Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 9 năm 2010

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 9 năm 2010

TIẾT 1- BÀI 1

 SỐNG GIẢN DỊ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 - Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị,tại sao cần phải sống giản dị .

 -Hình thành ở học sinh thái độ quí trọng sự giản dị , chân thật , xa lánh lối sống xa hoa hình thức.

 -Giúp học sinh tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh , lời nói cử chỉ , tác phong , cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người , biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị

 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :

- Sách giáo khoa, sách bài tập, câu chuyện, tình huống thể hiện lối sống giản dị, thơ, ca dao tục ngữ nói về giản dị

- Kể chuyện, phân tích, diễn giải, đàm thoại, lối sống giản dị, nêu vấn đề thảo luận nhóm

 

doc 21 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 9 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18-8-2010
Ngày giảng:23,24-8-2010 
 tiết 1- Bài 1
 Sống giản dị
A. mục tiêu cần đạt : 	
 - Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị,tại sao cần phải sống giản dị .
 -Hình thành ở học sinh thái độ quí trọng sự giản dị , chân thật , xa lánh lối sống xa hoa hình thức.
 -Giúp học sinh tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh , lời nói cử chỉ , tác phong , cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người , biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị 
 B. Phương tiện thực hiện :
Sách giáo khoa, sách bài tập, câu chuyện, tình huống thể hiện lối sống giản dị, thơ, ca dao tục ngữ nói về giản dị 
Kể chuyện, phân tích, diễn giải, đàm thoại, lối sống giản dị, nêu vấn đề thảo luận nhóm 
 IV. Tiến trình bài giảng :
I.Ôn định tổ chức :
 II. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra đồ dùng phục vụ môn học 
 III. Giảng bài mới : ? Giải thích ý nghĩa của tục ngữ, danh ngôn trong sách giáo khoa 
-Giáo viên đọc mẫu- H đọc
? Em có nhận xét gì về trang phục của Bác Hồ .
? Tác phong và lời nói của Bác như thế nào 
? Những lời nói tác phong đó tác động như thế nào tới tình cảm của nhân dân ta 
? Câu hỏi của Bác đối với đồng bào ntn .
? Qua những biểu hiện trên em hãy nhận xét về Bác Hồ .
? Những hành vi đó thể hiện điều gì .
? Em hiểu sống giản dị là gì .
? Sống giản dị sẽ được mọi người đối xử như thế nào .
? Trong cuộc sống : giản dị được biểu hiện ở những khía cạnh nào .
? Giải thích ý nghĩa của tục ngữ, danh ngôn trong sách giáo khoa 
- Tìm biểu hiện trái ngược với giản dị 
 - Yêu cầu học sinh thảo luận lớp bài tập a
- Học sinh chia nhóm thảo luận bài tập c,d,đ,e.
1.Truyện đọc : “Bác Hồ ’’
 - Bác mặc giản dị : Quần áo ka ki, mũ vải bạc màu , dép cao su bình dị 
 - Bác cười đôn hậu, vẫy trào đồng bào thân mật, giản dị như một người cha hiền. 
 - Mọi người vô cùng ngạc nhiên, sung sướng và cảm động khi nhìn thấy Bác, thấy ấm áp, gần gũi như một vị cha già thật sự.
- Câu hỏi đơn giản thân mật “Tôi nói đồng bào nghe rõ không .” 
 - Bác giản dị, chân tình cởi mở xua đi sự xa cách giữa vị chủ tịch nước với nhân dân. Để lại sự gần gũi, thân thương, gắn bó với mọi người.
 - Thể hiện Bác là một người rất giản dị trong cuộc sống .
2. Nội dung bài học 
a. Khái niệm:
 Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa lãng phí, cầu kì kiểu cách , không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài .
b. ý nghĩa:
- Được mọi người xung quanh yêu mến cảm thông và giúp đỡ .
