TIẾT 66- 67
VĂN HỌC
LẶNG LẼ SA PA
( Nguyễn Thành Long)
1.Muc tiêu bài giảng
a. KT- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện chủ yếu là nhân vật thanh niên trong công việc thầm lặng trong cách sống và những suy nghĩ tình cảm trong quan hệ với mọi người. Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động
b. KN- Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm miêu tả nhân vật, bức tranh thiên nhiên
c. TĐ- Giáo dục học sinh tình yêu lao động và trân trọng những con người lao động bình thường, chân chính.
2. Chuẩn bị:
a. T : Nghiên cứu bài, soạn giáo án
b. H: Học bài cũ , chuẩn bị trước bài mới.
3. PHẦN THỂ HIỆN KHI LÊN LỚP
a.Kiểm tra bài cũ(5)
Câu hỏi: Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân để lại cho em ấn tượng gì?
Trả lời: Là người yêu làng, yêu nước gắn liền với lòng yêu lãnh tụ, yêu cách mạng, yêu kháng chiến sâu sắc, bền vững, thiêng liêng.
*Giới thiệu bài:
Từ những cuộc gặp gỡ với những con người lặng lẽ bình thường đang làm việc miệt mài cho đất nước ở Sa Pa- Nơi nghỉ mát kỳ thú nhưng cũng là nơi sống làm việc của những con người lao động với phẩm chất trong sáng cao đẹp qua một chuyến đi, ngỡ là chuyến đi chơi thư giãn, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết thành một chuyện ngắn đặc sắc, dào dạt chất thơ.
Bài 13 - 14 Kết quả cần đạt - Cảm nhận được vẻ đẹp bình dị của các nhân vật trong truyện ngắn từ đó ngắn từ đó thấu hiểu tư tưởng của tác phẩm nhưng đặc sắc nghệ thuật trong việc xây dựng tình huống miêu tả nhân vật - Viết bài tập làm văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. - Hiểu rõ vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự. Ngày soạn: 1/12/ 2008 Ngày giảng: 3/12/ 2008 Tiết 66- 67 Văn học Lặng lẽ sa pa ( Nguyễn Thành Long) 1.Muc tiêu bài giảng a. KT- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện chủ yếu là nhân vật thanh niên trong công việc thầm lặng trong cách sống và những suy nghĩ tình cảm trong quan hệ với mọi người. Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động b. KN- Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm miêu tả nhân vật, bức tranh thiên nhiên c. TĐ- Giáo dục học sinh tình yêu lao động và trân trọng những con người lao động bình thường, chân chính. 2. Chuẩn bị: a. T : Nghiên cứu bài, soạn giáo án b. H: Học bài cũ , chuẩn bị trước bài mới. 3. Phần thể hiện khi lên lớp a.Kiểm tra bài cũ(5) Câu hỏi: Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân để lại cho em ấn tượng gì? Trả lời: Là người yêu làng, yêu nước gắn liền với lòng yêu lãnh tụ, yêu cách mạng, yêu kháng chiến sâu sắc, bền vững, thiêng liêng. *Giới thiệu bài: Từ những cuộc gặp gỡ với những con người lặng lẽ bình thường đang làm việc miệt mài cho đất nước ở Sa Pa- Nơi nghỉ mát kỳ thú nhưng cũng là nơi sống làm việc của những con người lao động với phẩm chất trong sáng cao đẹp qua một chuyến đi, ngỡ là chuyến đi chơi thư giãn, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết thành một chuyện ngắn đặc sắc, dào dạt chất thơ. b.Nội dung dạy mới bài: ? gv ? gv G H ? ? gv ? hs ? ? ? ? G ? gv ? hs ? gv ? hs ? ? gv ? gv ? ? gv ? ? ? gv ? gv ? ? ? gv ? hs ? ? ? hs ? ? ? ? Trình bày hiểu biết của em về tác giả? - Có phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm giàu chất thơ, ánh lên vẻ đẹp con người mang ý nghĩa sâu sắc. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? - Mùa xuân năm 1970 tác giả có 1 chuyến đi lên Lào Cai trước khi về nghỉ hưu. Trên chuyến xe ấy có cơ hội được và tác phẩm là kết quả của câu chuyện đầy ý nghĩa đó. - Là TP dài GV tóm tắt phần 1: từ đầu đến “cũng thích vẽ hắn”. - Hs đọc phần tiếp theo với giọng chậm, cảm xúc sâu lắng, kết hợp với kể. Tóm tắt những sự việc chính trong câu chuyện? Cốt truyện và tình huống câu chuyện có gì đáng lưu ý? - Cốt truyện đơn giản, chủ yếu tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi ( nửa tiếng đồng hồ) của mấy người khách đi xe ô tô với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn - Với việc tạo ra tình huống truyện ấy tác giả đã giới thiệu nhân vật chính 1cách thuận lợi và nhất là để nhân vật ấy hiện ra qua cái nhìn đầy ấn tượng của những nhân vật khác. Truyện xuất hiện những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? 4 nhân vật: Anh thanh niên là nhân vật chính Bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và những nhân vật khác không trực tiếp xuất hiện như: ông kỹ sư trại rau, anh cán bộ kỹ thuật n/c sét, Anh thanh niên trong truyện được tác giả miêu tả là người như thế nào? tìm chi tiết? Theo lời kể của anh thanh niên, ta biết được anh là người như thế nào, làm công việc gì và làm trong điều kiện hoàn cảnh thế nào? Em có nhận xét gì về công việc cũng như hoàn cảnh sống của anh thanh niên? - Là công việc tưởng chừng như đơn giản không tốn nhiều công sức nhưng đòi hỏi phải chính xác, tỉ mỉ, đều đặn và phải có tinh thần trách nhiệm cao (1 ngày 4 lần đo vào đúng các giờ quy định) Công việc thầm lặng gian khổ nửa đêm đúng giờ ốp thì dù mưa gió tuyết giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài để làm việc-> công việc gian khổ. - Nhưng cái khổ nhất mà anh phải đối mặt là sự cô đơn. anh sống trong một hoàn cảnh thật đặc biệt: một mình trên núi cao hàng tháng hàng năm không gặp một bóng người -> anh trở thành người cô độc nhất thế gian. Anh “thèm người” đến nỗi thỉnh thoảng phải lăn cây to chặn đường, dừng xe khách qua đường để có cơ hội được gặp người, được nói chuyện. - Mặc dù sống trong hòan cảnh đặc biệt như vậy nhưng anh vẫn luôn hoàn thành tốt công việc của mình? Vì sao anh có thể hoàn thành tốt công việc mà vẫn sống vui, khỏe trong hoàn cảnh đó? - Anh ý thức được công việc mình làm là có ích và cần thiết cho đất nước cho nhân dân ( phục vụ cho k/c chống Mỹ góp phần cùng bộ đội bắn rơi máy bay trên vùng trời Hàm Rồng- Thanh Hóa GV đọc đoạn “ Anh không hề thấy cô đơn, buồn đến chết”. Em cảm nhận được gì qua lời tâm sự đó? anh đã có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc mình làm, đối với cuộc sống con người. Là người có trách nhiệm với công việc, có lòng yêu nghề. Ngoài công việc, anh thanh niên còn có niềm vui nào khác? - đọc sách, trồng hoa, nuôi gà, sắp xếp nhà cửa gọn gàng. Em có nhận xét gì về nếp sống của anh thanh niên? - thông thường sống trong hoàn cảnh 1 mình như vây có thể dễ buông thả, bừa bộn chính ông họa sĩ cũng đã nghĩ: khách tới bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp dọn dẹp - anh là người sống ngăn nắp Trong cuộc gặp gỡ thoáng qua của anh thanh niên với ông họa sĩ, cô kỹ sư, ta