Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 124: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 124: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

 Tiết 124 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 Giúp HS:

 - Kiến thức: Hiểu rõ thế nào là bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? Nắm vững các yêu cầu đối với bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tiếp kiểu bài này ở tiết tiếp theo.

 - Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bước khi làm văn nghị luận tác phẩm văn học, cách tổ chức triển khai luận điểm. Bước đầu rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 - Thái độ: GD HS ý thức vận dụng vào việc làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

B. CHUẨN BỊ.

 GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, bảng phụ, .

 HS : Học bài cũ, chuẩn bị theo nội dung bài học, làm trước các bài tập.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 897Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 124: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .............................
Ngày dạy: ...............................
 Tiết 124 Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
 - Kiến thức: Hiểu rõ thế nào là bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? Nắm vững các yêu cầu đối với bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tiếp kiểu bài này ở tiết tiếp theo.
 - Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bước khi làm văn nghị luận tác phẩm văn học, cách tổ chức triển khai luận điểm. Bước đầu rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Thái độ: GD HS ý thức vận dụng vào việc làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
B. Chuẩn bị.
 GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, bảng phụ, ...
 HS : Học bài cũ, chuẩn bị theo nội dung bài học, làm trước các bài tập.
C. hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
 Hãy trình bày cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Hoạt động 2. Dẫn vào bài: (...)
Hoạt động 3. Nội dung bài học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
- HS đọc văn bản "Khát vọng hoà nhập dâng hiến cho đời".
? Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? 
? Tìm những luận điểm về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?
- HS xác định các LĐ, luận cứ và phát biểu.
? Người viết trình bày những nhận xét đánh giá về khía cạnh nào của bài thơ ?
? Bài thơ trên tác giả đã khai thác nội dung, nghệ thuật dựa trên yếu tố nào? Em có nhận xét gì về các yếu tố đó? 
? Hãy xác định bố cục của bài văn này.
? Em có nhận xét gì về bố cục của bài văn.
? Nếu chỉ đưa ra hình ảnh ngôn ngữ về mùa xuân đã trở thành bài văn nghị luận chưa? Cần phải có những yếu tố nào nữa? 
? Qua tìm hiểu bài văn em rút ra được gì về NL đoạn thơ, bài thơ?
- HS đọc ghi nhớ.
? Ngoài các luận điểm trong bài văn trên hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm khác về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ."
- GV gợi ý HS phát hiện thêm về các LĐ.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
 1. Phân tích mẫu: 
VB: "Khát vọng hoà nhập dâng hiến cho đời "
* Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân, tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".
* Hệ thống luận điểm, luận cứ.
- Hình ảnh mùa xuân mang nhiều tầng nghĩa .
- Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của tác giả: 
+ Đó là dòng sông xanh, bông hoa tím, lộc "giắt đầy trên lưng" người ra trận .... 
+ Đó là tiếng chim chiền chiện lảnh lót vang trời .
+ Đó là sức xuân "đi lên phía trước" của đất nước.
- Từ rung cảm thiết tha trước vẻ đẹp của mùa xuân quê hương, đất nước, nhà thơ bộc lộ một nguyện ước chân thành: 
+ Khát vọng được hoà nhập, được dâng hiến. 
+ Sự khiêm nhường, tự tin, tự hào của con người ý thức sâu sắc về giá trị cuộc đời, về hạnh phúc của hiến dâng và đón nhận.
* Nhận xét: 
- Người viết trình bày đánh giá nhận xét của mình về nội dung và nghệ thuật.
- Phân tích đánh giá các yếu tố ngôn từ giọng điệu hình ảnh một cách cụ thể.
* Bố cục
- Mở bài: Đoạn 1
- Thân bài: Đoạn 2,3,4
- Kết bài: Đoạn 5
->Bố cục ba phần chặt chẽ liên kết từ nhiên về ý và diễn đạt
- Diễn đạt: Bình, phân tích cái hay, cái đẹp của khổ thơ, đoạn thơ. Lời văn gợi cảm toát lên từ rung động sâu sắc của tác giả.
2. Kết luận
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
Ví dụ: 
- Bài thơ mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ giàu nhạc điệu.
- Bức tranh mùa xuân của bài thơ.
- Mùa xuân của giai điệu ngọt ngào, tình tứ, sâu lắng trong dân ca xứ Huế.
Hoạt động 4 Hướng dẫn hoạt động tiếp nối
 - GV củng cố và nhấn mạnh lại kiến thức phần ghi nhớ, yêu cầu HS về nhà học thuộc.
 - HS soạn bài: Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: .............................
Ngày dạy: ...............................
 Tiết 125 Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
- Kiến thức: Biết cách viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu của bài nghị luận văn học; Có ý thức thực hiện lập dàn ý, bày tỏ ý kiến trước một tác phẩm .
- Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bước khi làm văn nghị luận tác phẩm văn học, cách tổ chức triển khai luận điểm .
- Thái độ: GD HS ý thức vận dụng vào việc làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
B. Chuẩn bị.
 GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, bảng phụ, ...
 HS : Học bài cũ, chuẩn bị theo nội dung bài học, làm trước các bài tập.
C. hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
 - Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
 - Yêu cầu về nội dung và hình thức của kiểu bài này ntn? 
Hoạt động 2. Dẫn vào bài: (...)
Hoạt động 3. Nội dung bài học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
- HS đọc các đề trong phần I
- GV hướng dẫn tìm hiểu các dạng đề NL
? Đối tượng nghị luận là gì ? 
? Các đề bài trên có cấu tạo ntn? 
? So sánh sự giống và khác nhau giữa các đề? 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
- Gọi 1 HS đọc lại bài "Quê hương"- Tế Hanh (N.Văn 8)
? Đề yêu cầu nghị luận về vấn đề gì ? 
? Phương pháp NL đề yêu cầu là gì? Tư liệu lấy ở đâu 
- Tư liệu bổ sung: vốn sống và các bài thơ về quê hương đất nước của Giang Nam, Đỗ Trung Quân, ...
? Đề yêu cầu NL về những khía cạnh nào của bài thơ? Em sẽ NL về nội dung, NT bài thơ ntn? 
? Với đề bài như trên, em hãy trình bày dàn bài sơ lược của đề? 
- GV có thể cho HS đọc tham khảo dàn ý trong SGK hoặc dùng bảng phụ.
- Dựa vào dàn bài đã lập viết thành bài văn.
- Đọc lại để sửa lỗi diễn đạt, chính tả
- Gọi 1 HS đọcVB: Quê hương trong tình thương nỗi nhớ
? Xác định bố cục của văn bản? 
TG đã nx về ty trong bài thơ Quê hương ntn? 
? Những nhận xét chính về tình yêu quê hương trong phần TB được trình bày ntn? 
? Những suy nghĩ ý kiến ấy được diễn dẫn dắt khẳng định bằng cách nào?
? Các phần được liên kết với nhau ntn? 
? Qua phân tích ví dụ em rút ra được những gì về các yêu cầu cơ bản để làm tốt bài NL? 
- HS đọc to phần ghi nhớ, GV nhấn mạnh.
? Phân tích khổ thơ đầu bài "Sang thu"
I. Đề bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
 1. Xét ví dụ:
 8 đề bài SGK
- Đối tượng: Hình tượng thơ, một đoạn thơ, cả bài thơ.
a. Cấu tạo: Có 2 cách cấu tạo:
C1: Cấu tạo đề không kèm theo từ mệnh lệnh cụ thể (đề 4, 7)
C2: Cấu tạo đề kèm theo từ mệnh lệnh cụ thể như yêu cầu "phân tích, cảm nhận, suy nghĩ.." (các đề còn lại)
