Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 4 - Tiết 1: Ca dao dân ca và thơ lục bát những câu hát than thân

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 4 - Tiết 1: Ca dao dân ca và thơ lục bát những câu hát than thân

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :

- Hiểu khái niệm ca dao, dân ca. Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình và chủ đề tình yêu quê hương đất nước, con người.

- Thuôc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca thuộc hệ của chúng.

DẠY VÀ HỌC:

§ HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: Tùy chọn 1) Đọc ghi nhớ về quá trình tạo lập văn bản tr46, vở BT: Thay mặt Enrico viết thư cho bố 2) Đọc thuộc lòng một trong những bài ca dao thuộc chủ đề “tình yêu quê hương, đất nước, con người” và phần ghi nhớ .Đằng sau những lời hỏi đáp, lời mời, lời nhắn gởi và bức tranh phong cảnh, đó là tình cảm gì? Hãy phân tích một câu để làm sáng tỏ.

1. Những câu trả lời sau đây đúng hay sai: (Đúng đánh dấu +, sai đánh dấu -)

a. Các địa danh được nêu rất nhiều trong ca dao trữ tình quê hương đất nước chỉ đơn thuần để người nghe nhớ lâu về những nơi đó.

b. Các địa danh được nêu rất nhiều trong ca dao trữ tình quê hương đất nước với niềm tự hào, hãnh diện của con người đối với những nơi đó.

c. Ca dao gợi nhiều hơn tả. d. Ca dao tả nhiều hơn gợi.

2. Câu trả lời nào đúng nhất:

a. Cách đảo từ láy mênh mông bát ngát thành bát ngát mênh mông là rất hay

b. Cách đảo ấy là thể hiện sự lặp từ, bí từ. c. Cách đảo từ ấy chẳng có tác dụng nghệ thuật đặc biệc gì.

c. Cách đảo từ ấy thật hay và lí thú vì nó không những làm cho người nghe rõ hơn cảm giác rộng lớn của cánh đồng mà còn tạo nên nhịp điệu âm thanh hài hòa, êm ái.

§ HĐ 2: Giới thiệu bài mới:

Trong kho tàng Văn học dân gian Việt Nam, ca dao – dân ca là một bộ phận rất quan trọng. Nó chính là tấm gương phản ánh tâm hồn của nhân dân, là sự gắn bó chặt chẽ giữa thơ và nhạc dân gian. Nó không phải chỉ là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong các quan hệ gia đình, là những bài ca ngợi về tình yêu quê hương đất nước, con người và bên cạnh đó nó còn là những tiếng hát than thở cho những mảnh đời cơ cực, đắng cay cũng như tố cáo xã hội phong kiến bằng những hình ảnh, ngôn ngữ sinh động, đa dạng mà các em sẽ được tìm hiểu qua tiết học hôm nay.

 Hoặc: Trong cuộc sống làm ăn nông nghiệp nghèo nàn, cực nhọc, đằng đẳng hết ngày này sang tháng khác, hết năm này sang năm khác, nhiều khi cất lên tiếng hát, lời ca than thở, cũng có thể vơi đi phần nào nỗi sầu, nỗi lo lắng đang chất chứa trong lòng. Chùm ca dao – dân ca than thân chiếm vị trí khá đặc biệt trong ca dao trữ tình VN. Càng đọc nó, con cháu thời nay càng thương kính ông bà cha mẹ mình hơn.

§ HĐ 3:Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.

- Đọc giọng chậm, buồn. Lưu ý các mô típ thân cò, thương thay, thân em, khi đọc tới nhấn giọng hơn một chút.

- Đọc chú thích, lưu ý có hai nghĩa trong mỗi mục từ, nghĩa đen và nghĩa ẩn dụ- nghĩa bóng trong câu ca.

§ HĐ 4:Hướng dẫn phân tích chi tiết.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 4 - Tiết 1: Ca dao dân ca và thơ lục bát những câu hát than thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 4 - BÀI 4 -TIẾT 1:
CA DAO DÂN CA VÀ THƠ LỤC BÁT
 NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN (1 tiết) (BẢN CHÍNH)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :
Hiểu khái niệm ca dao, dân ca. Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình và chủ đề tình yêu quê hương đất nước, con người.
Thuôc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca thuộc hệ của chúng.
DẠY VÀ HỌC:
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: Tùy chọn 1) Đọc ghi nhớ về quá trình tạo lập văn bản tr46, vở BT: Thay mặt Enrico viết thư cho bố 2) Đọc thuộc lòng một trong những bài ca dao thuộc chủ đề “tình yêu quê hương, đất nước, con người” và phần ghi nhớ .Đằng sau những lời hỏi đáp, lời mời, lời nhắn gởi và bức tranh phong cảnh, đó là tình cảm gì? Hãy phân tích một câu để làm sáng tỏ.
Những câu trả lời sau đây đúng hay sai: (Đúng đánh dấu +, sai đánh dấu -)
Các địa danh được nêu rất nhiều trong ca dao trữ tình quê hương đất nước chỉ đơn thuần để người nghe nhớ lâu về những nơi đó.
Các địa danh được nêu rất nhiều trong ca dao trữ tình quê hương đất nước với niềm tự hào, hãnh diện của con người đối với những nơi đó.
Ca dao gợi nhiều hơn tả. d. Ca dao tả nhiều hơn gợi.
2. Câu trả lời nào đúng nhất:
Cách đảo từ láy mênh mông bát ngát thành bát ngát mênh mông là rất hay
Cách đảo ấy là thể hiện sự lặp từ, bí từ. c. Cách đảo từ ấy chẳng có tác dụng nghệ thuật đặc biệc gì.
Cách đảo từ ấy thật hay và lí thú vì nó không những làm cho người nghe rõ hơn cảm giác rộng lớn của cánh đồng mà còn tạo nên nhịp điệu âm thanh hài hòa, êm ái.
HĐ 2: Giới thiệu bài mới: 
Trong kho tàng Văn học dân gian Việt Nam, ca dao – dân ca là một bộ phận rất quan trọng. Nó chính là tấm gương phản ánh tâm hồn của nhân dân, là sự gắn bó chặt chẽ giữa thơ và nhạc dân gian. Nó không phải chỉ là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong các quan hệ gia đình, là những bài ca ngợi về tình yêu quê hương đất nước, con người và bên cạnh đó nó còn là những tiếng hát than thở cho những mảnh đời cơ cực, đắng cay cũng như tố cáo xã hội phong kiến bằng những hình ảnh, ngôn ngữ sinh động, đa dạng mà các em sẽ được tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
 	Hoặc: Trong cuộc sống làm ăn nông nghiệp nghèo nàn, cực nhọc, đằng đẳng hết ngày này sang tháng khác, hết năm này sang năm khác, nhiều khi cất lên tiếng hát, lời ca than thở, cũng có thể vơi đi phần nào nỗi sầu, nỗi lo lắng đang chất chứa trong lòng. Chùm ca dao – dân ca than thân chiếm vị trí khá đặc biệt trong ca dao trữ tình VN. Càng đọc nó, con cháu thời nay càng thương kính ông bà cha mẹ mình hơn.
HĐ 3:Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
Đọc giọng chậm, buồn. Lưu ý các mô típ thân cò, thương thay, thân em, khi đọc tới nhấn giọng hơn một chút.
Đọc chú thích, lưu ý có hai nghĩa trong mỗi mục từ, nghĩa đen và nghĩa ẩn dụ- nghĩa bóng trong câu ca.
HĐ 4:Hướng dẫn phân tích chi tiết.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
PTVB: 
BÀI CA DAO THỨ NHẤT: (HS đọc 4 câu của bài 1, gọi HS trả lời từng câu hỏi)
Những hình ảnh ẩn dụ trong bài 1 là gì ,ý nghĩa của các hình ảnh đó như thế nào? Bài 1 có những chi tiết gợi sự đối lập nào, y ùnghĩa gợi lên từ sự đối lập này là gì? Giải thích nghĩa của từ láy lận đận, có thể thay bằng những từ đồng nghĩa, gần nghĩa nào?
