Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 111 đến tiết 120

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 111 đến tiết 120

TIẾT 111

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

Con Cò

 (Chế Lan Viên)

I/ Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩ của hình tượng con cò trong bài thơ.

 - Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh thể thơ, giọng điệu của bài thơ.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.

 3. Thái độ: Ngợi ca tình mẹ và vai trò của lời hát ru.

II/ Chuẩn bị của GV và HS

 - GV: Tài liệu tham khảo., bảng phụ.

 - HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK.

 

doc 27 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 111 đến tiết 120", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày soạn Ngày dạy: 91:
	 92:
Tiết 111
Hướng dẫn đọc thêm
Con Cò
 (Chế Lan Viên)
I/ Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩ của hình tượng con cò trong bài thơ.
 - Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
 3. Thái độ: Ngợi ca tình mẹ và vai trò của lời hát ru.
II/ Chuẩn bị của GV và HS
 - GV: Tài liệu tham khảo., bảng phụ.
 - HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
III/ Tiến trình bài dạy
1, Kiểm tra bài cũ: ( 5' ) Kiểm tra vở bài soạn của HS.
2, Bài mới: Giới thiệu bài ( 1' )
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm ( 5')
GV: Gọi 1 HS đọc phần chú thích * SGK
GV: Em hãy giới thiệu những nét chính về nhà thơ Chế Lan Viên và bài thơ con cò?
HĐ2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích (20') 
GV: Hướng dẫn đọc.
- Đọc chậm biểu lộ tình cảm ấp iu tha thiết.
Giọng thủ thỉ, tâm tình như lời ru, chú ý những điệp từ, điệp ngữ, câu cảm, câu hỏi như là đối thoại, những câu thơ trong ngoặc kép, dựa ý ca dao ( Ngủ yên! Ngủ đi! à ơi! Con làm gì? Con làm thi sỹ...)
GV: Đọc mẫu một đoạn -> Gọi HS đọc.
HS: Khá, giỏi đọc
GV: Nhận xét cách đọc.
HS: Trung bình đọc
GV: Nhận xét cách đọc.
HS: Yếu đọc
GV: Nhận xét cách đọc.
GV: Gọi HS đọc chú thích từ khó SGK.
HĐ3: Hướng dấn tìm hiểu văn bản. 
* Tìm hiểu chung:
GV: Hình tượng bao trùm cả bài thơ là gì?
HS: Hình tượng con cò.
GV: Tác giả khai thác hình tượng ấy từ đâu ?
HS: Từ ca dao.
GV: Trong ca dao con cò thường tượng trưng cho ai ? Lấy ví dụ bằng ca dao?
HS: Người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp và niềm vui cuộc sống.
GV: ở bài thơ này, theo em Chế Lan Viên xây dựng ý nghĩa biểu tượng con cò tượng trưng cho điều gì ?
HS: Tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
GV: Trong bài tác giả đã tự chia thành ba đoạn. Em hãy tìm nội dung của mỗi đoạn
HS: Thảo luận -> trả lời.
GV: Treo bảng phụ ghi nội dung chính của từng đoạn.
- Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ.
- Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo con người trên mọi chặng đường đời.
- Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
 ( Chú thích * SGK )
II/ Đọc , tìm hiểu chú thích.
1. Đọc
2. Chú thích
III/ Tìm hiểu văn bản
* Tìm hiểu chung
- Hình tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò -> được khai thác từ trong ca dao truyền thống.
HĐ1: Tìm hiểu văn bản. ( 29')
GV: Hệ thống lại nội dung đã tìm hiểu ở tiết 1.
HS: Đọc đoạn 1
GV: Trong đoạn thơ này những câu ca dao nào đã được vận dụng ?
GV: Em có nhận xét gì về cách vận dụng các câu ca dao của tác giả ?
HS: Lấy lại vài chữ trong mỗi câu nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy.
GV: Những câu " Con cò bay lả, bay la...cánh đồng" hay " Con cò ... bay về Đồng Đăng " gợi tả cảnh gì ? Cảnh đó như thế nào ?
GV: ý nghĩa của hình tượng con cò trong những câu này ?
