Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 29, 30: Chiếc lá cuối cùng

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 29, 30: Chiếc lá cuối cùng

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

 (Trích)

 Ô-Hen-ri.

 I.Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

-Trên cơ sở mấy trang văn bản trích phần kết thúc tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, giúp học sinh khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mỹ Ô-Hen-ri , rung động trước cái hay và cái đẹp và lòng thông cảm của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.

- Rèn kỹ năng đọc, kể chuyện diễn cảm; phân tích các nhân vật và tình huống truyện.

- Giáo dục lòng yêu thương những người nghèo khổ. Hiểu được giá trị của nghệ thuật chân chính.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 29, 30: Chiếc lá cuối cùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 8: Bài 8
Chiếc lá cuối cùng
Chương trình địa phương ( phần tiếng việt)
Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả & biểu cảm
Tiết 29+ 30: Văn bản Ngày giảng: 3/10/08 
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
 (Trích)
 Ô-Hen-ri.
 I.Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
-Trên cơ sở mấy trang văn bản trích phần kết thúc tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, giúp học sinh khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mỹ Ô-Hen-ri , rung động trước cái hay và cái đẹp và lòng thông cảm của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.
- Rèn kỹ năng đọc, kể chuyện diễn cảm; phân tích các nhân vật và tình huống truyện.
- Giáo dục lòng yêu thương những người nghèo khổ. Hiểu được giá trị của nghệ thuật chân chính.
II.Chuẩn bị:
 - Giáo viên: 
 + ĐDDH: Đèn chiếu, tranh ảnh về O hen-ri và đoạn trích.
 + Nội dung tích hợp: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
 - Học sinh:
 + Đọc, tóm tắt.
 + Suy nghĩ về tình huống bất ngờ trong truyện.
III.Tiến trình hoạt động:
 1. Ổn định: 8a: / 29 (vắng.) 
 2. Bài cũ: 
 a. Câu hỏi:
 - Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của nhân vật Đôn-Ki-hô-tê & của nhân vật Xan-chô-Pan-xa qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió?
 - Em rút ra bài học thiết thực gì qua hai hình tượng nhân vật ấy?
 b. Đáp án: Nêu đúng ý 1: (5đ ), rút ra được bài học phù hợp: (6đ )
 3.Bài mới: Giới thiệu về nền văn học Mĩ
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Dùng đèn chiếu về những hình ảnh của O - Hen -ri
- Dựa vào phần tìm hiểu ở nhà hãy giới thiệu điô nét về tác giả?
+ Nêu tóm tắt. 
- Giới thiệu tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” qua đén chiếu.
- Nêu vị trí của đoạn trích chúng ta tìm hiểu? (chiếm ¼ của đoạn cuối của truyện ngắn )
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc tìm hiểu chú thích.
- Hướng dẫn đọc: Chú ý các lời kể, tả và những câu trong ngoặc kép. Đoạn cuối, lời kể của Xiu về cái chết của cụ Bơ-men cần đọc với giọng rưng rưng, cảm động nghẹn ngào.
- Giáo viên đọc 1 đoạn truyện, cho học sinh đọc những đoạn tiêu biểu. 
- Chú thích: cho học sinh tìm hiểu các chú thích trong SGK, cho học sinh phát biểu thêm một số từ khó hiểu.
- Có thể chia bố cục như thế nào? (phân tích theo tuyến nhân vật)
- Cho học sinh tóm tắt văn bản, giáo viên nhận xét , rèn kĩ năng.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
- Hướng dẫn phân tích diễn biến tâm trạng của Giôn-xi.
- Trong đoạn trích em hãy cho biết tình trạng của Giôn-xi khi bị ốm? 
* Gv treo tranh:- Nhìn vào tranh , em hãy tưởng tượng ra những suy nghĩ của cô bé? ( HS tự bộc lộ)
- Tình trạng ấy khiến cô hoạ sĩ trẻ này có tâm trạng gì? Suy nghĩ của Giôn-xi: Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì cùng lúc đó cô sẽ chết nói lên điều gì?
- Tại sao tác giả lại viết Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên? Hành động này thể hiện tâm trạng gì của Giôn-xi? Có phải cô là người tàn nhẫn?
+ Do bệnh nặng và do thiếu nghị lực gây nên.
- Thái độ lời nói và tâm trạng của cô sau đó như thế nào khi thấy chiếc lá cuối cùng chưa rụng?
+ Ngạc nhiên, yêu đời.
