Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Chuyên đề Biện pháp hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Chuyên đề Biện pháp hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém

 Chuyên đề

 BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TỈ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM

A. ĐẶT VẤN ĐỀ :

 Như chúng ta đều biết, trong những năm gần đây,với chủ trương “Đổi mới phương pháp giáo dục”theo hướng dạy học tích cực, chống bệnh tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, chất lượng học tập của các thế hệ học sinh đã được ngày một nâng cao. Thế nhưng, một thực tế đáng buồn là: vẫn còn đó một bộ phận không nhỏ những học sinh yếu kém; lười học và bỏ học. Đó là một mối lo toan, một nỗi trăn trở luôn canh cánh bên lòng đối với những người làm công tác giáo dục, đối với những Nhà giáo có tâm huyết với nghề.

 Một câu hỏi lớn luôn luôn được đặt ra cho tất cả các thầy giáo, cô giáo của chúng ta; cho tất cả những người làm công tác giáo dục và cũng là của chung cho những bậc phụ huynh học sinh là : Làm thế nào để khắc phục được,hạn chế được số lượng học sinh yếu kém trong tất cả các khối lớp của nhà trường? Làm thế nào để chấm đứt được hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng trong năm học ? v.v Để giải đáp được kết quả của bài toán nan giải này, trong thời gian vừa qua, đã có không ít những ý kiến, những giải pháp, những cuộc hội thảo của những nhà làm công tác giáo dục được tiến hành. Điều đó cho thấy, đây là một vấn đề hết sức bức xúc và rất cấp thiết cho toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng.

 Trong một chừng mực và với một khả năng nhất định, bằng những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn giảng dạy nhiều năm qua tại trường Trung Học Cơ Sở , Tổ Xã hội – Văn – Sử – Giáo dục công dân –Trường THCS Cát Nhơn, cũng đã có một vài giải pháp nhất định về vấn đề BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TỈ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM, và cũng xin được trình bày ra dưới đâyđể mong được sự bổ sung,chỉ bảo thêm của quý vị đồng nghiệp, nhằm làm cho nội dung của chuyên đề này được ngày càng bổ ích và thiết thực hơn.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1012Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Chuyên đề Biện pháp hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Cát Nhơn 
 Tổ Xã hội 
 ---&&--- 
 Chuyên đề
 BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TỈ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM
ĐẶT VẤN ĐỀ :
 Như chúng ta đều biết, trong những năm gần đây,với chủ trương “Đổi mới phương pháp giáo dục”theo hướng dạy học tích cực, chống bệnh tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, chất lượng học tập của các thế hệ học sinh đã được ngày một nâng cao. Thế nhưng, một thực tế đáng buồn là: vẫn còn đó một bộ phận không nhỏ những học sinh yếu kém; lười học và bỏ học. Đó là một mối lo toan, một nỗi trăn trở luôn canh cánh bên lòng đối với những người làm công tác giáo dục, đối với những Nhà giáo có tâm huyết với nghề.
 Một câu hỏi lớn luôn luôn được đặt ra cho tất cả các thầy giáo, cô giáo của chúng ta; cho tất cả những người làm công tác giáo dục và cũng là của chung cho những bậc phụ huynh học sinh là : Làm thế nào để khắc phục được,hạn chế được số lượng học sinh yếu kém trong tất cả các khối lớp của nhà trường? Làm thế nào để chấm đứt được hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng trong năm học ? v.v Để giải đáp được kết quả của bài toán nan giải này, trong thời gian vừa qua, đã có không ít những ý kiến, những giải pháp, những cuộc hội thảo của những nhà làm công tác giáo dục được tiến hành. Điều đó cho thấy, đây là một vấn đề hết sức bức xúc và rất cấp thiết cho toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. 
 Trong một chừng mực và với một khả năng nhất định, bằng những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn giảng dạy nhiều năm qua tại trường Trung Học Cơ Sở , Tổ Xã hội – Văn – Sử – Giáo dục công dân –Trường THCS Cát Nhơn, cũng đã có một vài giải pháp nhất định về vấn đề BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TỈ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM, và cũng xin được trình bày ra dưới đâyđể mong được sự bổ sung,chỉ bảo thêm của quý vị đồng nghiệp, nhằm làm cho nội dung của chuyên đề này được ngày càng bổ ích và thiết thực hơn.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ VỀ HỌC SINH YẾU KÉM :
 1 Những nguyên nhân cơ bản:
 Trước hết, có thể khẳng định rằng, những học sinh yếu kém là những học sinh có tư tưởng lơ là, chểnh mảng trong việc học tập và chuyên cần; có động cơ , thái độ học tập không đúng đắn, tiến bộ. Do đó, ngồi trong lớp học, đa số những em học sinh này đều ít chăm chú nghe giảng; đều rất thụ động trong việc tích cực chiếm lĩnh tri thức môn học.Thậm chí, có nhiều em thường hay ồn ào, mất trật tự trong giờ học, gây ảnh hưởng nhiều đến tập thể lớp. Từ đó dẫn đến kết quả là ,những em này không hiểu bài học, không biết phương pháp làm bài vì hụt hẫng về kiến thức , vì mất gốc. Và, cũng từ đó mà các em thường rất lười học bài, rất xem thường việc học hành, hoặc học hành thường bê trễ , chán nản và không chuyên cần. Một điều đáng lo ngại nữa là, những học sinh này thường bỏ giờ, bỏ lớp để trốn học, để la cà ở các quán xá ven đường, ở các tụ điểm in-tơ-nét v.v Lại có một số em bị những kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ , thường tụ tập nhau để kết thành băng nhóm và gây gỗ đánh nhau
 Một thực tế đáng buồn là, gia đình của một số em học yếu kém thường xuyên vắng nhà trong một thời gian dài (Vì công việc nhà, vì buôn bán xa quê ). Chính vì vậy, Nhà trường và Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn không thể nào phối kết hợp chặt chẽ trong việc quản lí, giáo dục học sinh kịp thời được.( Có lớp, trong danh sách có 12 học sinh học lực yếu nhưng có 06 em rơi vào trường hợp như vậy). Cho nên, việc các bậc phụ huynh học sinh lơ là trong vấn đề quản lí ,giáo dục con em mình, chỉ biết cậy nhờ vào thầy cô giáo và nhà trường, cũng là một trong những nguyên nhân chính góp phần tăng nhanh tỉ lệ học sinh yếu kém. 
 Một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng là : tính thân thiện trong môi trường giáo dục ở một số lớp, ở một số môn học còn chưa thật tốt. Nhiều em học sinh yếu kém thường vì bị ít nhiều những lời khiển trách ; những thái độ nghiêm khắc ,ít thiện cảm  của một số giáo viên mà tỏ ra bi quan, chán nản và càng muốn xa lánh bè bạn, trường lớp hơn. Đối với những học sinh này, các em rất cần đến một thái độ dịu dàng, một cử chỉ thân thiện, một lời thông cảm, động viên, an ủi ân cần; kết hợp với một phương pháp dạy học và giáo dục riêng biệt, vừa phải lại là một cách tối ưu nhất để tạo cho các em có một tâm thế học tập tốt hơn.
 Cuối cùng, cần phải nhìn nhận rằng, phương pháp dạy học và sự quan tâm đối với những học sinh yếu kém này ở những người làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm còn chưa thật tốt. Sự quan tâm, nâng đỡ của các ban ngành, đoàn thể có liên quan cũng còn chưa thật kịp thời, đúng mức , đã khiến cho việc hạn chế, khắc phục tỉ lệ học sinh yếu kém càng khó khăn hơn. Nhà trường còn chưa thật sự tích cực trong giải pháp phối kết hợp với xã hội, với địa phương và với gia đình học sinh trong việc bồi dưỡng học sinh yếu kém; trong việc cho lên lớp đối với những học sinh thật sự còn quá non yếu trong kiến thức ở những lớp dưới. . .