GV: Bài " Con cò mà đi ăn đêm " chứa đựng 
nội dung tư tưởng gì ?
GV: Bài cadao này gợi cho em nhớ đến những
câu ca dao câu ca dao nào có hình ảnh con cò mang ý nghĩa tương tự ?
HS: Con cò lặn lội bờ sông, Cái cò đi đón cơn mưa ..., Lặn lội thân cò khi quãng vắng ...
GV: Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là con đường khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru, của ca dao dân ca ...-> Trẻ chưa thể hiểu nội dung, ý nghĩa của những lời ru này -> chúng chỉ được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào em dịu của lời ru -> đón nhận bằng trực giác, vô thức tình yêu và sự che chở của mẹ.
GV: Câu khép lại " Ngủ yên ! Ngủ yên ! ... chẳng phân vân gợi cho em liên tưởng điều gì?
HS: Hình ảnh thanh bình của cuộc sống.
HS: Đọc đoạn 2.
GV: Hình tượng con cò ở đoạn thơ này có gì khác so với đoạn 1 ?
HS: Bằng sự liên tưởng, tưởng tượng -> gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của lòng mẹ.
GV: Câu " Con ngủ yên thì cò cũng ngủ...chung đôi " Có ý nghĩa gì ?
GV: Hình ảnh con cò được thể hiện như thế nào khi con đến tuổi tới trường, đến lúc trưởng thành ?
HS: Trả lời.
HS: Đọc đoạn 3:
GV: ở đọan này con cò biểu trưng cho điều gì?
HS: Tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời.
GV: Em hiểu thế nào về câu " Con dù lớn ...mẹ vẫn theo con"?
HS: Đọc.
 " Một con cò thôi
 Con cò mẹ hát
 Cũng là cuộc đời
 Vỗ cánh quanh nôi"
GV: Em hiểu được điều gì qua những câu thơ trên?
GV: Em có nhận xét gì về cách viết của Chế Lan Viên?
HS: Từ cảm xúc mở ra suy tưởng, khái quát thành triết lí.
GV: Đó là cách thường thấy ở thơ Chế Lan Viên.
* Nghệ thuật
GV: Nhận xét của em về thể thơ, hình ảnh, giọng điệu của bài thơ ?
HĐ4: Hướng dẫn HS luyện tập ( 5' )
HS: Đọc diễn cảm bài thơ -> Nhận xét.
GV: nhận xét.
I/ Tác giả, tác phẩm.
II/ Đọc, tìm hiểu chú thích
III/ Tìm hiểu văn bản
1. ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò.
* Đoạn 1:
- Hình ảnh con cò được gợi ra từ những câu ca dao.
- Gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống thời xưa từ làng quê đến phố xá.
-> Vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thuở xưa.
- Tượng trưng cho người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn, vất vả,
* Đoạn 2:
- Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ.
- Cánh cò trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời.
* Đoạn 3:
- Hình ảnh con cò biểu tượng cho tấm lòng người mẹ.
- Mẹ luôn bên con suốt cuộc đời.
- Đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò.
2, Nghệ thuật
- Thể thơ: Thể thơ tự do nhưng có nhiều câu mang dáng dấp thể thơ 8 chữ.
- GIọng điệu: Gợi âm hưởng lời hát ru, giọng suy ngẫm có cả triết lí.
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao.
IV. Luyện tập
- Đọc diễn cảm bài thơ.
3. Củng cố: ( 3' )
- GV hệ thống lại toàn bài.
- HS nhắc lại nội dung chính của bài thơ.
4. Hướng dẫn về nhà: ( 2')
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Xem lại cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Giờ sau trả bài tập làm văn số 5.
ngày soạn Ngày dạy: 91:
	 92:
Tiết 116
Trả bài tập làm văn số 5
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Nắm vững hơn cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, cách diễn đạt.
 3. Thái độ: Có ý thức sửa những lỗi sai mà mình mắc phải.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: chấm bài, nhận xét.
- HS: Ôn lại cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội .
II. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: Không 
2. Bài mới: (1') 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Đề bài ( 2') 
