Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 3 - Tiết 3: Từ láy

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 3 - Tiết 3: Từ láy

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :

- Nắm được cấu tạo của hai loại từ láy: láy toàn bộ và láy bộ phận.

- Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy Tiếng Việt, biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt loại từ này .

DẠY VÀ HỌC:

- Bài cũ: đọc Những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người và ghi nhớ của bài nầy?

- Bài mới: em có những hiểu biết gì về từ láy ở lớp 6? -> (láy phụ âm đầu, láy vần, láy thanh điệu và láy hoàn toàn) => 2 loại từ láy chính là: láy toàn bộ và láy bộ phận.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ TỪ LÁY:

§ Láy la một sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa. VD: lác đác, bâng khuâng, long lanh, (gs Hoàng Tuệ)

§ Láy phải có hai đặc tính sau: phải có một hình vị gốc có nghĩa và phải có sự hòa phối âm thanh. (gs Đỗ Hữu Châu)

 ba ba, cào cào, thuồng luồng, đu đủ, thằn lằn, chôm chôm, chuồn chuồn, bươm bướm, đều không phải từ láy

 hỗn hào, lẩm cẩm, đủng đỉnh, ngậm ngùi, hí hửng, róc rách, xôn xao, táo tác, là từ láy vì các từ láy này vẫn có hình vị cơ sở (có nghĩa) nhưng hiện nay đã mất nghĩa, sự nghiên cứu sau nầy sẽ khôi phục lại.

§ SGK NGỮ VĂN 6: từ láy có tiếng gốc có nghĩa và cả từ láy không có tiếng gốc có nghĩa.

§ SGK NGỮ VĂN 7: chú trọng nhiều hơn đến lớp từ láy có tiếng gốc có nghĩa vì lớp từ láy này chiếm số lượng khá lớn, tiêu biểu đặc sắc cho từ láy tiếng Việt. Hơn nữa, về tính thực hànhtính phong phú đa dạng về nghĩa của nó đòi hỏi người sử dụng cần phải nắm vững.

§ Từ láy chia làm 2 loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 3 - Tiết 3: Từ láy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 3 
BÀI 3 -TIẾT 3:
TỪ LÁY (1 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :
Nắm được cấu tạo của hai loại từ láy: láy toàn bộ và láy bộ phận.
Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy Tiếng Việt, biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt loại từ này .
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: đọc ‘Những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người’ và ghi nhớ của bài nầy?
Bài mới: em có những hiểu biết gì về từ láy ở lớp 6? -> (láy phụ âm đầu, láy vần, láy thanh điệu và láy hoàn toàn) => 2 loại từ láy chính là: láy toàn bộ và láy bộ phận.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ TỪ LÁY:
Láy la ømột sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa. VD: lác đác, bâng khuâng, long lanh,  (gs Hoàng Tuệ)
Láy phải có hai đặc tính sau: phải có một hình vị gốc có nghĩa và phải có sự hòa phối âm thanh. (gs Đỗ Hữu Châu)
ba ba, cào cào, thuồng luồng, đu đủ, thằn lằn, chôm chôm, chuồn chuồn, bươm bướm,  đều không phải từ láy
hỗn hào, lẩm cẩm, đủng đỉnh, ngậm ngùi, hí hửng, róc rách, xôn xao, táo tác,  là từ láy vì các từ láy này vẫn có hình vị cơ sở (có nghĩa) nhưng hiện nay đã mất nghĩa, sự nghiên cứu sau nầy sẽ khôi phục lại.
SGK NGỮ VĂN 6: từ láy có tiếng gốc có nghĩa và cả từ láy không có tiếng gốc có nghĩa.
SGK NGỮ VĂN 7: chú trọng nhiều hơn đến lớp từ láy có tiếng gốc có nghĩa vì lớp từ láy này chiếm số lượng khá lớn, tiêu biểu đặc sắc cho từ láy tiếng Việt. Hơn nữa, về tính thực hànhtính phong phú đa dạng về nghĩa của nó đòi hỏi người sử dụng cần phải nắm vững.
Từ láy chia làm 2 loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận
Từ láy toàn bộ:các tiếng hoàn toàn giống nhau về âm thanh, hoặc tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra một sự hài hòa về âm thanh. VD: thẳm thẳm -> Thăm thẳm, bật bật -> bần bật, đỏ đỏ -> đo đỏ, đẹp đẹp -> đèm đẹp,  
 Từ láy bộ phận: giống phụ âm đầu hoặc vần. VD: mếu máo, liêu xiêu.
Cần phân biệt từ láy với từ ghép đẳng lập: các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần, trong đó có một tiếng đã mờ nghĩa. Nghĩa của các yếu tố này dựa vào tiếng địa phương hoặc tài liệu ngôn ngữ cổ. VD: rú trong rừng rú, nê trong no nê, chiền trong chùa chiền. Tuy vậy, không phải mọi yếu tố thuộc loại này đều đã được xác định ý nghĩa. Và trong tình trạng như vậy, người bản ngữ cảm nhận những từ đó là từ láy thì cũng không phải là sai
Cơ chế tạo nghĩa của từ láy:
Từ láy tạo nghĩa dựa vào đặc tính âm thanh của vần.VD: lí nhí, li ti, ti hí, (i là nguyên âm có độ mở và âm lượng nhỏ nhất, biều thị tính chất nhỏ bé, nhỏ nhẹ về âm thanh, hình dáng. Trái lại; ha hả,ra rả, sa sả, lã chã,  lại tạo nghĩa dựa vào khuôn vần có nguyên âm a là nguên âm có độ mở to nhất, âm lượng lớn nhất, biều thị tính chất to lớn, mạnh mẽ của âm thanh, hoạt động.
Từ láy có tiếng gốc thì từ láy tạo nghĩa bằng cách vừa dựa vào nghĩa của tiếng gốc, vừa dựa vào sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng tạo nên nó.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
Hoạt động 1:
Oân lại định nghĩa đã học ở lớp 6. GV nêu khái quát nội dung bài học mới: cấu tạo và ý nghĩa của các loại từ láy.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo của các loại từ láy.
(Câu hỏi 1 và 2, tr 41) Nhận xét đặc điểm âm thanh của các từ láy: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu? Phân loại?
2 loại; từ láy bộ phận -> liêu xiêu; từ láy toàn bộ -> đăm đăm, mếu máo.
(Câu hỏi 3 tr 41) Vì sao không nói là bật bật, thẳm thẳm?
Thực chất đây là những từ láy toàn bộ nhưng có sự biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối là do sự hòa phối âm thanh cho dễ nghe, dễ đọc
Tìm thêm một số từ láy thuộc hiện tượng này?
đỏ – đo đỏ, xốp – xôm xốp, đẹp – đèm đẹp, 
Từ những nhận xét trên, em hãy tổng kết lại về cấu tạo của các loại từ láy?
Ghi nhớ tr 42.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nghĩa của từ láy.
(Câu hỏi 1 tr 42) Nghĩa của từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh?
Nghĩa của những từ láy trên có được do sự mô phỏng âm thanh.
(Câu hỏi 2a tr 42) Nghĩa của từ láy: lí nhí, li ti, ti hí được tạo thành do đặc điểm gì? (gợi ý : hãy xem xét nghĩa về phần vần)
lí nhí, li ti, ti hí, (i là nguyên âm có độ mở và âm lượng nhỏ nhất, biều thị tính chất nhỏ bé, nhỏ nhẹ về âm thanh, hình dáng. Trái lại; ha hả,ra rả, sa sả, lã chã,  lại tạo nghĩa dựa vào khuôn vần có nguyên âm a là nguên âm có độ mở to nhất, âm lượng lớn nhất, biều thị tính chất to lớn, mạnh mẽ của âm thanh, hoạt động.=> Từ láy tạo nghĩa dựa vào đặc tính âm thanh của vần.
(Câu hỏi 2b tr 42 – câu hỏi khó) Nghĩa của từ láy: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh được tạo thành do đặc điểm gì? ? (gợi ý : hãy xem xét phần vần nào của ba từ này giống nhau và qui luật xuất hiện của chúng?)
Đây là nhóm từ láy bộ phận có tiếng gốc đứng sau, tiếng trước lập lại phụ âm đầu của tiếng gốc và mang vần âp theo công thức: “x + âp + xy” (x; phụ âm đầu, âp: phần vần, y: phần vần - khác phần vần trước). So sánh nghĩa của từ láy với nghĩa của tiếng gốc, ta thấy nghĩa của các từ láy thuộc nhón này có đặc điểm chung là biểu thị một trạng thái vận động: khi nhô lên, khi hạ xuống, khi phồng khi xẹp, khi nổi khi chìm, 
(Câu hỏi 3 tr 43) So sánh nghĩa của các từ mềm mại, đo đỏ với nghĩa của các tiếng gốc là cơ sở cho chúng: mềm, đỏ ?
So với mềm thì mềm mại mang sắc thái biểu cảm rất rõ:
+ bàn tay mềm mại (mềm và có cảm giác dễ chịu khi sờ đến).
+ nét chữ mềm mại (có dáng, nét lượn cong, tự nhiên, trông đẹp mắt)
+ giọng nói dịu dàng, mềm mại (có âm điệu uyển chuyển, nhẹ nhàng, dễ nghe).
Từ những nhận xét trên, em hãy rút ra kết luận về nghĩa của từ láy?
Ghi nhớ tr 42.
Hoạt động 4: GV tổng kết toàn bài, nhắc lại những kết luận cơ bản về hai loại từ láy tiếng Việt.
Hoạt động 5: hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3 ở lớp; 4,5,6 ở nhà.
DẶN DÒ: học 2 ghi nhớ, làm bt 4,5,6 ở nhà. Chuẩn bị bài viết TLV số 1 làm ở nhà tr 44,45 – tự chọn một trong hai đề, đề 1 và đề 2 tr 44). Soạn bài 4 tiết 1: Những câu hát than thân.
GHI BẢNG
THB:
Từ láy chia làm 2 loại: láy toàn bộ và láy bộ phận
Từ láy toàn bộ:các tiếng hoàn toàn giống nhau về âm thanh, hoặc tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra một sự hài hòa về âm thanh. 
VD: thẳm thẳm -> Thăm thẳm, bật bật -> bần bật, đỏ đỏ -> đo đỏ, đẹp đẹp -> đèm đẹp,  
 Từ láy bộ phận: giống phụ âm đầu hoặc vần. 
VD: mếu máo, liêu xiêu.
Nghĩa của những từ láy :
+ ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu : mô phỏng âm thanh.
+ lí nhí, li ti, ti hí: dựa vào đặc tính âm thanh của vần.
+ nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh: từ láy bộ phận có tiếng gốc đứng sau, tiếng trước lập lại phụ âm đầu của tiếng gốc và mang vần âp theo công thức: “x + âp + xy” (x; phụ âm đầu, âp: phần vần, y: phần vần khác).
II. GN: (1 & 2 tr 42)
III. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP KHÓ:
Đọc đoạn đầu vb ‘Cuộc chia tay của những con búp bê’ (tr 21 – 5 đoạn đầu): tìm và xếp các từ láy bộ phận, toàn bộ.
TL toàn bộ
Bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp
TL bộ phận
Nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, 
(rực rỡ), ríu ran, (nặng nề)
Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy:
Lấp ló, nho nhỏ, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách, nhức nhối.
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
nhẹ nhàng; nhẹ nhõm; xấu xa; xấu xí; tan tành; tan tác.
Đặt câu với mỗi từ: 
Cô ấy có thân hình nhỏ nhắn.
Bạn ấy không phải là người nhỏ nhặt mà rất cởi mở, khoáng đạt.
Lan ăn từng miếng nhỏ nhẻ.
Đừng nên nhỏ nhen với mọi người. 
(Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nói: Lòng mình phải đủ rộng để có thể dung chứa tất cả tính cách của mọi người.)
Bạn nên cứu giúp những sinh vật nhỏ nhoi khi có thể.
Các từ máu mủ, mặt mũi, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mõi, nảy nở là từ láy hay từ ghép?
Từ ghép đẳng lập.
(Cần phân biệt từ láy với từ ghép đẳng lập: các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần, trong đó có một tiếng đã mờ nghĩa. Nghĩa của các yếu tố này dựa vào tiếng địa phương hoặc tài liệu ngôn ngữ cổ. VD: rú trong rừng rú, nê trong no nê, chiền trong chùa chiền .Tuy vậy, không phải mọi yếu tố thuộc loại này đều đã được xác định ý nghĩa. Và trong tình trạng như vậy, người bản ngữ cảm nhận những từ đó là từ láy thì cũng không phải là sai)
Các tiếng: chiền trong chùa chiền, nê trong no nê, rớt trong rơi rớt, hành trong học hành có nghĩa là gì? Các từ chùa chiền, no nê, rơi rớt, học hành là từ ghép hay từ láy?
Rớt: là rơi bất ngờ. Hành: là làm (thực hành). Chiền trong chùa chiền, nê trong no nê là những từ cổ mang ý nghĩa tương đương như chùa và no. (chiền là tòa nhà giống chùa, nê là trạng thái no đến khó chịu)
Các từ trên là từ ghép đẳng lập.
TƯ LIỆU BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docb03-t3-tulay.doc