Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 106: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của la phông – ten (h.ten)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 106: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của la phông – ten (h.ten)

Tiết: 106 CHÓ SÓI VÀ CỪU

TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG – TEN

(H.Ten)

Ngày soạn: 26/1/2010

Ngày dạy: 29/1/2010

A. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận văn học.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu, thể hiện rõ thái độ và sự cảm nhận của mình qua vấn đề tìm hiểu

B.PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, phân tích, thảo luận.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáoviên: Soạn bài

2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổn định: (1’)

II. Bài cũ: (3’)

? Nêu những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam. Từ đó, liên hệ bản thân?

III. Bài mới:

 1.Đặt vấnđề: (1’)

Đặc điểm phản ánh hiện thực của văn chương và của các khoa học tự nhiên, xã hội là gì?Văn bản nghị luận của Hi-pô-lít Ten sẽ cho ta câu trả lời rõ ràng.

2.Triểnkhai:

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 106: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của la phông – ten (h.ten)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 106 CHÓ SÓI VÀ CỪU 
TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG – TEN
(H.Ten)
Ngày soạn: 26/1/2010
Ngày dạy: 29/1/2010
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận văn học.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu, thể hiện rõ thái độ và sự cảm nhận của mình qua vấn đề tìm hiểu 
B.PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, phân tích, thảo luận.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáoviên: Soạn bài
2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định: (1’)
II. Bài cũ: (3’)
? Nêu những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam. Từ đó, liên hệ bản thân?
III. Bài mới:
 1.Đặt vấnđề: (1’)
Đặc điểm phản ánh hiện thực của văn chương và của các khoa học tự nhiên, xã hội là gì?Văn bản nghị luận của Hi-pô-lít Ten sẽ cho ta câu trả lời rõ ràng. 
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (5’) Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Dựa vào chú thích SGK, hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
* HS trả lời.
* GV bổ sung:
- La Phông-ten (1621-1695): chuyên viết chuyện ngụ ngôn.
- Buy-phông: nhà vạn vật học.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
- Thể loại: Nghị luận văn học
- Trích chương II, phần II công trình nghiên cứu La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông.(1853) của Hi-pô-lit Ten
Hoạt động 2: (10’) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. 
* GV nêu cách đọc: chú ý phân biệt 3 giọng đọc:- Trích thơ: đúng nhịp, thể hiện lời doạ dẫm của chó sói và lời van xin của cừu.
- Lời dẫn đoạn văn và lời luận chứng của tác giả: giọng rõ ràng, khúc chiết.
* GV đọc mẫu 1 đoạn, HS đọc tiếp đến hết.
* GV kiểm tra việc hiểu chú thích của HS.
II. Đọc và tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 3: (20’) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
? Văn bản được viết theo kiểu văn bản nào
?Văn bản bàn về vấn đề gì (nhan đề)
?Vấn đề được trình bày theo mấy luận điểm
?Em cảm nhận được hình tượng của 2 con vật dưới cách nhìn của mấy người
? Em hãy xác định bố cục của văn bản và nhận xét cách lập luận?
* HS thảo luận, trả lời.
* GV nhận xét, chốt.
? Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu và loài sói căn cứ vào đâu, có đúng không? (nhìn nhận vào đặc tính cơ bản của chúng- rất chính xác)
(HSlấy dẫn chứng minh họa)
?Tại sao Buy-phông không nói đến sự “thân thiện” của loài cừu và nỗi bất hạnh của loài sói (hs thảo luận)
(không phải chỉ có loài cừu mới có “tình mẫu tử”, và với loài sói “nỗi bất hạnh” không phải là mọi lúc, mọi nơi)
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Bố cục: 2 phần
* Lập luận phân tích:
- Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông Ten 
- Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông Ten 
2. Phân tích:
a)Hai con vật dưới ngòi bút của nhà khoa học:
- Cừu hay tụ tập thành bầy, hay co cụm, sợ sệt, đần độn
- Chó sói thù ghét mọi sự kết bè kết bạn ngay cả trong đồng loại; là loài chinh chiến, ồn ào, ầm ĩ khi tụ tập lại, la hú khủng khiếp; sống thì có hại, chết thì vô dụng
IV. Củngcố: (3’)
? Vì sao có thể lại đặt tên cho văn bản như vậy? (nhan đề nêu được nội dung chính của văn bản).
? Em hãy thử đặt tên khác cho văn bản?
- Chó sói và Cừu trong cách nhìn của nhà khoa học và nhà thơ.
V. Dặn dò: (2’)
- Đọc lại toàn bộ văn bản.
- Phân tích hình tượng Cừu trong con mắt của nhà khoa học và nhà thơ.
- Hình tượng Chó sói trong con mắt chủa nhà khoa học và nhà thơ.
- Nhận xét của H.Ten về cách nhìn của hai nhà khoa học và nhà thơ.
- Sưu tầm và ghi chép lại một số bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.
VI. Bổsung:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 106cho soi va cuu.doc