Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 28: Cảnh ngày xuân ("Truyện Kiều" - Nguyễn Du )

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 28: Cảnh ngày xuân ("Truyện Kiều" -  Nguyễn Du )

A/ Mục tiêu:

 Qua tiết học, HS cvó thể :

 -. Thấy được NT miêu tả thiên nhiên của ND: kết hợp bút pháp gợi và tả; cách sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân.

 - Vận dụng NT miêu tả kết hợp với biểu cảm để viết văn.

 -. Rèn kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ thơ.

B/ Chuẩn bị :

 - GV: Tác phẩm Truyện Kiều

 Bảng phụ , phiếu học tập

 - HS: Đọc kĩ đoạn trích, tìm hiểu vị trí đoạn trích

 Soạn bài

C/ Phương pháp

- Phân tích, tái hiện, thuyết giảng

D/ Hoạt động trên lớp :

1) Ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số :

2) KT bài cũ: (3 phút)

 - Đọc thuộc lòng, diễn cảm những câu thơ miêu tả TV và TK ?

 - Vì sao khi tả TK, tác giả chú ý đến ánh mắt; còn khi tả TV ông lại chú ý tả

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 28: Cảnh ngày xuân ("Truyện Kiều" - Nguyễn Du )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy 9a : .......................... Tiết 28 
 9b:..
 Văn bản: 
Cảnh ngày xuân
(" Truyện Kiều"- Nguyễn Du )
A/ Mục tiêu: 
 Qua tiết học, HS cvó thể :
 -. Thấy được NT miêu tả thiên nhiên của ND: kết hợp bút pháp gợi và tả; cách sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân.
 - Vận dụng NT miêu tả kết hợp với biểu cảm để viết văn.
 -. Rèn kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ thơ.
B/ Chuẩn bị :
 - GV: Tác phẩm Truyện Kiều
 Bảng phụ , phiếu học tập 
 - HS: Đọc kĩ đoạn trích, tìm hiểu vị trí đoạn trích
 Soạn bài
C/ Phương pháp
- Phân tích, tái hiện, thuyết giảng
D/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số :	
2) KT bài cũ: (3 phút)
 - Đọc thuộc lòng, diễn cảm những câu thơ miêu tả TV và TK ?
 - Vì sao khi tả TK, tác giả chú ý đến ánh mắt; còn khi tả TV ông lại chú ý tả 
 khuôn mặt ? 
3) Bài mới : (37 phút) - GV giới thiệu bài (1 phút)
Hoạt động của GV& HS
Ghi bảng
- GV yêu cầu HS tự nêu cách đọc.
- GV định hướng cách đọc: giọng chậm rãi, khoan thai, tình cảm, trong sáng.
- GV đọc mẫu một lần -> 2 HS đọc VB:
- Yêu cầu HS nêu và giải nghĩa một số từ khó: chú ý đến các từ và cụm từ Hán Việt
* HS Nêu và giải nghĩa các từ khó theo yêu cầu của GV
? Dựa vào nội dung có thể chia VB thành mấy đoạn ? Nêu nội dung chính của từng đoạn ?
? Em có nhận xét gì về bố cục này? ( nhà thơ đã miêu tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt theo trình tự nào ) ?
? Dựa theo diễn biến của cốt truyện, hãy xác định vị trí của đoạn trích.
HS: Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm.:
* 1 HS đọc diễn cảm 4 câu thơ đầu:
? Từ chú thích (1 ) và ( 2) trong SGK em 
hãy giải thích nghĩa 2 dòng thơ đầu VB ?
* HS Đọc chú thích và giải nghĩa:
Ngày xuân qua nhanh như con thoi.
Đã qua tháng giêng, tháng hai, bây giờ đã là tháng ba.
? ở hai câu đầu, khung cảnh mùa xuân được miêu tả như thế nào ?
* HS phát hiện và có thể trả lời:
Vừa giới thiệu thời gian, vừa gợi không gian. Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn rộn ràng bay lượn như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng.
? Vẻ đẹp của mùa xuân tháng ba được đặc tả qua chi tiết điển hình nào ?
* HS phát hiện:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
? Hai câu thơ : " Cỏ non..bông hoa " thuộc trong số những câu thơ hay nhất của TK. Theo em, vì lí do nào ? 
* HS thảo luận, trả lời:
Ngôn từ Thuần Việt, giàu hình ảnh, nhạc điệu, dễ nhớ, dễ thuộc.
? Hai câu thơ gợi tả cảnh tượng tháng ba mùa xuân như thế nào ?
ộ GV chốt lại :
Tác giả dùng biện pháp miêu tả sinh động, gợi cảm để vẽ nên một khung cảnh cảnh mùa xuân mới mẻ tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, thanh khiết.
* 1 HS đọc 8 câu thơ tiếp
? Chú thích (3) và (4) đã giới thiệu nội dung " lễ" và "hội" trong tiết thanh minh như thế nào ?
* HS dựa vào chú thích trong SGK để trả lời:
- Lễ’ lễ tảo mộ: đi viếng và sửa sang phần mộ của người thân.
- Hội’ hội đạp thanh: đi chơi xuân ở đồng quê.
? Cảnh lễ hội đó được gợi tả qua những dòng thơ nào ?
* HS phát hiện.:
- Dập dìu..giấy bay
? NT dùng từ ngữ miêu tả của tác giả ở các câu thơ đó có gì đặc biệt ?
Gợi ý: Cách dùng từ theo cấu tạo
 Biện pháp tu từ ?
 Cách ngắt nhịp ?
* HS thảo luận, trả lời:
? Tác dụng của cách miêu tả này ?
ộ GV chốt lại :
Với cách dùng từ ngữ đặc sắc kết hợp với các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, tác giả làm nổi bật một khung cảnh lễ hội đông vui, náo nhiệt, rộn ràng vào tháng ba
? Theo em, khi làm sống lại một không khí lễ hội tưng bừng như thế, nhà thơ đã thể hiện tình cảm gì đối với dân tộc ?
* HS thảo luận nhóm, phát biểu:
Yêu quý, trân trọng vẻ đẹp và giá trị truyền thống văn hoá dân tộc.
* HS đọc 6 câu cuối:
? Cảnh vật mùa xuân ở 4 câu cuối có gì khác so với 4 câu đầu ? Vì sao ?
* Thảo luận nhóm, trả lời:
Khác nhau về thời gian, không gian ’ HS chỉ ra cụ thể
? Cảnh được đặc tả qua những từ ngữ nào? Các từ đó có sức gợi tả điều gì ?
HS phát hiện:
Các từ: tà tà, thanh thanh, nao nao’ từ láy không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng luyến tiếc, lặng buồn của con người.
ộ GV chốt lại :
Qua các từ ngữ có sức gợi tả lớn, nhà thơ đã diễn tả một khung cảnh thiên nhiên đẹp nhưng nhuốm màu tâm trạng: con người bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui sắp hết, sự linh cảm về một điều sắp xảy ra
? Em hãy nêu rõ những thành công trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả ở VB ?
* HS tổng kết lại các giá trị nghệ thuật:
- Miêu tả thiên nhiên theo trình tự không gian và thời gian.
- Kết hợp tả cảnh với tả tâm trạng.
- Từ ngữ sáng tạo, độc đáo.
? ND của đoạn trích ?
* HS dựa vào mục (ghi nhớ ) để trả lời:
- GV tổng kết lại và cho HS đọc mục (ghi nhớ ).
GV sử dụng câu hỏi 1 ở phần LT để cho HS thảo luận nhóm ( dùng phiếu học tập )
* GV nhận xét, bổ sung và chốt lại :
- Bút pháp gợi tả của câu thơ cổ đã vẽ lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân có hương vị 
( hương thơm của cỏ), màu sắc, đường nét.
- Câu thơ của ND có thêm từ trắng làm nổi bật thần sắc của hoa lê, làm cho màu sắc có sự hài hoà tuyệt diệu tạo nên một vẻ đẹp riêng của mùa xuân.
II/ Đọc - hiểu VB : (28 phút)
1) Đọc, tìm hiểu chú thích:
2) Bố cục đoạn trích:
.- 4 câu đầu: khung cảnh ngày xuân
- 8 câu tiếp: khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
- 6 câu cuối: cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
’ Tả cảnh theo trình tự thời gian của cảnh du xuân.
3) Vị trí đoạn trích.
II)Tìm hiểu VB:
1) Khung cảnh ngày xuân
- Hai câu thơ đầu: Vừa giới thiệu thời gian, vừa gợi không gian.
’ Cảnh mùa xuân với bầu trời trong sáng, mặt đất tươi xanh và không gian yên ả, thanh bình.
2) Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh :
:
- Dùng nhiều từ ghép, từ láy là các danh từ, động từ, tính từ ( yến anh, chị em, tài tử, giai nhân.)
- Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ
" Ngựa xe như nước như nêm"
" nô nức yến anh"
- Nhịp thơ vừa ổn định ở câu bát, vừa biến đổi ở câu lục.
’ gợi tả vẻ sinh động của số đông người dự lễ hội, làm nổi bật sự đông vui, náo nhiệt mang sắc thái điển hìmh của lễ hội tháng ba.
3) Cảnh chị em TK du xuân trở về:
Các từ: tà tà, thanh thanh, nao nao’ từ láy không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm
* Tổng kết: (ghi nhớ:SGK)
III/ Luyện tập : (5 phút)
4) Củng cố : (3 phút)
 - Qua đoạn trích Cảnh ngày xuân, em còn thấy thêm những tài năng nào của
 ND ngoài tài năng miêu tả nhân vật?
5) HD về nhà : (2 phút)
 - Học thuộc lòng đoạn thơ, nắm giá trị nội dung và NT
 - Làm bài tập 1- SBT
 ’ Soạn VB : " Kiều ở lầu Ngưng Bích " 
 và VB tự học " Mã Giám Sinh mua Kiều" . 
 ’ ( Chú ý tìm hiểu vị trí đoạn trích, những đặc sắc về NT 
 và nội dung của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều)
E/ Rút kinh nghiệm.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docT 28.doc