Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 39: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 39: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

A/ Mục tiêu:

 Qua tiết học, HS có thể :

 - Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, sự nghiệp và vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc.

 - Kể được tóm tắt cốt truyện LVT để có thể học tốt 2 đoạn trích.

 - Rèn kĩ năng đọc truyện thơ Nôm.

B/ Chuẩn bị :

- GV: T/phẩm "Truyện Lục Vân Tiên"; ảnh chân dung Nguyễn Đình Chiểu (NĐC)

 Bảng phụ.

- HS: Đọc kĩ đoạn trích và chú thích (), chú thích 1- SGK.

C/ Phương pháp

- Phân tích, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề.

D/ Hoạt động trên lớp :

1) Ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số :

2) KT bài cũ: (4 phút)

 - Đọc thuộc lòng, diễn cảm đoạn trích “ Kiêù ở lầu Ngưng Bích ?

 - Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện qua đoạn trích như thế nào ?

3) Bài mới : (36 phút) - GV giới thiệu bài (1 phút)

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 39: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy : 9a ...................... Tiết 38 
 9b:. 
Văn bản: 
 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
 (Trích "Truyện Lục Vân Tiên"- Nguyễn Đình Chiểu )
A/ Mục tiêu: 
 Qua tiết học, HS có thể :
 - Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, sự nghiệp và vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc.
 - Kể được tóm tắt cốt truyện LVT để có thể học tốt 2 đoạn trích.
 - Rèn kĩ năng đọc truyện thơ Nôm.
B/ Chuẩn bị :
- GV: T/phẩm "Truyện Lục Vân Tiên"; ảnh chân dung Nguyễn Đình Chiểu (NĐC)
 Bảng phụ. 
- HS: Đọc kĩ đoạn trích và chú thích (ộ), chú thích 1- SGK.
C/ Phương pháp
- Phân tích, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề.
D/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số :	
2) KT bài cũ: (4 phút)
 - Đọc thuộc lòng, diễn cảm đoạn trích “ Kiêù ở lầu Ngưng Bích  ?
 - Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện qua đoạn trích như thế nào ?
3) Bài mới : (36 phút) - GV giới thiệu bài (1 phút)
Hoạt động của GV& HS
Ghi bảng
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả NĐC và t/phẩm "Truyện Lục Vân Tiên ".
- Dựa vào chú thích (ộ) hãy nêu những thông tin chính về NĐC: Năm sinh, năm mất, quê quán, những phẩm chất tính cách, những bài học từ cuộc đời và sự nghiệp.
ộ GV chốt lại một số ý chính sau khi cho HS quan sát chân dung NĐC.
- NĐC ( 1822- 1888) quê nội ở Thừa Thiên- Huế; quê ngoại ở Gia Định.
- Là người có cuộc đời đầy bất hạnh. nhưng có nghị lực sống và cống hiến cho đời.
- Có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
- Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị: Truyện Lục Vân Tiên; Dương Từ- Hà Mậu; Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về t/phẩm : Hoàn cảnh ra đời , đặcđiểm ?
- GV bổ sung thêm thông tin về kết cấu và các phần của tác phẩm (SGV, STK..)
ộ GV chốt lại những thông tin chính.
? Dựa vào phần tóm tắt của SGK, em hãy tóm tắt lại nội dung từng phần của truyện ?
* HS theo dõi ranh giới giữa các phần dựa vào phần tóm tắt của SGK.
* 4 HS tóm tắt (mỗi HS 1 phần )
- GV nhận xét và có thể động viên, cho điểm.
? "Truyện LVT " được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa như thế nào ?
* Thảo luận, phát biểu:
Người tốt thường gặp nhiều gian truân, trắc trở, bị kẻ xấu hãm hại, lừa lọc nhưng vẫn được phù trợ cưu mang; cuối cùng đều vượt qua và được đền đáp, kẻ xấu bị trừng trị.
? Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì ?
* Thảo luận, phát biểu:
- Phản ánh ước mơ, khát vọng của nhân dân: ở hiền gặp lành, thiện thắng ác.
- Cho thấy cuộc đời có nhiều sự bất công, vô lí, nhiều kẻ ác.
ộ GV bổ sung và chốt lại :
 d) Giá trị của tác phẩm:
 - Nội dung: Truyền dạy đạo lí làm người