- Vậy nguyên nhân làm cho Giôn khỏi bệnh là gì? Từ chiếc lá cuối cùng không chịu rụng?Từ sự chăm sóc tận tình của Xiu?Từ tác dụng của thuốc? Và việc Giôn khỏi bệnh nói lên điều gì?
 + Cô đã tự chữa bệnh cho mình nhờ chiếc lá, bằng chính sự thay đổi tinh thần, tâm lý của mình.
- Tại sao khi nghe Xiu kể chuyện về cái chết của cụ Bơ-men tác giả không để cho Giôn-xi có thái độ gì?
-Học sinh thảo luận: theo các em khi nghe Xiu kể Giôn-xi sẽ làm gì?
- Suy nghĩ của em về Giôn-xi?
* Tiết 2:
- Vài nét về nhân vật Xiu ?
- Tại sao Xiu cùng cụ Bơ-men sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân, rồi nhìn nhau, chẳng nói năng gì?
+ Lo cho bệnh tật và tính mệnh của Giôn.
- Tìm bằng chứng cho thấy Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống?
 (* Định hướng: Vì khi Giôn thều thào ra lệnh kéo mành lên thì Xiu không muốn kéo Xiu làm theo một cách chán nảnÔ kìa)
- Nếu Xiu biết thì truyện có bớt hấp dẫn không?
- Vậy Xiu biết được sự thật vào lúc nào? Vì sao em biết?
- Tại sao tác giả lại để cho Xiu kể lại về cái chết và nguyên nhân cái chết của cụ Bơ-men? Qua đó người đọc có thể thấy rõ phẩm chất gì của cô hoạ sĩ trẻ này?
(chỉ gián tiếp qua lời kể của Xiu làm cho câu chuyện diễn ra tự nhiên mà góp phần bộc lộ phẩm chất của Xiu)
* Bình: Tình bạn, tình người.
- Chuyển ý: Phân tích kiệt tác nghệ thuật của Bơ-men.
- Dùng đèn chiếu về hình ảnh Giôn-xi và chiếc lá.
- Quan sát tranh em cho biết cô là ai? Chiếc lá đó do ai vẽ?
- Cụ Bơ-men có hoàn cảnh như thế nào? Cả đời làm nghệ thuật cụ mơ ước điều gì?
- Khi Giôn –xi ốm, cụ có tâm trạng như thế nào?
- Theo em, khi cùng Xiu nhìn ra ngoài cửa sổ Bơ – men chỉ im lặng không nói gì? Lúc này trong thâm tâm cụ đang nghĩ điều gì?
-Và cụ đã hành động ra sao?
- Trong truyện O Hen-ri không miêu tả cảnh cụ Bơ-men vẽ chiếc lá. Về điều này có hai bạn tranh luận:
a. Việc không miêu tả cảnh cụ Bơ-men vẽ là một thiếu sót của tác giả vì người đọc không thấy tài năng của cụ
b. Tác giả không tả cảnh cụ Bơ-men vẽ là hợp lí vì như thế truyện gọn hơn mà vẫn nói được ý tưởng cơ bản: Bức tranh của cụ là bức tranh của tình yêu thương.
Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
+ Học sinh thảo luận:
- Tại sao khi nói chuyện với Giôn –xi, Xiu lại khẳng định bức tranh của cụ Bơ-men là một kiệt tác?
-Theo em thế nào được gọi là một kiệt tác nghệ thuật? Từ đó cho ta thấy được quy luật nghiệt ngã của nghệ thuật là gì?
Cho học sinh trao đổi, thảo luận.
 * Bình: Về giá trị của nghệ thuật chân chính. 
- Chứng minh rằng truyện được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc?
- Vậy có thể khái quát chủ đề tư tưởng của tác phẩm với những khía cạnh nào?
(* Định hướng: Tình yêu thương cao cả của những con người nghèo khổ; Sức mạnh của tình yêu cuộc sống chiến thắng bệnh tật; Sức mạnh và giá trị nhân sinh, nhân bản của nghệ thuật)
- Phương thức biểu đạt của văn bản?
- Đọc & tìm yếu tố miêu tả + biểu cảm trong đoạn trích trên?
-Thử nghĩ và viết một cái kết truyện khác cho truyện ngắn này?
I. Giới thiệu chung:
II. Đọc - hiểu văn bản:
 1. Đọc - chú thích.
 2. Tóm tắt:
3. Phân tích:
 a. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi.
-Tình cảnh:
 + Yếu ớt, sức khoẻ cạn kiệt.
 + Không tin vào sự sống, chàn nản chờ đợi cái chết.
 + Tâm trạng tuyệt vọng.
=>Vượt qua cái chết nhờ chiếc lá mong manh, gan góc, bền bỉ.
b. Tình thương yêu của Xiu:
 - Lo sợ. 
 - Chăm sóc, động viên chu đáo, tận tình. 
 - Yêu quý và cảm phục cụ Bơ-men.
=> Tốt bụng, nhân hậu.
c. Kiệt tác của cụ Bơ-men.
- Vẽ chiếc lá: 
 + Giống như thật.
 + Có giá trị nhân văn, đem lại sự sống cho Giôn-xi.
 + Bằng tình yêu thương, đức hi sinh cao cả.
-> Tình tiết bất ngờ, hấp dẫn
=> Sản phẩm của nghệ thuật chân chính.
d. Kết thúc truyện.
 Đảo ngược tình huống hai lần.
* Ghi nhớ SGK/90.
III. Luyện tập:
4. Củng cố: 
 Suy nghĩ của em sau khi học xong đoạn trích “ Chiếc lá cuối cùng”?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Lấy nhan đề: “Tình đời trong chiếc lá” hãy viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em.
- Kẻ bảng thống kê về từ toàn dân và từ ngữ địa phương tương ứng.
- Sưu tầm mỗi em 10 từ địa phương mình mà địa phương khác không có.
************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT29,30.doc