 GV: Gọi HS nhắc lại đề bài
HĐ2: Tìm hiểu đề ( 5') 
GV: Hãy xác định thể loại, nội dung yêu cầu? 
HĐ3: Xây dựng dàn ý (10') 
HS: Thảo luận xây dựng dàn ý cho đề bài
-> Trình bày.
GV: Treo bảng phụ ghi dàn ý
 ( Tiết 104- 105 )
HĐ4: Nhận xét chung ( 10') 
* Ưu điểm: 
- Đa số các em hiểu yêu cầu của đề bài, nghị luận được một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội.
- Một số bài diễn đạt tốt, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng.
( Hùng, Hà, Thư, Lí Minh, Trang, Bình, 
Huyền Nhung )
* Nhược điểm: 
- Một số bài xác định sai thể loại, viết sơ sài, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, sai nhiều lỗi chính tả, trình bày bẩn.
( Tụ Hùng, Thế Anh, Na, Ngô Minh, Luân, Toản )
HĐ5: Chữa lỗi, trả bài (10') 
 GV: Đưa ra một số lỗi diễn đạt sai, lỗi chính tả sai -> Gọi HS lên bảng sửa -> Nhận xét.
GV: Nhận xét.
GV: Trả bài cho HS tự sửa lỗi -> Trao đổi bài cho bạn đọc.
GV: Đọc cho cả lớp nghê một số bài đạt điểm khá, giỏi.
- Đọc cho HS nghe bài văn mẫu để HS tham khảo.
 * Kết quả:
- Điểm 9+10: bài
- Điểm 7+8: bài
- Điểm 6+7: bài
- Điểm 3+4: bài
- Điểm 1+2: bài
I. Đề bài
Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống ... Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
II. Tìm hiểu đề
- Thể loại: nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội.
- Nội dung: Nhận rõ sự việc nghị luận về việc vứt rác ra đường, hồ, nơi công cộng.
III. Lập dàn ý
1. Mở bài
- Đặt nhan đề gọi ra hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra nơi công cộng.
- Giới thiệu khái quát về sự việc hiện tượng.
2. Thân bài
- Nêu hiện tượng
- Phân tích hiện tượng
+ Biểu hiện
+ Nguyên nhân
+ Tác hại
3. Kết bài
- Khẳng định đó là một việc làm xấu cần phải lên án.
- Lời khuyên đối với mọi người.
IV. Nhận xét
* Ưu điểm
* Nhược điểm
V. Chữa lỗi, trả bài
* Lỗi diễn đạt.
* Lỗi chính tả.
 Lỗi sai Sửa lại
- chắc trắn - Chắc chắn
- môi chường - môi trường
- lơi công cộng - nơi công cộng 
- suống hồ - xuống hồ
- mọi lơi - mọi nơi 
* Trả bài:
3. Củng cố: ( 5')
- GV nhận xét giờ trả bài.
- Ghi điểm vào sổ.
4. Hướng dẫn về nhà: (2') 
 - Xem lại cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
 - Chuẩn bị bài; Cách làm bài văn nghị luận một vấn đề tư tưởng đạo lí.
ngày soạn Ngày dạy: 91:
	 92: 
Tiết 112
Cách làm bài nghị luận
Về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Ôn tập kiến thức về nghị luận nói chung, nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí nói riêng.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng làm một bài văn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 3. Thái độ: Biết tích hợp các kiến thức Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: Tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình bài dạy
 1. Kiểm tra bài cũ: ( )
- Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ?
 2. Bài mới: ( )
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu các đề bài nghị luậnvề một vấn đề tư tưởng đạo lí. ( )
GV: Cho HS đọc các đề bài SGK ( T.51,52)
GV: Các đề bài có điểm gì giống nhau? Chỉ ra sự giống nhâu đó?
GV: Đề có mệnh lệnh cần thiết khi đối tượng nghị luận là một tư tưởng thể hiện trong một truyện ngụ ngôn.
- Khi đề chỉ nêu lên một tư tưởng đạo lí là đã ngầm ý đòi hỏi người viết bài nghị luận lấy tư tưởng, đạo lí ấy làm nhan đề để viết một bài nghị luận.
GV: Em hãy tự nghị ra một số đề tương tự?
HS: Làm ra giấy nháp -> Trình bày.
GV: Nhận xét.
HĐ2: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. ( )
HS: Đọc đề bài
GV: Với đề bài này chúng ta cần lưu ý nhất những chữ nào?
HS: "Suy nghĩ"
GV: "Suy nghĩ " ở đây được hiểu như thế nào?
HS: Sự hiểu biết, đánh giá ý nghĩa của đạo lí " Uống nước nhớ nguồn ".
GV: Với đề này ta phải làm như thế nào? 
HS: Phải biết cách giải thích đúng câu tục ngữ, phải có kiến thức về đời sống, biế ... iấc ngủ bình yên
giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
->Sự yên tĩnh trang nghiêm gợi suy nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
-> Trực tiếp bộc lộ nỗi đau xót
Mai về Miền Nam...
 ... Chốn này.
- Tâm trạng lưu luyến, muốn hoá thân nhập vào cảnh vật ở bên lăng Bác 
2. Nghệ thuật
- Giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc
- Thể thơ 8 chữ, cách gieo vần không cố định...
- Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng
Ghi nhớ: (SGK T. 60)
IV. Luyện tập:
3. Củng cố (3')
	- GV hệ thống bài
	- HS liên hệ: lòng kính yêu, biết ơn, tự hào về Bác
 4. Hướng dẫn học ở nhà (2')
	- Học thuộc bài thơ + phần ghi chú
	- Làm tiếp phần luyện tập ( bài 2 - 60)
	- Chuẩn bị bài: Nghị luận về tác phẩm truyện...
 ngày soạn 	Ngày dạy: 91:
	 92:
Tiết 117
Nghị luận về tác phẩm truyện
(Hoặc đoạn trích)
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: 
Giúp HS: hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
 2. Kỹ năng: nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.
 3. Thái độ: Có ý thức tích hợp với Văn qua các văn bản Mùa xuân nho nhỏ, Viếng iăng Bác với Tiếng việt ở các bài đã học ( hoặc đoạn trích).
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: SGK, SGV, bài mẫu
	- HS: Chuẩn bị bài
III. Tiến trình dạy học
	1. Kiểm tra: Không
	2. Bài mới
* Giới thiệu bài (1'):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: ( ) 
GV: Giới thiệu khái quát về phần nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
HS: Đọc văn bản SGK
GV: Giải thích cho HS hiểu: vấn đề nghị luận chính là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận, là mạch ngầm sáng tạo nên tính thống nhất, chặt chẽ của bài văn
GV: Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?
GV: Hãy đặt một nhan đề khác thích hợp cho văn bản? 
HS: Thảo luận.
Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ...
GV: Vấn đề nghị luận được thể hiện ở những câu nào trong văn bản?
GV: Vấn đề đó được viết triển khai qua những luận điểm nào? Tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản?
HS: Thảo luận nhóm
- Đại diện trình bày
GV: Đối chiếu - Nhận xét
GV: Để khẳng định các luận điểm người viết đã dẫn dắt. phân tích, chứng minh như thế nào?
GV: Nhận xét về các luận cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ từng luận điểm?
HS: Đọc ghi nhớ
HĐ2: Luyện tập ( )
HS: Đọc đoạn văn SGK ( T.64)
GV: Vấn đề nghị iụân của đoạn văn ìa gì ?
GV: Các ý kiến ấy giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật lão Hạc?
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1. Đọc văn bản: (SGK T. 61, 62)
+ Vấn đề nghị luận: Những phẩm chất đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long
"Dù được miêu tả nhiều hay ít... ấn tượng khó phai mờ."
* Câu chủ đề nêu luận điểm: 
- Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình
- Những thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi "thèm người", lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.
- Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thể những người thanh niên hiếu khách và sôi nổi lại rất khiêm tốn
* Những câu cô đúc vấn đề nghị luận:
- Cuộc sống của chúng ta... thật đáng tin yêu
* Ghi nhớ (SGK T 63)
II. Luyện tập
- Vấn đề nghị luận:
Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của lão Hạc và vẻ đẹp của nhân vật này
- Những ý kiến chính :
=> Việc giải quyết giữa cái sống và cái chết
+ Lão Hạc lựa chọn cái chết 
+ Lão đã chết một cách cao ngạo và thảm khốc
+ Cái chết của lão khiến ta đau đớn nhận ra tình phụ tử thiêng liêng...
+ Lão đã dùng cái chết của mình để lấy cái sống cho đứa con trai...
+ Đó là một lựa chọn tột cùng đau đớn ...
=> một nhân cách đáng kính trọng, một tấm lòng hi sinh cao qúy 
 3. Củng cố (3')
 - Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 - Những nhận xét, đánh giá trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) phải đảm bảo yêu cầu gì?
 4. Hướng dẫn học ở nhà (2') 
 - Đọc các văn bản trong bài
 - Học thuộc phần ghi nhớ
 - Chuẩn bị bài: Cách làm bài nghị luận về Tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
* Yêu cầu: - Đọc kĩ các đề bài. Tìm hiểu các đề bài 
	 - Tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập dàn bài cho đề bài (ở phần các bước làm bài nghị luận SGK T. 65)
ngày soạn Ngày dạy: 91:
	 92:
Tiết 119
Cách làm bài nghị luận
về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: 
Giúp HS: Biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng các yêu cầu đã học ở tiết trước.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hiệncác bước khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), cách tổ chức triển khai các luận điểm
 3. Thái độ: Có ý thức tích hợp với Văn qua các văn bản Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác , với Tiếng Việt ở các bài đã học ( hoặc đoạn trích )
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: SGK, SGV
	- HS: Chuẩn bị bài
III. Tiến trình dạy học
	1. Kiểm tra: (5')
	- Những nhận xét, đánh giá vvề tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) phải đảm bảo yêu cầu gì?
	2. Bài mới
* Giới thiệu bài (1'):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: ( ) 
HS: Đọc đề bài ở phần I
GV: Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
GV: Các suy nghĩ, phân tích trong các đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào?
GV: Đây có phải là hai "kiểu" nghị luận không?
HS: Đọc đề bài (SGK T. 65)
HS : Xác định yêu cầu của đề bài
GV: Với đề bài này, yêu cầu làm rõ những ý nào?
GV: Yêu cầu HS đọc kĩ từng phần mở bài, thân bài, kết bài trong mục lập dàn bài SGK
GV: Nêu yêu cầu cơ bản của từng phần trong một bài nghị luận về một tác phẩm truyện?
HS: Đọc phần viết bài trong SGK
GV: Nhấn mạnh với HS: bài văn cần có những cảm nhận, đánh giá về đặc điểm nổi bật của nhân vật, về đặc sắc trong phong cách thể hiện của nhà văn, các luận điểm của bài văn phải được phân tích, chứng minh bằng dẫn chứng cụ thể, sinh động trong tác phẩm.
GV: Mục đích của phần đọc lại bài viết và sửa chữa?
HS: Đọc ghi nhớ SGK (T 68)
HĐ4: ( )
HS: Đọc đề bài (SGK T.68)
HS: Viết phần mở bài và một phần thân bài
HS: Trình bày ->Nhận xét 
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
* Đọc các đề bài (SGK T. 65)
- Những vấn đề nghị luận
+ Thân phận người phụ nữ...
+ Diễn biến cốt truyện
+ Thân phận Thuý Kiều
+ Đời sống tình cảm
II. Các bước làmbài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "làng' của Kim Lân
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Yêu cầu: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lâm (Tình yêu làng quyện với lòng yêu nước)
- Tìm ý: 
+ Nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai
+ Tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước của ông Hai
+ Những chi tiết nghệ thuật...
2. Lập dàn bài:
3. Viết bài:
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
* Ghi nhớ (SGK T. 68)
IV. Luyện tập
Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao
3. Củng cố (3')