 (tư tưởng nhân nghĩa, tinh thần nghĩa hiệp, thể hiện khát vọng, ước mơ của nhân dân)
 - Nghệ thuật: Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mang màu sắc địa phương Nam bộ.
I/ Timg hiểu chung.
1) Tác giả:
- NĐC ( 1822- 1888) quê nội ở Thừa Thiên- Huế; quê ngoại ở Gia Định.
- Là người có cuộc đời đầy bất hạnh. nhưng có nghị lực sống và cống hiến cho đời.
- Có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
- Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị: Truyện Lục Vân Tiên; Dương Từ- Hà Mậu; Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
2) Tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên ".
a) Hoàn cảnh ra đời: Đầu những năm 50 của thế kỉ 19.
 b) Đặc điểm: Là truyện thơ Nôm, gồm 2082 câu thơ lục bát kết cấu theo lối chương hồi dùng để kể.
 c) Tóm tắt truyện:
 * "Truyện LVT" gồm 4 phần:
 - Phần 1: LVT cứu KNN khỏi tay bọn cướp
 - Phần 2: LVT gặp nạn được thần và dân cứu giúp.
 - Phần 3: KNN gặp nạn và được cứu.
 - Phần 4: LVT và KNN gặp lại nhau.
d) Giá trị của tác phẩm:
 - Nội dung: Truyền dạy đạo lí làm người
 (tư tưởng nhân nghĩa, tinh thần nghĩa hiệp, thể hiện khát vọng, ước mơ của nhân dân)
 - Nghệ thuật: Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mang màu sắc địa phương Nam bộ.
4) Củng cố : (3 phút) - GV dùng bảng phụ
 ? Nhân cách lớn của NĐC thể hiện ở những điểm nào?
 A. Nghị lực sống và cống hiến cho đời
 B. Cuộc đời đầy bất hạnh
 C. Lòng yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm
 D. Kết hợp A và C 
 ? Từ con người và cuộc đời của NĐC, em rút ra bài học gì cho bản thân? 
5) HD về nhà : (1 phút)
 - Nắm chắc những thông tin chính về tác giả, tác phẩm
 - Tập tóm tắt lại toàn bộ tác phẩm
 ’ Đọc, tìm hiểu kĩ VB: " LVT cứu KNN " để tiết sau học.
E/ Rút kinh nghiệm.
Dạy : 9a ............................ Tiết 39 
9b:.
 Văn bản: 
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ( TT )
( Trích " Truyện Lục Vân Tiên"- Nguyễn Đình Chiểu)
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS có thể:
 - Hiểu được khát vọng vì nghĩa giúp người, cứu người của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính là LVT và KNN
 - Học tập những phẩm chất đáng quý của hai nhân vật trong đoạn trích
 - Rèn kĩ năng đọc truyện thơ Nôm, phân tích cách kể chuyện và xây dựng nhân vật
B/ Chuẩn bị :
 - GV: Tác phẩm " Truyện Lục Vân Tiên" ; Bảng phụ. 
 - HS: Đọc kĩ đoạn trích và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
C/ Phương pháp
- Phân tích, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề.
D/ Hoạt động trên lớp:
1) ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số:	
2) KT bài cũ: (3 phút)
 - GV dùng bảng phụ :
 Câu 1: Tác phẩm " Truyện LVT" của NĐC được sáng tác vào thời kì nào ?
 A. Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta
 B. Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta
 Câu 2: "Truyện LVT" của NĐC được viết bằng ngôn ngữ nào ?
 A. Chữ Hán C. Chữ quốc ngữ
 B. Chữ Nôm D. Cả A, B, C đều sai 
3) Bài mới : (36 phút)
 - GV giới thiệu bài (1 phút)
Hoạt động của GV& HS
Ghi bảng
 - GV hướng dẫn đọc: rõ ràng, chính xác, chú ý chuyển giọng phù hợp ở những câu thơ kể chuyện, tả trận đánh, cử chỉ và lời nói của hai nhân vật chính.
 - GV đọc 1 đoạn, nhận xét cách đọc của HS.
 - GV hướng dẫn tìm hiểu chú thích: lưu ý các từ HV, các từ địa phương.
? Dựa vào phần tóm tắt cốt truyện, em hãy nêu vị trí và nội dung của VB trong tác phẩm " Truyện LVT"
* HS Dựa vào phần tóm tắt trả lời:
- GV bổ sung thêm: Ngay trước đoạn trích là cảnh Vân Tiên thấy mọi người dân khốn khổ vì tên cướp Phong Lai: Đọc 1 đoạn trong SGV.
? VB có thể chia làm mấy đoạn ? nêu nội dung của từng đoạn ?
* HS thảo luận, xác định:
* HS đọc lại 14 câu thơ đầu:
? Hãy thuật lại sự việc đánh cướp của LVT trong phần đầu VB ?
* 1 HS thuật lại
? Sự việc đánh cướp được kể qua các chi tiết, hành động, lời nói điển hình nào của LVT ?
