Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 133, 134: Ôn tập phần tập làm văn ôn tập kiểm tra học kì II

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 133, 134: Ôn tập phần tập làm văn ôn tập kiểm tra học kì II

I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Hệ thống hoá kiến thức & kĩ năng phần Tập làm văn đã học trong năm. Học sinh nắm chắc khái niệm & biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả , biểu cảm trong văn nghị luận.

 - Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, viết đoạn văn, phát triển đoạn văn theo kiểu loại, theo chủ đề chuẩn bị thi HKII.

 - Có ý thức, chăm chỉ học tập.

II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 133, 134: Ôn tập phần tập làm văn ôn tập kiểm tra học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieỏt 133,134:: 	 Ngaứy daùy: 06/5/09
OÂN TAÄP PHAÀN TAÄP LAỉM VAấN
OÂN TAÄP KIEÅM TRA HOẽC Kè II
I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
 - Hệ thống hoá kiến thức & kĩ năng phần Tập làm văn đã học trong năm. Học sinh nắm chắc khái niệm & biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả , biểu cảm trong văn nghị luận.
 - Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, viết đoạn văn, phát triển đoạn văn theo kiểu loại, theo chủ đề chuẩn bị thi HKII.
 - Có ý thức, chăm chỉ học tập.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập Tập làm văn
- Vì sao 1 VB cần có tính thống nhất?
- Tính thống nhất của VB được thể hiện ở những mặt nào?
- Tính thống nhất về CĐ được biểu hiện như thế nào?
+ Hs nhắc lại ý chính.
-Thế nào là VB tự sự?
- Vì sao cần phải tóm tắt VB TS?
- Muốn tóm tắt một VB TS thì phải làm như thế nào?
Dựa vào những yêu cầu nào?
- TS kết hợp với MT, BC có tác dụng như thế nào?
- Khi nói(viết) Văn TS kết hợp MT, BC cần chú ý nhg gì?
VB TM có nhg tính chất NTN, có nhg lợi ích gì?
- Nêu các VB TM thường gặp trong c/s hàng ngày?
- Muốn làm được VB TM trước tiên cần phải làm gì?
- Vì sao phải làm như vậy?
- Các phương pháp thường dùng để TM? Nêu vd?
- Cho biết bố cục thường gặp khi làm bài TM về 1 đối tượng cụ thể đã học?
- Thế nào là luận điểm trong văn nghị luận?
- Nêu VD về LĐ & nói các tính chât của nó?
- VB NL có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự như thế nào? 
* Tiết 34:
-Thế nào là VB tường trình, VB thông báo?
- Phân biệt mục đích cách viết 2 loại VB này?
+ Giống?
+ Khác?
- Hướng dẫn HS luyện tập:
- Gợi ý cách làm
- Gọi h/s trình bày
A. Ôn tập Tập làm văn.
I. Hệ thống kiến thức
1. Về tính thống nhất của văn bản:
+ Một VB cần có tính thống nhất vì: 
 - Một VB cần có tính thống nhất về chủ đề vì đó là đặc trưng q/tr để tạo nên VB, phân biệt VB với những câu hỗn độn. Một VB có tính thống nhất về chủ đề sẽ có tính mạch lạc & liên kết chặt chẽ
+ Tính thống nhất của VB thể hiện trước hết trong chủ đề, trong tính thống nhất của chủ đề VB
- Tính thống nhất về chủ đề VB được thể hiện trên cả 2 phương diện 
Nội dung: VB có đối tượng xác định, ko xa rời hay lạc sang chủ đề khác, có đích hay chỉ định của chủ thể tạo VB
Hình thức: Tính thống nhất thể hiện qua nhan đề, sự sắp xếp các phần mục & tính thống nhất của các đơn vị ngôn ngữ trong VB.
2. Về VB tự sự:
+ K/n văn TS
+ Mục đích của việc tóm tắt VB TS:
- Ghi lại trng thành, chính xác, những nội dung chính của 1 VB nào đó để người chưa đọc nắm được văn bản ấy.
+ Muốn tóm tắt VB TS cần:
- Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề của TP 
- Xác định ND chính cần tóm tắt
- Sắp xếp các ND chính theo một thứ tự hợp lí
- Viết VB tóm tắt
+ Tác dụng của TS kết hợp MT, BC:
- Làm cho việc kể chuyện trở nên sinh động sâu sắc hơn, nhân vật, sự việc thêm cụ thể, sinh động
+ Chú ý khi sử dụng: ko nên lạm dụng yếu tố MT, BC
3. Về VB thuyết minh:
+ Tính chất, lợi ích của VB TM:
- Tính tri thức, khách quan, thực dụng, hữu ích
+ Tác dụng: cung cấp tri thức về các hiện tượng & sự vật trong tự nhiên, XH
+ Các VB TM thường gặp: 
- TM về đồ dùng
- TM về Di tích LS, DLTC
- TM(giới thiệu) về 1 tác giả, về 1 nhân vật
- TM 1 tác phẩm, 1 thể loại, 
- TM về động thực vật ( cây, con)
- TM về 1 hiện tượng tự nhiên, XH
+ Muốn làm được VB TM cần: phải nghiên cứu, timg hiẻu sự vật hiện tượng cần TM, nắm được bản chất, đặc trưng của đối tượng cần TM. Vì VB TM đòi hỏi tính khách quan, tri thức
+ Các phương pháp TM: 
- Nêu định nghĩa, giải thích
- Liệt kê
- Nêu ví dụ
- Dùng số liệu
- So sánh đối chiếu
- Phân loại, phân tích
+ Bố cục khi làm bài văn TM
( đã học từng dạng cụ thể)
4. Về văn nghị luận:
+ Luận điểm trong bài văn Nghị luận: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm được nên ra dưới hình thức câu KĐ hay PĐ, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán
- Luận điểm có vai trò quan trọng trong bài văn NL: linh hồn của bài
+ Luận cứ: lí lẽ, dẫn chứng, căn cứ để GT, CM làm rõ LĐ
+ Lập luận: cách nêu , sắp xếp LC để dẫn tới LĐ
+ Sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận:
- cần kết hợp linh hoạt, sáng tạo các y/tố TS, MT, BC
- Giúp bài văn NL trở nên cụ thể, sinh động, gợi cảm hơn, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
5. Văn bản điều hành:
+ VB tường trình
+ VB thông báo
+ Phân biệt:
Mục đích:
- TT: nhằm trình bày để mọi người hiểu đúng bản chất của SV
- TB: truyền đạt ND yêu cầu từ cấp trên xuống cấp dưới
Cách viết:
- Giống: trình bày trang trọng rõ ràng, bố cục 3 phần bắt buộc: thể thức mở đầu, ND cụ thể, thể thức kết thúc.
- Khác: Thể thức mở đầu TB: trình bày tên đơn vị & cơ quan trực thuộc
 TT: Không cần 
 Thể thức kết thúc: TB có nơi gửi, TT có lời cam đoan của ng viết TT
II. Luyện tập:
1.Cho câu chủ đề, hãy triển khai thành đoạn
- Diễn dịch: Em rất thích đọc sách
- Quy nạp: Mùa hè thật hấp dẫn
-> Hình thức: Một đoạn văn theo yêu cầu
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập HKII:
 - Hướng dẫn học sinh ôn lại những kiến thức trọng tâm sau:
1.Văn bản:
Phần thơ: Ôn tập thơ Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 (Học thuộc văn bản, kiến thức về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, nội dung và nghệ thuật của văn bản..)
Phần văn nghị luận trung đại: nắm được tên văn bản, về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm thể loại, nội dung, nghệ thuật.
* Yêu cầu chung: Biết phân tích, cảm thụ về một khổ thơ, đoạn văn hoặc những khía cạnh cụ thể của văn bản.
 2. Tiếng Việt:
 Ôn tập về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói, câu phủ định, hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu.
* Yêu cầu: Hiểu, có khả năng nhận biết và vận dụng vào viết đoạn.
 3. Làm văn:
- Văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
* Yêu cầu: Biết viết bài văn có kết hợp với kiến thức tiếng Việt và văn bản.
* Một số đề gợi ý:
- Suy nghĩ về cái chết của lão Hạc.
- Qua văn bản “Lão Hạc”, “Tức nước vỡ bờ” hãy làm sáng tỏ về số phận bi thảm của người nông dân trước cách mạng.
- Các văn bản “Nhớ rừng”, “Khi con tu hú”, “Ngắm trăng”, “Đi đường” đã thể hiện khát vọng tự do của con người trong hoàn cảnh tù đày, nô lệ. Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó.
- Các văn bản “Hịch tướng sĩ” và “Nước Đại Việt ta” đã thể hiện lòng yêu nước và ý chí tự cường dân tộc. Hãy chứng minh.
- Qua văn bản “Thuế máu” hãy chứng minh sự tàn bạo, dã man của bọn thực dân đối với người dân thuộc địa.
- Qua văn bản “Đi bộ ngao du” hãy phân tích lợi ích của đi bộ, tham quan du lịch
- Đề 2 trang 128 sách giáo khoa.
- Đề 3 trang 128 sách giáo khoa.
***************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 133, 134.doc