Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 18: Xưng hô trong hội thoại

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 18: Xưng hô trong hội thoại

XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Hiểu được sự phong phú, đa dạng của các từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt.

 - Hiểu được mỗi quan hệ giữa việc sử dụng tình huống giao tiếp với từ ngữ xưng hô.

 - Ý thức sâu sắc: Tầm quan trọng của việc sử dụng thích hợp từ ngử xưng hô trong hội thoại.

 - Rèn kĩ năng viết doạn hội thoại.

II.Chuẩn bị:

 Giáo viên:

 - Kiến thức:Về các đoạn hội thoại có sửn dụng từ ngữ xưng hô.

 - Nội dung tích hợp: Văn bản Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố.

 - Phương tiện: Bảng phụ.

Học sinh: bảng phụ, bút dạ.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 18: Xưng hô trong hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18: Tiếng Việt 	 Ngày giảng:07/9/08
XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
 - Hiểu được sự phong phú, đa dạng của các từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt.
 - Hiểu được mỗi quan hệ giữa việc sử dụng tình huống giao tiếp với từ ngữ xưng hô.
 - Ý thức sâu sắc: Tầm quan trọng của việc sử dụng thích hợp từ ngử xưng hô trong hội thoại.
 - Rèn kĩ năng viết doạn hội thoại.
II.Chuẩn bị: 
 Giáo viên:
 - Kiến thức:Về các đoạn hội thoại có sửn dụng từ ngữ xưng hô.
 - Nội dung tích hợp: Văn bản Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố.
 - Phương tiện: Bảng phụ.
Học sinh: bảng phụ, bút dạ. 
III. Tiến trình lên lơp: 
 1. Ổn định: 9a / 36 (vắng) 
 2. Bài cũ: a. Câu hỏi:
 Câu 1: Để không vi phạm các phương châm hội thoại cần phải làm gì?
Nắùm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.
Hiểu rõ nội dung mình định nói.
Biết im lặng khi cần thiết.
Phối hợp nhiều cách nói khác nhau.
 Câu 2: Nhân định nào dưới đây không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thử các phương châm hội thoại?
 a. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa.
 b. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
 c. Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.
 d. Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
 b.Đáp án: câu 1: a ; câu 2: c
 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài: 
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu từ xưng hô và việc sử dụng chúng.
- Gọi 1 học sinh lên bảng ghi mộ số từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt. Nghĩa của mỗi từ?
+ Giải nghĩa các từ.
- Giải thích về ngôi gộp và ngôi trừ trong Tiếng Việt
( Chúng tôi chỉ có người nói, chúng ta gồm cả người nói và người nghe)
- Trong Tiếng English người ta dùng những từ ngữ nào để xưng hô? 
+ I, you, we.
- Thử so sánh cách xưng hô giữa Tiếng Việt và Tiếng Eng lish? 
- Qua đó rút ra điếu gì về từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt?
+ So sánh và nhận ra sự phong phú khi dùng từ xưng hô trong Tiếng Việt.
+ Đọc phần ghi nhớ.
- Treo bảng phụ bài tập 1: 
+ Đọc bài tập.
- Cho biết tại sao cô học viên người Châu âu lại nhầm lẫn như vậy?
+ Đứng tại chỗ làm nhanh: Vì cô ta mới học Tiếng Việt, chưa hiểu hết sự phong phú của TiếngViệt, tưởng rằng Tiếng Việt cũng giống như tiếng mẹ đẻ của mình.
 Hướng dẫn tìm hiểu từ ngữ xưng hô.
 Hướng dẫn sử dụng từ ngữ xưng hô.
+ Đọc 2 đoạn đối thoại của Dế Mèn và Dế Choắt ở bảng phụ.
- Hãy xác định từ ngữ xưng hô trong hai đoạn thoại trên? 
- Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong tính huống 1 và 2.
+ Phân tích sự thay đổi: 
Lần 1: Anh – em.
Lần 2: Ta – chú mày.
Lần 3: Tôi – anh.
- Hãy giải thích vì sao có sự thay đổi đó?
+ Suy nghĩ, giải thích: Có sự thay đổi vì tình huống giao tiếp thay đổi. Ở đoạn a Choắt là người muốn nhờ vả kẻ mạnh, ở đoạn b choắt không coi mình là đàn em mà đứng trên cương vị bạn bè để khuyên bảo Mèn.
- Hệ thống hóa kiến thức:
Nhận định nào đúng nhất những việc chúng ta cần làm khi muốn lựa chọn đúng từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
a. Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp.
b. Xem xét mỗi quan hệ giữa người nói với người nghe.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
+ Lựa chọn ý đúng và đọc phần ghi nhớ.
- Tích hợp cách xưng hô trong CNCGNX.( Thiếp – chàng).
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
+ Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2.
- Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ làm.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cho các tổ trưởng bốc thăm phiếu học tập và nêu yêu cầu của bài 3,4,5,6.
Gợi ý: Ở bài tập 5 cần làm rõ cách xưng hô của Bác thể hiện điều gì? Phải liên hệ, so sánh giữa cách xưng hô của Bác với các vị vua đứng đầu đất nước trước1945.
 Ở bài tập 6 sự thay đổi cách xưng hô thể hiện sự thay đổi thái độ, hành vi của nhân vật.
+ Tiến hành thảo luận .
- Theo dõi và hướng dẫn nhóm yếu.
- Yêu cầu nhóm trưởng dán bảng.
- Gọi một em bất kì trong nhóm thuyết trình kết quả.
+ Thuyết trình.
+ Nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, cho điểm tuyên dương.
- Nhấn mạnh ở bài tập 6: Thay đổi cách xưng hô thể hiện sự phản kháng quyết liệt của một con người bị dồn đến bước đường cùng.
- Củng cố kiến thức khái quát.(bảng phụ )
 Dòng nào dưới đây có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
a. Ông, bà, bố, mẹ, chú, bác, cô, dì, dượng, mợ.
b. Chúng tôi, chúng ta, chúng em, chúng nó.
c. Anh, chị, bạn cậu, con người, chúng sinh.
d. Thầy, con, em, cháu, tôi, ta, tín chủ, ngài trẫm, khanh.
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
 1. Từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt.
Tiếng Việt.
English.
Tôi, tao, tớ... Chúng tôi. Chúng ta. Chúng mình.
I
You
 We
=> Phong phú, tinh tế.
 * Bài tập 1: Sự nhầm lẫn do không hiểu hết sự phong phú của Tiếng Việt.
 2. Sử dụng từ ngữ xưng hô.
 a. Ví dụ:
 Tình huống 1: 
 + Anh - em -> kẻ yếu.
 + Ta - chú mày -> kẻ mạnh.
 Tình huống 2:
 + Tôi – anh -> bình đẳng.
 => Tùy thuộc vào tình huống giao tiếp và mỗi quan hệ.
b. Ghi nhớ.(Sgk)
II. Luyện tập: 
 *Bài2/40. 
Dùng chúng tôi tăng tính khách quan, khiêm tốn.
* Bài 4/40.Vị tướng gặp thầy xưng em -> thể hiện lòng biết ơn và thái độ kính cẩn đối với thầy.( truyền thống tôn sư trọng đạo)
* Bài 5/40. 
Hoàn cảnh, cách xưng hô: Tôi – đồng bào tạo cảm giác gần gũi, thân thiết. Đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa lãnh tụ với nhân dân.
* Bài 6/40. 
- Cách xưng hô của cai lệ và chị Dậu thuộc hai đẳng cấp khác nhau:
Kẻ quyền lực - người bị áp bức.
- Cách xưng hô của chị Dậu.
Lần 1: Nhà cháu - ông -> dưới hàng.( Thể hiện sự hạ mình, nhẫn nhục)
Lần 2: Tôi - ông ->ngang hàng.
Lần 3: Bà - mày -> trên hàng.
 ( phản kháng quyết liệt )
4. Củng cố:
- Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi.
« Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại: Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn. » (TBTG....) 
Từ chúng tôi trong câu văn trên được ai dùng?
 a. Các nhà lãnh đạo cấp cao thế giới. c. Tất cả công dân trên thế giới.
 b. Tất cả phụ nữ trên thế giới. d. Tất cả trẻ em trên thế giới
4. Hướng dẫn về nhà: - Hoàn thành các bài tập.
- Chuẩn bị cách dẫn trực tiếp và cách dẫn dán tiếp: 
+ Đọc kĩ và trả lời câu hỏi phần tìm hiểu bài. 
+ Tìm thêm trong các văn bản đã học những lời dẫn trự tiếp và gián tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docT18.doc