Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Giáo viên: Lê Chí - THCS Trần Quang Khải

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Giáo viên: Lê Chí - THCS Trần Quang Khải

ĐỌC - HIỂU : CỐ HƯƠNG Tiết 76+77+78

 Lỗ Tấn

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 - Kiến thức :

+ Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn, những đóng góp của ông vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại . Hiều biết về tác phẩm của ông .

+ Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới

+ Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm .

+ Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương .

 - Kĩ năng :

+ Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài .

+ Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

+ Kể và tóm tắt được truyện .

 - Thái độ :

+ Tình yêu quê hương và tin tưởng vào những đổi mới nhất là về tư tưởng trong tương lai .

II – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

1- Ổn định lớp :

2- Kiểm tra bài cũ : ( 4 ph)

- Kể tóm tắt cốt truyện “Chiếc lược ngà” nêu nội dung chủ đề của truyện ?

- Tác giả miêu tả ngoại hình, cử chỉ của ông Sáu và bé Thu trong cảnh gặp gỡ đầu tiên như thế nào ? Chi tiết nào là đầu mối quan trọng cho mọi sự việc sẽ diễn ra trong quan hệ giữa hai cha con suốt 3 ngày ông Sáu ở nhà ?

- Truyện gợi cho em những cảm nghĩ gì về tình người trong chiến tranh ?

3- Bài mới :

* Giới thiệu bài : ( 1 ph)

Lỗ Tấn là nhà văn lớn , nổi tiếng của Trung Quốc. Tác phẩm văn chương của ông rất đồ sộ và đa dạng . Trong đó 2 tập truyện ngắn xuất sắc là Gào thét (1923) và Bàng hòang (1926) . “Cố hương” là một truyện ngắn tiêu biểu trong tập truyện Gào thét của ông .

“Cố hương” của Lỗ Tấn thấm thía bao nỗi buồn. Cảnh cũ người xưa đầy bi kịch của khách thiên lí tha hương . Trang văn của Lỗ Tấn như những giọt mưa lạnh ; như ngập chìm trong kí ức và suy ngẫm . Tác giả dành những từ đẹp đẽ nhất để nói về quá khứ . Sự đối chiếu hiện tại với quá khứ , hiện tại với tương lai . Đó là biện pháp nghệ thuật quan trọng nhất của tác phẩm . Lỗ Tấn ước mong cái lí tưởng dân chủ tiến bộ sẽ là con đường sáng sủa cho thế hệ trẻ tương lai .

 

doc 8 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Giáo viên: Lê Chí - THCS Trần Quang Khải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 02 / 12 / 2010 × Năm học 2010 – 2011 Ø Tuần 16
ĐỌC - HIỂU : 	 CỐ HƯƠNG Tiết 76+77+78 
	 Lỗ Tấn
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	- Kiến thức :
+ Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn, những đóng góp của ông vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại . Hiều biết về tác phẩm của ông . 
+ Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới 
+ Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm .
+ Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương . 
	- Kĩ năng :
+ Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài . 
+ Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
+ Kể và tóm tắt được truyện .
	- Thái độ :
+ Tình yêu quê hương và tin tưởng vào những đổi mới nhất là về tư tưởng trong tương lai . 
II – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1- Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ : ( 4 ph)
- Kể tóm tắt cốt truyện “Chiếc lược ngà” nêu nội dung chủ đề của truyện ?
- Tác giả miêu tả ngoại hình, cử chỉ của ông Sáu và bé Thu trong cảnh gặp gỡ đầu tiên như thế nào ? Chi tiết nào là đầu mối quan trọng cho mọi sự việc sẽ diễn ra trong quan hệ giữa hai cha con suốt 3 ngày ông Sáu ở nhà ?
- Truyện gợi cho em những cảm nghĩ gì về tình người trong chiến tranh ?
3- Bài mới :
* Giới thiệu bài : ( 1 ph)
Lỗ Tấn là nhà văn lớn , nổi tiếng của Trung Quốc. Tác phẩm văn chương của ông rất đồ sộ và đa dạng . Trong đó 2 tập truyện ngắn xuất sắc là Gào thét (1923) và Bàng hòang (1926) . “Cố hương” là một truyện ngắn tiêu biểu trong tập truyện Gào thét của ông .
“Cố hương” của Lỗ Tấn thấm thía bao nỗi buồn. Cảnh cũ người xưa đầy bi kịch của khách thiên lí tha hương . Trang văn của Lỗ Tấn như những giọt mưa lạnh ; như ngập chìm trong kí ức và suy ngẫm . Tác giả dành những từ đẹp đẽ nhất để nói về quá khứ . Sự đối chiếu hiện tại với quá khứ , hiện tại với tương lai . Đó là biện pháp nghệ thuật quan trọng nhất của tác phẩm . Lỗ Tấn ước mong cái lí tưởng dân chủ tiến bộ sẽ là con đường sáng sủa cho thế hệ trẻ tương lai .
* Tìm hiểu bài học : ( ph)	 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT @
Ø HĐ 1 : ( ph) Tìm hiểu tác giả , tác phẩm & cấu trúc bài thơ.
Đọc và tìm hiểu các chú thích
? Cho biết một vài điểm chính về Lỗ Tấn ?
- Bố cục : : 3 phần
a/- Tôi không quản  đang làm ăn sinh sống –  
“Tôi” trên đường về quê .
b/- Tinh mơ sáng hôm sau  sạch trơn như quét – 
Những ngày “tôi” ở quê.
 Đọan b-, truyện có thể chia thành 2 tiểu đọan :
+ Cuộc gặp gỡ với thím Hai Dương
+ Cuộc gặp gỡ với bố con Nhuận Thổ .
c/- Đọan còn lại - 
“Tôi” trên đường xa quê .
I- Tác giả - Tác phẩm :
- Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn Trung Quốc nổi tiếng. Bối cảnh xã hội TQ trì trệ, lạc hậu, những đặc điểm tinh thần của người TQ đầu thế kỉ XX đã thôi thúc nhà văn có ý chí và mục đích lập nghiệp cao cả. Lổ Tấn để lại công trình các tác phẩm đồ sộ và đa dạng, trong đó có hai tập truyện Gào thét và Bàng hoàng . 
- Cố hương là tập truyện in trong Gào thét.
- Nội dung chính : 
 Thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của nhân vật “tôi” trước sự thay đổi của quê hương . 
 Truyện phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, XH mới .
? Em có nhận xét gì về cách xây dựng kết cấu, bố cục của truyện? 
F Truyện có kết cấu bố cục “đầu cuối tương ứng” .
- Một con người đang suy tư trong một chiếc thuyền, dưới bầu trời u ám, khi về cố hương – “Tôi” hình dung, dự đóan thực trạng của cố hương 
- Và cũng con người ấy lại đang suy tư trong một chiếc thuyền khi rời xa cố hương , (còn có Mẹ và Hòang) – “Tôi” ước mơ cố hương đổi mới .
? Cảm nhận chung nhất của em, khi đọc truyện này ? 
F Đọc truyện đầu tiên ta gặp một nỗi buồn . 
 Buồn vì xa quê và sắp từ giã quê cũng có, nhưng chủ yếu là vì thôn xóm hoang vắng tiêu điều, nằm im lìm dưới bầu trời màu vàng úa, đến nỗi nhân vật “tôi” có phần hòai nghi, không nhận ra. 
 Buồn hơn nữa là vì Nhuận Thổ, người bạn năm xưa giờ đã quá ngăn cách . Thím Hai Dương – nhân vật mang tính cách lưu manh, sa sút về nhân cách đạo lí của con người . Khách khứa trong xóm làng cũng đáng buồn vì kẻ đến đưa chân, kẻ đến lấy đồ đạc
 Quê hương buồn như thế, nên khi thuyền đi xa dần, nhưng lòng “tôi” không chút lưu luyến . Cả chú bé oai hùng  trong kí ức cũng mờ nhạt hẳn đi . Cả hình ảnh quê hương tốt đẹp trong kí ức giờ đây hòan tòan sụp đổ .
 Nỗi buồn ấy làm cho cố hương tràn ngập một điệu buồn bi kịch .
? Trong truyện, có mấy nhân vật chính ? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm ? Vì sao ? 
F Nói về thực trạng sa sút của nông thôn truyện có 2 nhân vật chính : Nhuận Thổ và chị Hai Dương . 
 Nói về tương lai có 2 hình tượng : Thủy Sinh và Hòang . Bao trùm lên tất cả là nhân vật “Tôi”, người luôn có mặt, quan sát và suy ngẫm, đem lại cho câu chuyện màu sắc trữ tình và triết lí .
 Trong truyện, với sự xuất hiện của nhân vật “Tôi” như một nhân vật chính, nhân vật trung tâm, với sự đan xen rất nhiều đọan hồi ức, với nhiều đọan có tính chất độc thọai nội tâm, với nhiều dòng miêu tả phong cảnh , 
 Cố hương giàu màu sắc trữ tình . Tuy vậy, cốt truyện vẫn rõ rệt, vẫn diễn ra theo một trình tự thời gian . 
? Tìm phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện ? 
F Phương thức chủ yếu là tự sự . Chỉ có điều là mạch tường thuật sự việc luôn bị gián cách bởi những đọan hồi ức xen kẽ 
 Chính vì vậy, cỉ có thể xem Cố hương là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí chứ không phải là hồi kí .
 Tuy thế, biểu cảm là phương thức biểu đạt có vai trò quan trọng trong Cố hương . T/g dùng ngôi thứ 1 để không chỉ dẫn dắt câu chuyện mà còn để biểu hiện tình cảm, quan điểm, nguyện vọng. Cả khi dùng miêu tả và lập luận, tình cảm sâu kín của t/g vẫn thấm đẫm trong mỗi dòng, mỗi chữ, mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết trong truyện .
? Có hai hình ảnh nghệ thuật rất đặc biệt trong tuyện . Đó là hình ảnh nào ?
F + Hình ảnh : Cố hương và con đường 
 -> Đó là 2 hình ảnh giàu ý nghĩa biểu cảm và biểu trưng à Hết tiết 76
- Truyện có kết cấu bố cục “đầu cuối tương ứng” .
- Cốt truyện diễn ra theo một trình tự thời gian của chuyến về cố hương của “tôi” .
- Cố hương tràn ngập một điệu buồn bi kịch .
 - Truyện có 2 nhân vật chính là : 
 Nhuận Thổ và “tôi”
(“Tôi” như một nhân vật chính, nhân vật trung tâm - Bao trùm lên tất cả, người luôn có mặt, quan sát và suy ngẫm, đem lại cho câu chuyện màu sắc trữ tình và triết lí )
- Phương thức chủ yếu là tự sự ,
 Biểu cảm là phương thức biểu đạt có vai trò quan trọng . Cả khi dùng miêu tả và lập luận, vẫn thấm đẫm tình cảm sâu kín của t/g .
+ Hình ảnh giàu ý nghĩa biểu cảm và biểu trưng : 
 Cố hương và con đường
Ø HĐ 2 : ( ph) Tìm hiểu nhân vật “tôi”
? Tâm trạng, cảm xúc , suy nghĩ về cố hương của “tôi” được thể hiện trong chuyến về thăm từ biệt quê hương ntn? 
F Diễn biến tâm trạng, cảm xúc , suy nghĩ về cố hương của “tôi” được thể hiện qua 3 giai đọan : trên đường về, những ngày ở quê, trên đường rời xa quê .
a- Trên đường về quê :
? Hs đọc đọan 1 (sgk / 207+208) . Nói rõ tâm trạng của “tôi” khi ngồi trong thuyền nhìn về làng quê xa đang gần lại và phân giải lí do của tâm trạng đó ?
- Biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng ở đọan này ?
F Biện pháp NT đã được t/g sử dụng : kể kết hợp với miêu tả, biểu cảm trực tiếp, so sánh đối chiếu giữa cảnh hiện tại và cảnh trong hồi ức . ( gv minh họa sgk )
 Ngồi trong khoang thuyền, nhìn về làng quê của mình hiện ra : thôm xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa . Trong lòng n/v”tôi” se sắc lại – một nỗi buồn . “tôi có phần hòai nghi : có phải là làng cũ mà 20 năm trời nay tôi hằng ghi lấy trong kí ức không ? . Điều đó khiến cho tâm hồn người con xa quê có phần hẫng hụt . “tôi” thấy thất vọng , Vì so với cái làng trong kí ức mà mình vẫn nhớ, thương yêu thì nó đẹp hơn nhiều .
 Về đến nhà, khi nhìn thấy mấy cọng tranh khô phất phơ trước gío trên mái ngói thì nỗi buồn càng dâng lên . Vì chuyến về này là để bán nhà, từ biệt làng quê đi mưu sinh nơi đất khách .
-> Đọan truyện thật ấn tượng khi diễn tả sự sa sút hoang phế , buộc phải thay đổi của ngôi nhà và rộng hơn là của làng quê nói chung ..
Cảnh vật hiện tại của làng quê
- Thôm xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa.
Cảnh vật làng quê trong hồi ức
 - Đẹp hơn, nhưng mờ nhạt không sao hình dung rõ nét được. Đẹp không ngôn ngữ nào diễn tả được .
 Thái độ của “tôi” buồn, thương cảm, nhưng đành phải chấp nhận hòan cảnh
II – Tìm hiểu văn bản
1- Nhân vật “tôi”.
a- Trên đường về quê:
+ Cảnh vật hiện tại của làng quê
 -Thôm xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa.
+ Cảnh vật làng quê trong hồi ức
 - Đẹp hơn, nhưng mờ nhạt không sao hình dung rõ nét được
-> Đọan truyện thật ấn tượng khi diễn tả sự sa sút hoang phế , buộc phải thay đổi của ngôi nhà và rộng hơn là của làng quê nói chung . 
 Thái độ của “tôi” buồn, thương cảm, nhưng đành phải chấp nhận hòan cảnh .
F Tâm trạng của “tôi” trong những ngày ờ nhà vẫn được thể hiện trong dòng mạch chuyện kể , miêu tả , so sánh đối chiếu quá khứ và hiện tại nhưng lại cụ thể hơn , qua câu chuyện với mẹ, với thím Hai Dương, và những người hàng xón đến  đặc biệt qua cuộc gặp gỡ trò chuyện với Nhuận Thổ – người bạn thuở thiếu thời .
? Hs kể lại cảnh gặp gỡ và trò chuyện ấy ?
 - Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” diễn biến ntn ?
F Cảnh và con người ở quê : 
 Cảnh ngôi nhà cũ hiu quạnh , buồn . Các gia đình trong làng đã dọn đi nhiều, càng hiu quạnh .
+Gặp Mẹ : mẹ mừng rỡ, nhưng nét mặt vẫn ẩn một nỗi buồn 
(nỗi buồn của người sắp phải từ giã nơi mình sinh ra và lớn lên, từng gắn bó niềm vui , nỗi buồn trong cuộc đời mà chưa hẹn ngày gặp lại )
+Gặp cháu Hòang nhìn “Tôi” chòng chọc vì nó chưa gặp tôi lần nào .
+ Gặp thín Hai Dương : 
 - Trước kia : Nàng Tây Thi đậu phụ , . Chị là người phụ nữ đẹp có sức quyến rũ 
 - Bây giờ : Hình dáng xấu xí: lưỡng quyền cao, môi mỏng, chân gầy nom như cái com pa , mồm mép luôn áp đặt cho người khác, miệng chưa xin tay đã lấy, lại còn đơm đặt cho Nhuận Thổ để kể công  
-> Hình ảnh đối lập , tương phản thể hiện sự thay đổi 
 Thật là một tính cách tàn nhẫn, bạo liệt. Đó là sự sa sút về nhân cách và đạo lí của con người .
+ Gặp khách khứa cũng đáng buồn : kẻ đến đưa chân, kẻ đến lấy đồ đạc . Cho đến lúc trước giờ ra đi thì đồ đạc đã bị quét sạch 
+ Gặp Nhuận Thổ : 
 - Xưa : Cùng trang lứa , chơi thân với “tôi” , cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba lanh lợi, hiên ngang, biết nhiều
 - Bây giờ : Nhuận Thổ đã trở thành con người hòan tòan khác : già nua, đần độn . Vì cuộc sống quá vất vả . 
