TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A/ Mục tiêu: Qua tiết trả bài, HS có thể:
- Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả; nhận ra đượcnhững chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Bài TLV đã chấm điểm, nhận xét của HS .
- HS: Xem trước những yêu cầu của tiết trả bài trong SGK ở bài 9.
C/ Hoạt động trên lớp:
1) Ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số:
2) KT bài cũ: (3 phút) Trả bài cho HS
Dạy :9a ........................... Tiết 45 9b: Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 2 A/ Mục tiêu: Qua tiết trả bài, HS có thể: - Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả; nhận ra đượcnhững chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này. - Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt. B/ Chuẩn bị: - GV: Bài TLV đã chấm điểm, nhận xét của HS . - HS: Xem trước những yêu cầu của tiết trả bài trong SGK ở bài 9. C/ Hoạt động trên lớp: 1) ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số: 2) KT bài cũ: (3 phút) Trả bài cho HS 3) Bài mới: ( 25 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS I) Đề bài : (5 phút) - GV yêu cầu HS đọc lại đề bài - GV yêu cầu HS phân tích đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức. - GV tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng đáp án ( dàn ý) cho bài viết. - GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý và các yêu cầu cần đạt. Cụ thể phần thân bài GV nêu như ở mục yêu cầu cần đạt tiết 34, 35. II) Nhận xét, đánh giá bài viết : (7 phút) - GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình ( ưu, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu. - GV nêu nhận xét của mình về bài viết của HS: 1) Ưu điểm: - Nhìn chung đã biết kết hợp giữa kể và miêu tả; một số bài có sự kết hợp tốt. - Đa số các bài viết đều có bố cục rõ ràng, đủ 3 phần với những nhiệm vụ riêng 2) Nhược điểm: - Một số bài viết còn ít hoặc không sử dụng yếu tố miêu tả. - Cốt truyện còn sơ sài, dẫn dắt chưa hợp lí, còn dựa vào truyện của An- đéc- xen. - Bố cục một số bài viết chưa rõ ràng, còn trùng lặp. - Một vài em chữ viết cẩu thả, trình bày thiếu khoa học, dùng từ , viết chính tả còn sai. III) Bổ sung và sửa lỗi: (10 phút) - GV dùng bảng phụ thống kê một số lỗi tiêu biểu trong bài viết của HS và yêu cầu HS phát hiện, sửa lỗi ( tập trung vào lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục ). - GV nhận xét, bổ sung và kết luận về hướng sửa chữa IV) Đọc, bình các bài viết tốt: (3 phút) - GV chọn ở mỗi lớp một bài viết tốt cho HS đọc, bình để học tập. * 1 HS đọc lại đề bài. * Phân tích đề, xác định các yêu cầu về nội dung và hình thức: - Về nội dung: Phải có cốt truyện (sự việc gì), biết kết hợp kể chuyện với miêu tả cảnh vật, con người. - Về hình thức: bài viết phải có bố cục 3 phần; lời văn phải hấp dẫn, sinh động; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. * HS thảo luận, xây dựng lại dàn ý: a) Mở bài: Kể lại ( kết hợp với tả) về hoàn cảnh gặp gỡ giữa nhân vật "tôi" và cô bé bán diêm. b) Thân bài: Nội dung cuộc trò chuyện, gặp gỡ giữa nhân vật "tôi" và cô bé bán diêm. c) Kết bài: Kết thúc của câu chuyện hoặc cuộc gặp gỡ; có thể kết hợp nêu cảm nghĩ, suy ngẫm của người viết. * HS tự nhận xét bài viết của mình ( các đối tượng có bài viết đạt các mức điểm giỏi, khá, TB, yếu ). * HS nghe để phát huy hoặc rút kinh nghiệm. * HS quan sát ở bảng phụ, thảo luận, phát hiện và nêu hướng sửa chữa. * HS đọc, bình. 4) Củng cố : (15 phút) GV cho lớp kiểm tra 15 phút Đề bài: Cho đoạn thơ " Nỗi mình thêm tức nỗi nhà Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng Ngại ngùng dợn gió e sương Ngừng hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày Mối càng vén tóc bắt tay Nét buồn như cúc, điệu gày như mai" (Trích" Truyện Kiều"- Nguyễn Du) 1- Những câu thơ trên chủ yếu miêu tả điều gì ? A. Cử chỉ của Thuý Kiều C. Nét mặt của Thuý Kiều B. Nội tâm của Thuý Kiều D. Dáng đi của Thuý Kiều 2- Dựa vào đoạn thơ trên hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại tâm trạng của Kiều trong cảnh " Mã Giám Sinh mua Kiều". * Biểu điểm và đáp án Câu 1: (4 điểm) đáp án B Câu 2 : (6 điểm) Người kể có thể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba kể lại được tâm trạng ngại ngùng, đau đớn, tái tê; sự nhục nhã, ê chề khi bị coi như một món hàng để đem ra mua bán, mặc cả. 5) HD về nhà : (1 phút) - Tự ôn tập lại các kiến thức cơ bản về kiểu văn bản tự sự kết hợp với miêu tả - Tự sửa chữa các lỗi còn lại trong bài - Đọc và tìm hiểu trước tiết TLV: Nghị luận trong văn bản tự sự D/ Rút kinh nghiệm .
Tài liệu đính kèm: