Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Phân tích chuyên ngwpif con gái Nam Xương

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Phân tích chuyên ngwpif con gái Nam Xương

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong kho tàng nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, văn học vẫn là một bộ phận có thành tựu nổi trội nhất so với các nghệ thuật khác. Do đó, việc nghiên cứu kho báu văn học Việt Nam bắt đầu bằng việc nhận diện cấu trúc tổng thể của nó sao cho đầy đủ hơn, có chất lượng hơn là một việc làm rất cần thiết.

Lịch sử văn học Việt Nam đã có từ rất lâu đời, nhưng khoa học nghiên cứu văn học Việt Nam (gọi tắt là văn học sử) thì mới ra đời cách đây chưa đầy thế kỷ. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu có giá trị như: Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Việt Nam cổ văn sử của Nguyễn Đổng Chi, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan sau này có Lịch sử Văn học Việt Nam của Văn Tân và Nguyễn Hồng Phong, Giáo trình lịch sử Văn học Việt Nam của Đại học Sư phạm Hà Nội Trong tiến trình lịch sử văn học sử ấy có rất nhiều vấn đề cần bàn đến như: Cấu trúc tổng thể của Lịch sử văn học Việt Nam; Quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết; Vấn đề ảnh hưởng của các triết thuyết, tôn giáo trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam; Những khuynh hướng vận động và quy luật kết tinh nghệ thuật của lịch sử văn học Việt Nam; Vấn đề về thể loại và ngôn ngữ; Vấn đề về vị trí của nền văn học Việt Nam.

 

doc 30 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1065Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Phân tích chuyên ngwpif con gái Nam Xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong kho tàng nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, văn học vẫn là một bộ phận có thành tựu nổi trội nhất so với các nghệ thuật khác. Do đó, việc nghiên cứu kho báu văn học Việt Nam bắt đầu bằng việc nhận diện cấu trúc tổng thể của nó sao cho đầy đủ hơn, có chất lượng hơn là một việc làm rất cần thiết. 
Lịch sử văn học Việt Nam đã có từ rất lâu đời, nhưng khoa học nghiên cứu văn học Việt Nam (gọi tắt là văn học sử) thì mới ra đời cách đây chưa đầy thế kỷ. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu có giá trị như: Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Việt Nam cổ văn sử của Nguyễn Đổng Chi, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan sau này có Lịch sử Văn học Việt Nam của Văn Tân và Nguyễn Hồng Phong, Giáo trình lịch sử Văn học Việt Nam của Đại học Sư phạm Hà NộiTrong tiến trình lịch sử văn học sử ấy có rất nhiều vấn đề cần bàn đến như: Cấu trúc tổng thể của Lịch sử văn học Việt Nam; Quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết; Vấn đề ảnh hưởng của các triết thuyết, tôn giáo trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam; Những khuynh hướng vận động và quy luật kết tinh nghệ thuật của lịch sử văn học Việt Nam; Vấn đề về thể loại và ngôn ngữ; Vấn đề về vị trí của nền văn học Việt Nam. 
Trong phạm vi đề tài này, tôi xin đề cập đến một vấn đề rất nhỏ nhưng nó có vai trò chi phối hệ tư duy của người tiếp nhận khi đi vào nghiên cứu văn học sử Việt Nam để giảng dạy cho tốt, đó là vấn đề phân kỳ lịch sử văn học Việt Nam. Tôi chọn cách phân kỳ lịch sử văn học Việt Nam theo kiểu mới sao cho có ý nghĩa khoa học tối ưu trong khi các cách phân kỳ cũ là chia theo triều đại, theo thế kỷ, theo các mốc lịch sử chính trị, tuy có ý nghĩa này khác, nhưng ít nhiều đã làm mờ đi các quy luật vận động tự thân của văn học. 