 2. Những thực trạng cụ thể :
 - Căn cứ vào thực tế giảng dạy ở những năm học qua, và cụ thể nhất là trong kết quả học tập ở học kì một vừa rồi, thực trạng về tình hình học sinh yếu kém ở đơn vị nhà trường , ở bộ môn Xã hội, có nhiều điều đáng suy nghĩ.
 Đối với bộ môn Ngữ văn, đa số những học sinh ở dạng này thường có kết quả làm bài thấp , ở mức yếu kém.Học sinh thường không thuộc bài cũ , thường không có sự đầu tư và chuẩn bị bài trước ở nhà (Soạn bài mới).Hoặc nếu có, thì cũng chỉ làm qua loa, đại khái.Chính vì vậy, việc tiếp thu bài mới theo tinh thần tích cực, tích hợp của học sinh quả là rất khó khăn. Bên cạnh đó, năng lực cảm thụ văn học, khả năng diễn đạt của đa số các em đều rất yếu kém, hời hợt, nông cạn.Kết quả của việc làm bài Tự luận của các em đều chưa đạt yêu cầu. Một phần lớn, các em đều viết chữ rất cẩu thả, tùy tiện, lỗi cơ bản ( Chính tả, chấm câu, dùng từ) còn sai sót quá nhiều. Tỉ lệ học sinh yếu kém ở hầu hết các khối lớp là khá cao ( %). . .
 Đối với bộ môn Lịch sử, Giáo dục công dân, các em thường là ít chịu học bài và soạn bài; có thái độ xem thường môn học, hay cúp giờ, bỏ tiết.Từ đó, những kiến thức cơ bản đều không được các em nắm bắt, dẫn đến kết quả và chất lượng môn học không cao. 
 Một thực tế đáng buồn là, mặc dù nhà trường đã tổ chức việc dạy phụ đạo không thu tiền cho đối tượng những học sinh yếu kém, thế nhưng ít đem lại hiệu quả. Tinh thần học tập ở đối tượng những học sinh này rất thấp.Các em tham gia rất ít ỏi, mặc dù giáo viên đã nhiều lần động viên, nhắc nhở.Thế nhưng, lớp học càng về sau càng thưa dần, có buổi chỉ còn lại một vài em, thậm chí có buổi không có học sinh nào khiến cho việc học đành gián đoạn.
 Ngoài ra, việc phụ huynh học sinh khoán trắng cho giáo viên và nhà trường trong việc giáo dục học sinh cũng là một thực tế tiêu cực đã xảy ra.Chính điều này đã gây nên không ít khó khăn cho giáo viên trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Có trường hợp, những học sinh yếu kém thường xuyên nghỉ học không lí do, hoặc vi phạm nội quy trường lớp nhưng giáo viên chủ nhiệm,giáo viên bộ môn không thể nào gặp mặt được phụ huynh để bàn việc phối hợp giáo dục, vì họ thường xuyên vắng nhà để kiếm ăn xa( Vào Nam). 
 B. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT :
 Căn cứ vào tình hình thực tiễn ở địa phương và kết quả học tập trong thời gian qua, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp trong việc hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém như sau:
 1. Đối với giáo viên bộ môn:
 Trước hết, mỗi giáo viên cần phải tạo ra một môi trường dạy học thân thiện, tích cực nhất cho học sinh, nhằm tạo cho các em có một hứng thú, một sự thu hút nhất định để các em chuyên cần tới lớp. Điều đó có nghĩa là, giáo viên phải có những thái độ, cử chỉ thật sự yêu thương, thông cảm và biết lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của các em; phải biết khích lệ, động viên và nâng đỡ dịu dàng cho các em trong từng giờ học. Giáo viên cần hạn chế việc khiển trách, việc xử phạt nặng đối với các em, bỡi vì điều đó dễ tạo cho các em tăng thêm tính tự ti, mặc cảm đối với bạn bè, dễ tạo cho các em sự chán nản trong học tập. Cần tạo cho lớp học có một tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bè bạn thật thiết thực, thật chân tình trong học tập (học tổ, học nhóm ở nhà, ở lớp; bạn khá giỏi kèm bạn yếu kém) .
 Bên cạnh đó, giáo viên cần lên danh sách, phân loại cụ thể từng đối tượng học sinh theo từng hoàn cảnh, năng lực tiếp thu để có kế hoạch giảng dạy, theo dõi sát hợp hơn. Phải có những công việc cụ thể, tình huống cụ thể và phải thật phù hợp để giao nhiệm vụ học tập cho học sinh , để từ đó có hướng theo dõi , nhắc nhở kịp thời cho các em .Trong các giờ dạy ở lớp, giáo viên cần phải chú ý quan tâm nhiều hơn đối với đối tượng học sinh yếu kém, phải có những câu hỏi và bài tập thật phù hợp, vừa sức với các em,vừa ân cần dịu dàng chỉ bảo, vừa động viên và khen ngợi các em trong những nỗ lực cố gắng dù là nhỏ nhất ngay chính bản thân các em. Điều này sẽ tạo một niềm vui và niềm tin cho các em trong việc học hành để tiến bộ.Mặc khác, giao viên cần phải có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho học sinh để bổ sung những kiến thức bị hổng một cách kịp thời .Giáo viên bộ môn có thể chỉ bảo thêm cho các em trong tuần vào các buổi sinh hoạt đầu giờ học  
 Cần kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm và đặc biệt là gia đình cha mẹ học sinh để có kế hoạch tốt hơn trong việc dạy thêm cho đối tượng những học sinh này.Phải thuyết phục phụ huynh học sinh hiểu đúng tầm quan trọng của gia đình trong việc quản lí thời gian ,công việc ; đôn đốc và nhắc nhở học sinh học tập, tránh bỏ giờ bỏ lớp.Cần cho phụ huynh học sinh hiểu rằng: không có sự kết hợp tích cực của gia đình thì việc học tập để xóa kém, giảm yếu của các em sẽ không có kết quả.
 2. Đối với giáo viên chủ nhiệm:
 Cần phải có trách nhiệm cao, phải tận tâm, tận tụy với lớp chủ nhiệm, đặc biệt là đối với những học sinh yếu kém.Giáo viên chủ nhiệm phải tạo một môi trường thân thiện trong việc giáo dục học sinh bằng nhiều cách khác nhau như :thành lập nhóm các bạn học sinh khá giỏi cùng kèm một, hai học sinh yếu kém; có sự theo dõi,quản lí chặt chẽ và tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời(Học ở lớp lẫn ở nhà) ; tới thăm một buổi học nhóm của học sinh ở nhà nhằm tạo hưng phấn cho các em;thăm góc học tập của các em học sinh tại nhà; phối hợp với giáo viên bộ môn theo hướng thân thiện, tích cực trong việc giảng dạy học sinh . . .Trong những buổi Hoạt động Ngoài giờ lên lớp, giáo viên cần tạo ra một sân chơi thật bổ ích, thật hấp dẫn và cũng thật hòa đồng để lôi cuốn , thu hút các em yếu kém(vốn hay nhút nhát và thụ động,ít hòa nhập với lớp), tạo cho các em có tình cảm gắn bó, yêu mến trường lớp và bè bạn hơn
 Ngoài ra, điều quan trọng nhất là, giáo viên chủ nhiệm phải hỗ trợ tích cực cùng giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh trong việc quản lí, giúp đỡ các em trong công tác dạy phụ đạo ở lớp; phải giúp cho gia đình học sinh và các em thấy rõ thiện chí và lòng mong muốn của giáo viên và nhà trường trong việc giúp học sinh tiến bộ; cần cho phụ huynh học sinh thấy rõ việc khoán trắng cho nhà trường trong công tác giáo dục học sinh của phụ huynh học sinh là hoàn toàn thiếu trách nhiệm
 Giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp với các ban nghành, đoàn thể có liên quan để có hướng giáo dục học sinh tốt hơn (Đoàn Đội trong nhà trường, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữtrong địa phương), nhằm tạo ra một môi trường xã hội tích cực, đồng bộ trong việc giáo dục học sinh chậm tiến vươn lên .
 3. Đối với Phụ huynh học sinh:
 Như đã đề cập ở trên, phụ huynh học sinh của những em yếu kém cần phải thông suốt quan điểm giáo dục của xã hội ta ngày nay:Nhà trường – Gia đình – Xã hội là ba yếu tố gắn liền với nhau trong việc giáo dục, dạy dỗ học sinh nên người, điều này lại càng quan trọng hơn đối với những học sinh yếu kém.Một số phụ huynh học sinh thường có thái độ mặc cảm, tự ti, bỡi con em mình học yếu hoặc chậm tiến, nên họ có xu hướng trốn tránh trách nhiệm phối hợp với nhà trường cùng giáo dục học sinh. Hoặc có trường hợp vì mải lo kế sinh nhai mà một số phụ huynh lơ là việc quản lí, giáo dục con cái. Hoặc có trường hợp vì bận làm ăn xa, thường xuyên vắng nhà một thời gian dài mà một số phụ huynh lại vô tình tạo kẽ hở cho con em họ lêu lỏng, trốn học thường xuyên, dẫn đến học hành ngày càng sa sútVì vậy, phụ huynh học sinh cần thường xuyên phối kết hợp với giáo viên, với nhà trường trong viện quản lí giờ giấc học tập của con em mình ở nhà và ở lớp một cách chặt chẽ và liên tục , nhằm tránh việc học sinh trốn học, bỏ giờ Phụ huynh học sinh cũng cần phải động viên, nhắc nhở con em mình tích cực chuyên cần đi học các buổi phụ đạo do nhà trường tổ chức nhằm nâng cao chất lượng học tập hơn nữa. Cũng cần nói thêm rằng, một số em học sinh chưa có một góc học tập ở nhà cho thật yên tĩnh và phù hợp ., khiến cho các em càng ít có điều kiện tối ưu hơn trong việc học tập ở nhà.
 4. Đối với Ban Giám hiệu:
 Với cương vị là những người lãnh đạo trong mọi hoạt động giáo dục ở nhà trường, đặc biệt là vấn đề Biện pháp hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém hiện nay, Ban Giám hiệu cần phải tích cực hơn trong các giải pháp sau:
 Trước hết, Ban Giám hiệu cần phải phối kết hợp tốt với các cấp có thẩm quyền ở địa phương , với Hội phụ huynh học sinh trong công tác Xã hội hóa giáo dục , tạo một môi trường thân thiện, tích cực và tối ưu nhất để cho đối tượng những học sinh cá biệt, yếu kém chuyên cần đến trường, hăng say học tập, yêu mến môi trường giáo dục, không rơi vào những cám dỗ ở ngoài xã hội(bi-da, in-tơ-nét, gây gỗ đánh nhau).Nhà trường phải có những biện pháp kết hợp thiết thực, cụ thể với xã hội, với phụ huynh trong việc tuyên truyền, vận động toàn dân chăm lo đến việc học tập và giáo dục đạo đức học sinh ( thiết lập trên đài phát thanh của xã một chương trình Thời sự học đường , nhằm cập nhật những thông tin về tình hình giáo dục địa phương, về việc học tập của học sinh v.v) 
 Ban Giám hiệu cần tăng cường hơn nữa trong việc Dạy thật – Học thật của nhà trường, cần chú ý hơn đối với việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh (việc thi lên lớp hằng năm);cần có biện pháp phân loại học sinh và có kế hoạch phụ đạo đối tượng học sinh yếu kém ngay từ khi mới vào cấp học( Lớp sáu).Đối với những lớp còn lại, việc tổ chức, quản lí và theo dõi chặt chẽ trong việc dạy phụ đạo học sinh yếu kém là việc làm thường xuyên (Thời gian dạy học, địa điểm và khoản thù lao phù hợp cho giáo viên đứng lớp). 

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de(5).doc