b. So sánh.
- Giống: Yêu cầu phải NL về một đoạn thơ, bài thơ.
- Khác: "Phân tích" yêu cầu nghiêng về PP nghị luận; "Cảm nhận" yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ người viết; "Suy nghĩ" yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết.
II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh.
 a. Tìm hiểu đề, tìm ý.
 * Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương
- PP NL: phân tích
- Tư liệu: Bài thơ "Quê hương" - Tế Hanh
 * Tìm ý: 
- Nội dung: Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị, ...
- NT: Cách miêu tả chọn lọc, hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu.
 b. Lập dàn ý
* Mở bài: Giới thiệu bài thơ "Quê hương" và vấn đề NL là tình yêu quê hương trong bài thơ.
* Thân bài: 
- ND: Khái quát chung đó là một tình yêu tha thiết trong sáng đậm chất lý tưởng lãng mạn:
+ Cảnh dân chài bơi thuyền ra sông đánh cá.
+ Cảnh thuyền cá về bến
+ Nỗi nhớ làng quê biển.
- NT: thể thơ, nhịp, vần, cấu trúc, ngôn từ, bút pháp hình ảnh.
* Kết bài: Cả bài thơ là khúc ca quê hương trong sáng chân thành say đắm. 
 c. Viết bài: 
d. Đọc lại và sửa chữa: 
 2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm
Văn bản: Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ.
* Nhận xét: 
- Bố cục văn bản mạch lạc, chặt chẽ
+ Mở bài: (Từ đầu đến ...rực rỡ): Giới thiệu chung về đời thơ Tế Hanh và khởi đầu thành công.
+ Thân bài: (Tiếp ....thành thực của Tế Hanh): Nêu nhận xét, đánh giá về thành công của bài thơ.
+ Kết bài: (Phần còn lại): Khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ
* Nhận xét về tình yêu quê hương:
- Nhà thơ viết quê hương bằng cả tình yêu tha thiết trong sáng đầy thơ mộng của mình.
- Những hình ảnh đẹp như mơ đầy sức mạnh khi ra khơi.
- Cảnh trở về tập nập no đủ.
- Vẻ đẹp dung dị của người dân chài
- Hình ảnh ngôn từ bài thơ giàu sức gợi cảm thể hiện một tâm hồn phong phú, rung động tinh tế.
- Những suy nghĩ ý kiến của người viết luôn được gắn bó với sự phân tích bình giảng cụ thể, hình ảnh ngôn từ giọng điệu.
- Các phần được nối kết một cách chặt chẽ, tự nhiên làm nên sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa của bài thơ.
* Ghi nhớ: SGK 
III. Luyện tập
- Cảm nhận mùa thu qua các giác quan: Khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình)
- Các biện pháp NT: nhân hoá, “hương ổi - phả, sương chùng chình” miêu tả “gió se, tu từ NT...
Hoạt động 4 Hướng dẫn hoạt động tiếp nối
 - GV củng cố và nhấn mạnh lại kiến thức phần ghi nhớ, yêu cầu HS về nhà học thuộc.
 - Lập dàn ý chi tiết cho đề bài phần luyện tập.
 - Soạn bài: "Mây và sóng"
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: .............................
Ngày dạy: ...............................
 Tuần 28 Bài 26
 Tiết 126 	 Mây và sóng
 	 	R. Ta-go 
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
- Kiến thức: Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. Thấy được đặc sắc nghệ thuật của lối thơ văn xuôi, trong lời kể có xen đối thoại, cách xây dựng hình ảnh thiên nhiên.
- Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ thơ. 
- Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm gia đình.
B. Chuẩn bị.
 GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo, tranh chân dung tác giả. 
 HS : Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. Tiến trình trên lớp.
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
 - Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ "Nói với con"
 - Người cha qua việc tâm tình trò chuyện dặn dò con muốn thể hiện và gửi gắm điều gì? 
Hoạt động 2. Dẫn vào bài: (...)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 3. Tìm hiểu chung văn bản
? Nêu những nét tóm tắt về nhà thơ Ta-go
- GV hướng dẫn HS đọc: chú ý các câu thơ văn xuôi dài.
- GV cùng HS toàn bài 1-2 lần, GV kiểm tra một số từ khó.
? Em có nhận xét gì về thể thơ?
? Bài thơ có bố cục mấy phần? ND của từng phần là gì?
Hoạt động 4. Phân tích bài thơ.
- HS đọc phần 1 của bài thơ
? Trong cuộc trò truyện của em bé với mây
mây đã nói với em bé những gì? 
? Đó là một trò chơi theo em có đáng tham dự hay không? Vì sao? 
? Em bé có nhu cầu gì khi nói: "Nhưng làm thế nào mình lên đó được"?
? Nhưng em bé lại nói rằng: "Mẹ mình đang đợi ở nhà... đến được". Lời nói đó cho thấy em bé đã có sự lựa chọn ntn? 
? Em hiểu gì qua sự lựa chọn của em bé? 
? ở nhà với mẹ em bé đã tưởng tượng ra trò chơi ntn? 
? Vì sao em bé tin rằng trò chơi của em thú vị hơn? 
? Vì sao em có thể tưởng tượng một trò chơi như thế?
? Theo em người mẹ sẽ có thái độ ntn về trò chơi này của con? 
- Mẹ vui và biết ơn con, hy vọng hơn về lòng hiếu thảo của con.
? Phần sáng tạo thơ trong đoạn này là gì? 
- HS đọc phần 2 
? Sóng đã nói với em bé những gì? 
? Theo em đó là một trò chơi ntn? 
? Em bé muốn gì từ câu trả lời: "Nhưng làm sao mà mình ra ngoài đó được"? Nhưng rồi em bé đã quyết định ntn?
? ở nhà với mẹ em bé đã nghĩ ra trò chơi nào? 
? Vì sao em bé nghĩ được trò chơi ấy? 
? Bạn có nghĩ rằng trò chơi lần này của em bé hấp dẫn hơn trò chơi lần trước em bé tưởng tượng không? vì sao?
- Hay hơn, hấp dẫn hơn vì sóng đưa cả hai mẹ con đến bến bờ xa lạ...
? Trò chơi của em bé gợi cho em nghĩ gì về tình mẹ? 
? Phần sáng tạo ở đoạn thơ này là gì? 
Hoạt động 5. Tổng kết
- GV tổng kết về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. 
- Gọi 1 HS đọc to phần ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung
 1. Sơ lược về tác giả , tác phẩm
- Ra-bin-đra-nat Ta-go (1861 - 1941) nhà thơ hiện đại lớn nhất của ấn Độ. 
- Thơ ông thể hiện tinh thần dân tộc, dân chủ sâu sắc tinh thần nhân văn cao cả.
- "Mây và Sóng" in trong tập "Trăng non"
 2. Đọc, giải thích từ khó
 3. Cấu trúc văn bản.
- Thể thơ: Tự do (gần văn xuôi) các câu dài ngắn tự do, ít vần nhịp điệu linh hoạt
- Bố cục: 2 phần
+ P1: Từ đầu ... "xanh thẳm": Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
+ P2 : Còn lại: Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
II. Phân tích bài thơ: 
 1. Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
- Mây nói với em bé: "Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà ... vầng trăng bạc".
-> Đó là một trò chơi rất đáng tham dự vì nó diễn ra tự do, vui vẻ trên bầu trời cao rộng có cả trăng bạc làm bạn.
- Muốn đi chơi cùng mây.
- Không đi chơi mà ở nhà với mẹ
=> Yêu mây nhưng vẫn yêu mẹ hơn, là đứa con ngoan hiếu thảo.
- Chơi với mẹ: "Con là mây ... xanh thẳm"
-> Vì trong trò chơi này em bé sẽ có cả mây, bầu trời và mẹ
=> Em bé yêu thiên nhiên nhưng yêu mẹ hơn cả.
*NT: Sử dụng đối thoại và độc thoại, các hình ảnh được xây dựng bằng trí tưởng tượng bay bổng.
 2. Cuộc trò chuyện của em với sóng và mẹ.
- Sóng nói với em bé: "Bọn tớ ca hát... nâng đi"
- > Lời rủ cùng dạo chơi trên biển, đó là trò chơi không gian rộng, hấp dẫn và lý thú.
- Muốn cùng sóng vui chơi trên biển nhưng quyết định không đi chơi mà ở nhà với mẹ.
- Chơi với mẹ: Làm sóng lăn vào lòng để bí mật đưa mẹ đi khắp nơi, con là sóng còn mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ ... ta ở chốn nào.
-> Vì em bé rất yêu mẹ nhưng cũng yêu biển cả.
->Tình mẹ là niềm vui lớn nhất của con trẻ
*NT: Lặp lại cách sáng tạo ở đoạn trước nhưng thay đổi không gian.
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 4 Hướng dẫn hoạt động tiếp nối
	- GV củng cố khắc sâu về ND, NT bài thơ, yêu cầu HS về nhà học thuộc bài thơ. 
 - Nhắc HS soạn bài: Ôn tập về thơ

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 124126.doc