- Biểu hiện ở lời nói, cách ăn mặc, qua suy nghĩ, hành động của con người trong cuộc sống . 
3. Bài tập : 
 - Tranh không giản dị:1,2,4. 
- Tranh giản dị: 3 
- Hành vi giản dị: 2,5 
-Hành vi không giản dị:1,3,4,6,7
- Học sinh thảo luận rồi trình bày đáp án _ nhận xét bổ sung 
- Giáo viên tổng kết 
 IV.Củng cố bài :
- Giáo viên hệ thống nội dung bài học .
- Nhận xét giờ .
V. Hướng dẫn về nhà .- Sưu tầm ca dao tục ngữ nói về giản dị .
 - Chuẩn bị bài “Trung thực”.
Ngày soạn:26-8-2010
Ngày giảng: -2010
Tiết 2 - Bài 2 
 Trung thực
 I. Mục tiêu bài giảng :	
 - Giúp học sinh hiểu thế nào là trung thực , biểu hiện của tính trung thực và vì sao phải trung thực .
 - Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng , ủng hộ những việc làm trung thực và phản đối những hành vi thiếu trung thực .
 - Giúp học sinh phân biệt các hành vi biểu hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày , tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện tính trung thực .
 II. Phương tiện thực hiện .
- Thầy : sách giáo khoa , sách giáo viên ,truyện , ca dao , tục ngữ danh ngôn nói 
về trung thực .
 - Trò : học bài , chuẩn bị bài mới .
III Tiên trình bài giảng .
 1.ổn định tổ chức .
 2.Kiểm tra bài cũ :
 -Thế nào là sống giản dị ?cho ví dụ ?
3. Bài mới
 - Giáo viên đọc mẫu 
 - Học sinh đọc truyện 
? nêu thái độ của MikenlăngGiơ như thế nào . 
? Cách sử xự của MikenlăngGiơ như thế nào .
? Vì sao MikenlăngGiơ lại sử xự như vậy 
? Điều đó nói lên ông là người như thế nào .
? Qua nhữg biểu hiện trên em hiểu trung thực là gì .
? Trung thực giúp gì cho con người trong cuộc sống .
? Hãy tìm những biểu hiện trung thực trong cuộc sống 
- Trong quan hệ với mọi người .
- Trong hành động.
? Tìm hành vi trái với trung thực .
- Cho học sinh trắc nghiệm bài tập a 
- Chia nhóm thảo luận 4 bài tập còn lại 
1. Truyện đọc : “ Sự công minh .”
 - Rất oán hận vì Bramantơ luôn chơi xấu . kình địch , làm giảm danh tiếng và hại đến sự nghiệp của ông .
 - Ông vẫn công khai đánh giá rất cao Bramantơ. “ Với tư cách ”
 - Vì ông là người thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật không để tình cảm cá nhân chi phối mà làm mất tính khách quan .
 - Ông là người trung thực, trọng chân lý và công minh chính trực .
 2. Nội dung bài học : 
 a. Khái niệm:
 - Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, chân lý, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm .
 b. ý nghĩa:
 - Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người, trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh mối quan hệ xã hội và được mọi người tin yêu kính trọng. 
 - Ngay thẳng, không gian dối (quay cóp, chép bài của bạn, cho bạn chép bài ...)
 - Không nói xấu, tranh công đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận lỗi.
 - Bênh vực, bảo vệ chân lý, lẽ phải và đấu tranh phê phán những việc làm sai trái .
 - Dối trá, xuyên tạc, chốn tránh hoặc bóp méo sự thật, ngược với chân lý, đạo lý, lương tâmgây hậu quả xấu trong xã hội .
 VD: Tham ô, tham nhũng, lừa đảo, cơ hội 
3. Bài tập : 
 - Tính trung thực :4,5,6.
 - Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận
 - Giáo viên xét - tổng kết .
