Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 56: Bếp lửa

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 56: Bếp lửa

BẾP LỬA

 ( Bằng Việt )

A/ Mục tiêu:

 Qua tiết học, HS có thể:

- Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình: người cháu, người bà giàu tình thương, đức hi sinh trong bài “ Bếp lửa ”.

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.

 - GD tình thương yêu gia đình, người thân, quê hương.

 - Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích tác phẩm thơ trữ tình.

B/ Chuẩn bị:

 - GV: Ảnh chân dung tác giả Bằng Việt ; Bảng phụ .

 - HS: Đọc kĩ văn bản “Bếp lửa ” và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 56: Bếp lửa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : ....................... Tiết 56 
Dạy : 9A........................
 9B:. 
Bếp lửa
 ( Bằng Việt )
A/ Mục tiêu:
 Qua tiết học, HS có thể:
- Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình: người cháu, người bà giàu tình thương, đức hi sinh trong bài “ Bếp lửa ”.
 - Thấy được nghệ thuật miêu tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.
 - GD tình thương yêu gia đình, người thân, quê hương.
 - Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích tác phẩm thơ trữ tình.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: ảnh chân dung tác giả Bằng Việt ; Bảng phụ .
 - HS: Đọc kĩ văn bản “Bếp lửa ” và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
B/ Phương pháp.
- Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích , bình giảng
D/ Hoạt động trên lớp:
1) ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số:	
2) KT bài cũ: (4 phút)
 ? Đọc thuộc lòng, diễn cảm những khổ thơ nói về cảnh đánh cá trên biển 
 đêm. Bút pháp nghệ thuật trong những khổ thơ này có gì đặc sắc ?
3) Bài mới : (34 phút)
 - GV giới thiệu nội dung tiết học (1 phút)
 Phần thứ nhất: Tìm hiểu tiếp VB “ Đoàn thuyền đánh cá ” của Huy Cận.
Hoạt động của GV& HS
Ghi bảng và thuyết trình
 A/ “ Bếp lửa ” - ( Bằng Việt ).
 I) Hướng dẫn tìm hiểu chung : 
 (về tác giả, tác phẩm)
 - GV nêu các yêu cầu, câu hỏi gợi ý để HS tự học.
 ? Hãy nêu những thông tin cơ bản về tác giả Bằng Việt ?
 ? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
* HS dựa vào chú thích (ộ) tóm tắt những nét chính về tiểu sử, con người, sự nghiệp của nhà thơ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
 II) Hướng dẫn đọc- hiểu VB:
- GV hướng dẫn đọc: giọng tình cảm, chậm rãi và lắng đọng, xúc động, bồi hồi.
 - GV đọc 1 đoạn sau đó nhận xét giọng đọc của HS.
 - GV hướng dẫn tìm hiểu chú thích: kiểm tra một số từ có trong chú thích:
 Kiểm tra từ “đinh ninh ”, hỏi nghĩa của từ “ấp iu ”.
* HS giải nghĩa từ theo yêu cầu.
 2) Hướng dẫn tìm hiểu thể thơ và bố cục:
 - GV yêu cầu HS xác định thể thơ và bố cục dựa vào câu hỏi 1- phần “Đọc- hiểu VB ”.
Đoạn1: khổ đầu ’ hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
Đoạn2: 4 khổ tiếp ’ hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
Đoạn 3: khổ tiếp theo ’ Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
Đoạn 4: khổ cuối ’ người cháu đã trưởng thành đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà.
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ theo bố cục.
