Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 146 đến tiết 130

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 146 đến tiết 130

Tiết : 136 Văn bản (Hướng dẫn đọc thêm ) ND : 11/03/10

BẾN QUÊ

 ( Nguyễn Minh Châu)

A. Mục tiêu cần đạt :

 1. Kiến thức : cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quí giá những gì gần gũi của quê hương, gia đình.

 2. Kĩ năng: phân tích tác phẩm truyện có sự kết các yếu tố : từ sự, trữ tình và triết lí.

3. Thái độ :Tình yêu quê hương, yêu cuộc sống, yêu gia đình.

B. Chuẩn bị :

- GV : Soạn bài, bảng phụ.

-HS : Soạn bài chu đáo ở nhà.

C. Tiến trình hoạt động :

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số của lớp.

2. Bài cũ :Đọc thuộc lòng bài thơ Sang thu và phân tích câu thơ gợi nhất của bài về cảm nhận tinh tế của nhà thơ khi tả cảnh thiên nhiên chuyển từ hạ sang thu?

 Hai câu cuối của bài thơ, tác giả đã gửi gắm triết lí gì? Phân tích.

3. Bài mới: * Giới thiệu :Qua việc miêu tả cảnh đất trời chuyển mùa từ hạ sang thu, nhà thơ đã gử gắm một triết lí sông về cuộc đời. Nhà văn Minh Châu cũng gửi gắm triết lí ấy nhưng lại qua việc miêu tả những điều đời thường nhất. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều ấy qua đoạn trích

 * Tiến trình bài dạy :

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 146 đến tiết 130", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 29	 NS : 09/03/10
Tiết : 136 Văn bản (Hướng dẫn đọc thêm )	 ND : 11/03/10
BẾN QUÊ 
	 ( Nguyễn Minh Châu)
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quí giá những gì gần gũi của quê hương, gia đình.
 2. Kĩ năng: phân tích tác phẩm truyện có sự kết các yếu tố : từ sự, trữ tình và triết lí.
3. Thái độ :Tình yêu quê hương, yêu cuộc sống, yêu gia đình.
B. Chuẩn bị :
- GV : Soạn bài, bảng phụ.
-HS : Soạn bài chu đáo ở nhà.
C. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2. Bài cũ :Đọc thuộc lòng bài thơ Sang thu và phân tích câu thơ gợi nhất của bài về cảm nhận tinh tế của nhà thơ khi tả cảnh thiên nhiên chuyển từ hạ sang thu? 
	 Hai câu cuối của bài thơ, tác giả đã gửi gắm triết lí gì? Phân tích.
3. Bài mới: * Giới thiệu :Qua việc miêu tả cảnh đất trời chuyển mùa từ hạ sang thu, nhà thơ đã gử gắm một triết lí sông về cuộc đời. Nhà văn Minh Châu cũng gửi gắm triết lí ấy nhưng lại qua việc miêu tả những điều đời thường nhất. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều ấy qua đoạn trích
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn tìm hiểu chung :
- HS đọc chú thích sao :
- Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Minh Châu và đoạn trích?
* Hướng dẫn đọc hiểu văn bản :
- Chú ý đọc với giọng trầm lắng, suy tư, xúc động.
- GV đọc -> HS đọc tiếp :
- Truyện kể về ai ? kể sự việc gì?
- Hãy tóm tắt đoạn trích ?
- GV khuyến khích HS tóm tắt : lớp nhận xét
- GV nhận xét :
- Treo bảng phụ (tóm tắt)
+ Gợi ý phân tích:
- Trong truyện tác giả xây dựng những tình huống nghịch lý, gay cấn ; Đó là những tình huống nào?
( Tình huống là hoàn cảnh mà nhân vật phải trải qua )
Xây dựng những tình huống đó , tác giả muốn thể hiện điều gì ?
- Khi phải nằm liệt giường như vậy , nhân vật Nhĩ đã có những cảm xúc và suy nghĩ như thế nào ?
- HS đọc đến “anh sẽ gọi con” :Nhĩ đã thấy gì qua cửa sổ ? Anh đã có cảm nhận như thế nào?
- HS đọc tiếp, đến “những ngày này” : - Trước cảnh đó anh có ước muốn gì? Nhưng con anh đã thế nào ?
- Ngoài cành thiên nhiên, Nhĩ còn cảm nhận điều gì nữa?
- Với Liên vợ anh , anh có cảm nhận gì?
- Với Tuấn, con anh, thì thế nào?
- Từ những cảm nhận trên, Nhĩ đã rút ra chiêm nghiệm điều gì về cuộc đời ?
- HS đọc đoạn cuối : “Con đò đã ” : Trong đoạn này Nhĩ có những hành động, cử chỉ gì?
- Điều đó có ý nghĩa gì?
* Hướng dẫn tổng kết :
- Văn bản có những đặc sắc gì về nghệ thuật ?
- Qua văn bản giúp em hiểu điều gì?
- HS trả lời 
- GV chốt ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ.
* Hướng dẫn luyện tập:
- HS đọc bài 1: Yêu cầu làm gì ?Có những câu văn tả cảnh nào ? 
I. Tìm hiểu chung :
1.Tác giả: SGK.
2. Tác phẩm : 1985
II. Đọc – hiểu văn bản :
 1. Đọc , từ khó:
 2.Tóm tắt: Nhĩ từng đi khắp nơi, nay phải nằm liệt giường vì căn bệnh hiểm nghèo. Lúc này anh mới nhận ra vẻ đẹp tính cách của vợ anh. Anh cũng cảm nhận vùng đất bên kia sông, một bến quê bình dị mà quyến rũ. Anh nhờ cậu con trai qua đó nhưng cậu ta không qua được. Anh mới chiêm nghiệm về đời người: khó ai tránh khỏi điều vòng vèo chùng chình .
 3. Phân tích :
 a) Tình huống truyện :
- Nhân vật Nhĩ đi nhiều nơi, nay nằm liệt giường
- Vợ, bến quê luôn thân thuộc, nay anh mới nhận ra vẻ đẹp của vợ, của quê hương .
=> Đời người luôn gặp những sự cố ngoài dự tính
 b) Cảm xúc , suy nghĩ của nhân vật Nhĩ :
* Cảnh thiên nhiên :
-Màu hoa bằng lăng cuối mùa .
-Màu nước sông Hồng.
- Sắc màu bãi bồi dưới nắng thu.
-> Tuy quen thuộc nhưng giờ mới thấy hết vẻ đẹp của nó.