à Xưa Nhuận Thổ và Tôi cùng trang lứa chơi thân với nhau, khi cja tay đều khóc. Thế mà, bây giờ NT đã có 6 con, gặp lại bạn cũ chào “Bẩm ông” làm cho nhân vật tôi cảm thấy có một bức ... ng dân do nạn áp bức, tham nhũng nặng nề . Song trọng điểm vẫn là làm nổi bật lên sự thay đổi về diện mạo tinh thần của người nông dân, qua các n/v thím Hai Dương, những người hàng xóm, Nhuận Thổ . Tác giả đau xót đến tột cùng .
 Những thay đổi mà Lỗ Tấn đã miêu tả trong t/p là điển hình tình cảnh sa sút về mọi mặt của XH Trung Quốc đầu thế kỉ XX .
 Đồng thời t/g đã phân tích và lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng đáng buồn ấy . Hơn thế nữa, Ông còn chỉ ra những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách của bản thân người lao động .
à Hết tiết 77
b- Tâm trạng của tôi trong những ngày ở quê .
 Tâm trạng của “tôi” trong những ngày ờ nhà vẫn được thể hiện trong dòng mạch chuyện kể , miêu tả , so sánh đối chiếu quá khứ và hiện tại nhưng lại cụ thể hơn.
Sự thay đổi của con người và cảnh vật của làng quê :
+ Cảnh ngôi nhà cũ hiu quạnh , buồn.
- Gặp Mẹ : mẹ mừng rỡ, nhưng nét mặt vẫn ẩn một nỗi buồn 
- Cháu Hòang nhìn “Tôi” chòng chọc vì nó chưa gặp tôi lần nào .
+ Gặp thín Hai Dương
 - Trước kia : Nàng Tây Thi đậu phụ , . Chị là người phụ nữ đẹp có sức quyến rũ 
 - Bây giờ : là một tính cách tàn nhẫn, bạo liệt. 
à Đó là sự sa sút về nhân cách và đạo lí của con người .
+ Gặp khách khứa cũng đáng buồn
+ Gặp Nhuận Thổ : 
 - Xưa : Cùng trang lứa , chơi thân với “tôi” , cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba lanh lợi, hiên ngang, biết nhiều
 - Bây giờ : Nhuận Thổ đã trở thành con người hòan tòan khác : già nua, đần độn . Vì cuộc sống quá vất vả . 
à Hình ảnh N.Thổ trong hiện tại là hình ảnh một xứ sở, một miền quê xơ xác, tiêu điều, người nông dân bị bần cùng hóa, bị áp bức bóc lột đến tận xương tủy . 
- N.Thổ vẫn giữ bản chất tốt đẹp , vẫn giữ tình bạn sâu nặng với “tôi” 
-> Đó là nét phẩm chất đáng quý của người nông dân .
+ Gặp Thủy Sinh , T/g đối chiếu : 
N.Thổ trong quá khứ
-khuôn mặt tròn trĩnh
- cổ đeo vòng bạc
Thủy Sinh trong hiện tại
-vàng vọt , gầy còm .
-không đeo vòng bạc
> GV gợi dẫn -> Thời gian buổi chiều khi hòang hôn buông xuống, một con người mang tâm trạng đầy suy tư trở về quê hương, trên con thuyền dưới bầu trời vàng úa và cũng rời xa quê hương như thế khi dãy núi xanh sẫm lại . 
-> Thời gian, không gian gợi buồn, nhuốm buồn , phủ lên tâm trạng buồn .
? Trên thuyền rời xa quê, cảm xúc và tâm trạng “tôi” như thế nào ? Tôi” đã nghĩ gì ?
F Trên thuyền rời xa quê, cảm xúc và tâm trạng “tôi” ngổn ngang với bao suy tư, trăn trở, nghĩ về N.Thổ, về tình bạn lại càng buồn . Từ đó mà “tôi” mong ước hy vọng con cháu (Thủy Sinh và Hòang) thân thiết hơn, sung sướng hơn, không như NT và “tôi”, chúng cũng không khốn khổ như bao người khác . hy vọng một cuộc sống mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống . 
à Đó là chủ đề tư tưởng và ý nghĩa sâu sắc của truyện ngắn này.
c - Cảm xúc, tâm trạng và suy nghĩ của “tôi” trên thuyền rời xa cố hương
- Trên thuyền rời xa quê, cảm xúc và tâm trạng “tôi” ngổn ngang với bao suy tư  
- Từ đó mà “tôi” mong ước hy vọng thế hệ con cháu có một cuộc sống mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống . 
Ø HĐ 2 : ( ph) Tìm hiểu Hình ảnh con đường và hình ảnh cố hương
? Hình ảnh con đường ở cuối truyện có ý nghĩa gì ?
F Hình ảnh con đường đưa nhân vật “tôi” về quê và rời xa quê, con đường thủy . Hình ảnh con đường sông nước này phần nào có ý nghĩa khái quát biểu trưng cho sự thay đổi luân chuyển của cuộc sống, con người như nước, như dòng chảy không ngừng của dòng sông .