thấy anh thanh niên còn có những hành động tốt đẹp nào khác? - Cởi mở chân thành quí trong tình cảm của mọi người Chi tiết nào trong chuyện chứng tỏ điều đó? Qua cuộc đối thoại trong câu chuyện của anh thanh niên tự kể ta hiểu được thêm gì về đức tính của anh thanh niên? - Cởi mở, quý trọng tình cảm của mọi người, khiêm tốn, giản dị, thành thực cảm thấy công việc và đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé thôi. Đại diện cho đội ngũ tri thức mới dang hi sinh và âm thầm cống hiến tuổi xuân chất xám và hạnh phúc cá nhân của mình cho đất nước, cho dân tộc kể cả những nơi tưởng chừng như lặng lẽ hoang vu chập chùng mây tuyết như Sa Pa giá băng. Họ là những tấm gương đi trước sáng ngời. Họ đã cống hiến và tiếp tục cống hiến với một lẽ sống cao đẹp, một tâm hồn tươi thắm, một bản lĩnh kiên cường đáng khâm phục. Qua đoạn trích, chân dung anh thanh niên hiện lên như thế nào? - Như vậy hình ảnh anh thanh niên xuất hiện trong lòng bạn đọc không đơn độc, lẻ loi như lời bác lái xe giới thiệu ban đầu mà trong mối quan hệ với mọi người. Chính tính tình và những nét phẩm chất tốt đẹp của anh đã khiến cho mọi người cảm phục gần gũi. Tiết 2 Ngoài nhân vật anh thanh niên, trong truyện còn những nhân vật nào khác? Nhân vật ông họa sĩ có vai trò gì trong câu truyện? - Vừa là nhân vật trong truyện, vừa là điểm nhìn trần thuật của tác giả, vừa là người thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của tác giả. Ông là người có vai trò quan trọng sau anh thanh niên. Ông lặng lẽ quan sát, xúc cảm, suy nghĩ và ghi chép. Dưới cái nhìn của họa sĩ, cảnh Sa Pa hiện ra trong nắng như thế nào? - miêu tả: nắng len tới, đốt cháy rừng cây, những cây thông rung tít Từ cách miêu tả đó cho thấy tài năng gì của ông họa sĩ? Khi được trực tiếp tiếp xúc với anh thanh niên, ông hoạ sĩ có hành động và suy nghĩ ntn? - Ngay từ phút đầu gặp gỡ, bằng sự từng trải nghề nghiệp và những khát khao của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng để sáng tạo nghệ thuật, ông đã bắt gặp 1 điều mà thật ra ông vẫn ao ước từ lâu: chỉ 1 nét thôi cũng đủ để khẳng định tâm hồn và khơi gợi 1 sáng tạo nghệ thuật. Và anh thanh niên là 1 nét vẽ độc đáo trong tác phẩm của ông. Ông họa sĩ đã suy nghĩ về nghề nghiệp, nghệ thuật, cuộc sống con người và mảnh đất Sa Pa như thế nào? Mỗi người có 1 nghề nghiệp khác nhau-> sự cống hiến lao động hết mình.Sự bất lực của hội họa của nghệ thuật trong hành trình đi tìm cái đẹp vĩ đại của cuộc đời. Ngòi bút ông bất lực. Với ông “vẽ” là một việc làm gian nan và khó nhọc Qua đó nhân vật để lại cho em ấn tượng gì? Cô kỹ sư được giới thiệu như thế nào? Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên có tác động ntn đến cô kĩ sư? Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác Bác lái xe có vai trò thế nào trong câu chuyện? - Không phải là nhân vật chính nhưng không thể thiếu. chính nhân vật này góp phần làm cho câu chuyện sinh động, kích thích tính tò mò, chờ đợi sự xuất hiện của anh thanh niên được giới thiệu là người cô độc nhất thế gian. Ngoài ra còn có các nhân vật khác như: ông kỹ sư vườn rau, đồng chí cán bộ nghiên cứu sét Họ có những đặc điểm gì chung? - họ là những con người lao động bình thường nhưng có tinh thần trách nhiệm, miệt mài lao động khoa học vì lợi ích của đất nước vì cuộc sống của mọi người. ->Họ đều hi sinh quyền lợi riêng, quên mình vì công việc chung. => góp phần làm hoàn thiện thêm phẩm chất của người lao động mới xã hội chủ nghĩa. Em có nhận xét gì về tên các nhân vật trong truyện. Tại sao tác giả lại gọi họ như vậy? Các nhân vật đều không có tên kể cả nhân vật chính. Họ có thể là lái xe, bộ đội, hoạ sĩ, kĩ sư, là dụng ý nghệ thuật của tác giả muốn nói về những người vô danh lặng lẽ say mê cống hiến đủ lứa tuổi, nghành nghề Truyện có những thành công gì về nghệ thuật? Nội dung cơ bản của truyện là gì? Giải thích tại sao tác giả lại đặt tên truyện là “Lặng lẽ Sa Pa”? Trong truyện có những đoạn nào tả cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp? I. Đọc và tìm hiểu chung(15) 1.Tác giả tác phẩm. - N.T.L (1925 – 1991) quê tỉnh Quảng Nam, là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí. - “Lặng lẽ Sa Pa” viết 1970. In trong tập “Giữa trong xanh”. 2. Đọc và tóm tắt. - Đoạn trích kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn- Sa Pa nhân chuyến đi công tác ở Lào Cai của tác giả. Anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng để lại cho các nhân vật khác những tình cảm tốt đẹp. II. Phân tích (60) 1. Nhân vật anh thanh niên +. Hai mươi bảy tuổi. +. Công việc khí tượng kiêm vật lý địa cầu: tính mây, tính nắng, đo gió, đo mưa, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết phục vụ sản xuất, chiến đấu. +. Hoàn cảnh sống: một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. * Anh thanh niên là một chàng trai trẻ, làm công việc bình thường, sống trong một hoàn cảnh đặc biệt. +. Suy nghĩ: Khi ta làm việc ta với công việc là đôI công việc gian khổ cất buồn đến chết. - Có suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc công việc của mình làm, có tinh thần trách nhiệm và yêu nghề. +. Ham đọc sách, tìm tòi +. Nơi ở: Trồng hoa trước sân, nuôi gà, tự học, sắp xếp cuộc sống 1 mình gọn gàng ngăn nắp - Là người sống ngăn nắp yêu đời. +. Biếu củ tam thất cho vợ bác lái xe - Pha trà mời khách, kể chuyện, từ chối vẽ chân dung, giới thiệu người khác, +.Tặng hoa cho cô kĩ sư +. Chuẩn bị thức ăn trưa cho ba người. - Sống cởi mở, quý trọng tình cảm của mọi người, khiêm tốn, giản dị, thành thực - Chân dung anh thanh niên hiện nên rõ nét đầy sức thuyết phục với những phẩm chất tốt đẹp, trong sáng về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về nghề nghiệp. đó là 1 trong những người lao động trẻ tuổi làm công việc bình thường, lặng lẽ mà rất có ích. 2.Một số nhân vật phụ khác. a. Nhân vật ông hoạ sĩ. +. Miêu tả nắng, rừng cây Sa Pa - Là người có năng lực quan sát kết hợp với trí tưởng tượng đầy xúc cảm ông đã miêu tả Sa Pa đẹp một cách kỳ lạ. +. Xúc động mạnh trước con người nhỏ bé+. Muốn ghi lại ký họa nhanh vài nét chân dung tinh thần của người thanh niên mới quen. +. Ông đã bắt gặp một điều mà ông ước ao - Là người yêu nghệ thuật, tha thiết đi tìm vẻ đẹp cuộc đời, ham tìm kiếm, khám phá và bỗng phát hiện ra cái đẹp thật bình dị ngay trước mắt mình. b. Cô kĩ sư +. Đi cùng chuyến xe lên nhận công tác tại Lai Châu +. Bất ngờ gặp anh thanh niên, được tặng hoa. +. Bàng hoàng hiểu thêm cuộc sống của anh người thanh niên, về cái thế giới những người như anh. - Giúp hiểu