Trong bài ca dao thứ nhất nầy có nhiều hình ảnh ẩn dụ – tượng trưng quen thuộc. Có thể tạm chia làm hai loại: Loại chỉ cảnh, chỉ việc: nước non, thác ghềnh, ao, bể. Loại chỉ vật, người: thân cò, cò con.
GHI BẢNG
I.THVB:
Ca dao, dân ca 
(tr 35.)
Lận đận là từ láy chỉ hết khó khăn nầy đến khó khăn khác, luôn gặp trắc trở, hoạn Nạn. Từ đồng nghĩa, gần nghĩa: long đong, thống khổ, khốn khổ
Bài 1 có những chi tiết gợi sự đối lập là: Nước non - một mình/ Thân cò- lận đận/ Lên thác - xuống gềnh/ Bể đầy - ao cạn, gầy ốm - cò con. Yùnghĩa gợi lên từ sự đối lập này nói về: “Cuộc đời lận đận, vất vả của người nông dân” ( -> GHI BẢNG: phần in đậm)
Em hãy nêu những bài ca dao khác nói về cò mà em biết ? 
Con cò mà đi ăn đêm/ Cái cò đi đón cơn mưa/ Cái cò lặn lội bờ sông. Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. Nàng về nuôi cái cùng con. Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng/ Trời mưa, quả dưa vẹo vọ, con ốc nằm co, con tôm đánh đáo, con cò kiếm ăn 
Theo em, hình tượng con cò trong các bài ca dao trên thường biểu trưng cho thân phận của ai trong xã hội. Hai câu cuối bài ca dao 1 là dạng câu hỏi có ý nghĩa gì?
Con cò đa phần là hình tượng biểu trưng cho người phụ nữ VN có số phận nhỏ nhoi, một nắng hai sương vất vả lo toan cho gia đình, con cái và đôi khi phải nuôi cả chồng đang dùi mài kinh sử để lai kinh ứng thí. Những người phụ nữ nầy chẳng mấy khi để ý đến sự sướng khổ của bản thân mình mà chỉ lo cho bầy con nhỏ bé thơ dại, lo con đói, con gầy và cảnh ngang trái éo le: “Ai làm cho bể kia đầy, cho ao kia cạn cho gầy cò con? Câu hỏi vang lên như lời than oán trách mà bất lực, cam chịu của những người mẹ đáng thương. Câu hỏi nầy không cần người trả lời mà chỉ hỏi để gợi sự chú y của mọi ngườiù. Đó là câu hỏi tu từ.
DIỄN GẢNG: Tác giả dân gian còn mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận mình cũng như những người cùng cảnh ngộ. Cuộc đời của họ thật cơ cực, lầm than, vất vả, gặp nhiều ngang trái. Dù đã cố công gắng sức làm lụng, quanh năm suốt tháng “bán mặt cho đất, bán lưng trời” nhưng nghèo vẫn hòan nghèo , cuộc đời của họ vẫn tối tăm, không lối thoát
CHUYỂN Ý: Bài 1 là hình ảnh người nông dân với con cò, chúng ta tiếp tục phân tích tiếp bài 2 để xem hình ảnh người nông dân tiếp tục được biểu trưng với những hình ảnh gì: 
BÀI CA DAO THỨ HAI: (HS đọc diễn cảm, GV nêu vấn đề, mỗi HS trả lời 1 câu)
Bài ca dao nầy giống, khác bài ca dao trên ở những điểm nào? Điệp ngữ ‘thương thay’ được điệp lại 4 lần nhằm dụng ý gì?
Những hình ảnh con tằm, con kiến, con hạc và con cuốc giống và khác gì với hình ảnh ẩn dụ con cò?
Hình ảnh so sánh nào làm em cảm động hơn cả? Vì sao?
Bài ca dao nầy giống bài 1 là cũng nói về thân phận người nông dân xưa, khác ở chỗ nó dài gấp đôi bài 1, cũng có thể tách ra thành 4 bài, mỗi bài 2 câu độc lập. Mô típ hay điệp ngữ ‘thương thay’ mở đầu mỗi bài tỏ thái độ rõ ràng, trực tiếp tình cảm của con người đối với những con vật nhưng cũng chính là sự suy gẫm và than thở về chính bản thân mình.
Những hình ảnh trong bài 2: còn khác bài 1 ở chỗ nó ẨN DỤ cho NỖI KHỔ NHIỀU BỀ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ ÁP BỨC, BÓC LỘT, CHỊU NHIỀU OAN TRÁI. 
 (GHI BẢNG)