- Anh nhờ con qua thăm, nhưng con anh qua không đến nơi.
* Cảm nhận về vợ, con :
- Liên, người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó cả đời, nay anh mới nhận ra vẻ đẹp tâm hồn vợ
- Tuấn, con anh, bây giờ anh mới thấy con lớn
* Chiêm nghiệm về cuộc đời: 
- Quê hương là nơi neo đậu của cuộc đời 
- Gia đình là nơi nương tựa bền vững 
- Đường đời khó tránh khỏi điều vòng vèo, chùng chình .
 c. Hình ảnh cuối truyện :
- anh đu mình, nhô người lên, giơ tay khoát khoát .
-> Cử chỉ gĩa từ cuộc đời ; ý muốn thức tỉnh mọi người .
III. Tổng kết.
- Tình huống nghịch lý giàu sức biểu hiện, hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, trần thuật theo tâm trạng nhận vật, miêu tả tâm lý tinh tế.
 - Trân trọng vẻ đẹp bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.
* Ghi nhớ: (108)
IV. Luyện tập.
 1. Nhận xét nghệ thuật miêu tả
	4. Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài ; ghi nhớ ; làm bài tập 2 
	- Soạn bài: “Ôn tập tiếng Việt”
Tuần : 29	 NS : 14/03/10
Tiết : 137 – 138 Tiếng Việt	 ND : 16/03/10
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT 
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về : khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý .
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức giải được các bài tập .
B. Chuẩn bị :
- GV : Soạn bài ; bảng phụ 
- HS : Soạn bài ; Giải trước bài tập 
C. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2. Bài cũ :Kiểm tra vở soạn của HS .
3. Bài mới: * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết học .
	 * Tiến trình bài dạy :
* Ôn phần khởi ngữ và các thành
 phần biệt lập:
- Thế nào là khởi ngữ? (đứng trước chủ ngữ , nêu đề tài nói trong câu)
- Thế nào là thành phần biệt lập ? (Không nằm trong cấu trúc câu , nhằm diễn đạt thái độ, cách đánh gía củøa người nói,)
- Có những thành phần biệt lập nào?
+ HS đọc bài 1: Nêu yêu cầu ?
- Bảng phụ: HS đọc từng cân và điền vào bảng 
- GV nhận xét : phát huy .
+ HS đọc bài 2 : Yêu cầu ?
- Đoạn văn giới thiệu tác giả, tác phẩm , có dùng khởi ngữ , thành phần tình thái ?
- HS viết nháp : 1 em đọc -> nhận xét 
- GV khái quát : phát huy .
* Hướng dẫn ôn tập về liên kết :
- Thế nào là liên kết ?
- Về hình thức có những phép liên kết nào? 
- Cho ví dụ trường hợp có dùng phép liên kết ?Chỉ ra phép liên kết gì?
* TIẾT 2 :_________________________
+ Bài cũ: - Kể tên các thành phần biệt lập?- Ví dụ câu có thành phần biệt lập, cho biết đó là thành phần gì?
* Hướng dẫn thực hành :
- HS đọc bài 1: Nêu yêu cầu ?
- Bảng phụ: (Bảng tổng kết)
+ HS đọc từng bài : 
- chỉ ra phép liên kết -> điền vào bảng 
+ HS đọc bài 3 : Yêu cầu ?
- HS xem lại đoạn văn mẫu tiết trước
-Chỉ ra nội dung cụ thể từng câu ?
- Về hình thức , giữa ba câu có những phép liên kết nào?
* Hướng dẫn ôn tập câu hàm ý :
- Hãy phân biệt sự khác nhau giữa nghĩa tường minh và hàm ý?
- HS đọc truyện : 
- Câu in đậm ở cuối truyện người ăn mày muốn nói ý gì?
- HS đọc bài 2: Yêu cầu?
- Câu trả lời của Nam có hàm ý gì?
-Vi phạm phương châm gì?(nói không đúng đề tài giao tiếp)
- Đọc b: Câu Huệ nói có hàm ý gì? Vi phạm phương châm gì?
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập :
A.Khái niệm:
- Khởi ngữ :
- Các thành phần biệt lập :
+ Thành phần tình thái .
+ Thành phần cảm thán .
+ Thành phần gọi – đáp 
+ Thành phần phụ chú.
B.Thực hành:
 1. Điền các thành phần :
Khởi ngữ
Thành phần biệt lập
Tình thái
Cảm thán
Gọi-đáp
Phụ chú
Xây cái lăng ấy
Dường như
Vất vả quá
Thưa ông
Những ngườinhư vậy.
 2. Viết đoạn văn :
 “Bến quê”, một trong những truyện ngắn sau năm 1975 của tác giả Nguyễn Minh Châu. Đọc truyện, chắc hẳn ai cũng thấy nghệ thuật xây dựng tình huống nghịch lý độc đáo. Trong truyện chứa đựng những suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời.
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
A.Khái niệm.
- Làm cho các câu văn, đoạn văn có liên hệ với nhau.
- Các phép liên kết : nối, lặp, thế, liên tưởng , 
- Ví dụ : Lan là HS giỏi nhất lớp. Nhưng không ngờ sáng nay bạn ấy trả bài chỉ được 5 điểm .
-> Phép nối : quan hệ từ .
 ND : 18.03.10
B.Thực hành.
 1. Tìm phép liên kết :
Phép liên kết
Ví dụ
Phép nối quan hệ từ
Nhưng , nhưng rồi, và
Lặp từ vựng
Phép thế
Cô bé
Cô bé -> nó
Phép thế
Bây giờ cao sang rồi -> thế 
 3. Sự liên kết ở đoạn văn HS viết :
+ Về nội dung: 
C1: giới thiệu tác phẩm, tác giả ; 
C2: đặc sắc nghệ thuật ; 
C3: Nội dung ý nghĩa của tác phẩm .
+ Về hình thức : 
- Phép lặp : truyện (cả ba câu)
- Dùng từ đồng nghĩa: nhà văn -> tác giả .
III. Nghĩa tường minh và hàm ý.
A.Khái niệm
- Nghĩa tường minh :
- Hàm ý: 
B.Thực hành.
 1. Truyện cười : “Chiếm hết chỗ”
-> Hàm ý: địa ngục chỉ dành cho các ông nhà giàu độc ác .
 2. Tìm hàm ý và phương châm hội thoại:
 a) Hàm ý: Đội bóng chơi không hay.
->Vi phạm phương châm quan hệ.
 b) Hàm ý : Chưa báo cho Nam, Tuấn .
->Vi phạm phương châm về lượng.
	4. Hướng dẫn về nhà :
	- Học bài : nắm kỹ các khái niệm .
	- Soạn bài: “Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ” 
Tuần : 29 	 NS : 16/03/10
Tiết : 139 Tập làm văn 	 ND : 18/03/10
LUYỆN NÓI :
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ 
A. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức : Củng cố, khắc sâu những kiến thức nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ .
2. Kỹ năng : Biết trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ theo dàn bài .
3. Thái độ :Tình yêu và lòng đam mê bộ môn Văn học.
B. Chuẩn bị :
- GV : Soạn bài ; bảng phụ
-HS : Soạn bài ; lập dàn bài đề SGK ; tập nói trước .
C. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2. Bài cũ : - Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ? 
 	 - Dàn bài chung bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?
3. Bài mới: * Giới thiệu : Tâm lý nhiều người ngại nói trước đám đông, vì vậy chương trình Tập làm văn có tiết luyện nói, nhằm khắc phục tâm lý trên .
	 * Tiến trình bài dạy :
* Kiểm tra việc chuẩn bị của HS :
- SGK yêu cầu các em chuẩn bị như thế nào?
- GV kiểm tra vở 3 HS :
* Hướng dẫn thực hành luyện nói:
- Để nói đuợc trước đám đông, ta cần đạt những 
yêu cầu gì?
- GV ghi đề: HS đọc 
- Đề bài yêu cầu làm gì?
- Nghị luận vấn đề gì?
- Các em đã chuẩn bị : Hãy cho biết mở bài là nội dung gì ?
- Phần thân bài có những luận điểm nào ?
- Phần kết bài là nội dung gì ?
- Treo bảng phụ : Dàn ý 
* Hướng dẫn luyện nói :
+ Thảo luận nhóm :
- Một em nói – nhóm góp ý 
+ Nói trước lớp : 
- Đại diện nhóm lên bảng nói :
- Chú ý có lời giới thiệu, chào hỏi, cảm ơn .
- Lớp nhận xét 
- GV phát huy em nói khá .
I. Chuẩn bị ở nhà :
II. Luyện nói: 
* Yêu cầu : 
- Tư thế : tự nhiên, nhìn vào người nghe.
- Giọng nói : to, rõ ràng, mạch lạc.
- Nội dung nói: theo dàn bài .
* Đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt .
1.Tìm hiểu đề.
-Kiểu bài nghị luận .
-Vấn đề nghị luận : Hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu.
2.Tìm ý , lập dàn ý: 
A. Mở bài : 
- Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ .
- Nêu vấn đề nghị luận :
B. Thân bài :
- Hình ảnh bếp lửa trong hồi tưởng 
- Kỷ niệm tuổi thơ bên bà gắn với bếp lửa 
- Suy ngẫm về cuộc đời của bà và cảm xúc của cháu 
C. Kết bài :
- Nêu giá trị bài thơ về nội dung và nghệ thuật 