 4. Củng cố bài : 
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài học 
 - Nhận xét giờ 
 5. Hướng dẫn về nhà :
 - Học bài 
 - Chuẩn bị bài 3 . 
--------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 9-2010
Ngày giảng: 9 -2010
Tiết 3 - bài 3
 tự trọng
 I. Mục tiêu bài giảng :
Giúp học sinh hiểu được thế nào là tự trọng và không tự trọng . Vì sao cần phải có lòng tự trọng .
Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống .
- Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác và những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh .
 II. Phương tiện thực hiện : 
Thầy : SGK, SGV, bảng phụ, câu hỏi tình huống, ca dao tục ngữ nói về tự trọng .
Trò : Học bài, chuẩn bị bài mới, giấy khổ lớn, bút dạ.
 III. Tiên trình bài giảng
 1.ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Trung thực là gì? Tại sao phải sống trung thực?
 3. Giảng bài mới:
 - Giáo viên đọc mẫu.
 - Học sinh đọc truyện.
 ? Hoàn cảnh xuất thân của Rô Be như thế nào.
 ? Tại sao Rô Be lại cầm đồng tiền vàng của ông giáo viên người Anh.
 ? Tại sao Rô Be không quay lại trả tiền cho ông giáo viên (người mua diêm.)
 ? Sau dó Rô Be trả lại tiền thừa bằng cách nào .
 ? Vì sao Rô Be làm như vậy trong khi em rất cần tiền .
 ? Em hãy nhận xét hành động của Rô Be? Hành động đó nói nên đức tính gì trong con người Rô Be ?
? Hãy tìm những biểu hiện thể hiện tính tự trọng trong cuộc sống .
? Qua tìm hiểu truyện đọc em hiểu tự trọng là gì .
 ? Nêu ý nghĩa của lòng tự trọng trong cuộc sống.
 - Hướng dẫn học sinh thảo luận lớp bài tâp a.
 - Yêu cầu học sinh chia nhóm thảo luận bài tập b,c,d,đ.
- Giáo viên nhận xét tổng kết phần bt.
Truyện đọc:
 “Một tâm hồn cao thượng”
 -Là một em bé nghèo khổ đi bán diêm
 -Đi đổi tiền lẻ trả lại tiền cho người mua diêm ( tác giả câu truyện ).
 -Vì em bị tai nạn và bị thương rất nặng.
 - Nhờ em là Sác Lây đến tận nhà để trả lại tiền thừa cho người mua diêm 
 - Vì em muốn giữ đúng lời hứa của mình không muốn người khác nghĩ rằng mình nghèo nên dối trá để lấy tiền làm ảnh hưởng đến danh dự và lòng tin của mình .
 - Rô Be là một con người có ý thức trách nhiệm cao . Thực hiện lời hứa bằng bất cứ giá nào. (Rô Be là một em bé nghèo khổ nhưng có một tâm hồn vô cùng cao thượng thể hiện sự tự trọng mình và tôn trọng người khác).
 - Biểu hiện tự trọng trọng cuộc sống: Giữ đúng lời hứa, mượn sách trả đúng hẹn, luôn hoàn thành mhiệm vụ
 2. Nội dung bài học :
 a. Khái niệm: Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở cư sử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình .
 b. ý nghĩa: Tự trọng giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ , nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người .
 3. Bài tập:
 - Hành vi thể hiện tính tự trọng : 1,2.
 - Học sinh trình bày đáp án thảo luận.
 - Nhận xét bổ xung.
 4. Củng cố:
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
 - Nhận xét giờ học.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài , Chuẩn bị bài 4.
------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 9-2010
Ngày giảng: 9 -2010
Tiết 4 
 Đạo đức và kỷ luật 
 I. Mục tiêu bài giảng :	
 - Học sinh hiểu thế nào là đạo đức và kỷ luật, mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật, ý nghĩa của việc rèn luyện đạo đức và kỷ luật.