Hình ảnh con tằm nhả tơ & con kiến tìm mồi nói lên thân phận của người lao động: làm nhiều, hưởng ít, hoàn toàn không cân xứng với công sức và thành quả lao động của mình. Hình ảnh chim hạc bay mõi cánh và con cuốc kêu ra máu gợi niềm cảm thương cho thân phận người lao động suốt đời mưu tìm một cuộc sống an nhàn hạnh phúc nhưng vẫn vô vọng, có khi phải chịu cảnh thương tâm, uất ức nhưng không biết kêu than với ai
Hình ảnh so sánh nào làm em cảm động hơn cả là tiếng kêu ra máu của con chim cuốc.
DIỄN GẢNG :
 Người lao động ví mình như thân phận con tằm. Con tằm nhả hết tơ vàng thì chết. Người lao động bán sức mình cho người giàu sang trong xã hội cũ. Thân phận con kiến thấp cổ bé họng, kẻ nào cũng có thể đè nén, vùi dập. Thân phận con hạc mình gầy cao mảnh khảnh, lêu đêu lang thang, mõi cánh trốn tai vạ bất kì rình rập, mà cũng chỉ là kiếm ăn qua ngày đoạn tháng. 
PHÂN TÍCH VĂN BẢN: 
Bài 1: 
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống gềnh bấy nay
à Hình ảnh đối lập. 
à Cuộc đời lận đận, vất vả của người nông dân.
Bài 2: 
Thương thay thân phận con tằm
Lũ kiến . tìm mồi
Hạc  bay mỏi cánh
Cuốc  kêu ra máu
à Aån dụ: nỗi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức, bốc lột, chịu nhiều oan trái.
 Nhưng có lẽ cảm động, đau đớn, oan ức nhất có lẽ là tiếng kêu ra máu của con chim cuốc (quốc). Con chim đen đuổi, nhỏ bé, lầm lủi, chạy nhanh cun cút, rúc sâu mãi vào giữa bụi tre, bờ ao, để rồi từ đó vọng ra khắc khoải , đều đều đến thê thảm biết bao nhiêu tiếng quốc ,quốc ,quốc, suốt trưa, suốt đêm hè. Phải chăng đó cũng là số phận, cuộc đời của không ít kiếp người lam lũ sau lũy tre xanh với bao nỗi khổ cực, oan kiên.
CHUYỂN Ý: Tiếp tục nỗi niềm than thở cho số kiếp hẩm hiu của người nông dân ở hai bài trên, các em chuẩn bị suy ngĩ xem bài ca dao số 3 sẽ gợi cho ta thấy nỗi khổ của ai, miền nào ở nước ta:
BÀI CA DAO THỨ BA: (hs đọc , gv nêu vấn đề)
Quả sung thì hầu như miền nào cũng có, còn quả bần là loại quả như thế nào? Thường mọc ở đâu?
Yù nghĩ và tình cảm trong bài ca dao này có gì đáng nói?
Gió dập sóng dồi có phải là thành ngữ không? Thử thay thế bằng những thành ngữ gần nghĩa khác?
Đây là câu ca dao Nam bộ có dùng thành ngữ so sánh biểu trưng cho số phận con người nghèo khó, phận nghèo đi đến nơi đâu cũng nghèo. Miền Nam nắng ấm và chằng chịt sông rạch, cuộc sống con người cũng vất vả, cũng lênh đênh, cũng thở than sầu khổ khác chi người phụ nữ nông thôn miền trung, miền Bắc. Trái bần trôi nổi dập dềnh trên sông nước , gió dập sóng dồi, gió đánh dạt vào đâu, không biết và không chống nổi, sóng xô vào bờ nào không hay, đành chấp nhận số phận nổi chìm. Tóm lại, bài ca dao thứ ba nầy có thành ngữ so sánh gió dập sóng dồi , ý cả bài nói về Số phận người phụ nữ chịu nhiều đau khổ đắng cay. 
 (GHI BẢNG)
Hoạt động 5:: Tổng kết.
Ba bài ca dao có điểm chung gì về nội dung và nghệ thuật?
ND: Cả 3 bài đều diễn tả cuộc đời, thân phận con người trong xã hội cũ cả 3 bài ngoài ý nghĩa than thân còn có ý nghĩa phản kháng
NT: Đều sử dụng thể thơ lục bát và có âm điệụ than thân, thương cảm. Đều sử dung những hình ảnh so sánh, thành ngữ hoặc ẩn dụ để diễn tả cuộc đời, thân phận con người (con cò , con tằm, con kiến, trái bần ..)
Đều có những nhóm từ mang tính truyền thống, được sử dung nhiều trong ca dao (“lên thác xuống gềnh”, “thương thay”, “thân em”) và đều có hình thức câu hỏi tu từ
Những bài ca dao thuộc chủ đề “ than thân ” muốn nói lên điều gì?
GV cho HS đọc ghi nhớ /49 SGK.
Củng cố: GV cho HS đọc lại toàn bộ bài ca dao thuộc chủ đề “ than thân” một cách thật diễn cảm. Tìm thêm các câu tương tự.
Dặn dò: Học thuộc lòng các bài ca dao /50,51 SGK. Sưu tầm các bài ca dao có cùng chủ đề. Soạn bài “những câu hát châm biếm”/56,57 SGK