* HS Phát hiện qua các câu thơ SGK.
? Cách miêu tả như thế gợi cho em nhớ tới hình ảnh những nhân vật nào trong truyện cổ Trung Quốc, trong truyện dân gian ?
* Phát hiện, trả lời:
 - Triệu Tử Long, Võ Tòng
 - Thạch Sanh
? Qua những lời nói và hành động đó, ta thấy LVT có những phẩm chất gì ?
* Thảo luận, phát biểu:
ộ GV bổ sung, chốt lại:
Với cách miêu tả nhân vật qua cử chỉ, hành động, lời nói, tác giả đã làm nổi bật tính cách anh hùng, tấm lòng vì nghĩa và tài năng của LVT
 * HS đọc đoạn còn lại
 ? Hãy tóm tắt nội dung cuộc trò chuyện giữa LVT và KNN ?
* 1 HS tóm tắt:
GV: Theo dõi nhân vật LVT trong cuộc đối thoại này và cho biết: 
 ? Nhân vật Vân Tiên chủ yếu được miêu tả trên phương diện nào sau đây ?
 A. Hành động C. Ngoại hình
 B. Lời nói D. Tâm lí
 ? Những lời nói nào có giá trị khắc hoạ rõ nét nhân vật LVT ?
* HS Phát hiện qua các câu thơ trong SGK.
 " Khoan khoanphận trai"
 " Vân Tiên nghe nói.trả ơn"
 " Nhớ câu.anh hùng"
? Những lời nói đó cho thấy Vân Tiên là con người như thế nào ?
* HS khái quát, trả lời:
 ? Em dành cho nhân vật này những tình cảm nào ?
* HS tự bộc lộ:
 ? Nhân vật KNN cũng được tác giả khắc hoạ chủ yếu ở phương diện nào ?
 ? Khi đối đáp với LVT, KNN đã nói với một ngôn ngữ như thế nào ?
? Qua những lời nói đó, em cảm nhận gì về con người của KNN ? 
 ộ GV chốt lại :
 Qua lời nói, cử chỉ, ta thấy LVT là người ngay thẳng, trong sáng, nghĩa hiệp còn KNN là cô gái khuê các nhưng thuỳ mị, nết na, có học thức, biết trọng ơn nghĩa
 4) Tổng kết: ( ghi nhớ: SGK - )
 - GV hướng dẫn HS tổng kết về NT của VB dựa vào câu hỏi 4, 5- SGK.
* HS khái quát lại và trả lời:
 - Xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói.
 - Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương.
 ? Đọc VB, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của những con người trẻ tuổi như LVT và KNN ?
 - GV tổng kết lại và cho HS đọc (mục ghi nhớ- SGK)
GV hướng dẫn HS luyện tập qua bài tập SGK tr 116.
* HS thảo luận làm bài tập: Phân biệt sắc thái riêng từng lời thoại của các nhân vật:
 - Phong Lai: hống hách, kiêu căng.
 - Vân Tiên: lúc thì giận dữ, lúc bộc trực, chân thành.
 - Nguyệt Nga: dịu dàng, xúc động, chân thành.
GV cho HS đọc diễn cảm lại đoạn trích và nhận xét cách đọc của HS.
* HS đọc diễn cảm lại đoạn trích cho đúng với giọng các nhân vật.
A/ Đọc hiểu văn bản 30 phút)
 1) Đọc- Tìm hiểu chú thích:
2) Vị trí đoạn trích.
- Nằm ở phần đầu của truyện.
- LVT một mình đánh tan bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga.
3) Bố cục:
’ 2 đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu đến." thân vong"’ LVT đánh cướp.
- Đoạn 2: Còn lại’ Cuộc trò chuyện giữa LVT và KNN.
4) Phân tích
 a) LVT đánh cướp:
- Hành động: bẻ cây xông vô, tả đột hữu xông
 - Lời nói: kêu rằng..
- Dũng cảm, tài năng, có tinh thần nghĩa hiệp
b) Cuộc trò chuyện giữa LVT và KNN:
*) Nhân vật LVT:
- Được miêu tả theo phương diện lời nói.
’ Ngay thẳng, vô tư, trong sáng, nghĩa hiệp.
*) Nhân vật KNN:
- Được miêu tả theo phương diện lời nói.
- Ngôn ngữ ( lời nói ) dịu dàng, khiêm nhường, mực thước.
’ Là người con gái chân thật, hiếu thảo, nết na, ân nghĩa.
5/ Tổng kết
5.1) Nội dung
5.2) nghệ thuật
5.3) Ghi nhớ: SGK
B/ Luyện tập : (3 phút )
4) Củng cố : (3 phút) 
 - GV dùng bảng phụ
 ? Đoạn trích " LVT cứu KNN" thể hiện khát vọng gì của tác giả?
 A. Được cứu người, giúp đời
 B Trở nên giàu sang, phú quý
 C. Có công danh hiển hách
 D. Có tiếng tăm vang dội
 ( Đáp án A ) 
5) HD về nhà : (2 phút)
 - Học thuộc (ghi nhớ) , nắm nội dung và nghệ thuật chính của tác phẩm
 - Cố gắng học thuộc những câu thơ tiêu biểu thể hiện tính cách 2 nhân vật LVT và KNN.
 - Đọc thêm đoạn" KNN đi cống giặc Ô Qua" và làm bài tập 1, 2, 3- SBT
 ’ Soạn VB : " LVT gặp nạn "
E/ Rút kinh nghiệm.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 38 + 39.doc