- GV gợi dẫn bằng các câu hỏi để HS phát hiện NT và ND chính của khổ thơ.
 ộ GV chốt:
 - NT: các từ láy “chờn vờn ”, “ ấp iu ”; các từ ngữ đa nghĩa “nắng mưa ”.
 - ND: đoạn thơ đầu hé mở tình bà cháu gắn liền với bếp lửa bền bỉ, sâu nặng.
- GV sử dụng câu hỏi 2- SGK để hướng dẫn HS tìm hiểu về những kỉ niện tuổi ấu thơ của người cháu khi sống bên bà.
* HS phát hiện, trả lời:
- GV yêu cầu HS chỉ ra sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ và tác dụng của sự kết hợp ấy. ?
* HS chỉ ra sự kết hợp này:
- Biểu cảm: thể hiện tình cảm, cảm xúc về bà.
- Tự sự: kể lại nhữg kỉ niệm
- Miêu tả : bếp lửa, tiếng tu hú
- Nghị luận: những suy ngẫm về bà và bếp lửa
 - GV gợi dẫn để HS phát hiện những suy ngẫm của tác giả về bà và cuộc đời bà qua các điệp từ” nhóm” và câu thơ “ Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa ”
* HS phát hiện qua suy nghĩ: cần thấy được:
? Trở về thời hiện tại, tác giả muốn nói gì với bà ? Câu thơ kết bài có ý nghĩa gì ?
* HS suy luận, khái quát, phát biểu:
Cần thấy được:
GV: Nhà thơ muốn hỏi bà, nhắc bà việc nhóm bếp để nói cái ý không baogiờ quên quá khứ, không bao giờ quên được hình ảnh bà với bếp lửa của một thời thơ ấu, nghèo khổ, gian nan mà ấm áp nghĩa tình.
Hướng dẫn tổng kết và luyện tập:
 - GV hướng dẫn HS tự tổng kết NT và ND của bài thơ.
 - GV bổ sung thêm câu hỏi để HS mở rộng suy nghĩ
 ? Bài thơ “ Bếp lửa” sâu hơn ý nghĩa nói về tình bà cháu còn có ý nghĩa gì ?
* HS tự suy ngẫm và trả lời:
 - GV hướng dẫn HS luyện tập ở nhà: thay bài tập ở SGK bằng bài tập: Em có cảm nghĩ gì về nhan đề bài thơ “ Bếp lửa”
I/ Giới thiệu chung.
1/ Tác giả.
2/ Tác phẩm
II/ Đọc hiểu văn bản.
1/Đọc văn bản - Chú thích: SGK
2/ Thể thơ
- Thể thơ mới 8 tiếng xen 7 tiếng; vần chân, liền.
3/ Bố cục: 4 đoạn.
4/ Phân tích
a) Bếp lửa gợi nỗi nhớ thương bà.
- Đoạn thơ đầu hé mở tình bà cháu gắn liền với bếp lửa bền bỉ, sâu nặng.
b) Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với bếp lửa
- Kỉ niệm tuổi ấu thơ: lên 4 tuổi
Khói, nạn đói, những vất vả, gian nan trong đói nghèo
- Thời niên thiếu: 8 năm ròng
Tu hú kêu, bà kể chuyện, dạy cháu làm, chăm cháu học...
- Những năm giặc xâm chiếm
Dựng lại túp lều, bà lại nhen lửa
Tác dụng: diễn tả cụ thể sinh động và sâu sắc những kỉ niệm về bà và tình bà cháu.
c) Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà:
Bếp lửa thậy giản dị, bình thường nhưng cũng thật cao quý, kì diệu và thiêng liêng
gắn liền với bà: người giữ lửa, nhóm lửa, truyền lửa, người tạo nên tuổi thơ ấu của cháu. Bếp lửa trở thành một mảnh tâm hồn- phần không thể thiếu trong cuộc đời cháu.
d) Tự cảm của người cháu:
Câu thơ mở ra một nỗi nhớ cội nguồn, tình yêu thương, sâu nặng của cháu với bà.
5/ Tổng kết
- NT
- ND
* Ghi nhớ : SGK
III/ Luyện tập.
4) Củng cố : (4 phút) 
 ? Từ hai bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và “ Bếp lửa”
 của Bằng Việt, em rút ra được những kinh nghiệm nào khi làm văn
 miêu tả và biểu cảm? 
 ( Khi miêu tả, ngoài quan sát cần phải có trí tưởng tượng, liên tưởng; muốn 
 biểu cảm sâu sắc cần phải có cảm xúc mãnh liệt, tấm lòng sâu sắc, chân thật.
 Cần kết hợp với các yếu tố khác như tự sự, nghị luận.)
5) HD về nhà : (2 phút)
