Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh

TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

 I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

 - Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.

 - Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.

 - Rèn kĩ năng dùng từ ,đặt câu phù hợp với ngữ cảnh.

II. Chuẩn bị:

 - Phương tiện: Bảng phụ cho học sinh chơi trò chơi “ghép hoa”

 - Tích hợp: Văn bản Lão Hạc, TLV Liên kết đoạn văn trong văn bản.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15: Tiếng việt Ngày dạy: 9/09/08
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
 I. Mục tiêu cần đạt: 
Học sinh:
 - Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
 - Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.
 - Rèn kĩ năng dùng từ ,đặt câu phù hợp với ngữ cảnh.
II. Chuẩn bị:
 - Phương tiện: Bảng phụ cho học sinh chơi trò chơi “ghép hoa”
 - Tích hợp: Văn bản Lão Hạc, TLV Liên kết đoạn văn trong văn bản.
III. Tiến trình hoạt động:
 1. Ổn định: 8a: / 29 (vắng..)
 2. Bài cũ: Em hiểu thế nào là từ có nghĩa rộng? Từ nghĩa hẹp? Cho ví dụ.
 3. Bài mới: Giới thiệu vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
PHẦN GHI BẢNG
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh.
- Cho học sinh đọc ví dụ Sgk / tr 49
-Trong các từ ngư õ in đậm trên, những từ ngữ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật?Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người?
- Những từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả, tự sự?
(Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao)
- Em có thể tìm thêm một số đoạn trích có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh?
- Qua tìm hiểu, hãy cho biết thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
- Nêu tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh?
+ Khái quát gi nhớ.
- Củng cố khái niệm bắng trò chơi: ghép hoa:
- Treo nhuỵ hoa lên bảng và phổ biến luật chơi- cách chơi
- Nội dung:
+ Nhóm 1: Ghép 5 cánh hoa từ tượng hình
+ Nhóm 2: Ghép 5 cách hoa có từ tượng thanh 
 - Lớp nhận xét – Gv tuyên dương
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luỵên tập.
+ Xác định yêu cầu của bài 1
- Gọi học sinh đứng tại chỗ làm ( lưu ý có những từ không phải là từ láy nhưng cũng là từ tượng thanh)
+ Nhận xét.
- Nêu yêu cầu của bài tập 2:
- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn.
+ Chia lớp thành 4 đội: Trong thời gian 30 giây, đội nào ghi đủ 5 từ tả dáng đi của người đội đó sẽ thắng.
- Cổ vũ – tuyên dương.
+ Xác định yêu cầu của bài 3:
- Yêu cầu mỗi tổ cử 1 bạn lên thể hiện điệu cười - lớp giải thích - nhận xét.
- Gọi Hs lên bảng đặt câu với các từ có sẵn.
- Nhận xét, cho đểm.
- Bài 5: Chia lớp làm 2 đội thi đọc thơ có từ tượng hình, từ tượng thanh.
I. Đặcđiểm, công dụng:
1.Ví dụ: Sgk/49.
 - Hu hu, ư ử
 -> Từ tượng thanh
- Liêu xiêu, vật vờ
-> Từ tượng hình
=> Gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, tăng giá trị biểu cảm.
2. Ghi nhớ: Sgk/ 49.
II. Luyện tập
Bài 1/49: Tìøm từ tượng hình, từ tượng thanh:
Soàn soạt, rón rén, bịch, bốp, lẻo khoẻo, chỏng quèo.
Bài 2/49
Khật khưỡng, ngất ngưởng, lom khom, liêu xiêu, dò dẫm
Bài 3/50: Phân biệt từ tượng thanh cười
- Ha hả: cười to, cười rất khoái chí.
- Hì hì: mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, biểu lộ sự thích thú có vẻ hiền lành.
- Hô hố: to thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người khác.
- Hơ hớ: cười thoải mái không cần sự che đậy, giữ ý
Bài 4/50:
- Ngoài trời đã có mấy hạt mưa xuân lắc rắc.
- Cái Tí vừa nghe mẹ nói nước mắt đã rơi lã chã.
- Xuân sắp đến, vài cành mai đã lấm tấm vàng.
-Vịt bầu mẹ lạch bạch đi trước, đàn con nhỏ đang líu ríu theo sau.
- Đường đi Đạ Tẻh khúc khuỷu quá!
Bài 5 /50: Bài thơ Lượm (Tố Hữu)
 “Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh”
4. Củng cố: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Nêu tác dụng?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức về văn tự sự.
- Soạn bài “Liên kết các đoạn văn trong văn bản”, nắm được tác dụng & cách liên kết.Tìm hiểu xem có mấy cách liên kết - đó là những cách nào?( Phân tích các ví dụ / tr 51,52,53 )

Tài liệu đính kèm:

  • docT15.doc