 - Rèn cho học sinh tôn trọng kỷ luật, phê phán thói vô kỷ luật.
 - Giúp học sinh biết tự đánh giá, xem xét hành vi của một cá nhân hoặc một tập thể theo chuẩn mực đạo đức và pháp luật đã học.
 II. Phương tiện thực hiện :
Thầy: SGK,SGV,bảng phụ , câu hỏi tình huống, ca dao tục ngữ nói về tự trọng.
 - Trò: Học bài, chuẩn bị bài mới.
 III Tiên trình bài giảng
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Trung thực là gì? Nêu ý nghĩa của trung thực trong cuộc sống?
 3. Giảng bài mới:
 - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc truyện.
 ? Những việc làm nào chứng tỏ anh Hùng là người có tính kỷ luật cao.
 ? Những việc làm nào của anh Hùng thể hiện anh là người biết chăm lo đến mọi người và có trách nhiệm cao trong công việc.
 ? Em có nhận xét gì về con người anh Hùng.
 ? Qua câu truyện trên em hiểu đạo đức là gì. 
 ? Kỷ luật là gì.
 ? Đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ như thế nào. 
- Yêu cầu học sinh thảo luận lớp và gọi lên bảng trắc nghiệm bài tập a. 
- Yêu cầu học sinh thảo luận bài tập c và nêu giải pháp.
Truyện đọc:
“Một tấm gương tận tuỵ vì việc chung”
 - Anh đã thực hiện qui định bảo hộ lao động khi làm việc, thực hiện nghiêm ngặt kỷ luật lao động , xin lệnh công ty trước khi chặt cây.
 - Anh làm việc suốt ngày đêm trong mưa rét, vất vả nhưng vẫn vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội,nhận việc khó khăn nguy hiểm về mình.
 - Anh Hùng là người luôn sống có kỷ luật đó cũng là biểu hiện của một con người có đạo đức.
 2. Nội dung bài học :
 a. Khái niệm:
 - Đạo đức làNhững qui định những chuẩn mực ứng xử của con người ...  nói về lòng yêu thương con người.
 - Chuẩn bị phần còn lại.
Ngày soạn: 9-2010
Ngày giảng: 9 -2010
Tiết 6 Bài 5 ( Tiết 2 )
 Yêu thương con người
 I. Mục tiêu bài giảng:
 - Giúp học sinh hiểu thế nào là yêu thương con người và ý nghĩa của việc yêu thương con người trong cuộc sống cho học sinh biết quan tâm đến những người xung quanh, ghét thói thờ ơ lạnh nhạt và lên án những hành vi độc ác đối với con người.
 - Giúp học sinh rèn luyện mình để trở thành người có lòng yêu thương con người, sống có tình người, biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ gia đình đến người xung quanh.
 II. Phương tiện thực hiện:
 - Thầy: SGK,SGV,câu chuyện tình huống liên quan đến nội dung bài học. 
 - Trò: Học bài, chuẩn bị bài mới.
 III Tiên trình bài giảng
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút.
 * Đề bài: 
 Câu 1: Thế nào là yêu thương con người ? ý nghĩa của việc yêu thương con người?
 Câu 2: Lấy ví dụ một số việc làm thể hiện sự yêu thương con người trong cuộc sống?
 * Đáp án: 
 Câu1:( 5 điểm)
 - Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
 - Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quí và kính trọng.
 Câu 2:( 5 điểm) 
 Ví dụ: + Giúp đỡ người nghèo bằng cách ủng hộ quỹ vì người nghèo.
 + Giúp đỡ những người có hoàn cảnh neo đơn, những gia đình liệt sĩ, thương binh.
 + Đưa giúp một cụ già sang đường
 3. Giảng bài mới:
 ? Hãy tìm những biểu hiện của lòng yêu thương con người trong cuộc sống.
 ?Hằng ngày em đã có những cử chỉ đẹp thể hiện lòng yêu thương con người chưa? cho ví dụ .