 - Học thuộc lòng 2 bài thơ , nắm chắc những đặc sắc về NT và ND
 - Làm phần luyện tập ở hai bài thơ theo yêu cầu của SGK và GV : yêu 
 cầu viết thành đoạn, bài cụ thể 
 ’ Xem lại nội dung kiến thức phần VH trung đại có liên quan đến bài 
 kiểm tra để giờ sau trả bài.
E/ Rút kinh nghiệm.
.
Soạn : ....................... Tiết 57 
Dạy :......................... 
Tự học có hướng dẫn
 Văn bản: 
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
 ( Nguyễn Khoa Điềm )
A/ Mục tiêu: 
Qua tiết học, HS có thể :
 - Cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta thời kháng chiến.
 - Cảm nhận được giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc hát ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.
 - Rèn luyện kĩ năng đọc, phát triển năng lực cảm thụ thơ.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: ảnh chân dung tác giả Nguyễn Khoa Điềm . 
 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
C/ Hoạt động trên lớp:
1) ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số:	
2) KT bài cũ: (4 phút)
 ? Đọc thuộc lòng, diễn cảm một số câu thơ viết trực tiếp về hình ảnh bếp 
 lửa. Vì sao đối với nhân vật người cháu, hình ảnh bếp lửa lại trở nên 
 “ kì lạ “ và “thiêng liêng ” ?
3) Bài mới : (35 phút - GV giới thiệu bài (1 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 I) Tìm hiểu chung : (4 phút)
 - GV yêu cầu HS nêu vài nét khái quát về tác giả.
 - Cho HS quan sát ảnh chân dung tác giả, bổ sung thêm một số thông tin
 ộ GV chốt lại:
 1) Tác giả:
 - Sinh năm 1943, quê ở Thừa Thiên- Huế.
 - Thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
2) Tác phẩm:
? Bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
 ộ GV chốt lại :
 Bài thơ sáng tác năm 1971- in trong tập
 “ Đất và khát vọng ”
 II) Đọc- hiểu VB : (30 phút)
 1) Đọc- tìm hiểu chú thích:
 - GV hướng dẫn đọc và đọc 1 đoạn 
 ( đoạn 1) : giọng tha thiết, ngọt ngào. Lưu ý các đoạn điệp khúc, các câu có đối xứng.
 - GV nhận xét phần đọc của HS sau đó hướng dẫn tìm hiểu chú thích, nhất là các từ khó.
 Bổ sung: a- kay ’ con ( danh từ chung )
 Cu Tai ’bé trai tên là Tai
 2) Bố cục:
 ? Bài thơ chia làm mấy khúc hát ru ? Nêu nội dung của từng khúc ?
GV nêu nét đặc biệt trong cách cấu tạo các khúc hát ru : 
- Mỗi khúc đều được mở đầu bằng hai câu thơ giống nhau và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ.
- Có hai phần: 7 câu đầu nói về hoàn cảnh, công việc của người mẹ; 4 câu sau nói lên tình cảm và khát vọng của người mẹ.
- Có sự phát triển ngày càng cao, càng rộng lớn của tình cảm, khát vọng của người mẹ qua các lời ru.
 3) Tìm hiểu văn bản:
 a. Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội:
 ? Trong lời ru em cu Tai, những lời nào hướng về mẹ ?
GV hướng HS nắm được:
 - Người mẹ chịu thương, chịu khó trong lao động và vô cùng yêu con
 - Người mẹ giàu đức hi sinh
? Điệp ngữ “mẹ thương ”xuất hiện trong câu thơ, ngắt hai vế đều đặn đã cho thấy người mẹ có tình thương như thế nào ?
 ? Trong lời ru của mẹ có những điều ước nào ?
? Vì sao người mẹ không ước những điều lớn lao, sung sướng mà chỉ ước có gạo trắng và con mình đủ sức “ vung chày lún sân ” ?
 ? Em nghĩ gì về điều ước này ?
? Những điều thương và điều ước ấy đã nói với ta về một người mẹ như thế nào ?
