Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 136, 137: Bến quê (Nguyễn Minh Châu)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 136, 137: Bến quê (Nguyễn Minh Châu)

BẾN QUÊ

 (Nguyễn Minh Châu)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp HS:

 - Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mạng tính chất trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.

 - Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: tạo tình huống nghịch lý, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp tự sự, trữ tình và triết lý.

 * Trọng tâm:

+ Tiết 1: Đọc tìm hiểu hoàng cảnh gắn với nhân vật chính.

+ Tiết 2: Tâm trạng nhân vật Nhĩ.

 * Chuẩn bị:

 + GV: Bài soạn, tranh “Bến quê” , tranh tác giả.

 + HS: Đọc – tóm tắt truyện – trả lời câu hỏi SGK.

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 136, 137: Bến quê (Nguyễn Minh Châu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22 / 3
Ngày dạy : 24 / 3
Tuần 28
Tiết: 136 - 137
BẾN QUÊ
	(Nguyễn Minh Châu)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Giúp HS:
	- Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mạng tính chất trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.
	- Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: tạo tình huống nghịch lý, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp tự sự, trữ tình và triết lý.
	* Trọng tâm: 
+ Tiết 1: Đọc tìm hiểu hoàng cảnh gắn với nhân vật chính.
+ Tiết 2: Tâm trạng nhân vật Nhĩ.
	* Chuẩn bị: 
	+ GV: Bài soạn, tranh “Bến quê” , tranh tác giả.
	+ HS: Đọc – tóm tắt truyện – trả lời câu hỏi SGK.
II. NỘI DUNG LÊN LỚP
1. Ổn Định Lớp	
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Tổ Chức Đọc – Hiểu Văn Bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Ø Hoạt động 1: 
Tìm hiểu tác giả – tác phẩm.
- HS đọc chú thích (SGK).
- GV giới thiệu thêm về tác giả và tác phẩm.
Ø Hoạt động 2: 
Hướng dẫn đọc – kể.
- GVhướng dẫn cánh đọc, dọc mẫu 1 đoạn.
- Gọi HS đọc tiếp + kết hợp giải nghĩa từ khó.
Hỏi: Em hãy tóm tắt nội dung trong truyện?
- HS nhận xét, GV nhận xét, bổ sung.
Ø Hoạt động 3: 
Hướng dẫn phân tích phần 1.
Hỏi: Truyện được trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật nào?
Hỏi: Nhân vật chính của truyện là ai? (Nhĩ).
Hỏi: Nhân vật Nhĩ ở vào hoàn cảnh như thế nào?
Hỏi: Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhầm thể hiện điều gì?
(Tạo tình huống nghịch lí để chiêm nghiệm một triếc lí về đời người, về cuộc đời, cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghich lí ngẫu nhiên, vượt ra ngoài dự định và ước muốn cả những hiểu biết và toan tính của con người. Mang tính trải nghiệm của cả đời người).
Hỏi: Trong hoàn cảnh đặc biệt ấy, nhân vật Nhĩ vẫn có cảm xúc, suy nghĩ về những điều gì?
Hỏi: Cảnh vật thiên nhiên được miêu tả qua cái nhìn và cảm xúc của nhân vật Nhĩ như thế nào?
Hỏi: Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả cảnh vật của tác giả và nêu tác dụng của cách miêu tả ấy?
(Trình tự miêu tả: từ gần đến xa => tạo thành một không gian có chiều sâu rộng)
Hỏi: Hãy nêu cảm nhận của em về cảnh vật thiên nhiên qua cái nhìn của nhân vật Nhĩ?
- GV khái quát tiết 1, gợi mở tiết 2.
Ÿ Hướng dẫn về nhà:
- Đọc kĩ truyện.
- Trả lời câu hỏi 3 -> 6.
- Làm bài tập và luyện tập (SGK)
Ø Hoạt động 4: 
Hướng dẫn phân tích phần 2.
Hỏi: em hãy đọc lại những câu văn thể hiện sự cảm nhận của nhân vật Nhĩ về Liên (vợ của anh) trong truyện ngắn?
Hỏi: Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời Nhĩ đã nhìn thấy gì trong khung cửa sổ và anh khao khát điều gì?
Hỏi: Vì sao anh lại có điều khát khao ấy? Điều đó có ý nghĩa gì?
(Vì Nhĩ biết mình sắp phải từ giã cõi đời -> trong anh bừng dậy niềm khao khát vô vọng).
(Vì cảnh vật đẹp, bình dị và gần gũi mà bây giờ anh mới nhận ra nhưng anh hiểu rằng mình sắp từ giã cõi đời Điều ước muốn ấy chích là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống – những giá trị thường bị người ta lãng quên khi sự ham muốn xa vời lôi cuốn. Với Nhĩ lại là lúc cuối đời sự thức tỉnh xen lẫn niềm ân hận, xót xa).