Bài 3: 
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Thành ngữ so sánh 
Số phận người phụ nữ chịu nhiều đau khổ đắng cay.
III. TỔNG KẾT :
Ghi nhớ SGK/49
III. LUYỆN TẬP:
Ba bài ca dao có điểm chung gì về nội dung và nghệ thuật?
ND: nói về thân phận cuộc đời của người nông dân, phản kháng tố cáo xã hội PK 
NT: Sử dụng thể thơ lục bát, điệp ngữ, thành ngữ và sử dụng hình ảnh ẩn dụ.
Hoạt động 6: 
LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM MỞ RỘNG
Hình ảnh con cò trong bài ca dao than thân thứ nhất thể hiện điều gì về thân phận người nông dân?
Nhỏ bé, bị hắt hủi
Cuộc sống đầy trắc trở, khó nhọc, đắng cay
Bị dồn đẩy đến bước đường cùng
Gặp nhiều oan trái
Những biện pháp nghệ thuật nào đã góp phần khắc họa thân phận người nông dân ở bài ca dao than thân thứ nhất?
Nghệ thuật so sánh ví von
Nghệ thuật ẩn dụ, đối lập
Sử dụng câu hỏi tu từ
Gồm 2 ý b và c.
Nối cột A (sự vật ) với cột B (ý nghĩa ẩn dụ của mỗi sự vật cho phù hợp với nội dung bài ca dao thứ hai) ?
a) Con tằm; b). Con kiến; c). con hạc; d). Con cuốc.
1. Thân phận bé nhỏ, vất vả cơ cực trong cuộc sống lao động.
Cuộc đời phiêu bạt trong những cố gắng vô vọng
Những nỗi khổ đau oan trái của những con người thấp cổ bé họng
Những thân phận suốt đời bị vắt mòn sức lực.
Điền vào chỗ trống những nhóm từ sau cho phù hợp với mỗi câu ca dao: quả xoài trên cây, cái chổi đầu hè, củ ấu gai, lá đài bi?
Thân em như 
 Để ai mưa nắng đi về chùi chân.
Thân em như 
 Ngày thì dãi gió đêm thì dầm sương
Thân em như 
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Thân em như 
Gió đông gió tây gió nam gió bắc nó đánh lúc la lúc lắc trên cành.
Cụm từ nào sau đây không có cấu trúc của một thành ngữ bốn tiếng như “gió dập sóng dồi’?
Lên thác xuống ghềnh
Nước non lận đận
Nhà rách vách nát
Gió táp mưa sa
Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng ở cả ba bài ca dao than thân?
Những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ
Thể thơ lục bát, âm điệu thương cảm
Nhiều điệp từ, điệp ngữ
Những hình ảnh mang tính truyền thống
TƯ LIỆU VĂN HỌC:
Thương thay thân phận con tằm, 
ND: Nỗi thương thân của người lao động xưa được diễn tả rất cô đúc và gợi cảm qua hình ảnh các loài vật chung quanh, người lao động liên hệ đến thân phận mình, thấy có nét tương đồng , nên mượn loài vật để nói về mình, thương chúng cũng là thương thân mình.
NT: qua mỗi hình ảnh ẩn dụ trong bài:
Hình ảnh con tằm nhả tơ & con kiến tìm mồi nói lên thân phận của người lao động: làm nhiều, hưởng ít, hoàn toàn không cân xứng với công sức và thành quả lao động của mình.
Hình ảnh chim hạc bay mõi cánh và con cuốc kêu ra máu gợi niềm cảm thương cho thân phận người lao động suốt đời mưu tìm một cuộc sống an nhàn hạnh phúc nhưng vẫn vô vọng, có khi phải chịu cảnh thương tâm, uất ức nhưng không biết kêu than với ai
Con cò mà đi ăn đêm 
ND:Lời bài ca dao là lời con cò đi kiếm ăn, bị nạn. Cò thường không đi kiếm ăn về đêm. Vì sự bắt buộc của hoàn cảnh, cò mới phải đi kiếm ăn ban đêm và gặp nạn. Cò cất tiếng kêu cứu, xin được vớt lên. Cò cũng tự hiểu rằng dù có được vớt lên cò vẫn phải chết. Trong tuyệt vọng, cò vẫn cầu xin được “xáo nước trong”.
NT: Con cò trong bài ca dao ẩn dụ về người lao động nghèo phải tìm cách mưu sinh trong những hoàn cảnh đặc biệt, rủi ro bị nạn, cầu xin cứu giúp và thanh minh về tấm lòng trong sạch của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docb04-t1-cdththan(SL).doc