 ộ GV chốt:
 Đó là người mẹ giàu tình thương con, giàu lòng yêu nước.
 - GV cho HS đọc lại diễn cảm khúc hát ru thứ nhất.
b. Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng.
? Trong khúc hát ru thứ hai có hình ảnh người mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka- lưi. Hình ảnh người mẹ được đặc tả qua những chi tiết nào ?
 ? Có gì đặc sắc về nghệ thuật thể hiện ở hai câu thơ: 
 “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
 ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó ?
ộ GV chốt:
 Tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ và phép đối làm nổi bật tình cảm và những hi vọng mãnh liệt của người mẹ đối với con.
 ? Trong lời ru tiếp theo của người mẹ có điều gì day dứt ?
 ? Điều đó phản ánh tấm lòng của người mẹ đối với dân làng như thế nào ?
 ? Lúc này điều ước của mẹ là gì ?
 ? Tình thương dân làng gắn liền với những điều ước đó nói với ta về một người mẹ như thế nào ?
 ộ GV chốt:
 Đó là người mẹ thương người, biết sống vì người khác.
 c. Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước:
 ? ở khúc hát ru thứ ba, người mẹ được khắc hoạ qua những chi tiết nào ?
 ? Có điều gì mới hơn ở người mẹ trong khúc hát ru thứ ba này ?
 ? Một người mẹ chuyển lán, đạp rừng, địu con vào chiến trường. Vì sao mẹ phải làm việc đó ?
 ? Từ đó đức tính nào của người mẹ Tà Ôi được bộc lộ ?
 ộ GV chốt:
 Đó là người mẹ can đảm và dũng cảm
 ? Trong lời ru con cuối văn bản có điều thương mới nào ?
 ? Vì sao tình thương của người mẹ dành cho đất nước?
 - GV bình: Từ tình thương con, thương bộ đội đến thương dân làng, thương đất nước. Đó là một tình thương rộng mở, đầy đức hi sinh.
 ? Người mẹ ấy đã ước thêm điều gì ?
? Vì sao người mẹ Tà Ôi lại mong ước điều đó ?
 ? Điều thương và điều ước đó nói với ta về một người mẹ như thế nào ?
 ộ GV chốt:
 - Người mẹ yêu nước nồng nàn, tha thiết với độc lập tự do của dân tộc.
4- Tổng kết: ( ghi nhớ : SGK - )
 - GV hướng dẫn HS tổng kết lại những đặc sắc về NT và ND của bài thơ
 ? Bài thơ “ Khúc hát ru...mẹ” được viết bằng một hình thức nghệ thuật như thế nào ?
 ? Qua bài thơ, hình ảnh người mẹ Tà Ôi hiện lên với những đức tính cao đẹp nào ?
 - GV chỉ định 1 HS đọc mục (ghi nhớ)
III) Luyện tập:
 - GV hướng dẫn HS luyện tập.
 ? Yếu tố tự sự trong bài thơ được thể hiện ở chỗ nào? ý nghĩa của yếu tố đó ?
* HS dựa vào phần chú thích (ộ) trả lời:
* HS quan sát, nghe:
* HS tự ghi những thông tin cơ bản.
 * HS dựa phần chú thích (ộ) để trả lời:
* HS nghe.
* 2 HS đọc tiếp đến hết bài:
* HS trình bày chú thích theo yêu cầu:
* HS thảo luận, xác định:
Bài thơ chia làm 3 khúc hát, mỗi khúc có 2 khổ:
- Khúc 1: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội.
- Khúc 2: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng
- Khúc 3: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước.
* HS đọc diễn cảm lại khúc hát ru thứ nhất.
* HS phát hiện, trả lời:
- Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
 Nhịp chày nghiêng....
 Mồ hôi mẹ rơimá em...
* HS thảo luận nhóm nhỏ, trả lời:
- Thương con như thương bộ đội
- Lòng yêu con gắn liền với tình yêu người kháng chiến.
* HS phát hiện:
Hai điều ước:
- Có gạo: Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần.
