LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I.Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Củng cố lại kiến thức về đoạn văn, cấu trúc, liên kết và chuyển đoạn.
- Thông qua tiết thực hành biết cách vận dụng sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Rèn kỹ năng viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Nội dung tích hợp:
+ PTDH: Bảng phụ
- Học sinh: Tập viết đoạn văn theo các gợi ý (Sgk)
Tiết 28: Tập làm văn Ngày giảng: 2/10/08 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM I.Mục tiêu cần đạt: Học sinh: - Củng cố lại kiến thức về đoạn văn, cấu trúc, liên kết và chuyển đoạn. - Thông qua tiết thực hành biết cách vận dụng sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. - Rèn kỹ năng viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm II.Chuẩn bị: - Giáo viên: + Nội dung tích hợp: + PTDH: Bảng phụ - Học sinh: Tập viết đoạn văn theo các gợi ý (Sgk) III.Tiến trình hoạt động: 1. Ổn định: 8a: / 29 (vắng.) 2. Kiểm tra: Kiểm tra phần viết các đoạn văn ( Huệ, Hiệp, Ni, Phong) 3.Bài mới: Theo em, các yếu tố miêu tả và biểu cảm kết hợp với nhau có tác dụng làm cho văn bản sinh động và sâu sắc không? => vào bài mới. * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu quy trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. - Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ ở bảng phụ - Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì? (Sự việc - nhân vật chính) - Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn tự sự? (làm cho sự việc trở nên dễ hiểu, hấp dẫn và nhân vật chính trở nên gần gũi sinh động) - Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước? Nhiệm vụ của mỗi bước là gì? (Gồm 5 bước ) I. Tìm hiểu quy trình. 1. Ví dụ: Sgk/ tr 83 Các yếu tố để xây dựng đoạn văn tự sự: + Sự việc. + Nhân vật. + Biểu cảm và miêu tả (bổ trợ) * Quy trình xây dựng đoạn văn: - Lựa chọn sự việc chính. - Lựa chọn ngôi kể. - Xác định thứ tự kể. - Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn sẽ viết. - Viết thành đoạn văn. * Hoạt động 4: Hướng dẫn luỵên tập. BT1:Yêu cầu học sinh nhận biết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn Lão Hạc đã học. - Cho học sinh nhập vai ông giáo để viết đoạn văn kể về sự đau khổ của lão Hạc sau khi bán con Vàng và cử đại diện đọc đoạn văn vừa viết. - Cho các nhóm nhận xét lẫn nhau, giáo viên nhận xét tổng kết về cách viết của học sinh - rèn kĩ năng diễn đạt. - Sau khi viết xong, cho học sinh về nhà chỉ ra yếu tố biểu cảm và miêu tả. - Đọc cho học sinh nghe đoạn văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. II. Luyện tập Bài 1/ tr 74: Hôm sau.Lão hu hu khóc. + Miêu tả: Lão cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, đôi mắt ầng ậc nước, co rúm lại + Biểu cảm: không xót xa năm quyển sách ái ngại cho lão Hạc + Sự việc: Lão Hạc báo tin đã bán con Vàng. + Ngôi kể: Tôi (ngôi thứ nhất, số ít) * Nhập vai ông giáo kể: Tôi đang ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ về những người hàng xóm đang sống quanh tôi, trong đó có lão Hạc.Lão sống âm thầm trong cảnh túng quẫn và trong cả sự chờ đợi vô vọng về đứa con trai duy nhất đã đi xa. Bống lão Hạc đằng hắng bước vào và mỉm cười. -Tôi đang nghĩ đến lão đây! Lão Hạc lặng lẽ ngồi xuống cái ghế gỗ ọp ẹp của nhà tôi, buồn bã nói: - Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! Tôi ngạc nhiên hỏi lại: - Lão yêu quý nó lắm kia mà? - Thì vẫn yêu, nhưng vẫn phải bán!Cái số kiếp nó và cả tôi nữa thì có gì khác nhau đâu, hả ông giáo? Tôi lẩm bẩm: - Không thể nào tin được ! - Tôi vừa bán thật rồi. Họ vừa bắt nó và mang đi Lão Hạc bỏ lửng câu nói, cười mà miệng cứ méo xệch đi, nước mắt lưng tròngTôi cũng nghẹn ngào và chỉ muốn ôm chầm lấy lão để oà khóc cho vơi bớt những day dứt, bức bối trong lòng. Tôi chợt nghĩ, cái việc tôi phải bán đi mấy quyển sách thật là vô nghĩa nếu so với con chó của lão Hạc. Tôi chỉ mất năm đồ vật, còn lão thì bị mất đi một người bạn tình nghĩa biết bao. Lão sẽ sống ra sao trong những ngày cô đơn này, tôi bỗng thấy thương lão quá, nhưng chẳng biết thế nào, bèn hỏi vu vơ -Thế nó cho bắt à? Nghe tôi nói lão bỗng giật thót, đôi mắt lão dường như thất thần gương mặt tái nhợt co rúm lại đầy đau đớn, nhẫn nhục. Lão rũ đầu xuống và khóc hu hu 4. Củng cố: Tại sao trong văn tự sự thường kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm? 5. Hướng dẫn về nhà: - Hoàn thành bài tập 2 – thực hiện theo yêu cầu Sgk đã gợi ý cụ thể - Đọc bài đọc thêm / tr 84 - Soạn bài “Chiếc lá cuối cùng” + Đọc và tóm tắt văn bản. + Phân tích hiệu quả nghệ thuật của O Hen-ri về việc xây dựng tình huống bất ngờ: “Đảo ngược tình huống hai lần.
Tài liệu đính kèm: