Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 103: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 103: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

I-Mục tiêu cần đạt : giúp hs :

-Nhận biết 2 thành phần biệt lập : gọi – đáp và phụ chú.

-Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.

-Biết đặt câu có thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú.

II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk

 -HS : sgk, bài soạn, bài học.

III- Ph­¬ng ph¸p

- Ph©n tÝch, nªu vµ gi¶i quyt vn ®Ị kt hỵp dng b¶ng phơ

IV-Lên lớp

 1-On định

 2-KT bài cũ :

 a-Thế nào là thành phần tình thái và thành phần cảm thán? Cho ví dụ

 b-Thành phần ntn gọi là thành phần biệt lập?

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 103: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:.. TIẾT 103
NG:9A
 9B.
TIẾNG VIỆT :
 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
 (TiÕp theo)
I-Mục tiêu cần đạt : giúp hs :
-Nhận biết 2 thành phần biệt lập : gọi – đáp và phụ chú.
-Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.
-Biết đặt câu có thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú.
II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk
 -HS : sgk, bài soạn, bài học.
III- Ph­¬ng ph¸p
- Ph©n tÝch, nªu vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ị kÕt hỵp dïng b¶ng phơ
IV-Lên lớp 
 1-Oån định
 2-KT bài cũ :
 a-Thế nào là thành phần tình thái và thành phần cảm thán? Cho ví dụ
 b-Thành phần ntn gọi là thành phần biệt lập?
 3-Bài mới :
 A-Vào bài : Trong giao tiếp cần phải tạo quan hệ giao tiếp và duy trì quan hệ giao tiếp. Và khi viết phải có thành phần để giải thích hoặc nêu rõ thái độ, cử chỉ, hành động kèm theo của người nói để người nghe (đọc) hiểu đúng hơn về chúng. Đó là 2 thành phần gọi-đáp và phụ chú mà ta tìm hiểu tiết học này.
 B-Tiến trình hoạt động
 Hoạt động của thầy & trò
 Ghi bảng
Hoạt động 1 : Xác định thành phần gọi-đáp
*HS đọc 2 câu a & b
1-H: Trong những từ in đậm, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào dùng để đáp?
I-Thành phần gọi –đáp
1/ VÝ dơ:SGK
 (Làng –Kim Lân)
2/ NhËn xÐt
-a-Này (dùng để gọi)
 b-Thưa ông (dùng để đáp)
2-H: Những từ ngữ dùng để gọi-đáp có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? Tại sao?
-Các từ ngữ (này, thưa ông) không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu vì chúng là các thành phần biệt lập.
3-H: Trong các từ ngữ gọi-đáp ấy, từ ngữ nào được dùng để tạo lập quan hệ giao tiếp(mở đầu sự giao tiếp), từ ngữ nào dùng để duy trì sự giao tiếp?
H: Như vậy thành phần biệt lập gồm những thành phần nào?
H: Thành phần gọi-đáp có chức năng gì trong câu?
-Công dụng :
 +Từ “này” : tạo quan hệ giao tiếp.
 +Từ “thưa ông” : duy trì quan hệ giao tiếp.
*Ghi nhớ 1 (sgk /T32)
-Các thành phần gọi-đáp và phụ chú là những thành phần biệt lập.
-Thành phần gọi-đáp giao tiếp.
Hoạt động 2 : Xác định thành phần phụ chú.
GV: gäi HS ®äc vd SGK
1-H: Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?
Đ: Không, vì các từ in đậm là các thành phần biệt lập được viết thêm vào, nó không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu.
II-Thành phần phụ chú
1/VÝ dơ: SGK
PhÇn in ®Ëm
 a-và cũng là đứa con duy nhất của anh,
 b,tôi nghĩ vậy,
2/ NhËn xÐt.
-Khi bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của câu không thay đổi.
2-H: Ở câu 2, các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
-Từ ngữ in đậm ở câu (a) chú thích cho “đứa con gái đầu lòng.”
3-H: Trong câu b, cụm chủ – vị in đậm chú thích điều gì?
Đ: Điều suy nghĩ riêng này có thể đúng và cũng có thể gần đúng hoặc chưa đúng so với suy nghĩ của nhân vật lão Hạc.
-Cụm chủ-vị in đậm trong câu (b) chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân vật “tôi”.
H: Thành phần phụ chú có chức năng gì trong câu? Nó được ngăn cách với thành phần chính bằng những dấu câu nào?
*Ghi nhớ 2 :(sgk /T32)
Hoạt động 3 : Luyện tập
BT1 : Thảo luận
Tìm thành phần gọi-đáp trg đoạn trích sau và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì (trên-dưới hay ngang hàng, thân sơ)
III-Luyện tập
Bài tập 1
-Này (dùng để gọi)
-Vâng (dùng để đáp)
=>Quan hệ trên (nhiều tuổi) – dưới (ít tuổi), thể hiện sự thân mật giữa làng xóm láng giềng cùng cảnh ngộ.
BT2: Tìm thành phần gọi –đáp trg câu ca dao sau và cho biết lời gọi-đáp đó hướng tới ai?
Bài tập 2 : bài ca dao 
 “Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống, nhưng chung 1 giàn”
-Cụm từ dùng để gọi : bầu ơi.
-Hướng tới tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt.
BT3 : Tìm các thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bở sung điều gì?
Bài tập 3 Thành phần phụ chú và công dụng
a-Thành phần phụ chú : kể cả anh giải thích cho cụm từ “mọi người”.
b-Thành phần phụ chú : các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ giải thích cho “những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này”.
c-Thành phần phụ chú : những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới giải thích cho “lớp trẻ”.
d-Thành phần phụ chú “có ai ngờ” thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình “tôi”.
-Thành phần phụ chú “thương thương quá đi thôi” thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình “tôi” với cô bé nhà bên.
BT4 : Hãy cho biết thành phần phụ chú ở mỗi câu trong bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó.
BT5 : Viết đoạn văn (sách thiết kế bài giảng)
Bài tập 4 :Các thành phần phụ chú ở BT3 liên quan đến những từ ngữ mà nó nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ, tình cảm của nhân vật đối với nhau.
4-Củng cố : Hệ thống kiến thức.
5-Dặn dò : Học bài. Chuẩn bị “Liên kết câu và đoạn văn”./.
V/ Rĩt kinh nghiƯm
.
ĐỀ CHUẨN BỊ ViÕt TLV Sè 5
 ( GV tù s¾p xÕp thêi gian ngoµi giê häc chÝnh)
ĐỀ 1 : Suy nghĩ của em về nếp sống đẹp của nhân dân ta : trồng cây ngày Tết, qua lời kêu gọi trồng cây của Bác Hồ : “Mùa xuân là Tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.”
ĐỀ 2 : Bàn luận về câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim.”
ĐỀ 3 : Trò chơi điện tử là môn tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mãi chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
ĐỀ 4 : Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp, nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống  Em hãy đặt một nhan đề để gọi tên hiện tượng ấy và viết bài văn nêu lên suy nghĩ và bày tỏ thái độ của mình.
 ĐÁP ÁN
ĐỀ 1 
 I-Mở bài :
-Một phong tục tập quán đẹp được đông đảo nhân dân ủng hộ khi xuân về, Tết đến là : trồng cây.
-Đồng bào cả nước háo hức tham gia kế hoạch trồng cây theo đúng lời dặn của Bác Hồ kính yêu : “Mùa xuân là Tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
 Vậy Tết trồng cây có nghĩa ntn đối với chúng ta mà mọi người lại hăng hái tham gia đến như vậy?
 II-Thân bài :
 1-Khẳng định ngày Tết trồng cây là phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta:
-Đây là ngày hội do Bác hồ khởi xướng vào mùa xuân năm 1959.Khi Bác còn sống, năm nào đến mùa xuân, Người cũng đi trồng cây cùng nhân dân. Từ đó, Tết trồng cây đã trở thành ngày hội không thể thiếu trong những ngày đầu xuân của nhân dân ta.
-Nay Bác đã đi xa, nhưng nhân dân ta vẫn duy trì truyền thống tốt đẹp đó. Nhằm vừa góp thêm màu xanh cho đất nước, vừa tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu.
 2-Ý nghĩa của việc trồng cây :
-Tạo mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên, với môi trường.
-Chặt phá cây bừa bãi là huỷ đi màu xanh của con người.
-Nhắc nhở ta rằng : phải biết bảo vệ, giữ gìn làm giàu cho thiên nhiên.
-Tết trồng cây làm cho đất nước có thêm nguồn tài nguyên phong phú.
 +Dẫn chứng : nếu mỗi người chỉ trồng 1 cây thôi, thì không bao lâu sẽ phủ đầy đồi núi và ngăn chặn được những vùng cát biển lấn chiếm.=>Giữ lại độ màu mỡ cho đất và chóng xói mòn.
 +Lá cây giúp con người trao đổi chất để duy trì sự sống.
 +Cây xanh còn làm nhiệm vụ cản dòng nước lũ, điều hoà mực nước các con sống, ngăn lũ lụt bất thường.
 3-Công dụng :
-Cung cấp nguồn tài nguyên phong phú để phát triển về gỗ, sản xuất vật dụng dùng trong gia đình. Cung cấp hàng xuất khẩu có giá trị.
-Che nắng cho con người. Tạo cảnh quang đẹp : rợp tiếng ve ngân, chim chóc bay về làm tổ, ca hát líu lo.
 4-Trách nhiệm của mỗi chúng ta :
-Tham gia trồng cây.
-Chăm sóc, bảo vệ cây xanh chu đáo, góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp.
 III-Kết bài :
 -Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của phong tục trồng cây ngày Tết.
 -Thấm thía lời dạy của Bác./.
ĐỀ 2 :
 I-Mở bài :
-Con người sống phải có ý chí, nếu không sẽ dễ ngã lòng và không làm nên sự nghiệp gì.
-Oâng bà ta đã để lại cho con cháu nhiều lời khuyên bổ ích về vấn đề này. Điển hình là câu :
 “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
 II-Thân bài :
 1-Giải thích nghĩa câu tục ngữ :
-Sắt: là thứ kim loại cứng, thường để xây nhàhay đúc những vật thông dụng như : kếm, búa, xe cộ 
-Kim : là 1 vật cũng được làm từ sắt, thật nhỏ bé, nhọn để xỏ chỉ may âu phục.
=>Nghĩa câu tục ngữ : Từ thỏi sắt thô cứng, nếu mài giũa lâu ngày, sẽ trở thành cây kim sáng bóng, có ích. Đó là nhờ sự kiên trì, cố gắng mới thành công trong công việc.
 2-Khẳng định đây là đức tính cần thiết trong cuộc sống chúng ta :
-Muốn thành công trong công việc phải trải qua quá trình lao động rèn luyện lâu dài.
-Chính nghị lực, lòng kiên trì, sự nhẫn nại mới là sức mạnh vô hình giúp ta đi đến thành công.
-Nếu chỉ thất bại 1 lần mà vội nản chí thì không thể đi đến thành công.
 *Dẫn chứng : 
+Một HS học yếu môn Toán, cứ miệt mài chăm chỉ rèn luyện, thì chắc sẽ khá lên.
+Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt 2 tay nhưng bằng ý chí quyết tâm, anh đã viết bằng 2 chân, anh đã trở thành nhà giáo ưu tú.
+Nhà thơ Nguyễn Khuyến xuất thân trong hoàn cảnh nghèo khó, túng thiếu bằng ý chí quyết tâm, vượt khó đã trở thành thiên tài. Những sáng tác của ông là kết quả của sự rèn luyện miệt mài.
+Các nhà bác học đã giam mình trong phòng thí nghiệm hết năm này đến năm khác để tìm ra được những thành tựu phục vụ nhân loại.
 3-Phê phán những kẻ nhục chí, gặp khó khăn lùi bước :
-Vận dụng ý chí, nghị lực có thừa nhưng vẫn thất bại. Có thể vì phương pháp sai, mục đích sai, hay vì thời cơ chưa đến.
-Trong cuộc sống hiện nay, mỗi người cần có ý thức rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại bắt tay vào công việc đóng góp cho công cuộc xây dựng để xã hội ngày càng tiến lên.
III-Kết bài :
-Câu tục ngữ là bài học về sự kiên trì, nhẫn nại không dành cho riêng ai và có giá trị với mọi thời đại.
-Đây là 1 đức tính không thể thiếu ở mỗi chúng ta lúc nhỏ cũng như lúc trưởng thành vào đời./.
ĐỀ 3
I-Mở bài :
-Giới thiệu được trò chơi điện tử rất hấp dẫn đối với HS hiện nay.
-Có nhiều người ngồi bên máy vi tính điều khiển trò chơi hàng giờ không màng đến chuyện ăn uống, học hành.
II-Thân bài :
 1-Tính hấp dẫn của các trò chơi điện tử :
-Phù hợp với cuộc sống hiện đại, thu hút đông đảo thanh thiếu niên tham gia.
-Các mặt tích cực :
 +Dễ thực hiện, rẻ tiền, sinh động với hình ảnh, âm thanh mới lạ, phong phú.
 +Góp phần giúp tư duy nhạy bén, năng động hơn.
 +Rất phù hợp với tâm lí tuổi mới lớn- là lứa tuổi ưa khám phá, thích thú trước những điều mới lạ.
 +Nêu 1 số ví dụ trò chơi hiện nay được giới trẻ ưa thích.
2-Tác hại của trò chơi điện tử :
-Nhiều trò chơi mang tính bạo lực, có ảnh hưỏng xấu đến phát triển nhân cách ở lứa tuổi HS.
-Mải chơi trò chơi điện tử quên cả ăn uống ảnh hưỡng đến sức khoẻ của người tham gia trò chơi
-Hiện tượng rất nhiều thanh thiếu niên vì quá say mê trò chơi điện tử nên bỏ bê việc học tập, sức khoẻ giảm xút, thậm chí có nhiều trường hợp dẫn đến tử vong.
-Không phụ giúp công việc nhà.
-Tiêu phí tiền ba mẹ 1 cách vô ích.
-Nảy sinh tính xấu là nói dối để lấy cắp tiền ba mẹ và trốn tránh ba mẹ.
-Ngồi hàng giờ bên máy làm ảnh hưởng đến mắt.
.
 2-Phân tích tác hại của trò chơi điện tử :
-Một bạn hs học giỏi nếu mải chơi không chịu học bài, làm bài tập, vào lớp không chú ý nghe giảng thì thời gian sau, bạn ấy sẽ nản học dẫn nghỉ học. Trở thành kẻ vô dụng cho xã hội và ăn bám gia đình.
-Vì mải chơi điện tử nên sinh ra tính nói dối, trộm cắp
-Khi đã lúng sâu vào trò chơi điện tử thì người ta sẽ dửng dưng với tất cả mọi công việc.
 3-Nguyên nhân của căn bệnh này :
-Do tính tò mò, sự hấp dẫn, lôi cuốn của những trò chơi ma quái.
-Xung quanh giới trẻ, có rất nhiều người cho rằng đó là “mót” thời thượng. Chỉ những người sành điệu mới biết chơi.
-Không nhận thức được tác hại của trò chơi điện tử, ý thức học tập chưa cao.
 4-Lời khuyên :
-Làm quen với máy vi tính là việc làm tốt, nhưng phải biết ứng dụng vào những làm bổ ích , nhứ đánh văn bản, tìm thông tin, tài liệu tham khảo trong học tập 
-Xa lánh, không nên thử dù chỉ là trò chơi đơn giản
III-Kết bài :
-Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tiếp xúc với máy vi tính nhưng phải biết lợi ích của nó. Không nên quá sa đà vào những trò vô bổ ảnh hưỏng đến học tập và sức khoẻ.
-Cần mạnh dạn ngăn chặn căn bệnh trầm kha này, để đất nước có 1 thế hệ nhân tài.
ĐỀ 4
I-Mở bài 
-Đặt tên (phải nêu được vấn đề môi trường đang là bức xúc của toàn xã hội).
 Ví dụ :-Hãy bảo vệ môi trường.
 -Nỗi đau vì môi trường bị ô nhiễm.
 -Hãy suy nghĩ một chút về môi trường 
-Bài văn : “Nỗi đau của môi trường”
II-Thân bài :
-Nêu vấn đề nghị luận : Bảo vệ môi trường.
-Thực tế : nhiều người chưa có ý thức bảo vệ môi trường.
-Tác hại :
 +Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự sống. (cây cối, chim chóc )
 +Ô nhiễm môi trường làm huỷ hoại bầu không khí trong lành.
 +Ô nhiễm môi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng (làm mất vẻ đẹp đường phố).
 +Ô nhiễm môi trường gây ra dịch bệnh cho con người.
 +Ô nhiễm môi trường (xả rác) gây ngập lụt ở đường phố.
-Đánh giá :
 +Những việc làm đó là do con người thiếu ý thức với vấn đề bảo vệ môi trường.
 +Chưa có trách nhiệm với cộng đồng.
 +Khả năng nhận thức của con người còn quá thấp.
 +Phải lên án phê phán gay gắt.
-Hướng giải quyết :
 +Rèn cho mình ý thức bảo vệ môi trường : thả rác đúng vào nơi qui định.
 +Tuyên truyền cho mọi người cùng làm theo.
 +Xử phạt nặng cho những người vứt rác bừa bãi.
III-Kết bài :
-Đây là vấn cấp bách của toàn xã hội.
-Quyết tâm thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 103.doc