- Yêu cầu học sinh giải bài tập b. tìm ca dao tục ngữ, danh ngôn nói về lòng thương yêu con người.
 - Hướng dẫn học sinh làm bài tập c.
 Kể một việc làm cụ thể của em thể hiện lòng yêu thương con người?
 -Biểu hiện của lòng yêu thương con người trong cuộc sống:
 + Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
 + ủng hộ người nghèo.
 + ủng hộ người nhiễm chất dộc màu da cam.
 + ủng hộ trẻ mồ côi tật nguyền.
 + Giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
 + Quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt.
 - Học sinh liên hệ thực tế.
 3. Bài tập:
 - Ca dao tục ngữ nói về lòng thương người:
 + Lá lành đùm lá rách.
 + Yêu nhau chín bỏ làm mười.
 + Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà.
 Kính già , già để tuổi cho.
 + Bầu ơi thương lấy bí cùng.
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
 + Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
 Người trong một nước thì thương nhau cùng.
 - Học sinh tự kể trước tập thể lớp về những hành vi thể hiện lòng yêu thương con người của mình.
 4. Củng cố bài:
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
 - Nhận xét giờ học.
 5. Hướng dẫn về nhà.
 - Học bài, làm bài tập d.
 - Chuẩn bị bài 6.
-------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: - 9-2010
Ngày giảng: -10 -2010
 Tiết 7 
 Tôn sư trọng đạo
 I. Mục tiêu bài giảng:
 - Học sinh hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, hiểu ý nghĩa của tôn sư trọng đạo và vì sao phải tôn sư trọng đạo.
 - Giúp học sinh biết phê phán những thái độ hành vi vô ơn đối với thầy cô giáo.
 - Giúp học sinh biết tự rèn luyện để có tháiđộ tôn sư trọng đạo.
 II. phương tiện thực hiện:
 - Thầy: Giáo án,SGK,SGV, truyện thơ gương tốt về tôn sư trọng đạo.
 - Trò: Học bài, chuẩn bị bài mới.
 III Tiên trình bài giảng
 1. ổn định tổ 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là yêu thương con người ? Cho ví dụ?
 3. Giảng bài mới:
 - Giáo viên đọc truyện.
 - Học sinh đọc truyện.
 ? Thầy trò lớp 7A gặp lại nhau sau bao nhiêu năm? ở đâu.
 ? Tuổi đời của học sinh lớp 7A bây giờ như thế nào.
 ? Họ gặp nhau với tâm trạng như thế nào.
? Ngôi trường cũ xưa kia có gì đổi khác.
? Họ vào lớp học và đã làm gì.
? Lớp trưởng nói gì trước tập thể lớp và thầy chủ nhiệm.
 ? Những chi tiết trên nói lên điều gì.
? Qua tìm hiểu truyện trên em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo.
? ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
? Tôn sư trọng đạo được thể hiện như thế nào trong cuộc sống.
- Yêu cầu học sinh trắc nghiệm bài tập a.
 - Bài tập b: Sưu tầm ca đao, tục ngữ nói về tôn sư trọng đạo.
 1. Truyện đọc:
 - Sau 40 năm học sinh lớp 7A gặp lại ở ngôi trường cũ (Cấp II Tân Mao).
 - Họ đều đã đứng tuổi tóc đã điểm bạc.
 - Họ gặp nhau tay bắt mặt mừng, mắt chào lệ nhưng vẫn hóm hỉnh, rất học sinh.
 - Ngôi trường được xây lại khang trang hơn, nền lát đá hoa , có cửa kính, quạt trần
 - Họ nhắc lại kỷ niệm xưa, nói về công việc của mình.
 - Bày tỏ tình cảm chân thành của học sinh cũ đối với người thầy đáng kính của mình.
 - Những chi tiết đó nói lên sự kính trọng và biết ơn của học sinh cũ đối với thầy Bình. Đó chính là thể hiện sự tôn sư trọng đạo của người học sinh.
 2. Nội dung bài học:
 a. Khaí niệm:
 - Tôn sư : là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo,cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình) ở mọi lúc mọi nơi.
-Trọng đạo: là coi trọng những đạo lí, những điều mà thầy đã dạy cho mình.
 b. ý nghĩa: -Là một truyền thống quí báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy.
-Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng gắn bó thân thiết với nhau hơn.
c. Biểu hiện:- Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo.
-Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy, cô giáo.
 3: Bài tập:
 - Bài a: Hành vi thể hiện tôn sư trọng đạo: 1,3.
 - Bài b:
 + Bán tự vi sư , nhất tự vi sư.
 + Không thầy đố mày làm nên.
 + Muốn sang thì bắc cầu kiều.
 Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. ..
 4. Củng cố bài:
 - Thế nào là tôn sư trọng đạo?
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
 - Nhận xét giờ học.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, làm bài tập c.
 - Chuẩn bị bài 7.
-----------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 10-2010
Ngày giảng: 10 -2010
Tiết 8 
 Đoàn kết tương trợ
I. Mục tiêu bài giảng:
 - Giúp học sinh hiểu thế nào là đoàn kết tương trợ? ý nghĩa của đoàn kết tương trợ trong quan hệ giữa mọi người với nhau trong cuộc sống.
 - Rèn thói quen biết đoàn kết, thân ái và giúp đỡ bạn bè, hàng xóm láng giềng.
 - Giúp học sinh biết tự đánh giá bản thân về những biểu hiện đoàn kết tương trợ. 
 II: Phương tiện thực hiện:
Thầy: Giáo án, SGK, SGV, những câu truyện liên quan đế bài học.
Trò: Học bài, chuẩn bị bài mới, giấy bút thảo luận.
 III Tiên trình bài giảng
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là tôn sư trọng đạo? Lấy ví dụ thực tế?
 3. Giảng bài mới:
 - Giáo viên đọc truyện.
 - Học sinh đọc truyện.
 ? Khi lao động 7A đã gặp phải những khó khăn gì.
 ? Để giúp lớp 7A giải quyết khó khăn lớp 7B đã làm gì.
 ? Những việc làm ấy thể hiện điều gì từ lớp 7B.
 ? Qua lời nói, việc làm của lớp 7B. Lớp trưởng 7A tỏ thái độ như thế nào.
 ? Qua truyện trên em hiểu đoàn kết – tương trợ là gì.
 ? Sống đoàn kết tương trợ sẽ được mọi người đối xử như thế nào.
- Giáo viên giải thích ca dao, danh ngôn trong SGK. 
 - Yêu cầu học sinh chia nhóm thảo luận 4 bài tập trong SGK.
 - Các nhóm cử đại diện trình bày đáp án.
 - Các nhóm nhận xét, bổ xung.
 - Giáo viên nhận xét, tổng kết.
 1. Truyện đọc:
 “ Một buổi lao động.”
 - 7A nhận được khu đất khó làm và có nhiều bạn nữ.
 - 7B lo lắng cho 7A còn nhiều công việc chưa xong . Rủ 7A sang ăn mía, ăn cam rồi cùng làm, hai lớp trưởng ôm nhau, 7B lấy mía, cam đưa cho các bạn lớp 7B . Không khí vui vẻ thân mật, Lớp trưởng 7B huy động các bạn khoẻ của lớp phá mô đất cao
 - Việc làm của 7B thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc. đó chính là biểu hiện của đức tính đoàn kết- tương trợ của các bạn học sinh lớp 7B.
 - 7A tỏ thái độ biết ơn đối với lớp trưởng và tập thể lớp 7B đã giúp đỡ mình.
 2. Nội dung bài học:
 a. Khái niệm: 
 Đoàn két tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
 b. ý nghĩa:
 Đoàn kết tương trợ giúp chúng ta dẽ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn và được mọi người yêu quí.
 3. Bài tập:
 Bài tập a: Nếu là thuỷ em sẽ giúp Trung chép bài và giảng bài cho bạn.
 Bài tập b: Không tán thành vì như vậy bạn Hưng sẽ vẫn không hiểu bài và không giải được toán. Đó là một kết quả đáng lo ngại cho Hưng.
 Bài tập c: Không được góp sức vì đây là giờ kiểm tra để đánh giá sự nhận thức của học sinh.
 Bài tập d: Học sinh tự kể. 
 4. Củng cố bài:
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài .
 - Nhận xét giờ học.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài 
 - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra một tiết.
Ngày soạn: 109-2010
Ngày giảng: 10 -2010
Tiết 9
 Kiểm tra một tiết
 I. Mục tiêu kiểm tra:
 - Kiểm tra đánh giá sự nhận thức của học sinh qua những bài đã học từ đầu năm.
 - Rèn kỹ năng hệ thống hoá kiến thức cho học sinh.
 - Giáo dục học sinh tính trung thực khi làm bài.
 II. Phương tiện thực hiện:
 - Thầy : Giáo án, câu hỏi, đáp án.
 - Trò: Học bài, giấy kiểm tra.
 III Tiên trình bài giảng
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: Không.
 3. Giảng bài mới:
 A. Đề bài:
 Câu 1: Đạo đức là gì? Kỷ luật là gì? Mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật?
 Câu 2: Tôn sư trọng đạo là gì? Lấy ví dụ trong thực tế những việc làm thể hiện sự tôn sư trọng đạo?
 Câu 3: Hãy đánh dấu X vào trước hành vi thể hiện sự yêu thương con người? Giải thích vì sao?
Quỹ xã hội từ thiện “Tấm lòng vàng lao động” tặng 530 chiếc xe đạp cho công nhân nghèo.
Tặng 350 xuất học bổng cho các cháu học sinh nghèo vượt khó.
Một giám đốc Công ty tư nhân cứ gặp người ăn xin không những đã không cho tiền mà lại mắng nhiếc, hắt hủi.
Cả nước có phong trào quyên góp tiền, áo, quần, sách vở cho đồng bào vùng bị lũ lụt. 
 Câu 4: Hãy kết nối chuẩn mực ở cột a với hành vi ở cột b sao cho phù hợp.
a
b
 1. Sống giản dị.
 a. Dũng cảm nhận lỗi của mình.
 2. Trung thực .
 b.Giữ đúng lời hứa.
 3. Tự trọng.
 c. Ăn mặc đúng trang phục học sinh.
 4. Tôn trọng kỷ luật.
 d. Đưa giúp cụ già qua đường.
 5. Yêu thương con người.
 e. Chấp hành tốt nội qui nhà trường.
 B. Đáp án và hướng dẫn chấm:
 Câu1: 3 điểm.
Đạo đức là qui định, chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, thiên nhiên và môi trường.
Kỷ luật là qui định chung của một cộng đồng hay một tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo.
Mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật: Người có dạo đức là người tự giác tuân theo kỷ luật và người chấp hành kỷ luật là người có đạo đức.
 Câu2: 2,5 điểm.
Tôn sư trọng đạo là người tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy cô giáo ở mọi lúc , mọi nơi.
Coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy đã dạy cho mình.
 Câu3: 2 điểm.
Đánh dấu X vào hành vi: 1. 2 .4
Giải thích 
 Câu4: 2,5 điểm.
Mỗi kết nối đúng được 0,5 điểm.
Kết nối như sau: 1+c, 2+a, 3+b, 4+c, 5+d.
4: Củng cố:
Giáo viên thu bài kiểm tra.
Nhận xét giờ kiểm tra.
5: Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị bài 8.

Tài liệu đính kèm:

  • docCong Dan 7.doc