- Nhắc lại nội dung các phần của bài nghị luận về một tác phẩm (hoặc đoạn trích)
4. Hướng dẫn học ở nhà (2')
	- Học thuộc phần ghi nhớ. Làm tiếp phần luyện tập (SGK T. 68)
	- Chuẩn bị giờ sau luyện tập làm bài văn nghị luận về một tác phẩm...
ngày soạn Ngày dạy
Tiết 120
Luyện tập bài văn nghị luận
về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: 
Giúp HS: Củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước. 
 2. Kỹ năng: Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành thạo thêm kĩ năng tìm ý, lập ý. Kĩ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 3. Thái độ: Nhận định đánh giá về một tác phẩm văn học.
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: SGK, SGV, bảng phụ
	- HS: Chuẩn bị bài
III. Tiến trình dạy học
	1. Kiểm tra: 
	- Nhắc lại các bước làm bài nghị luận về tác phảm truyện (hoặc đoạn trích)?
	2. Bài mới
* Giới thiệu bài 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: 
GV: Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của h/s
HS: Đọc phần ghi nhớ (SGK T. 68)
HĐ2: 
HS: Đọc đề bài (SGK T. 68)
HS: Nêu yêu cầu? (Lập dàn ý chi tiết)
GV: Đề yêu cầu nêu lên vấn đề gì?
HS: Cảm nhận về đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng: hoàn cảnh lịch sử, nhân vật ông Sáu, bé Thu, tình cha con, nghệ thuật của đoạn trích.
GV: Cần chú ý đến các từ nào trong đề để định hướng đúng phương hướng làm bài?
HS: Cảm nhận
HS: Lập dàn ý? 
HS: Hoạt động nhóm
 - Đại diện trình bày -> Nhận xét
GV: Nhận xét - đối chiếu ( bảng phụ )
HS: Lập dàn ý chi tiết dựa trên dàn ý đại cương 
HS: Trình bày dàn ý -> Nhận xét
GV: Nhận xét
I. Chuẩn bị ở nhà
II. Luyện tập trên lớp
Đề bài:
Cảm nhận của em về đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng
* Lập dàn bài
a. Mở bài:
- Giới thiệu đoạn trích"Chiếc lược ngà"
- Hoàn cảnh lịch sử -> Tình cha con
b. Thân bài:
- Nêu những nhận xét về hai nhân vật ông Sáu và bé Thu
- Những đặc điểm cụ thể của tình cha con trong từng nhân vật
- Nghệ thuật tạo tình huống, cách trần thuật, cách lựa chọn chi tiết
c. Kết bài:
- Nhận định, đánh giá chung về đoạn trích
3. Củng cố (3')
 - HS nhắc lại yêu cầu của từng phần mở bài, thân bài, kết bài của một bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
4. Hướng dẫn học ở nhà (2')
 - Xem lại cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí và tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
 - Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà .
Tiết: Viết bài tập làm văn số 6
1. Đề bài: Suy nghĩ của em về đoạn trích "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang
 Sáng.
 2. Đáp án - biểu điểm 
Đáp án:
	a. Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn "Chiếc lược ngà"
	b. Thân bài: 
	- Nêu những nét chính về hai nhân vật ông Sáu và bé Thu
	 + Những ngày ông Sáu ở nhà
	 + Ngày chia tay
	 + Những ngày ông Sáu trở về đơn vị
	- Suy nghĩ về việc làm của ông Sáu đối với con
	- Nghệ thuật tạo tình huống, cách trần thuật...
	c. Kết bài:
	- Nhận định, đánh giá chung về tác phẩm
Biểu điểm
Điểm 9 -10: Bài viết đúng thể loại, đủ nội dung, cảm nhận sâu sắc, diễn đạt lưu loát, bài viết có cảm xúc, không mắc lỗi.
Điểm 7- 8: Bài viết đúng thể loại, đủ nội dung, cảm nhận khá sâu sắc, diễn đạt tương đối lưu loát, bài viết có cảm xúc, còn mắc một số lỗi thông thường.
Điểm 5- 6: Bài viết đủ nội dung song chưa sâu, đúng thể loại, còn mắc một số lỗi.
Điểm 3- 4: Bài viết còn thiếu ý, còn mắc các lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ... hoặc bài viết còn sơ sài...
Điểm 1 - 2: Bài viết quá sơ sài, thiếu nhiều ý, hoặc diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 9(46).doc