Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết dạy 111 đến tiết 114

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết dạy 111 đến tiết 114

CON CÒ

 ( Chế Lan Viên )

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

A.Mục tiêu cần đạt :

 1. Kiến thức : Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ và sự vạn dụng sáng tạo phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.

 - Qua tiết trả bài nhằm củng cố khắc sâu kiến thức làm văn nghị luận xã hội .

 2. Kĩ năng: Cảm thụ và phân tích thơ , đặc biệt là những hình tượng thơ sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.

 - Nhận biết ưu điểm để phát huy vàkhuyết điểm ,nguyên nhân để có hướng sửa chữa tốt bài văn nghị luận về sự việc ,hiện tượng xã hội .

3. Thái độ: Trân trọng tình cảm gia đình.

B. Chuẩn bị

- GV : Soạn bài ; chân dung nhà thơ và một số tập thơ của Chế Lan Viên .

- HS : Soạn bài ; Sưu tầm những bài ca dao về con cò.

C. Tiến trình hoạt động

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số của lớp.

2. Bài cũ : Qua văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phôngten” tác giả H.Ten muốn nói gì? Em hiểu đặc trưng của nghệ thuật là gì?

3. Bài mới: * Giới thiệu : Em biết bài ca dao nào có hình ảnh con cò ? – Từ hình con cò trong ca dao tác giả Chế Lan Viên đã vận dụng sáng tạo viết thành bài thơ “Con cò” đầy xúc cảm ,mà hôm nay các em sẽ học.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết dạy 111 đến tiết 114", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 24 	 NS : 23/01/10
Tiết : 111 – 112 Văn bản Đọc thêm : 	 ND : 25/01/10
CON CÒ 
	 ( Chế Lan Viên )
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 
A.Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ và sự vạân dụng sáng tạo phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
	- Qua tiết trả bài nhằm củng cố khắc sâu kiến thức làm văn nghị luận xã hội .
	2. Kĩ năng: Cảm thụ và phân tích thơ , đặc biệt là những hình tượng thơ sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
	- Nhận biết ưu điểm để phát huy vàkhuyết điểm ,nguyên nhân để có hướng sửa chữa tốt bài văn nghị luận về sự việc ,hiện tượng xã hội .
3. Thái độ: Trân trọng tình cảm gia đình.
B. Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài ; chân dung nhà thơ và một số tập thơ của Chế Lan Viên .
- HS : Soạn bài ; Sưu tầm những bài ca dao về con cò.
C. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2. Bài cũ : Qua văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phôngten” tác giả H.Ten muốn nói gì? Em hiểu đặc trưng của nghệ thuật là gì?
3. Bài mới: * Giới thiệu : Em biết bài ca dao nào có hình ảnh con cò ? – Từ hình con cò trong ca dao tác giả Chế Lan Viên đã vận dụng sáng tạo viết thành bài thơ “Con cò” đầy xúc cảm ,mà hôm nay các em sẽ học. 
	 * Tiến trình bài dạy:
* hướng dẫn tìm hiểu chung:
- HS đọc chú thích sao :
- Nêu những nét tiêu biểu về tác giả Chế Lan viên?
(Cha nhà văn Phan Thị Vàng Anh)
- Bài thơ có xuất xứ như thế nào? 
- Cho biết thể thơ ? ( thơ tự do) 
- Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
( Thơ tự sự trữ tình)
* Hướng dẫn đọc hiểu văn bản :
- Chú ý đọc theo nhịp câu thơ ,giọng tình cảm .
- GV đọc + HS đọc 
- Bài thơ nổi bật hình ảnh gì? Qua hình ảnh đó tác giả muốn nói gì?
- Bài thơ đã chia ba đoạn , em hãy cho biết nội dung mỗi đoạn ?
* Hướng dẫn phân tích :
- HS đọc lại đoạn 1: Nhắc nội dung đoạn 1?
- HS đọc lại đến “ con cò Đồng Đăng”
- Hình ảnh con cò trong đoạn thơ được gợi ra từ những bài ca dao nào?( Chú thích 1)
- Tại sao tác giả chỉ trích dẫn mỗi bài ca dao một vài cụm từ ?( Chỉ để gợi nhớ bài ca dao)
- Em thử đọc lại những bài ca dao tác giả đã nêu ?
- Trong bài thơ tác giả gợi nhắc hình ảnh con cò gợi lên khung cảnh ở đâu và như thế nào? 
- HS đọc tiếp hết đoạn 1: Đoạn này tác giả gợi nhớ câu ca dao nào? Hình ảnh con cò ở đây gợi nghĩ đến ai ?
- HS đọc đoạn 2: Ý nghĩa biểu tượng của con cò trong bài thơ được bổ sung và biến đổi như thế nào? 
- Chỉ ra diễn biến hình ảnh con cò tác giả thể hiện ra theo các chặng đời người ?
- Như vậy hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về ai ?
+ HS trả lời -> GV khái quát chốt ý chuyển tiết 
* TIẾT 2 :
- HS đọc đoạn 3: Nêu nội dung đoạn thơ ?
- Từ sự hiểu biết về tấm lòng người mẹ với con ,nhà thơ đã khái quát thành một quy luật tình cảm ,đó là gì?Thể hiện ở câu thơ nào ?
- Đọc đoạn từ “À ơi!...” đến hết :đoạn thơ như lời gì? Có tác dụng gì? 
* Hướng dẫn tổng kết :
+Thảo luận : 
- Hãy nêu những đặt sắc về nghệ thuật của bài thơ ? Qua bài thơ tác giả muốn gửi gắm nhắn nhủ điều gì?
- Nhóm ghi bảng phụ -> lớp nhận xét 
- GV khái quát ý chốt ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ 
* hướng dẫn luyện tập :
- GV khuyến khích HS học thuộc lòng 
* Hướng dẫn trả bài TLV số 5 : 
- HS đọc đề: Nhắc lại các bước làm văn ?
- Đề bài yêu cầu làm gì ? loại nghị luận? Bàn luận về hiện tượng gì? Phạm vi nghị luận ?
- Em đã đặt tên cho bài viết của mình là gì?
- Phần mở bài em ghi nội dung gì? 
- Phần thân bài các em đã ghi những nội dung gì ?
- Em đã nêu những biểu hiện nào ? 
- Có thực tế không ?
- Em đã nêu những nguyên nhân nào? 
- Hiện tượng vứt rác bừa bãi theo em đã gây ra những tác hại gì?
- Em đã nêu những biện pháp gì để khắc phục ? Các biện pháp ấy có thể thực hiện được không ?
- Phần kết bài em nêu những nội dung gì?
- Còn bản thân em thì thế nào ?
* Hướng dẫn sửa chữa đoạn văn :
+ Bảng phụ : (đoạn văn của HS)
 - HS đọc : Đoạn văn nằm ở phần nào của bài văn ? Vì sao em biết ?
- Nhan đề bạn đặt như thế nào ? (như câu khẩu hiệu ,phù hợp ) 
- Theo yêu cầu phần mở bài bạn đã nêu ra vấn đề cần bàn luận chưa ?
- Về hình thức ,câu từ có gì đáng chú ý ?
- Em chữa lại như thế nào ?
- HS lên bảng viết lại đoạn đúng 
- GV phát huy .
* Nhận xét chung bài viết của HS :
- Phát huy những ưu điểm 
- Nhắc nhở những khuyết điểm 
- GV đọc bài khá .
I. Giới thiệu chung.
 1.Tác giả Chế Lan viên (1920 – 1989)
- Tên thật Phan Ngọc Hoan, quê Quảng Trị.
- Nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới và cũng là nhà thơ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam .
 2.Tác phẩm: 
- Sáng tác năm 1962 , in trong tập thơ “Hoa ngày thường – chim báo bão” (1967)
II. Đọc- hiểu văn bản.
 1.Đọc, từ khó :
 2.Bố cục: 3 đoạn.
- Đ1: Hình ảnh con cò trong lời ru từ tuổi nhỏ
- Đ2: Con cò đi suốt đời người .
- Đ3: Suy ngẫm và triết lý về tình mẹ 
 3. Phân tích.
 a) Ý nghĩa biểu tượng của con cò trong bài thơ :
- Từ những bài ca dao 
-> Gợi cảnh làng quê thanh bình êm ả .
- Ca dao: “Con cò mà đi ăn đêm”
=> Nghĩ về mẹ : người phụ nữ tảo tần, lam lũ, khổ nhọc kiếm sống nuôi con .
 b) Hình ảnh con cò đi suốt đời người :
- Lúc trong nôi “con ngủ yên thì cò cũng ngủ
- “Mai khôn lớn con theo cò đi học”
- Lớn hơn : “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ”
=> Gợi ý nghĩa biểu tượng về người mẹ: 
luôn dìu dắt nâng đỡ cho con .
 c) Suy ngẫm và triết lý về tình mẹ và ý nghĩa lời ru :
- Quy luật tình mẫu tử bao la bền chặt :
 “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ 
 Đi hết đời , lòng mẹ vẫn theo con”
- Lời ru : luôn đi suốt đời người -> nhằm đúc kết ý nghĩa sâu sắc của hình tượng con cò 
III.Tổng kết.
- Thơ tự do ,nhịp biến đổi, nhiều điệp ngữ vận dụng sáng tạo ca dao , lời gần hát ru .
- Tình mẹ luôn rộng lớn và lời ru luôn gắn bó với con người suốt đời.
* Ghi nhớ: (48)
IV. Luyện tập.
 1. Học thuộc lòng :
* TRẢ BÀI TLV SỐ 5 
Đề: Số 4 SGK (34)
1) Tìm hiểu đề :
- Phê phán hiện tượng vứt rác bừa bãi .
2) Tìm ý ,lập dàn ý :
A. Mở bài: (1,5đ)
- Nhan đề :
- Nêu vấn đề cần bàn luận .
B. Thân bài : (7đ)
- Biểu hiện của hiện tượng 
- Nguyên nhân :
- Tác hại :
- biện pháp khắc phục 
C. Kết bài :
- Khẳng định hiện tượng là thói quen xấu 
- Khuyên mọi người phải bỏ 
- liên hệ bản thân em .
3) Sửa chữa :
 Không vứt rác vì một xã hội văn minh .
 Ngày nay , trong đời sống hằng ngày có một hiện tượng khá phổ biến mà mọi người điều thấy . Nhưng thường bỏ qua, đó là hiện tượng vướt rác xả rác bừa bãy mọi nơi .
- Đoạn mở bài : Có nhan đề.
- Đã nêu rõ vấn đề cần bàn luận .
- Từ sai chính tả , lặp từ , 
- Chấm câu chưa đúng .
4) Nhận xét chung :
- Phần lớn bài có đủ ba phần 
- Nhiều em bám sát dàn bài : có ý thật .
- Một số sai chính tả ,lặp từ ,câu dài dòng .
- Vài em còn chép ý sách .
 	4. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ, bài học ,ghi nhớ, làm bài tập 2 phần Luyện tập.
	- Soạn bài: “Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí”
Tuần : 24	 NS : 24/01/10
Tiết : 113 – 114 Tập làm văn 	 ND : 26/01/10
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG , ĐẠO LÝ
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Nắm được dạng đề bài và các thao tác làm bài nghị luận về một vấn đề tưởng, đạo lí.
2.Kĩ năng: Biết đúng dạng đề và thực hành làm bài nghị luận về một vấn đề tưởng, đạo lí .
3. Thái độ : Ý thức làm bài văn theo đúng trình tự .
B. Chuẩn bị :
- GV : Soạn bài ; bảng phụ ghi dàn ý chi tiết.
- HS : Soạn bài ; đọc kỹ dàn bài SGK 
C. Tiến trình hoạt động :
1.Ổn định : Kiểm tra sĩ số của lớp.
2. Bài cũ : Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý ? Để làm được bài văn đó cần đảm bảo yêu cầu gì về nội dung và hình thức ?
3. Bài mới: * giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết học .
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn tìm hiểu đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng ,đạo lý :
- HS đọc 10 đề trong SGK.
- Các đề bài trên giống nhau ở chỗ nào ?
- Về hình thức vẫn có sự khác nhau ,đó là những đề nào ? khác nhau chỗ nào? 
+ Thảo luận bàn : Mỗi bàn nêu một đề tương tự ?
- Đại diện trả lời -> lớp nhận xét 
- GV phát huy bàn khá .
* Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng ,đạo lý :
- Ghi đề: HS đọc :Nêu các bước làm một bài Tập làm văn ?
- Đề thuộc loại nghị luận gì ?
- Tính chất của đề ? Phạm vi nghị luận ?
- Câu tục ngữ nhằm đề cao đạo lý gì ? 
- Nêu các bước lập dàn ý ?
- Phần mở bài là nội dung gì ?
- Phần thân bài gồm mấy đoạn ? 
- Để giải thích câu tục ngữ ta cần giải thích những từ ngữ nào ?
- “Nước” ở đây là gì ?
 - Uống nước nghĩa bóng là gì?
- Nguồn ở đây là gì? 
- Nhớ nguồn ở đây là thế nào? 
- Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” có nghĩa là gì?
- Để nhận xét bình luận về câu tục ngữ em thử nói xem ông cha ta nêu câu tục ngữ này có giá trị gì trong cuộc sống chúng ta ?
- Phần kết bài là nội dung gì ? 
- Với đạo lý đó bản thân em đã thế nào?
 - HS trả lời -> lớp nhận xét bổ sung 
- GV khái quát ý hình thành dàn bài chi tiết 
+ Để tìm hiểu cách viết bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý , các em sẽ tìm hiểu các đoạn văn mẫu trong SGK 
- HS đọc 2 đoạn mở bài 
- HS đọc gợi ý thân bài .
- HS đọc 2 đoạn kết bài .
- Tại sao khi viết xong bài văn ,bước cuối lại phải đọc lại ?
- Nhắc lại các bước làm bài Tập làm văn ?
- HS trả lời – GV nhận xét chốt ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ 
* TIẾT 2 :
* Hướng dẫn luyện tập :
- GV ghi đề -> HS đọc 
- Nhắc lại các bước làm bài tập làm văn ?
- Đề văn thuộc loại nghị luận gì ? dạng đề gì ?
- Đề yêu cầu nghị luận vấn đề gì ? Phạm vi ?
- Phần mở bài trong dàn bài em ghi những ý gì ?
- Phần thân bài gồm những nội dung gì ?
- Em sẽ giải thích như thế nào ?
- Tiếp theo là nội dung gì ?
- Em biết những gương tự học nào ?
- Yêu cầu dẫn chứng phải thế nào ?
- Em đánh giá như thế nào tinh thần tự học trong xã hội ?
- HS đang học ở trường có cần tự học không ?
- Phần kết bài là ý gì ?
- Bản thân em đã tự học như thế nào ?
- HS viết đoạn văn :
- Hãy viết đoạn mở bài ?
- Viết đoạn kết bài ?
- HS viết từng đoạn xong GV cho 2 HS đọc 
- Lớp nhận xét 
- GV khaí quát ý phát huy em khá 
- Nội dung bước 4 ?
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tưởng, đạo lí .
 1. Nhận xét : 10 đề SGK 
a) Giống : đều là đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
b) Khác:
- Dạng đề có mệnh lệnh: Đề 1,3,10.
- Dạng đề không có mệnh lệnh (đề mở ) :
 Đề 2,4,5,6,7,8,9.
 2. Đề tương tự :
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lý :
* Đề: Suy nghĩ về đạo lý: “Uống nước nhơ ùnguồn”.
1.Tìm hiểu đề 
- Đề văn nghị luận 
- Vấn đề : Đề cao lòng biết ơn .
2. Tìm ý ,lập dàn ý :
A. Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ 
- Nêu vấn đề cần bàn : lòng biết ơn .
B. Thân bài :
a) Giải thích câu tục ngữ:
-Uống nước là gì ? 
 + Nghĩa đen ?
 + Nghĩa bóng : là thành quả mà con người được hưởng thụ từ vật chất đến tinh thần.
- Nhớ nguồn là gì ? 
 + Nghĩa đen ?
 + nghĩa bóng : Những người làm ra thành quả đó ; là lịch sử, truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả đó ; là tổ tiên cha ông chúng ta 
- Đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí đòi hỏi người hưởng thụ phải biết ơn người làm ra thành quả đó .
- Nhớ nguồn : 
+ Là biết nguồn gốc có thành quả 
+ Là bảo vệ và phát huy thành quả; 
+ Là chống thói vong ân bội nghĩa ; 
+ Là học tập ở nguồn .
b) Bình luận về câu tục ngữ :
-Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
- Nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu một nền tảng duy trì và phát triển xã hội.
- Là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.
- Khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc.
C. Kết bài :
- Khẳng định đạo lý của câu tục ngữ .
- Liên hệ bản thân .
 3. Viết thành bài văn :
 a) Đoạn mở bài 
 b) Gợi ý thân bài 
 c) Đoạn kết bài .
 4. Đọc lại và sửa chữa :
* Ghi nhớ : (54)
III. Luyện tập :
* Đề : Tinh thần tự học .
 1. Tìm hiểu đề :
- Vấn đề : Đề cao tinh thần tự học .
 2. Tìm ý ,lập dàn ý :
A. Mở bài :
- Giới thiệu chung việc học trong xã hội 
- Nêu tầm quan trọng của tinh thần tự học .
B. Thân bài :
 a) Giải thích :
- Học là gì ?
- Thế nào là tự học ?
- Vì sao cần phải tự học ?
 b) Dẫn chứng gương tự học :
- Trạng nguyên Nguyễn Hiền .
- Nhà văn Nga Mácxim Gorky, 
 c) Đánh giá tinh thần tự học :
- Một cách học trong xã hội .
- Giúp đỡ nhiều người thành đạt .
- HS học ở trường vẫn cần tự học mọi lúc mọi nơi .
C. Kết bài :
- Khẳng định tinh thần tự học là điều tốt .
- Liên hệ bản thân .
 3. Viết thành bài văn :
a) Đoạn mở bài :
b) Đoạn kết bài 
 4. Đọc và sửa chữa :
4. Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc ghi nhớ ; lập dàn ý một đề mà em tâm đắc nhất.
- Soạn bài mới : “Mùa xuân nho nhỏ”
	+ Đọc kỹ bài thơ 
	+ Trả lời câu hỏi SGK .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9t24.doc