêng liêng, cao quý nhất của họ.
- Người Ê-pi-ô-pi-a rất yêu quý, trân trọng mảnh đất quê hương mình. Với họ, đất đai là thứ quý giá, thiêng liêng nhất.
- HS nhắc lại cá nhân đồng thanh nội dung chính.
Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
- GV đọc diễn cảm đoạn 2
- Chia nhóm yêu cầu HS luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Gọi 2 nhóm lên đọc phân vai trước lớp đoạn 1 – 2.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm lời của viên quan trong đoạn 2.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân đọc đúng và hay nhất.
Hoạt động 4: Kể chuyện
Xác định yêu cầu.
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 86 SGK.
- Yêu cầu HS xác định nội dung của từng bức tranh minh hoạvà sắp xếp lại thứ tự các bức tranh minh hoạ.
Kể mẫu
- GV chọn 3 HS khá cho các em tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
Kể theo nhóm
Kể trước lớp
Tuyên dương HS kể tốt.
3. Củng cố dặn dò:
- GV Câu chuyện về phong tục độc đáo của người Ê-pi-ô-pi-a đã cho chúng ta thấy được tình yêu đất nước sâu sắc của họ. Không chỉ người Ê-pi-ô-pi-a mà mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới đều yêu quý đất nước mình, trân trọng đất đai của tổ quốc mình. Người Việt Nam cũng vậy.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
- Theo dõi bài đọc mẫu.
- Chia thành 4 nhóm, luyện đoc phân vai trong nhóm.
- 2 nhóm (mỗi nhóm 3 em) thi đọc phân vai trước lớp đoạn1 và 2.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 2 lời của viên quan.
2 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS phát biểu ý kiến về cách sắp xếp, cả lớp thốùng nhất cách sắp xếp theo thứ tự 3-1-4-2
- Theo dõi và nhận xét phần kể mẫu của bạn.
- Mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em kể từng đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 đến 3 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
1HS kể lại cả câu chuyện trước lớp.
Tiết 3: 	 ĐẠO ĐỨC
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG
I/ Mục tiêu
Giúp HS hiểu:
- Thế nào là tích cực tham gia việc trường, việc lớp và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em.
- HS tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường.
- HS biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.
II/ Tài liệu và phương tiện:
Vở bài tập đạo đửc.
Tranh tình huống của hoạt động 1 tiết 1
Phiếu học tập cho hoạt động 2, tiết 1.
Các bài hát về chủ đề nhà trường.
Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh và màu trắng.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Giáo viên
 Học sinh
Hoạt động 1: Phân tích tình huống.
* Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện của sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
* Cách tiến hành:
- GV đưa ra tình huống. Yêu cầu các nhóm thảo luận, sau đó đưa ra các cách giải quyết, có kèm những lý do giải thích phù hợp.
Tình huống: Trong thi cả lớp đang tổng vệ sinh sân trường: bạn thì cuốc đất, bạn thì trồng hoa, riêng Thu lại ghé tai rủ Huyền bỏ đi chơi nhảy dây. Theo em, bạn Huyền có thể làm gì? vì sao?
- GV tóm tắt thành các cách giải quyết chính:
Huyền đồng ý đi chơi với bạn.
Huyền từ chối không đi và để mặc bạn đi chơi một mình;
Huyền doạ sẽ mách cô giáo;
Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi chơi.
- Nếu là bạn Huyền em sẽ chọn cách giải quyết nào? GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu thảo luận vì sao chọn cách giải quyết đó?
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
Kết luận: Cách giải quyết d) là phù hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường và biết khuyên nhủ các bạn khác cùng làm.
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
*Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai trong những tình huống có liên quan đến làm việc lớp, việc trường.
* Cách tiến hành: 
GV phát phiếu học tập cho HS và nêu yêu cầu bài tập:
Em hãy ghi vào ô chữ Đ trước cách ứng xử đúng và chữ S trước cách ứng xử sai.
a)Trong khi cả lớp đang bàn việc tổ chức kỉ niệm ngày 20/11 thì Nam bỏ ra ngoài chơi.
b) Minh và Tuấn lảng ra một góc chơi đá cầu trong khi cả lớp đang làm vệ sinh sân trường.
c) Nhân ngày 8/3 Hùng và các bạn trai rủ nhau chuẩn bị những món quà nhỏ để chúc mừng cô giáo và các bạn trong lớp.
d) Nhân dịp Liên độitrường phát động phong trào “Điểm 10 tặng thầy cô nhân ngày 20/11”, Hà xung phong nhận giúp một bạn yếu trong lớp.
Kết luận: 
- Việc làm của các bạn trong tình huống c,d là đúng.
- Việc làm của các bạn trong tình huống a,b là sai.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
* Mục tiêu: Củng cố bài
* Cách tiến hành.
- GV lần lượt đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh, màu trắng.
a.Trẻ em có quyền được tham gia làm những công việc của trường mình, lớp mình.
b.Tham gia việc lớp, việc trường mang lại niềm vui cho em.
c.Chỉ nên làm những việc lớp, việc trường đã được phân công, cón các việc khác không cần biết.
d.Tích cực tham gia vịêc lớp, việc trường là tự giác làm và làm tốt các công việc của lớp, của trường phù hợp với khả năng.
Kết luận :
Các ý kiến a, b, d là đúng.
Yù kiến c là sai
- Hs quan sát tranh tình huống và nêu cách giải quyết:
+ Huyền đồng ý đi chơi với bạn;
+ Huyền từ chối không đi;
+ Huyền doạ sẽ mách cô giáo;
+ Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh xong rồi đi chơi.
- Các nhóm thảo luận, mỗi nhóm chuẩn bị đóng vai một cách ứ ...  xét chốt lời giải đúng.
Bài 3
Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi.
- GV dán tranh lên bảng lớp.
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà những bài viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và đọc lại câu đố.
- Theo dõi GV đọc: 4 HS đọc lại.
- Quê hương gắn với hình ảnh: chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre, nón lá, đêm trăng, hoa cau.
- Quê hương rất thân thuộc, gắn bó với mỗi người.
- Các khổ thơ viết cách nhau một dòng 
- Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 2 ô.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết bảng con.
- HS nghe GV đọc và viết bài.
- 1 HSđọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào nháp.
- Đọc lời giải và làm bài vào vở: em bé toét miệng cười, mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem xét.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS thực hiện hỏi đáp.
- Thực hiện trên lớp
1 HS đọc câu đố.
1 HS giải câu đố và chỉ vào tranh minh hoạ.
- Lời giải: nặng- nắng; lá- là
Tiết 2 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
VỆ SINH THẦN KINH
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
Hiểu làm việc điều độ, có kế hoạch, khoa học là có lợi cho cơ quan thần kinh, đặc biệt là vai trò của giấc ngủ.
Lập được thời gian biểu hàng ngày hợp lí.
Có ý thức thực hiện htời gian biểu
II/ Đồ dùng dạy – học:
Bảng mẫu một thời gian biểu và phóng to.
Giấy, bút các nhóm cho từng HS.
Phiếu phô tô thời gian biểu cho từng HS
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1/ Bài mới: Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Giấc ngủ và vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận theo các câu hỏi sau:
Các thành viên trong nhóm đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ
Theo em, một ngày mỗi người nên ngủ mấy tiếng, từ mấy giờ đến mấy giờ?
Giấc ngủ ngon có tác dụng gì với cơ thể và cơ quan thần kinh?
Để ngủ ngon , em thường làm ?
GV kết luận:
+ Khi ngủ, cơ thể tạm ngừng mọi hoạt động, các bộ phận hay cơ quan trong cơ thể cũng nghỉ ngơi. Lúc đó cơ quan thần kinh cũng nghỉ ngơi, phục hồi lại các tế bào.
+ Chúng ta nên ngủ từ 7 đến 8 giờ một ngày. Trẻ em cần được ngủ nhiều hơn. Tốt nhất nên ngủ 10 giờ đến 6 giờ sáng. Nếu mất ngủ thì cần phải đi khám sức khoẻ.
+Để ngủ ngon em phải ngủ nơi thoáng đảm bảo đủ ấm( vào mùa đông) và đủ mát (vào mùa hè). Khi ngủ , em phải mắc màn, không nên mặc quần áo quá nhiều hoặc quá chật.
Hoạt động 2: Lập thời gian biểu hàng ngày
Bước 1: hoạt động cá nhân
+GV photo sẵn mẫu thời gian biểu trong SGK và phát cho mỗi cá nhân HS
+ Yêu cầu HS trình bày thời gian biểu của bản thân hoặc của bạn bên cạnh.
Bước 2: hoạt động nhóm.
+ GV yêu cầu các nhóm thoả luận theo các câu hỏi sau:
Chúng ta lập thời gian biểu để làm gì?
Hãy đưa ra một thời gian biểu mà nhóm em cho là hợp lí?
Làm việc theo thời gian biểu hợp lí để làm gì?
+Tổng kết các ý kiến của các nhóm, bổ sung ( GV có thể tổng kết ý kiến của 1 nhóm để cả lớp cùng sửa).
+ Kết luận;
Thời gian biểu giúp các em sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lí. Các em thực hiện đúng theo thời gian biểu đã lập, nhất là phải biết tận dụng thời gian học tập sao cho tốt nhất. Học – nghỉ ngơi hợp lí giúp bảo vệ tốt cơ quan thần kinh.
Hoạt động 3: Trò chơi “ Giờ nào việc nấy”
Bước 1: GV tổ chức chơi
+ GV phổ biến luật chơi và nội dung chơi: Hai HS tạo thành 1 cặp , lần lượt bạn này nêu thời gian ( ghi trong thời gian biểu) bạn kia phải nêu đúng công việc phải làm trong thời gian đó.
Cặp nào phản ứng nhanh , nói đúng sẽ được thưởng.
+ GV tổ chức cho 1- 2 cap75 HS chơi mẫu.
+ GV tổ chức cho cả lớp chơi.
+ HS cả lớp chơi.
+ GV nhận xét.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
+ GV hỏi: Thời gian nào trong ngày em học tập có kết quả nhất và thời gian nào em thấy mệy mỏi và buồn ngủ?
+ GV tổng kết lại các ý kiến chung nhất của HS.
+ GV kết luận: Bảo vệ cơ quanthần kinh chính là đảm bảo thời gian ăn ngủ, học tập hợp lí và khoa học. Cần tranh thủ những thời gian hợp lí nhất để làm các việc cho tốt.
+ Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK trang 35.
- HS tiến hành thảo luận nhómvà ghi lại kếyquả ra giấy.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
VD:
+ Các thành viên trong nhóm đi ngủ lúc 10 giờ tối và dậy lúc 6 giờ sáng.
+Mỗi ngày nên ngủ tứ7 đến 8 tiếng
+Giấc ngủ sẽ giúp cơ quan thần kinh nghỉ ngơi, bởi vậy cơ thể sẽ khoẻ mạnh.
+ Để ngủ ngon em thường ngủ ở nơi thoáng mát, . . .
Các nhóm theo dõi bổ sung ý kiến.
+ Mỗi cá nhân HS nhận 1 phiếu, điền đầy đủ các thông tin cá nhân vào phiếu.
+ Sau 3 phút, HS điền đầy đủ thông tin lẫn nhau theo hình thức thảo luận theo cặp.
+ Đại diện 3-4 HS trình bày thời gian biểu của bản thân hay của bạn bên cạnhqua thảo luận theo cặp.
+ HS dưới lớp theo dõi, bổ sung
+ HS tiến hành thảo luận nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả
Chúng ta lập thời gian biểu để làm mọi công việc một cách khoa học.
Theo nhóm em một thời gian biểu hợp lí là: ( HS đưa ra thời gian biểu của mình GV chốt lại và sắp xếp cho hợp lí sau khi học sinh đã thảo luận)
Làm việc theo thời gian biểu hợp lí để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ cơ quan thần kinh.
+ HS nhận xét bổ sung.
+ HS theo dõi ghi nhớ.
+ 1 –2 HS nhắc lại ghi nhớ của GV 
Học tập – Nghỉ ngơi hợp lí giúp bảo vệ tốt cơ quan thần kinh.
+ 5-6 HS trả lời.
VD:
thời gian trong ngày em học tập có kết quả nhất là buổi sáng.
Thời gian em thấy mệt mỏi là vào lúc trưa.
+ HS dưới lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
+ 1-2 HS đọc ghi nhớ.
Tiết 3:
TẬP LÀM VĂN.
KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I/ Mục đích, yêu cầu:
Kể lại một cách chân thật, tự nhiên về một người hàng xóm.
Viết lại những điều vừa kể lại thành một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu. Diễn đạt thành câu rõ ràng.
II/ Đồ dùng- học:
Viết sẵn các câu hỏi gợi ý để kể trên bảng.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nhớ lại những đặc điểm của người hàng xómmà mình định kể theo định hướng:
+ Người đó tên là gì , bao nhiêu tuổi? Người đó làm nghề gì? Hình dáng, tính tình của người đó như thế nào? Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm đó như thế nào? Tình cảm của người hàng xóm đó đối với gia đình em ra sao?
- Gọi 1 HS khá kể mẫu.
- Yêu cầu HS kể cho bạn bên cạnh nghe về người hàng xóm mà mình yêu quí.
- Gọi một số HS kể trước lớp.
- GV nhận xét bổ sung vào từng bài cho HS.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi một số em đọc bài trước lớp.
- Nhận xét bài viết của HS.
3/ Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà xem lại và bổ sung cho bài viết hoàn chỉnh, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc trước lớp
- Suy nghĩ về người hàng xóm
- 1 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm việc theo cặp.
- 5 đến 6 HS kể cả lớp theo dõi và nhận xét.
1 HS đọc .
Làm bài
Tiết 4.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
Tìm số hạng , số bị trừ, số bị chia, số chia chưa biết.
Giải bài toán có liên quan đến tìm một trong những phần bằng nhau của một số.
Xem giờ trên đồng hồ.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 HS lên bảng làm bài (Ka Hấn
2/ Dạy- học bài mới: giới thiệu bài.
Giáo viên
Hoạt động 1
Bài 1.
yêu cầu HS tự làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2.
yêu cầu HS tự làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3.
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Hãy nêu cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 4.
-Yêu cầu HS quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ.
Vậy khoanh vào câu hỏi nào?
3/ Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Nhận xét tiết học.
Học sinh
6 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia chưa biết.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Trong thùng có 36l dầu. Sau đó sử dụng, số dầu còn lại trong thùng bằng 1 số dầu đã
 3
 có. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu l dầu?
 Bài giải
 Số lít dầu còn lại là:
 36 : 3 = 12(l)
 Đáp số: 12 lít dầu.
Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta lấy số đó chia cho số phần bằng nhau.
Đồng hồ chỉ 1 giờ 25 phút.
Khoanh vào câu B.
Tiết 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I/ Đánh giá tình hình tuần 9: 
-Yêu cầu tổ trưởng đánh giá, nhận xét tình hình hoạt động của tổ mình. HS cả lớp nhận xét bổ sung.
-Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung cả lớp.
-GV đánh giá chung :
 - Đi học chuyên cần , đúng giờ .
 - Đa số các em ngoan, có ý thức tự giác học tập.
 - Một số em đã đóng góp các khoản tiền.
II/ Phương hướng tuần tới:
- Yêu cầu HS tự tham gia ý kiến để xây dựng phương hướng tuần tới. Sau đó GV bổ sung cho hoàn chỉnh:
+ Tiếp tục đẩy mạnh thi đua “Hai tốt” chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 / 11
+ Tiếp tục phong trào thi đua giữ vở sạch viết chữ đẹp.
+ Tích cực giúp đỡ các bạn trong lớp cùng tiến bộ, xây dựng mối đoàn kết nhất trí về mọi mặt.
+ Khẩn trương thu nộp các khoản tiền về trường.
III/ Tổ chức cho HS vui chơi văn nghệ
GV cho HS chọn đề tài và bài hát phù hợp với các em. Sau đó tổ chức cho các em múa hát vui chơi giải trí trong lớp.
Tập múa hát chuẩn bị cho đêm văn nghệ chào mừng ngày “Nhà giáo Việt Nam 20/11”
- Nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà tích cực học tập và rèn lu yện thân thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN11.doc