- Liên hệ bản thân .
 3. HS luyện nói :
* Nói trong nhóm :
- Một bạn nói, cả nhóm góp ý 
* Nói trước lớp :
- Đại diện nhóm nói trước lớp.
- Lớp nhận xét đánh giá.
4. Hướng dẫn về nhà :
 - Học ôn những bài văn nghị luận đã học .
	 - Soạn bài: “Những ngôi sao xa xôi.” 
+ Chú ý tóm tắt truyện khoảng 10 dòng .
Tuần : 29	 NS : 17/03/10
Tiết : 140 – 141 Văn bản 	 ND : 19/03/10
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI 
 ( Lê Minh Khuê)
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách hồn nhiên và dũng cảm trong cuộc sống, chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ .
	2. Kỹ năng : Đọc, cảm thụ, phân tích cách miêu tả tâm lý, cách trần thuật của truyện .
	3. Thái độ : - Lòng biết ơn, cảm phục lực lượng thanh niên xung phong thời chống Mỹ.
	 - Ý thức chiến tranh cũng làm hủy hoại môi trường nghiêm trọng.
B. Chuẩn bị :
	- GV : Soạn bài ; bảng phụ .
	- HS : Soạn bài ; đọc kỹ truyện, tóm tắt .
C. Tiến trình hoạt động :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS .
	2. Bài cũ : Tóm tắt truyện “Bến quê” nêu đặc sắc nghệ thuật, nội dung truyện ?
	3. Bài mới : * Giới thiệu : Đường Trường Sơn thời chống Mỹ, không chỉ có bộ đội, lính lái xe, mà còn có lực lượng thanh niên xung phong. Họ, phần lớn là những cô gái trẻ, nhưng không kém phần gan dạ, dũng cảm. Hôm nay các em sẽ làm quen với họ trong truyện : “Những ngôi sao xa xôi” 
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn tìm hiểu chung :
- HS đọc chú thích sao :
- Tóm tắt những nét chính về tác giả Lê Minh Khuê?
- Nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện ? 
* Hướng dẫn đọc hiểu văn bản :
- Chú ý giọng kể và lời thoại .
- GV đọc -> HS đọc tiếp : hỏi từ khó SGK
- Truyện được kể ở ngôi thứ mấy ? Có tác dụng gì?
(Dễ bộc lộ thế giới nội tâm, những suy nghĩ, cảm
 xúc của nhân vật )Ai kể? Kể về việc gì? 
- Hãy tóm tắt truyện ?
- HS kể tóm tắt -> lớp nhận xét 
- GV phát huy : treo bảng phụ (tóm tắt)
+ Gợi ý phân tích:
- Truyện có những nhân vật nào ?
- Qua lời kể của người trong cuộc , em hình dung
 được gì về hòan cảnh sống và làm việc của ba cô
 TNXP?
- Em có nhận xét gì lối kể chuyện của nhân vật ?
- Giúp em hình dung như thế nào hoàn cảnh sống
 và làm việc của họ?
* TIẾT 2 :___________________________________
+ Bài cũ : - Tóm tắt truyện?
- Cho biết hoàn cảnh sống và công việc của ba cô 
TNXP trong truyện ?
+ Bài mới :
- HS đọc lại truyện :
- Trong truyện qua lời kể của Phương Định đã cho
 ta thấy những nét tính cách của ba người, họ có 
điểm gì giống nhau ?
- Nhưng họ vẫn có những nét cá tính, đó là gì?
- Chị Thao là người như thế nào?
- Nho là người như thế nào ?
- Còn Phương Định thì thế nào ?
- Truyện chủ yếu nói về “tôi” – Phương Định – Tác 
giả đã cho thấy Phương Định có những đặc điểm 
gì?
- Xuất thân của cô gái có gì đặc biệt ?
- Còn hiên nay cô như thế nào ?
- Đối với bản thân và đối với đồng đội cô như thế
 nào ?
- Đặc biệt ,tác giả tập trung miêu tả tâm lý nhân 
vật trong một lần phá bom có gì đáng chú ý?
- Tác giả cũng miêu tả cảm xúc Phương định trong
 lần có mưa đá như thế nào ?
- Qua phân tích , em có nhận xét gì về nghệ thuật
 miêu tả nhân vật của tác giả?
 - Tóm lại , ba cô TNXP đã gợi cho em những ấn
 tượng gì về con người trong cuộc chiến?
+ Thảo luận :
- Từ đó giúp em hiểu thêm gì về cuộc kháng chiến
 chống Mỹ của quân ,dân ta?
- Nhóm trả lời bảng phụ : lớp nhận xét
- GV khái quát ý : phát huy nhóm khá 
* Hướng dẫn tổng kết :
- Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật của 
truyện ?
- Qua đó giúp em hiểu nội dung gì?
- Chiến tranh, ngoài những gian khổ, hy sinh mà con 
người gánh chịu, nó còn tác động gì đến môi trường 
không?
(Dẫn chứng rừng nước ta bị bom đạn tàn phá, còn bị 
chất độc màu da cam làm trụi lá)
- HS trả lời -> GV chốt ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ 
* Hướng dẫn luyện tập :
- Bài tập 1 yêu cầu làm gì ?
- Em biết những bài thơ nào viết về thế hệ trẻ thời
 chống Mỹ ?
I. Tìm hiểu chung :
 1. Tác giả: sinh năm 1949, quê Thanh Hóa .
- Là TNXP thời chống Mỹ .
- Viết văn từ những năm 1970 : chuyên viết truyện ngắn .
 2. Tác phẩm : 
- Viết năm 1971, giai đoạn ác liệt nhất thờikháng chiến chống Mỹ .
II. Đọc – hiểu văn bản :
Đọc, từ khó:
2.Tóm tắt truyện : Phương Định là một trong ba cô TNXP của tổ trinh sát mặt đường Trường Sơn, trên một cao điểm. Cô đã kể về nhiệm vụ của tổ mình : quan sát địch ném bom, tính lượng đất để san lấp, đếm bom chưa nổ và phá bom. Cô còn kể về mình và một lần phá bom của tổ cùng sự quan tâm, chăm sóc nhau giữa ba cô.
3. Phân tích:
a) Ba cô thanh niên xung phong:
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu :
+ Ở trong cái hang dưới chân cao điểm 
+ Nhiệm vụ : quan sát máy bay ném bom, tính lượng đất san lấp, đếm bom chưa nổ và phá bom. 
-> Trần thuật ngắn gọn, tự nhiên .
=> Sống và làm việc nơi vô cùng nguy hiểm, đầy mưa bom bão đạn .
 ND : 20.03.10
b) Những nét tính cách của ba cô TNXP :
* Giống : Đều là những cô gái trẻ, có cá tính và hoàn cảnh riêng, nhưng đều có những phẩm chất đáng quý: lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm, không sợ hy sinh, thắm tình đồng đội .
* Những nét riêng :
- Chị Thao : Lớn hơn, từng trải hơn, rất dũng cảm nhưng lại sợ khi thấy máu ; chăm chép bài hát,hay hát dù hát sai nhịp .
- Nho : nhỏ nhất, vô tư hồn nhiên ; thích thêu thùa tỏ ra dũng cảm khi bị thương .
- Phương Định: nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng, thích sống với hoài niệm.
c) Tâm lý nhân vật Phương Định:
- Là con gái Hà Nội, có một thời HS hồn nhiên, ngây thơ ,vô tư bên mẹ. 
- Vào chiến trường đã 3 năm : quen gian khổ, hy sinh nhưng vẫn không mất vẻ hồn nhiên, hay mơ mộng, thích hát, hay hát ; thích sống với hoài niệm .
- Hay chú ý đến hình thức bản thân (tâm lý chung)
- Luôn yêu quý, gắn bó với đồng đội, rất cảm phục các anh bộ đội .
* Cảnh phá bom :
- Quang cảnh vắng lặng đến phát sợ, 
- Phải đi khom, nhưng sợ các anh chiến sĩ nhìn thấy, nên cô cứ đàng hoàng mà bước .
- Ở bên quả bom, cái chết cận kề, từng cảm giác của cô căng thẳng, nhưng cô vẫn bình tĩnh trong từng thao tác chạy đua với thời gian .
* Cảm xúc trước trận mưa đá: 
- Những kỷ niệm về thành phố quê hương, về gia đình, tuổi thơ,  lại thức dậy trong cô .
-> Miêu tả nhiều chi tiết sinh động, chân thực, nội tâm phong phú mà trong sáng .
=> Những hình ảnh cao đẹp của những cô TNXP : hồn nhiên, dũng cảm, thắm tình đồng đội .
=> Cuộc kháng chiến đầy gian khổ, ác liệt, với nhiều lớp người ra trận : họ bất chấp gian khổ, hy sinh .
III. Tổng kết :
- Trần thuật ở ngôi thứ nhất, cách xây dựng tâm lý nhân vật bằng miêu tả với nhiều ngôn ngữ, nhiều kiểu câu phù hợp .
- Thế hệ trẻ thời chống Mỹ luôn lạc quan, dũng cảm, không ngại gian khổ, hy sinh.
- Chiến tranh đã tàn phá nghiêm trọng môi trường rừng của nước ta.
 * Ghi nhớ : (122)
IV. Luyện tập : 
Thơ thời chống Mỹ :
- Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây. (Phạm Tiến Duật)
- Lá đỏ. (Nguyễn Đình Thi)
	4. Hướng dẫn về nhà :
	- Học bài, ghi nhớ ; làm bài tập 2 vào vở .
	- Soạn bài : Chương trình địa phương : Tập làm văn :
- Mang theo bài viết nghị luận về sự việc, hiện tượng ở địa phương (tuần 19) 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9t29.doc