 Cuối truyện xuất hiện con đường trong suy nghĩ, liên tưởng của nhân vật “tôi” . Hình ảnh này thuần nghĩa biểu trưng, biểu tượng khái quát triết lí về cuộc sống con nguời, hiện tại đến tương lai . Đó là con đường đến tự do, hạnh phúc của con người, con đường của tự thân hành động, dựng xây và hi vọng của con người . Con đường không tự nhiên mà có mà do chính con người tạo dựng nên .
 Hình ảnh cố hương : hình ảnh thu nhỏ của xã hội, đất nước .
Sự thay đổi của Cố hương phản ánh sự biến đổi của XH . Từ đó vấn đề lớn của Xh được t/g đặt ra : cần phải xây dựng những cuộc đời mới, những con đường tốt đẹp hơn trước cho các thế hệ tương lai .
? Câu 4 sgk / 218 ? (tích hợp TLV)
F 
+ Đọan a - sgk trang 211 : chủ yếu dùng PT tự sự (có kết hợp biểu cảm ) làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa 2 người bạn thời thơ ấu . Từ đó làm nổi bật sự thay đổi như bức ngăn giữa 2 người .
+ Đọan b - sgk trang 212+213 : chủ yếu dùng pt miêu tả kết hợp biện pháp hồi ức và đối chiếu, làm nổi bật sự thay đổi về ngọai hình của N.Thổ . Qua đo,ù có thể hấy tình cảnh điêu đứng của N.Thổ và cũng là của người nông dân miền biển .
+ Đọan c - sgk trang 216 : chủ yếu dùng pt lập luận .
2 - Hình ảnh con đường và hình ảnh cố hương
+ Hình ảnh con đường
- Hình ảnh này thuần nghĩa biểu trưng, biểu tượng khái quát triết lí về cuộc sống con nguời, hiện tại đến tương lai .
+ Hình ảnh cố hương
- hình ảnh thu nhỏ của xã hội, đất nước. Sự thay đổi của Cố hương phản ánh sự biến đổi của XH.
 Từ đó vấn đề lớn của Xh được t/g đặt ra : : cần phải xây dựng những cuộc đời mới , tốt đẹp hơn trước cho các thế hệ tương lai
Ø HĐ 3 : (5 ph) III - Tổng kết Ghi nhớ - sgk / 219
a- Nghệ thuật : -Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận .
 - Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng.
 - Kết hợp giữa kể và tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc và sâu sắc .
b- Ý nghĩa văn bản : Cố hương là nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước TQ đẹp đẽ trong tương lai .
Ø HĐ 4 : 4- Củng cố : (5 ph)
Bài tập 2 sgk / 219 , hs về nhà làm điền theo bảng mẫu 
Ø HĐ 5 : 5- Hướng dẫn học ở nhà :
Đọc, nhớ được một số đoạn truyện miêu tả, biểu cảm, lập luận tiêu biểu trong truyện .
Sọan bài “Ôn tập tập làm văn “
----------------------------------------------------------------------------------------------
Tập làm Văn : ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN Tiết 79+80
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	- Kiến thức : Hệ thống kiến thức TLV đã học HK1 : văn bản thuyết minh, văn bản tự sự. 
+ Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự . 
+ Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự. 
	- Kĩ năng :
+ Tạo lập văn bản thuyết minh, văn bản tự sự. 
+ Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu văn bản thuyết minh, văn bản tự sự. 
	- Thái độ :
+ Ý thức rèn luyện viết văn một cách sáng tạo . 
II – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
1- Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ : ( không)
3- Bài mới :
* Giới thiệu bài : ( 1 ph)
Bài ôn tập tập làm văn Sách GK trang 206
* Tìm hiểu bài học : (35 ph)
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
- Chủ yếu gv điều khiển cho hs trình bày bài đã chuẩn bị trước ở nhà theo 12 câu hỏi ôn tập .
- Nhận xét sửa chữa lưu ý thêm những sai sót của học sinh .
VĂN BẢN THUYẾT MINH
Ø HĐ 1 : Câu hỏi 1 sgk / 206? 
	Các nội dung lớn trọng tâm đã học trong NV 9 – tập 1 :
Vb thuyết minh với trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp gnhệ thuật và yếu tố miêu tả .
Vb tự sự với 2 trọng tâm :
Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận .
Một số nội dung mới trong vb tự sự như : đối thọai, độc thọai, độc thọai nội tâm trong tự sự . người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong 
 Như thế, nội dung TLV trong NV9 vừa lặp lại, vừa nâng cao cả về kiến thức , lẫn kĩ năng .
Ø HĐ 2 : Câu hỏi 2 sgk / 206?
- Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong vb thuyết minh :
 + Thuyết minh là giúp cho người đọc, người nghe hiểu biết về đối tượng. Do đó, trong thuyết minh , nhiều khi người ta phải kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả để bài viết được sinh động và hấp dẫn . Cần giải thích các thuật ngữ, các khái niệm có liên quan đến tri thức về đối tượng ; cần phải miêu tả giúp người đọc, người nghe có hứng thú tìm hiểu về đối tượng .
Vd : Chẳng hạn , khi thuyết minh về ngôi chùa cổ, người thuyết minh có khi phải sử dụnt những liên tưởng, tưởng tượng, lối so sáng, nâhn hóa ( như gnôi chùa tự kể chuyện mình ) để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng được thuyết minh và đương nhiên cũng phải vận dụng miêu tả ở đây để người nghe hình dung ra ngôi chùa có dáng vẻ ntn; màu sắc, không gian, ình khối, cảnh vật xung quanh  
Ø HĐ 3 : Câu hỏi 3 sgk / 206?
Vb thuyết minh có yếu tố miêu tả , tự sự giống và khác với vb miêu tả và tự sự là :
+ Thuyết minh và miêu tả có những điểm khác nhau :
Miêu tả
- Đối tượng của miêu tả thường là các sự vật , con người, hòan cảnh cụ thể .
- có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật .
- dùng nhiều so sánh liên tưởng .
- mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết
- ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết
- dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật
- ít khuôn mẫu.
- đa nghĩa .
Thuyết minh
- Đối tượng của thuyết minh thuờng là các đồ vật, sự vật
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật .
- bảo đảm tính khách quan, khoa học.
- ít dùng tưởng tượng so sánh.
- dùng nhiều số liệu, chi tiết.
- Ứng dụng nhiều trong nhiều tình huống cuộc sống , văn hóa khoa học 
- thường theo một số yêu cầu giống nhau ( mẫu) 
- Đơn nghĩa .
+ Thuyết minh và tự sự có những điểm khác nhau :
Vb thuyết minh không có diễn biến sự việc .
VĂN BẢN TỰ SỰ :
Ø HĐ 4 : Câu hỏi 4 sgk / 206?
- Những nội dung về vb tự sự trong ngữ văn 9 – tập 1 :
+ Tóm tắt vb tự sự .
+ Miêu tả trong vb tự sự .
+ Miêu tả nội tâm trong vb tự sự .
+ Nghị luận trong vb tự sự .
+ Đối thọai, độc thọai và độc thọai nội tâm trong vb tự sự .
+Người kể chuyện trong vb tự sự .
- Vai trò, vị trí và tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong vb tự sự :
+ Vd : Đọan văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm :
 Tham khảo sgv trang 225 +226 ( Lí Lan –Cổng trường mở ra ; Sgk ngữ văn 7 – tập 1)
+ Vd : Đọan văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận :
 Tham khảo sgv trang 226 (Ngô gia văn phái , Hòang Lê nhất thống chí trong Ngữ văn 9 – tập 1)
+ Vd : Đọan văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận :
 Tham khảo sgv trang 226+ 227 (Nam Cao, Lão Hạc trong ngữ văn 8 – tập 1)
Ø HĐ 5 : Câu hỏi 5 sgk / 206?
- Thế nào là Đối thọai, độc thọai và độc thọai nội tâm ? Sgk 
- Vai trò, vị trí và tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố : Đối thọai, độc thọai và độc thọai nội tâm
- Vd : Đọan văn tự sự trong đó có sử dụng: Đối thọai, độc thọai và độc thọai nội tâm
 Tham khảo sgv trang 227 (Tô Hòai, Dế Mèn phiêu lưu kí trong Ngữ văn 6, tập 2)
Ø HĐ 6 : Câu hỏi 6 sgk / 206?
+ Đọan văn tư sự , người kể chuyện ngôi thứ 1 :
+ Đọan văn tư sự , người kể chuyện ngôi thứ 3 :
Ø HĐ 7 : 4- Củng cố :
Ø HĐ 8 : 5- Hướng dẫn học ở nhà :
	Sọan bài “ Ôn tập Tập làm văn (tiếp theo) sgk trang / 220 “.
--------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_16_giao_vien_le_chi_thcs_tran_quang_k.doc