Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 96, 97: Văn bản: Tiếng nói của văn nghệ

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 96, 97: Văn bản: Tiếng nói của văn nghệ

I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung tiếng nói của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người

- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn đình Thi.

II. Chuẩn bị.

- GV: Tư liệu về hoàn cảnh, sự nghiệp, ảnh chân dung tác giả.

- HS: Soạn bài, sưu tầm, tài liệu

III. Phương pháp.

- Nêu và giải quyết vấn đè, phân tích, chứng minh

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 96, 97: Văn bản: Tiếng nói của văn nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:.. Tiết 96, 97 : 
NG:9A.
 9B:.
	Văn bản
tiếng nói của văn nghệ
 Nguyễn Đình Thi
I. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh:
Hiểu được nội dung tiếng nói của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người
Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn đình Thi.
II. Chuẩn bị.
GV: Tư liệu về hoàn cảnh, sự nghiệp, ảnh chân dung tác giả.
HS: Soạn bài, sưu tầm, tài liệu
III. Phương pháp.
- Nêu và giải quyết vấn đè, phân tích, chứng minh
IV. Các bước tiến hành:
1/ ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ.
? Trình bày điều thấm thía nhất của em sau khi học xong: “ Bàn về đọc sách”?
3/ Bài mới
Hđ của GV& HS
Hđ của Hs
Ghi bảng
Gọi Hs đọc chú thích * SGK tr 18.
Gv yêu cầu Hs chốt lại những điểm cần ghi nhớ về nhà văn Nguyễn Đình Thi.
H? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài tiểu luận?
H? Bài tiểu luận bàn về vấn đề gì?
GV hướng dẫn Hs đọc và kiểm tra chú thích.
Đọc: rừ ràng, mạch lạc, diễn cảm cỏc dẫn chứng thơ.
GV: Gọi HS giải thớch một số từ khú trong chỳ thớch SGK?
?Kiểu văn bản của bài văn này là gỡ? Được viết theo phương thức lập luận như thế nào ?
H? Tóm tắt hệ thống luận điểm của bài?
H? Nhận xét gì về bố cục của bài nghị luận?
H? Theo tác giả , chất liệu của tác phẩm NT được lấy từ đâu?
H? Để cho tác phẩm n/t ấy có ý nghĩa thì vai trò của người nghệ sĩ là gì?
H? Nội dung Tp văn nghệ là gì?
H? Tác gỉa đã chỉ rõ lời nhắn gửi của người nghệ sĩ trong TPnt là gì?
H? Sự tiếp nhận của người đọc đối với nội dung tiếng nói văn nghệ ntn?
H? Nội dung tiếng nói của văn nghệ khác với nội dung của các môn khoa học ntn?
Gọi Hs đọc đoạn :Lời gửi của nghệ thuật....hết đoạn 1
H? Tác giả đã chỉ rõ vai trò của văn nghệ với đời sống con người ntn?
H? Trong hoàn cảnh con người bị ngăn cách với cuộc sống, văn nghệ có vai trò ntn?
GV: Tg đã đưa ra những VD cụ thể của những người tù chính trị bị ngăn cách với cuộc sống bên ngoài nhưng những câu Kiều, những tiếng hát đã buộc chặt họ với cuộc sống bên ngoài.
H?Trong cuộc sống lam lũ, vất vả, tiếng nói văn nghệ có vai trò ntn?
GV: Tg’ đã lấy dẫn chứng: những câu hát ru con, hát ghẹo, những buổi xem chèo của những người đàn bà nhà quê lam lũ.
H? Sức mạnh của VN bắt nguồn từ đâu?
H? VN đến với người tiếp nhận bằng cách nào?
H? Tiếng nói của vn có những khả năng kỳ diệu nào?
H? Em hiểu ý kiến trên ntn?
H? VN tuyên truyền bằng con đường nào?
H? Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật nghị luận cuả Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận?
GV hướng dẫn:
Về nội dung TPVN.
Về cách thức trình bày.
Hoạt động văn nghệ của tg’ khá đa dạng: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình.
Viết năm 1948, thời kỳ đầu KC chống Pháp, in trong cuốn “ Mấy vấn đềVH”
- Bàn về nội dung tiếng nói cuả văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu cảu nó.
3 luận điểm:
Từ đầu....một cách sống cuả tâm hồn: Nội dung tiếng nói của văn nghệ.
Tiếp....là sự sống( tr16).: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với đời sống của con người.
Còn lại:Sức mạnh lôi cuốn kỳ diệu cuả văn nghệ.
- Các luận điểm có sự liên kết chặt chẽ.
- Tp’ n/t lấy chất liệu từ đời sống khách quan nhưng không phải la fsự sao chép đơn giản thực tại ấy. Khi sáng tạo 1 tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cái nhìn, một lời nhắn của riêng mình.
Nội dung một TP đâu chỉ là câu chuyện, con người xảy ra ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
TP văn nghệ không cất lên những lý thuyết khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của người nghệ sĩ.
Nội dung tiếng nói của văn nghệ còn là rung cảm nhận thức của từng người.
ND chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đ/sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.
Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và chính mình.
Tiếng nói cuả văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc sống đời thường bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn, gần gũi.
VN đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống
- Sức mạnh của VN bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. TP vn chứa đựng tình yêu ghét, niềm vui buồn của con người chúng ta trong đời sống hàng ngày.
Văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả hơn cả.
Tác phẩm vn bao giờ cũng có ý nghĩa tuyên truyền cho 1 quan điểm, 1 giai cấp, 1 dân tộc nào đó. Nhưng TP vn lại không phải là cuộc diễn thuyết, là sự minh hoạ cho tư tưởng chính trị.
Thông qua con đường tình cảm, văn nghệ cho ta được sống cuộc đời phong phú với chính mình.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý
- Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng thơ văn, câu chuyện thực tế để thuyết phục các ý kiến.
- Giọng văn toát lên lòng chân thành, niềm say sưa.
I/ Giới thiệu tg’, t/phẩm:
1/ Tác giả: (1924- 2003)
2/ T/phẩm
II/Tiếp xúc văn bản.
1/ Đọc
2/ Giải thích từ khó
3/ Kiểu loại văn bản: nghị luật về một vấn đề văn nghệ; lập luận giải thớch và chứng minh.
III/ Tìm hiểu văn bản:
1/ Nội dung tiếng nói của văn nghệ
2/ Vai trò tiếng nói của văn nghệ với đời sống của con người.
3/ Con đường đến với người đọc của văn nghệ và khả năng kỳ diệu cuả nó.
IV/ Tổng kết:
1/ ng/thuật:
2/ Nội dung:
Ghi nhớ.
V/ Luyện tập:
Phân tích ý nghĩa, tác động của một TPVH mà em yêu thích.
4/ Củng cố dặn dò.
- Học bài giảng.
+ Trình bày phần luyện tập
+ Chuẩn bị bài phần biệt lập.
V/ Rút kinh nghiệm
..

Tài liệu đính kèm:

  • docT 96+97.doc