GV đọc: “Họa chăng  giải thích hết”.
Hỏi: Không thể thực hiện được điều mình muốn, Nhĩ đã nhờ cậy vào ai? (đứa con).
Hỏi: Nhưng rồi, Nhĩ có thực hiện được ước muốn của mình không? Vì sao?
(Vì đứa con trai không hiểu được ước muốn của cha nên làm một cách miễn cưỡng và sau đó lại bị cuốn hút vào trò chơi cờ thế -> lỡ chuyến đò ).
Hỏi: Từ đó, Nhĩ đã suy ngẫm như thế nào về nghịch lý cuộc đời?
Hỏi: Em (cảm nhận) hiểu như thế nào về triết lý này của Nhĩ? 
Hỏi: Ở cuối truyện, tác giả miêu tả chân dung và cử chỉ của Nhĩ khác thường như thế nào? 
Hỏi: Em hãy giải thích ý nghĩa của các chi tiết ấy?
Hỏi: Em có nhận xét gì về ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu?
(Rất tinh tế khi miêu tả đời sống nội tâm nhân vật với diễn biến tâm trạng và thể hiên tư tưởng nhân đạo cao cả).
Hỏi: Tìm chi tiết, hoàn cảnh vừa mang ý nghĩa biểu tượng trong bài.
(Hình ảnh bãi bồi trên sông và khung cảnh thiên nhiên, vẻ đẹp gần gũi đời thường, thân thuộc, là quê hương xứ sở.
- Hình ảnh hoa bằng lăng cuối mùa, tảng đất lở  -> Sự sống của Nhĩ ở vào những ngày cuối cùng.
- Đứa con trai sa vào chơi cờ -> cái vòng vèo, chùng chình trên đường đời.
- Cử chỉ kì quặc của Nhĩ ở cuối truyện -> thức tỉnh mọi người.
GV liên hệ đặc sắc truyện của Nguyễn Minh Châu giai đoạn này.
Ø Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết.
Hỏi: Phương thức biểu đạt của văn bản này là phương thức gì?
Hỏi: Nét chính trong nội dung, nghệ thuật của văn bản?
HS đọc ghi nhớ SGK.
Hỏi: Tìm trong văn bản đoạn văn chứa suy ngẫm, triết lí của tác giả và nêu cảm nhận của em về đoạn văn này?
Cho HS đọc ghi nhớ SGK.
Ø Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập.
Gọi HS miêu tả bức tranh.
HS làm bài tập phần luyện tập SGK.
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong đoạn đầu của truyện?
- Nêu cảm nghĩ về đoạn văn: “Không khéo  giải thích hết”?
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989), quê ở Nghệ An.
- Là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
2. Tác phẩm
Xuất bản năm, in trong tập thơ “Bến quê”.
3. Đọc, kể.
a. Đọc.
b. Kể.
II. PHÂN TÍCH
1. Cảm nhận của nhân vật Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Hoa bằng lăng cuối mùa trở nên đậm sắc hơn.
- Sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.
- Vòm trời cũng như cao hơn.
- Những tia nắng sớm, 
- Vùng phù sa nhô ra một màu vàng thau xen màu xanh non.
=> Vẻ đẹp trù phú, đầy màu sắc.
2. Những suy ngẫm của Nhĩ về đời người, về cuộc đời.
a. Cảm nhận của nhân vật Nhĩ về Liên.
- Nhận ra sự tần tảo, tình yêu thương và đức hy sinh thầm lặng của vợ.
- Biết ơn sâu sắc.
a. Niềm khao khát của Nhĩ.
- Được đặt chân lên bãi bồi bên kia bến sông.
=> Ước muốn bình dị mà gần gũi, thân thuộc.
c. Suy gẫm về cuộc đời.
- Con người trên đường đời thật khó tránh khỏi những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình.
=> Cuộc sống và số phận con người chứa đầy nghịch lí, vượt ra ngoài dự định ước muốn -> mang tính trải nghiệm cuộc đời.
- Cử chỉ: Giơ cánh tay gầy guộc  khoát khoát  ra hiệu 
=> Thức tỉnh mọi người dứt ra khỏi cái vòng vèo chùng chình trên đường đời, hướng tới những giá trị đích thực, giản dị, gần gũi và bền vững 
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung: Suy ngẫm về cuộc đời và thức tỉnh sự trân trọng những vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hương.
2. Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí tinh tế và xây dựng nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng.
VI. LUYỆN TẬP
Nội dung miêu tả.
4. Củng cố:
- Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh thiên nhiên qua cảm nhận của Nhĩ .
- Những suy ngẫm của nhân vật Nhĩ về người, về cuộc đời.
5. Hướng dẫn học bài:
	- Suy nghĩ của em sau khi học xong truyện ngắn “Bến quê”.
	- Hoàn thành bài tập phần luyện tập.
	- Chuẩn bị bài “Ôn tập phần tiếng Việt”
@&?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_ngu_van_9_tiet_136_137_ben_que_nguyen_minh_c.doc