Cụ thể, tôi đi vào khái niệm phạm trù văn học để khảo sát qua hai tác phẩm đại diện cho hai phạm trù Văn học trung đại (từ đầu đến cuối thế kỷ XIX) và hiện đại (từ đầu thế kỷ XX đến nay và tương lai) là tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ và tác phẩm Vợ chồng A Phủ (trong tập Truyện Tây Bắc) của nhà văn Tô Hoài để so sánh dấu ấn phạm vi từng tác phẩm, để việc giảng dạy Ngữ văn bậc Trung học cơ sở theo đúng đặc trưng, đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.
PHẦN NỘI DUNG
I. Khái niệm phạm trù văn học 
 Phạm trù theo định nghĩa của triết học là một trong những phương tiện nhận thức thế giới dùng trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội. Khái niệm phạm trù được xuất hiện trong quá trình hình thành triết học. Trong vô vàn những sự vật, hiện tượng, quá trình hỗn loạn của thế giới xung quanh con người cần tách riêng một thứ nào đó ra, tập trung sự chú ý vào nó, xác định những đặc điểm tiêu biểu và quy luật phát triển của nó, xem xét quan hệ qua lại của nó đối với những thứ khác. Như vậy phạm trù không đơn giản là sự phân loại. Sự phân loại chỉ có được sau khi xác định phạm trù.
 Phạm trù của một điều nào đó bao gồm khái niệm về điều đó và nội dung của nó. Khái niệm được xác định bởi định nghĩa chung nhất với những đặc điểm chung nhất. Nội dung xác định bởi toàn bộ những đặc điểm có thể có, quy luật phát triển của các đặc điểm, quan hệ đối với các điều khác trong thế giới. Định nghĩa và nội dung của điều được xem xét tạo nên ranh giới nhất định của phạm trù tương ứng đó. 
 Phạm trù là một công cụ mới cho việc phân kỳ văn học sử. Từ khái niệm của triết học, phạm trù được một số người chuyển dụng trong nghiên cứu văn học có giá trị tu từ, vì nội hàm không khác gì nội hàm các thuật ngữ quen dùng như bộ phận, thành phần Ví như trước nói văn học Việt Nam có hai bộ phận chính là văn học dân gian và văn học viết thì nay có thể nói Văn học Việt Nam có hai phạm trù là phạm trù văn học dân gian và văn học viết. Ở đây, đề cập đến khái niệm phạm trù để dùng như một khái niệm công cụ khoa học bằng cách tạo cho nó một nội hàm bao gồm một hệ thống các yếu tố trong đó có ba bộ phận: 
Những yếu tố gián tiếp chi phối văn học gồm: Hình thái xã hội; Hình thái văn hoá của xã hội; Ý thức hệ của thời đại. 
Những yếu tố trực tiếp liên quan đến văn học: Lực lượng sáng tác; Công chúng văn học; Phương tiện văn học (chữ viết, kỹ thuật in ấn, báo chí); Phương thức lưu hành văn học (thành hàng hoá hay chưa thành hàng hoá).
Những yếu tố thuộc chính bản thân văn học gồm: Cơ cấu của một nền văn học; Hệ thống quan điểm văn học; Phong cách ngôn ngữ văn học; Hệ thống thể loại văn học và bút pháp, thủ pháp của mỗi thể loại văn học; Những quy luật đặc thù của văn học.
II. Các phạm trù lịch sử văn học Việt Nam
Các cách phân kỳ lịch sử văn học Việt Nam khi chưa sử dụng khái niệm phạm trù.
 Phân kỳ là một thao tác cơ bản của khoa Văn học sử. Khi ta có khoa Văn học sử là có việc phân kỳ. Kể từ ngày khoa Văn học sử ra đời đến nay đã có nhiều cách phân kỳ: Phân kỳ vừa theo vương triều vừa theo thời đại. Phân kỳ theo thời gian bằng cách dựa trên các chặng đường lịch sử, các sự kiện lịch sử quan trọng. Phân kỳ theo các chặng đưòng phát triển của chính văn học. Phân kỳ theo các thời kỳ lớn gắn với các hình thái xã hội trong lịch sử dân tộc. Phân kỳ theo Sách giáo khoa Văn THCS chia lịch sử văn học làm ba thời kỳ lớn: thời kỳ từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX, thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 và thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám đến nay.
 Về mặt khoa học có hai phương diện liên quan đến việc phân kỳ: Sự chi phối của xã hội, của lịch sử đối với sự tồn tại và phát triển của văn học trong thời gian và Bản thân sự vận động của chính văn học theo thời gian. 
 Trong hai phương diện trên thì nhà văn học sử dựa trên phương diện nào là chính để phân kỳ? Tôi thấy hầu hết các cách phân kỳ trên đều dựa vào phương diện thứ nhất để phân kỳ lịch sử văn học. Sách giáo khoa THCS viết lại theo yêu cầu cải cách đã dựa theo phương diện thứ hai để tạo được cách phân kỳ mới. Cách phân kỳ này nhìn bề ngoài theo thời gian nhưng thực chất là dựa trên quy luật vận động của chính lịch sử văn học.
Phân kỳ lịch sử văn học Việt Nam dựa trên khái niệm phạm trù.
 Từ khái niệm công cụ được giới thuyết như trên, tôi thấy lịch sử văn học viết Việt Nam từ đầu đến nay đã đi qua hai phạm trù rõ rệt. Phạm trù thứ nhất là từ đầu đến cuối thế kỷ XIX. Phạm trù thứ hai là từ đầu thế kỷ XX đến nay và cả trong tương lai. Có thể gọi phạm trù thứ nhất là phạm trù trung đại và phạm trù thứ hai là phạm trù hiện đại. 
Điểm khác biệt chính của hai phạm trù văn học Trung đại và Hiện đại 
 Phạm trù văn học trung đại là sản phẩm của hình thái kinh tế xã hội phong kiến. Lực lượng sáng tác tuy có tăng lữ, vua chúa nhưng chính vẫn là văn sĩ nho gia bao gồm ba loại hình: nhà nho nhập thế, nhà nho xuất thế và nhà nho tài tử. Công chúng chủ yếu cũng là các nhà nho. Phương tiện là chữ Hán và chữ Nôm. Văn chương chưa thành một sản phẩm hàng hoá, chưa có báo chí hỗ trợ cho sự phát triển, lý luận văn học, phê bình văn học chưa hình thành tới độ chuyên ngành. Quan điểm văn chương là “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”. Hiện tượng Văn - Sử bất phân, Văn - Triết phân, Văn - Sử - Triết bất phân, thậm chí còn là Văn Y Triết bất phân trở thành quy luật đặc trưng.
 So với phạm trù văn học trung đại, phạm trù Văn học hiện đại đã đổi mới khác hẳn dù vẫn có sự kế thừa tiếp nối phạm trù Văn học trung đại. Nó là sản phẩm của hình thái kinh tế xã hội mới: xã hội Thực dân nửa phong kiến. Lực lượng sáng tác là một lớp người mới gần gũi với những Bôđơle, Lamactin, HuygôCông chúng chủ yếu là tầng lớp thị dân, học sinh sinh viên, tri thức tiểu tư sản. Nó đặt văn học chữ Hán vào thế chợ chiều và chuyển hẳn sang văn học chữ quốc ngữ. Văn học thuộc phạm trù này có báo chí nâng đỡ và nhanh chóng trở thành hàng hoá như những hàng hoá khác. Cùng với văn học sáng tác, phê bình văn học, lý luận văn học được định hình với tư cách chuyên ngành. Vị trí hàng đầu là chức năng giáo huấn của phạm trù Văn học trung đại được thay bằng chức năng thẩm mỹ và chức năng nhận thức. Bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ toàn dân, nó có hệ thống thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết Đặc biệt nó có quy luật vận động riêng của nó. Đó là quy luật về sự gia tốc trong phát triển của văn học trên các phương diện: khối lượng tác gia, tác phẩm, trường phái, khuynh hướng, kiểu sáng tác trên cơ sở cái Tôi cá thể 
III. So sánh hai tác phẩm Chuyện Người con gái Nam Xương (trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ và Vợ chồng A phủ (trích tập Truyện Tây Bắc) của Tô Hoài.
Giới thuyết về thể loại hai tác phẩm
 Trong nền văn xuôi Việt Nam, thể loại truyện ngắn có truyền thống lâu đời và có nhiều thành tựu hơn thể loại tiểu thuyết. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét: “Trong những truyện ngắn của chúng ta có nhiều truyện ngắn rất hay, tôi để ngang hàng với bất cứ truyện ngắn nước nào”. Nền văn xuôi trung đại để lại cho chúng ta một di sản truyện ngắn quý báu với các tập: Lĩnh Nam chích quái, Thiền uyển tập anh, Nam Ông mộng lục, Truyền kỳ mạn lục, Lan Trì kiến văn lục Từ đầu thế kỷ XX đến trước Cách mạng tháng tám, chúng ta đã có một nền truyện ngắn vững chắc với các tên tuổi như: Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài, Khái Hưng, Thạch Lam, Thanh Tịnh,  Từ Cách mạng tháng tám đến nay, truyện ngắn lại càng phát triển rực rỡ hơn bao giờ hết. 
 Tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài là một truyện ngắn mang đậm phong cách truyện ngắn của Văn học hiện đại. Nó là một trong bộ ba truyện ngắn làm nên tập Truyện Tây bắc của Tô Hoài đã đạt giải thưởng của hội Văn nghệ Việt Nam 1945- 1955. Tác phẩm được đưa vào chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 12 THPT với giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. 
Nằm trong phạm trù truyện ngắn trung đại nên khi ta gọi Người con gái Nam Xương trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là truyện ngắn cũng mang một khái niệm tương đối của khoa Nghiên cứu văn học hiện đại áp dụng cho thực tế Văn học thời trung đại. Văn học thời trung đại chưa hề biết đến khái niệm này. Thay vì dùng một khái niệm có tính chất khái quát, người xưa có tên gọi riêng cho mỗi cuốn sách (chí, lục, phả, tùy bút, ký, ký sự, thuyết) Ngay trong một cuốn sách lại có những tác phẩm không hoàn toàn giống nhau về đặc trung thể loại, có những tác phẩm khá giống với truyện ngắn hiện đại, nhưng có những tác phẩm lại hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn của truyện ngắn.
Theo Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 tập một – NXB Giáo dục viết: Truyền kỳ mạn kục (Ghi chép tản mạn về những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền): tác phẩm viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam. Nhân vật chính thường là những phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc nhưng các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh. Một loại nhân vật khác là những người tri thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi chậ ... dậy, tuy mẹ bậc đại hiền cũng phẩi phân vân, mất búa đổ ngờ, tuy con người láng giềng cũng khó chối cãi, ý dĩ đầy xe, Quang Võ đổ ngờ lão tuớng, trói lại mà giết, Tào Tháo đến phụ ân nhân, việc Thị Thiết cũng giống như vậy. Nếu không được trời xét tâm thành, nước không làm hại thì xương hoa vóc ngọc, đã chôn vào họng cá ở dưới lòng sông, còn đâu lại được thông tin tức để nết trinh thuần được nhất nhất bộc bạch ra hết. Làm người đàn ông tưởng đừng nên để cho giai nhân oan uổng thế này”.
Ấy là tư tưởng Nho gia đặc sệt. Sang đến phạm trù Văn học hiện đại thì tư tưởng ấy không còn gợn chút nào. Tô Hoài đã thức tỉnh và hồi sinh khát vọng sống trong Mị khi đặt bút miêu tả đêm tình mùa xuân đầy ánh sáng, tươi vui. Thiên nhiên rực rỡ sắc màu, một thế giới căng tràn nhựa sống với mỏm núi váy hoa xoè như con bướm sặc sỡ, hoa thuốc phiện nở trắng lại đổi ra màu đỏ au, đỏ thậm, rồi sang màu tím man mác, cỏ gianh vàng ửng đối lập hoàn toàn với không gian sống tăm tối của Mị.
Tiếng sáo thiết tha bồi hồi, gọi bạn yêu lơ lửng ngoài đưòng. Chi tiết ấy tác giả cứ trở đi trở lại như một ám ảnh, mời gọi, vương vấn, khơi gợi ký ức và khát vọng yêu thương trong Mị. “Mày có con trai con gái rồi. Mày đi làm nương. Ta không có con trai con gái. Ta đi tìm người yêu”. Tiếp theo đó là diễn biến tâm trạng Mị. Dường như Mị không sống trong thực tại nữa mà lặn vào vô thức, như đang nuốt cả bao nhiêu đau khổ. Mị thấy phơi phới trở lại khi nghe tiếng sáo. Mị còn trẻ lắm. Mị muốn đi chơi Từ trong sâu thẳm tâm hồn, khát vọng sống tưởng như đã chết trong Mị bỗng bừng lên mãnh liệt. Mị muốn đi chơi, muốn sống lại những ngày con gái, được nghe tiếng sáo, được nắm lấy tay của người yêu, Mị cũng sắp đi chơi, Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách, trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo Nhưng rồi A Sử đã vùi dập phũ phàng một lần nữa mầm sống đang hồi sinh trong Mị khi hắn trói Mị lại và bỏ đi chơi một mình.
 Và rồi cuộc gặp gỡ với A Phủ như không mà hẹn, như một mối nhân duyên tiền định. Mị đã giải thoát cho A Phủ và cho cả cuộc đời mình. A Phủ đã kết thúc cuộc đời tù nhục tăm tối nô lệ của Mị bằng cái nắm tay kéo Mị đi theo sau lời đề nghị của Mị “cho tôi đi theo với”. Ánh sáng Cách mạng đã soi đường cho họ và đem lại cho họ cuộc sống mới, hạnh phúc mãi.
Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được xây dựng với bút pháp tả thực, thể hiện diễn biến tâm lý sâu sắc. Qua nhận vật Mị thấy được giá trị nhân đạo của tác phẩm. Sự cảm thông về thân phận người phụ nữ trong xã hội nửa phong kiến, bị vùi dập, coi như cỏ rác. 
Hình ảnh người phụ nữ hiện lên như một nỗi ám ảnh thường trực ở cả phạm trù Văn học trung đại và phạm trù Văn học hiện đại. Trong phạm trù Văn học trung đại Nguyễn Du đã hơn một lần thốt lên rằng : 
...“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
 ...”
 (trích Truyện Kiều)
Cô Kiều xinh đẹp tài hoa là thế nhưng vẫn phải “Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”. Đây không chỉ là bi kịch của riêng nàng Kiều mà còn là bi kịch chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Rồi Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng cay đắng nhận ra thân phận “bánh trôi nước”, “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” của chị em mình trong xã hội phong kiến. Rồi Cung oán ngân khúc, Chinh phụ ngâm đều là những khúc ngâm ai oán đứt ruột về sự lẻ loi, hao mòn, chết dần từng ngày của những người phụ nữ đẹp nhưng bất hạnh. Có thể nói cảm giác mất mát hạnh phúc và nỗi khát khao hạnh phúc là hai tâm trạng, hai nỗi niềm thường gặp nhất ở các nhân vật nữ trong phạm trù Văn học trung đại Việt Nam. Sau này, qua phạm trù Văn học hiện đại hình ảnh người phụ nữ có đa dạng hơn và được miêu tả đa chiều hơn, tính cách, tâm lý của họ được khai thác nhiều hơn. Họ xuất hiện ở hầu như các tác phẩm, không trừ thơ hay truyện ngắn hay tiểu thuyết Hình ảnh cô Đào trong Mùa lạc của Nguyễn Khải, hình ảnh người vợ nhặt của anh cu Tràng trong truyện ngắn cùng tên của Kim Lân, rồi tình yêu cháy bỏng, nỗi khát khao gần người yêu của người phụ nữ trong thơ tình của Xuân Quỳnh, của Lê Thị Mây Mỗi một phạm trù văn học lại có những đặc trưng của nó.
	iV. Kết quả thực hiện có đối chứng :
	Qua mét vßng d¹y Ng÷ v¨n, t«i cã thÓ kh¾ng ®Þnh: m«n Ng÷ v¨n ë bËc THCS, kh«ng nh÷ng ®­a c¸c em häc sinh ®­îc tiÕp xóc víi nhiÒu t¸c phÈm hay, dÉn d¾t c¸c em tíi nh÷ng ch©n trêi míi l¹ mµ cßn gióp c¸c em hiÓu, c¶m thô, t­ duy mét c¸ch s¸ng t¹o, kh¸c víi nh÷ng giê V¨n tr­íc kia, häc sinh tiÕp thu t¸c phÈm v¨n häc mét c¸ch thô ®éng m¸y mãc. Giê Ng÷ v¨n hiÖn nay gióp häc sinh kh«ng nh÷ng c¶m, hiÓu yªu thÝch t¸c phÈm v¨n häc mµ cßn biÕt nãi lªn suy nghÜ c¶m nhËn riªng cña m×nh.
VËn dông kh¸i niÖm ph¹m trï v¨n häc khi tiÕp cËn t¸c phÈm truyÖn ng¾n ViÖt Nam ë líp 9, dï lµ nh÷ng v¨n b¶n cïng ®Ò tµi, t«i thÊy giê d¹y vµ häc rÊt thó vÞ, kiÕn thøc truyÒn ®¹t s©u, ®i ®óng ®Æc tr­ng thÓ lo¹i... C¸c em thÝch rÊt thÝch giê häc. Giê häc s«i næi h¬n khi cã nh÷ng ho¹t ®éng kÕt hîp bæ trî, më réng n©ng cao kiÕn thøc nh­ ®èi chiÒu so s¸nh víi c¸c t¸c phÈm thuéc cïng thÓ lo¹i, cïng ®Ò tµi...nh­ng thuéc c¸c ph¹m trï v¨n häc kh¸c nhau th× cã nh÷ng ®Æc tr­ng kh¸c nhau, dÊu Ên kh¸c nhau.
KÕt qu¶: D¹y v¨n b¶n “ ChuyÖn ng­êi con g¸i Nam X­¬ng” (trÝch TruyÒn k× m¹n lôc) cña NguyÔn D÷ ë 2 líp 9C vµ 9D (Häc sinh 2 líp cã häc lùc t­¬ng ®­¬ng) ®· ®em l¹i kÕt qu¶ kh¸c nhau. ë líp 9C t«i vËn dông ®æi míi ph­¬ng ph¸p theo ®Ò tµi nµy. ë líp 9D kh«ng vËn dông ®æi míi ph­¬ng ph¸p vËn dông kh¸i niÖm ph¹m trï v¨n häc ®Ó tiÕp cËn t¸c phÈm. KÕt qu¶ cô thÓ cña bµi tËp sau tiÕt d¹y: “Nªu nh÷ng suy nghÜ cña em vÒ vÊn ®Ò ®Æt ra trong ChuyÖn ng­êi con g¸i Nam X­¬ng (trÝch TruyÒn k× m¹n lôc cña NguyÔn D÷ ?”
KÕt qu¶: 
Møc ®iÓm Tæng líp
§iÓm 3 - 4
§iÓm 5 – 6
§iÓm 7 – 8
§iÓm 9 – 10
9C
0%
45%
45%
10%
9D
5%
55%
40%
0%
PHẦN KẾT LUẬN
Ai đó đã nói thế kỷ XXI là thế kỷ của phụ nữ. Người phụ nữ có mặt trên tất cả các lĩnh vực trong xã hội. Người phụ nữ Việt Nam bây giờ không chỉ đảm việc nhà mà còn giỏi việc nước. Rất nhiều các bà, các chị đã và đang có địa vị cao trong xã hội, nắm giữ những trọng trách quan trọng của đất nước. Vậy nhưng trong sâu thẳm của tâm hồn mình, tôi chắc rằng họ vẫn có những khoảng yếu mềm, những suy tư, trăn trở và vẫn cứ là liễu yếu đào tơ cần được che chở, bảo vệ. Chính văn chương chứ không phải ngành nghệ thuật nào khác đã thể hiện được điều này một cách sâu sắc nhất. 
Theo chiều dài của lịch sử văn học Việt Nam, tôi thấy hình ảnh người phụ nữ luôn đứng vị trí hàng đầu. Cụ thể, trong từng phạm trù văn học, tôi lại thấy hình ảnh người phụ nữ đa dạng và phong phú hơn. Nguyễn Dữ đã đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa nhân đạo trong nền văn học Việt Nam với Người con gái Nam Xương (trích Truyền kỳ mạn lục). Đây là một truyện ngắn đặc trưng cho phạm trù Văn học trung đại khi miêu tả người phụ nữ đẹp người, đẹp nết nhưng lại phải chịu oan khiên, bế tắc trong xã hội Nho gia nửa phong kiến. Tô Hoài với bút pháp rất hiện đại đã viết lên bản tình ca Vợ chồng A phủ cũng là một truyện ngắn tiêu biểu cho phạm trù văn học hiện đại khi xây dựng hình ảnh nhân vật Mị đáng thương và đáng quý biết chừng nào. Mị với sức mạnh của chính mình, của thời đại mới, xã hội mới đã tự giải phóng mình khỏi ách áp bức, kìm kẹp của bọn thực dân và chúa đất thống trị, tìm hạnh phúc mãi mãi dưới ánh sáng của Đảng.
Việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Việt Nam, đặc biệt là truyện ngắn dưới góc độ các phạm trù là một hướng nghiên cứu, giảng dạy đầy khoa học và vô cùng thú vị. Xét cho cùng, dù là tác phẩm lớn hay nhỏ của những nhà văn đã nổi tiếng hay còn chưa được biết đến thì khi tìm hiểu về nó, nghiên cứu về nó hãy đặt nó trong phạm trù của nền văn học đó để thấy được hết giá trị sâu sắc trong phạm vi đặc trưng từng tác phẩm.
Và để thực hiện tốt điều này, tôi xin đề cập một vài suy nghĩ sau :
Thø nhÊt: TiÕp nhËn v¨n b¶n v¨n häc ngoµi viÖc tiÕp nhËn theo ®óng tr­ng cña thi ph¸p, chóng ta nªn chó träng quan t©m hµng ®Çu tíi vÊn ®Ò V¨n häc sö, ®Æc biÖt lµ dùa trªn kh¸i niÖm ph¹m trï v¨n häc nh­ t«i ®· nãi ë trªn, nhÊt lµ víi c¸c t¸c phÈm truyÖn ng¾n. V× vËy, gi¸o viªn ph¶i n¾m b¾t môc tiªu bµi häc vµ vËn dông kh¸i niÖm ph¹m trï v¨n häc sao cho phï hîp ®Ó bµi d¹y thµnh c«ng.
	Thø hai: Sö dông linh ho¹t, s¸ng t¹o kh¸i niÖm ph¹m trï v¨n häc, tr¸nh lèi sö dông mét c¸ch m¸y mãc, nªn ®èi chiÕu so s¸nh víi c¸c t¸c phÈm cïng thÓ lo¹i, cïng ®Ò tµi nh­ng thuéc c¸c ph¹m trï v¨n häc kh¸c nhau ®Ó thÊy ®­îc nÐt kh¸c biÖt trong tõng giai ®o¹n v¨n häc.
	Thø ba: Häc sinh cÇn so¹n bµi chu ®¸o d­íi sù h­íng dÉn cña gi¸o viªn.
	Thø t­: Tæ chøc ho¹t ®éng ngo¹i khãa nh­ cho häc sinh xem chÝnh nh÷ng truyÖn ng¾n ®ã nh­ng nay ®· ®­îc dùng thµnh kÞch b¶n phim ®Ó c¸c em ®­îc sèng víi t¸c phÈm truyÖn ng¾n nh­ng lµ trªn s©n kh¸u.
	Trªn ®©y lµ mét vµi kinh nghiÖm nhá cña t«i trong b­íc ®Çu t×m hiÓu vµ vËn dông kh¸i niÖm ph¹m trï v¨n häc khi tiÕp cËn t¸c phÈm truyÖn ng¾n ë tr­êng THCS. Trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn, do tr×nh ®é vµ khu«n khæ bµi viÕt kh«ng thÓ tr¸nh khái nh÷ng h¹n chÕ, t«i rÊt mong ®­îc sù gãp ý cña b¹n bÌ, ®ång nghiÖp ®Ó x©y dùng ph­¬ng ph¸p gi¶ng d¹y cho b¶n th©n ngµy cµng hiÖu qu¶ h¬n.
Hà nội, ngày 12 tháng 04 năm 2010
 	 Người viết
 Dương Thị Hồng Thúy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS Nguyễn Đình Chú, Hiện tượng Văn - Sử - Triết bất phân trong Văn học Việt Nam thời Trung đại, Tài liệu Dạy chuyên đề Cao học - Mấy vấn đề cơ bản của lịch sử Văn học Việt Nam.
GS Nguyễn Đình Chú, Phân kì lịch sử Văn học Việt Nam, Tài liệu Dạy chuyên đề Cao học - Mấy vấn đề cơ bản của lịch sử Văn học Việt Nam.
Phan Cự Đệ, Truyện ngắn Việt Nam: Lịch sử, thi pháp, chân dung, NXB Giáo dục.
Bùi Duy Tân, Nguyễn Hữu Sơn, Phạm Đức Duật, Nguyễn Tuấn Cường - Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X-XIX), tập II. NXB Giáo dục.
Đoàn Thị Thu Vân, Lê Trí Viễn, Lê Thu Yến, Lê Văn Lực, Phạm Văn Phúc - Văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X- cuối thế kỷ XIX), NXB Giáo dục.
Trần Nho Thìn - Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá. NXB Giáo dục.
Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam – Lý luận văn học, NXB Giáo dục.
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập 2. NXB Giáo dục.
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9, tập 1. NXB Giáo dục.
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phần mở đầu
1
Phần nội dung
3
 I. Khái niệm phạm trù văn học
3
 II. Các phạm trù lịch sử văn học Việt Nam
4
 1. Các cách phân kì lịch sử văn họcViệt Nam khi chưa sử dụng khái niệm phạm trù
4
 2. Phân kì lịch sử văn học Việt Nam dựa trên khái niệm phạm trù
5
 3. Điểm khác biệt chính của hai phạm trù văn học Trung đại và Hiện đại
5
 III. So sánh hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ và “Vợ chồng A Phủ” (trích tập Truyện Tây Bắc) của Tô Hoài
6
 1. Giới thuyết về thể loại hai tác phẩm
6
 2. So sánh hình ảnh người phụ nữ qua hai tác phẩm để thấy được dấu ấn phạm vi tác phẩm
8
Phần kết luận
27
Tài liệu tham khảo
29

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen nguoi con gai Nam Xuong(1).doc