- Con mau lớn: Mai sau con lớn...
* HS suy nghĩ hoặc thảo luận:
- Vì mẹ đang mong có gạo để nuôi bộ đội
- Mong con mau lớn để làm ra lúa gạo góp phần nuôi bộ đội đánh Mĩ.
* HS trình bày suy nghĩ:
Cần thấy được đó là điều ước chân thật và cao quý vì đó là điều mong mỏi của mọi bà mẹ trong hoàn cảnh lúc bấy giờ
* HS nêu cảm nhận:
* 1 HS đọc lại diễn cảm đoạn thơ thứ hai.
* HS phát hiện qua các câu.
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
...
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
* HS thảo luận nhóm, trả lời:
+ Dùng nghệ thuật ẩn dụ qua hình ảnh 
“ mặt trời của mẹ”
’ so sánh ngầm đứa con như mặt trời để đứa con thành thiêng liêng, cao quý, thành lẽ sống, nguồn sống của mẹ.
- Dùng phép đối cân xứng, hài hoà’ làm nổi bật những tình cảm và hi vọng mãnh liệt của người mẹ đối với con.
* HS phát hiện :
- Dân làng đang đói khổ
’ muốn cưu mang , chia sẻ, giàu tình yêu thương cộng đồng.
* HS phát hiện:
- ước được mùa: Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều.
- ước con có sức khoẻ làm nương giỏi: Mai sau con lớn phát mười Ka- lưi.
* HS phát biểu:
Người mẹ Tà Ôi là người mẹ nhân hậu, biết sống vì người khác.
* HS đọc diễn cảm khúc hát ru thứ ba.
* HS phát hiện:
Mẹ đang chuyển lán....
Mẹ địu em đi để ....
Từ trên lưng mẹ.....
* HS thảo luận theo bàn và phát biểu:
Mẹ không chỉ thể hiện tình cảm bằng lời nói, suy nghĩ mà còn bằng hành động cụ thể.
’ Vì giặc Mĩ không để cho gia đình, bản làng của mẹ được sống bình yên.
* HS khái quát, phát biểu:
* HS phát hiện:
- Mẹ thương đất nước
* HS thảo luận, phát biểu:
Đất nước đang bị bọn đế quốc Mĩ xâm lược, gây bao tội ác. Đất nước phải đứng lên cầm súng diệt thù.
* HS nghe.
* HS phát hiện:
- ước gặp Bác Hồ
- ước con làm người tự do
’ vì Bác Hồ là người cha của dân tộc, là hình ảnh của đất nước tự do.
* HS khái quát, phát biểu:
Người mẹ yêu nước, yêu tự do độc lập.
* HS khái quát lại và trả lời:
- Bố cục độc đáo
- Lời thơ tha thiết, ngọt ngào
- Hình ảnh mới lạ gây cảm xúc và liên tưởng
’ Người mẹ thương con, thương dân làng, đất nước; chăm chỉ, can đảm, dũng cảm trong làm lụng, chiến đấu.
* 1 HS đọc mục (ghi nhớ)
* 1 HS đọc yêu cầu của phần LT.
* HS t hảo luận nhóm yêu cầu và trả lời:
- Yếu tố tự sự: kể việc sản xuất, nuôi con, chiến đấu của bà mẹ Tà Ôi.
- ý nghĩa: giúp người đọc hiểu sâu hơn, rõ hơn về cuộc sống gian khổ, thiếu thốn và sự bền bỉ, dũng cảm của nhân dân ta ở vùng Trị Thiên thời chống Mĩ.
4) Củng cố : (3 phút) 
 - GV dùng bảng phụ:
 ? Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua 
 bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” của Nguyễn
 Khoa Điềm ?
 A. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước thiết tha.
 B. Thể hiện ý chí chiến đấu cho độc lập tự do của dân tộc.
 C. Thể hiện niềm tự hào về truyền thống chiến đấu của cha ông.
 D. Thể hiện khát vọng và niềm tin chiến thắng giặc Mĩ, thống nhất đất nước.
 ’ Đáp án (C )
5) HD về nhà : (2 phút)
 - Học thuộc lòng cả bài thơ, nắm chắc phần ( ghi nhớ) để nắm chắc những nét đặc
 sắc về nghệ thuật và nội dung.
 - Làm bài tập bổ sung ở SBT.
 ’ Soạn văn bản: “ánh trăng ” của Nguyễn Duy
E/ Rút kinh nghiệm.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docT 56+57.doc