thêm vẻ đẹp tinh thần của người con trai lạ bỗng trở nên thân quen, cô khâm phục sự dũng cảm đầy trách nhiệm trong công việc của anh. Giúp cô nhận ra con đường mình đi là đúng đắn. c. Bác lái xe. - Là người đôn hậu, vui tính, hồ hởi, hiểu đời và quý trọng những con người lao động mới. d. Những nhân vật phụ khác. - Là người lao động bình thường hy sinh quyền lợi riêng quên mình vì việc chung. III.Tổng kết - Với những tình huống hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên kết hợp giữa tự sự, trữ tình với nghị luận - Ca ngợi những con người lao động tuổi trẻ bình thường lặng lẽ âm thầm mà bình dị cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. C. Luyện tập(4) - Ca ngợi con người lao động âm thầm lặng lẽ. Trong cái im lặng của Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người âm thầm lặng lẽ cống hiến cho đất nước. - Đoạn kết thúc, khung cảnh thiên nhiên Sa Pa đẹp như một bức tranh. D. Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập ở nhà.(1) - Học bài kết hợp với sgk - Chuẩn bị bài sau: Chiếc lược ngà. Ngày soạn: 1/12/ 2008 Ngày giảng: 4/12/2008 Tiết 68+69 Tập làm văn Viết bài tập làm văn số 3 1. Mục tiêu: a-KT Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận b-KN Rèn kĩ năng diễn đạt và trình bày bố cục một bài văn cụ thể c-Tđ Giáo dục học sinh tính tự giác trong học tập. 2. Chuẩn bị: a. T : Nghiên cứu ra đề bài và đáp án biểu điểm. b. H : Ôn tập lí thuyết. Nghiên cứu các đề bài trong sgk chuẩn bị viết bài. 3. Tiến trỡnh bài day: I. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:9A/ vắng II. Bài mới Đề bài: Nhân ngày 20/11 em hãy kể cho các bạn nghe một kỉ niệm đáng nhớ của mình với thầy (cô) giáo cũ. II. Đáp án và biểu điểm. 1. Đáp án: Dàn ý . A. Mở bài: Giới thiệu tình huống kể câu chuyện nhân ngày 20/11 - Một kỷ niệm không bao giờ quên đối với thầy (cô) đã dạy mình. Tình cờ gặp lại thầy trên một chuyến xe, kỷ niệm trỗi dậy sau nhiều năm xa cách. B. Thân bài: Nội dung kỷ niệm đáng nhớ của mình và thầy giáo cũ. - Thời gian địa điểm diễn gặp gỡ thầy, thầy trò nhận ra nhau, mừng vui. - Diễn biến câu chuyện +. Hỏi thăm sức khỏe, tình hình gia đình, công việc của thầy. +. Nhắc lại kỷ niệm cũ: Trốn học bỏ đi chơi, gây ra tai nạn: bị ngã + Chi tiết nào làm em xúc động nhất: thầy lo lắng, băng bó vết thương, đưa về nhà dặn dò cẩn thận như một người cha lo lắng cho đứa con yêu của mình. + Trong câu chuyện có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố ngghị luận. +. Sự tận tình của thầy khiến cho em cảm thấy có lỗi, tự trách bản thân mình. Hứa sẽ không bao giờ làm cho thầy phải buồn phiền, lo lắng nữa. C. Kết bài: Tình cảm của em khi kể lại câu chuyện Hứa với thầy cô sẽ học tập chăm chỉ rèn luyện đạo đức trở thành con ngoan trò giỏi, xứng đáng với công ơn dạy bảo của thầy cô. 2. Biểu điểm. + Điểm 9.10 - Bài viết có bố cục rõ ràng - Nêu đầy đủ các ý như trong đáp án. - Kể chuyện có mở đầu diễn biến kết thúc. - Trong quá trình kể có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại nội tâm, nghị luận (yếu tố nghị luận bước đầu triết lí sâu sắc) - Diễn đạt lưu loát mạch lạc rõ ràng. - Không mắc lỗi dùng từ chính tả. + Điểm 7.8 - Bài viết có bố cục rõ ràng - Nêu đầy đủ các ý như trong đáp án. - Kể chuyện có mở đầu diễn biến kết thúc. - Trong quá trình kể có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại nội tâm, nghị luận (yếu tố nghị luận bước đầu triết lí sâu sắc) - Diễn đạt lưu loát mạch lạc rõ ràng. - Đôi khi việc sử dụng từ ngữ còn chưa thực sự chính xác, mắc 1 vài lỗi chính tả. + Điểm 5.6: - Bước đầu viết bố cục rõ ràng: Mở bài, thân bài, kết bài trong bài viết. - Kể được kỉ niệm sâu sắc với thầy cô. Đôi chỗ còn rườm rà chưa mạch lạc. - Có vận dụng yếu tố miêu tả nội tâm nhưng chưa rõ ràng còn vụng - Mắc lỗi dùng từ, sai một số lỗi chính tả. + Điểm dưới 5: - Chưa trình bày bài làm của mình theo bố cục ba phần - Kể kỉ niệm vắn tắt, chưa đầy đủ sự việc - Chưa biết kết hợp vận dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận - Diễn đạt lủng củng chưa mạch lạc, mắc rất nhiều lỗi chính tả. - Chữ viết trong bài làm cẩu thả. III. Thu bài, nhận xét, dặn dò: - Xem lại nội dung kiến thhức của kiểu bài này. - Đọc trước bài: Người kể chuỵên trong văn tự sự. Ngày soạn:01/12/2008 Ngày giảng: 04/12/2008 Tiết 70-Tập làm văn: Người kể chuyện trong văn bản tự sự 1. Mục tiêu: a- Giúp Hs hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện. Vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự. b Rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc đoạn văn cũng như khi viết văn. c- Giáo dục học sinh ý thức học tập nghiêm túc. 2. Chuẩn bị: a. T : Nghiên bài, soạn giáo án b. H : Học bài cũ , đọc trước ở nhà 3.Tiến trỡnh bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ(Kh) *Giới thiệu bài: ở lớp 6 các em đã tìm hiểu có những ngôi kể nào? Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Để giúp các em tìm hiểu cụ thể hơn vai trò của người kể và ngôi kể cũng như ý nghĩa tác dụng của các hình thức đó. Hôm nay.. b. Dạy nội dung bài: H ? ? gv ? gv ? gv ? gv ? gv ? ? ? H ? ? Đọc đoạn trích sgk. Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì? Ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên? ( 1 trong 3 nhân vật đó không phải là người kể chuyện). Trong đoạn văn, cả 3 nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khác quan. + Anh thanh niên vừa vào kêu lên + Cô kĩ sư mặt đỏ ửng + Bỗng nhà hoạ sĩ già quay lại Những dấu hiệu nào cho biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện? - Vì nếu là 1 trong 3 nhân vật là người kể chuyện thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi ( VD: xưng tôi – ngôi I, hoặc xưng tên 1 trong 3 người đó – Ngôi II) Chuyện kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết? - Người kể chuyện ở đây là vô nhân xưng không xuất hiện trong câu chuyện -> kể theo ngôi thứ 3. Như vậy ở đoạn trích trên, người kể đã không xuất hiện trong câu chuyện mà đứng từ xa quan sát -> kể. Gọi là vô nhân xưng. Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ, những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy” Là nhận xét của người nào, về ai? - Là lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. ở đây người kể chuyện đã hóa thân vào nhân vật để gọi ra đúng cái tâm trạng của anh ta, để nói hộ những suy nghĩ và tình cảm của anh ta. Câu nói đó của người kể vang lên không chỉ hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó. Căn cứ vào đâu ta có thể nhận xét như vậy? - Có 3 căn cứ để xác định: +. Người kể chuyện không xuất hiện, tức là đứng bên ngoài quan sát, miêu tả, tưởng tượng để rồi hóa thân vào từng nhân vật. +. Các đối tượng được miêu tả khách quan với suy nghĩ, hành động của từng người, trong từng mối quan hệ. +. điểm nhìn của người kể rộng, có thể nhìn thấy hết mọi nơi, mọi chỗ biết tất cả mọi việc mọi người, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của nhân vật. Qua tìm hiểu em thấy trong VB tự sự có những ngôi kể nào? Phân biệt sự khác nhau giữa những ngôi kể đó? Người kể chuyện trình bày sự việc gắn với những điểm nhìn nào đó. Điểm nhìn là vị trí quan sát của người kể . - Có ba loại điểm nhìn: + Điểm nhìn bên trong thông qua đôi mắt của nhân vật. + Điểm nhìn bên ngoài, quan sát bên ngoài khái quát. + Điểm nhìn thấu suốt có mặt ở khắp mọi nơi, thấy mọi hoạt động Người kể chuyện trong văn tự sự có vai trò gì? Đọc yêu cầu bài tập. So với đoạn trích ở mục I cách kể chuyện đoạn trích này có gì khác? (Người kể chuyện ở đây là ai?) Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với ngôi kể của đoạn trên? Lưu ý: Trong văn bản tự sự, ngôi kể I chủ yếu sử dụng cho các tác phẩm ký sự, hồi ký, bút ký. Còn ngôi kể III được sử dụng rộng rãi trong truyện ngắn, tiểu thuyết, (Không nên đánh đồng người kể chuyện với tác giả ngay cả khi người kể chuyện xưng tôi) Chọn 1 trong 3 nhân vật kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất ( cô kỹ sư trẻ)? I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.(15) *. Đoạn trích. - Kể về phút chia tay giữa người bạn hoạ sĩ già, cô kỹ sư và anh thanh niên. - Người kể là tác giả nhưng lại dấu mặt không xuất hiện trong câu chuyện. ->Gọi là vô nhân xưng (kể theo ngôi thứ 3). *Trong văn bản tự sự ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ 3. Đó là người kể chuyện giấu mình, nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động tâm tư tình cảm của các nhân vật. - Vai trò người kể chuyện là dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật, tình huống, tả người, tả cảnh vật, đưa ra nhận xét đánh giá về những điều được kể. II.Luyện tập(25) Bài tập 1: a. Người kể chuyện trong đoạn văn là nhân vật “tôi” (Ngôi thứ nhất- chú bé Hồng, trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách) - Ưu: người kể đi sâu vào tìm hiểu tâm tư tình cảm, miêu tả được nhiều diễn biến tâm lí phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”. - Nhược: trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan sinh động khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều dễ gây sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật. 2. Bài tập 2: Nghe tiếng chàng trai kêu to: “ Trời ơi, chỉ còn có 5 phút” và sau đó là 1 giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ, tôi cũng cảm thấy bâng khuâng. Cuộc chia tay của chúng tôi đã đến thật rồi sao? Tôi và chàng trai kia chưa nói được với nhau điều gì! và cả nhà họa sĩ đáng kính nữa Bỗng chàng trai chạy ra sau nhà rồi trở lại ngay với một chiếc làn trên tay. Nhà họa sĩ già trặc lưỡi đứng dậy. Tôi cũng đứng lên, chợt cảm thấy lúng túng, bèn đưa tay đặt lại chiếc ghế, thong thả đến chỗ nhà họa sĩ. III. Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập ở nhà.(5) - Học bài, hoàn chỉnh bài tập phần b. - Chuẩn bị bài sau: Trả bài làm văn số 3.
Tài liệu đính kèm: