Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 10: Những sáng tạo nghệ thuật của nguyễn du trong truyện Kiều (tiếp theo)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 10: Những sáng tạo nghệ thuật của nguyễn du trong truyện Kiều (tiếp theo)

NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN DU

TRONG TRUYỆN KIỀU (Tiếp theo)

A-Mục tiêu cần đạt :

 Qua bài học , học sinh nắm được các kiến thức và kỹ năng sau :

-Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du

-Những sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” .

-Cảm nhận và phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật một số trích đoạn của “Truyện Kiều” .

 B- Chuẩn bị của GV và HS

 - GV: Đọc, nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

 - HS : Đọc tác phẩm, học bài và soạn bài.

 C-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 10: Những sáng tạo nghệ thuật của nguyễn du trong truyện Kiều (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: 25-10-2009 
Tiết : 10
Những sáng tạo nghệ thuật của nguyễn du 
trong truyện kiều (Tiếp theo)
A-Mục tiêu cần đạt :
 Qua bài học , học sinh nắm được các kiến thức và kỹ năng sau : 
-Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du 
-Những sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” .
-Cảm nhận và phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật một số trích đoạn của “Truyện Kiều” .
 B- Chuẩn bị của GV và HS
 - GV: Đọc, nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
 - HS : Đọc tác phẩm, học bài và soạn bài.
 C-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 
 Kiểm tra bài cũ: Đọc lại một số đọan thơ trong Tr. Kiều.
Trong “Truyện Kiều” ngt miêu tả tâm lý nhân vật cũng hết sức điêu luyện . Hãy lấy một vài dẫn chứng để minh hoạ .
-Em có nhận xét như thế nào về nghệ thuật miêu tả tấm lý nhân vật của Nguyễn Du qua đoạn Thuý Kiều báo ân báo oán ?
-Việc xây dựng nhân vật Hoạn Thư cho thấy những mâu thuẫn trong miêu tả của Nguyễn Du như thế nào ?
(Nguyễn Du rất trung thành với chế độ phong kiến )
b)Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật .
 Nguyễn Du rất hiểu tâm lý nhân vật . Mỗi nhân vật từ chính diện , phản diện (và cả các nhân vật trung gian như Thúc sinh, các nhân vật mờ nhạt như Thuý Vân , Vương Quan) tất cả đều có tính cách .
+Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích : Trong muôn vàn nỗi nhớ , đầu tiên Thuý Kiều nhớ đến Kim Trọng 
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ”
Điều đó chứng tỏ, nàng không giấu nổi tình cảm .
+Đoạn Thuý Kiều báo ân , báo oán .
 Sau khi báo ân xong , người đầu tiên Thuý Kiều báo oán là Hoạn Thư . Trước hết vì Thuý Kiều cũng là đàn bà nên đã trả thù Hoạn Thư trước (vì dù sao đó đàn bà cũng có một chút gì đó nhỏ nhen chẳng hạn lời Kiều rất mát mẻ : Tiểu thư giờ cũng đến đây 
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt , đời này mấy gan 
Dễ dàng là thói hồng nhan 
Càng cay nghiệt lắm , càng oan trái nhiều .
Nguyễn Du đã bố trí cho Thuý Kiều tha Hoạn Thư và rất nhiều lần Thúc Sinh ra quan âm các sụt sùi cùng Thuý Kiều . Hoạn Thư biết nhưng lờ đi . Khi trốn khỏi nhà Hoạn Thư biết nhưng không đuổi theo . Vả lại Hoạn Thư là một đối thủ không vừa :
“Rằng tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình 
Nghĩ cho khi gác viết kinh 
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo 
Lòng riêng riêng những kính yêu 
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai
Trót lòng gây việc trông gai 
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng .
 Hoạn Thư rất khôn khéo. Hoạn kéo người xử tội vào đồng loại (cùng phận đàn bà ghen tuông là bình thường )
6 câu tiếp , Hoạn Thư cũng không nhận tội mà còn kể tội Kiều . Trót : vừa như nhận tội vừa như xin lỗi và câu cuối “Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”
thì Hoạn Thư ca ngợi Kiều rộng lượng . Hoạn Thư đã đánh trúng tâm lý nàng Kiều . Và vì vậy, Thuý Kiều không thể không tha thứ cho Hoạn Thư .
“Khen cho thật đã nên rằng 
Khôn ngoan đến mực , nói năng phải lời
Tha ra thì cũng may đời 
Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen
-Trong “Truyện Kiều” ngt tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du cũng hết sức tài tình . Em hãy chứng minh điều đó ?
Em hãy lấy dẫn chứng minh hoạ trong mối cảnh của Thuý Kiều đều gửi gắm một tình cảm nào đó .
Tình trong cảnh , cảnh trong tình , rất gắn bó và hết sức điêu luyện ?
c)Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình .
 Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu 
 Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ 
Cảnh trong “Truyện Kiều” đều được tác giả khắc hoạ chỉ bằng vài nét nhưng trong nó bộc lộ rất nhiều cảm xúc của nhân vật .
 Chẳng hạn khi chị em Thuý Kiều đi chơi xuân khi mà tà tà bóng ngả về tây, chị em thơ thẩn dan tay ra về , để miêu tả cảnh lưu luyến với cảnh ngày xuân đẹp đẽ, tác giả tả cảnh dòng suối “Nao nao dòng nước uốn quanh 
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
Cũng vẫn dòng suối này , khi Kim Trọng trở lại tìm Kiều , 
Nguyễn Du viết : 
“Một vùng cỏ mọc xanh rì 
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu”
+Đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” cũng là một trong những đoạn tả cảnh ngụ tình hay nhất trong Truyện Kiều 
+ Điệp ngữ “buồn trông” gợi nỗi nhớ buồn liên tiếp dai dẳng 
“Thuyền ai thấp thoáng” “Con thuyền” gợi hình ảnh quê nhà . Thuý Kiều trông ra biển , thấy những con thuyền nhớ về quê , về cha mẹ , nhưng con thuyền “Thấp thoáng” lúc ẩn lúc hiện , vậy trông về quê nhà lại là vô định , không biết đời mình đi đâu về đâu .
 “Ngọn nước mới sa” hoa trôi man mác -> gợi cuộc đời hoa trôi bèo dạt của nàng .
“Nội cỏ dầu dầu” gợi cuộc đời tàn úa của nàng .
“Gió cuốn mặt duềnh” với “ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” gợi tai hoạ rình rập , có thể giáng xuống đầu nàng lúc nào không biết
Dặn dò: 
Học bài, chuẩn bị làm bài tập kiểm tra một tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docT.10.doc