MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Có những hiểu biết về miêu tả nội tâm.
- Vai trò và ý nghĩa của việc miêu tả nội tam trong văn bản tự sự và mỗi quan hệ giữa nội tâm và ngoại hình trong khi kẻ chuyện.
- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật.
- Có ý thức vận dụng chúng một cách linh hoạt trong khi viết văn tự sự.
II.Chuẩn bị:
Giáo viên: - Những đoạn trích có miêu tả nội tâm.
- Phương tiện: Bảng phụ ghi ví dụ: Miêu tả ngoại hình, miêu tả nội tâm.
Học sinh: Đọc tìm hiểu, ghi ra giấy những đoạn trích có yếu tố miêu tả.
III.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định: 9a: / 36 (vắng )
2 Kiểm tra:
a. Câu hỏi: Miêu tả có vai trò như thế nào trong văn tự sự ?
Đối tượng miêu tả trong văn tự sự ?
b. Đáp án: Mỗi ý đúng:( 5đ)
Tiết 40: Tập làm văn Ngày dạy: 07 /10/08 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I. Mục tiêu cần đạt: Học sinh: - Có những hiểu biết về miêu tả nội tâm. - Vai trò và ý nghĩa của việc miêu tả nội tam trong văn bản tự sự và mỗi quan hệ giữa nội tâm và ngoại hình trong khi kẻ chuyện. - Rèn luyện kĩ năng kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật. - Có ý thức vận dụng chúng một cách linh hoạt trong khi viết văn tự sự. II.Chuẩn bị: Giáo viên: - Những đoạn trích có miêu tả nội tâm. - Phương tiện: Bảng phụ ghi ví dụ: Miêu tả ngoại hình, miêu tả nội tâm. Học sinh: Đọc tìm hiểu, ghi ra giấy những đoạn trích có yếu tố miêu tả. III.Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định: 9a: / 36 (vắng) 2 Kiểm tra: a. Câu hỏi: Miêu tả có vai trò như thế nào trong văn tự sự ? Đối tượng miêu tả trong văn tự sự ? b. Đáp án: Mỗi ý đúng:( 5đ) 3. Bài mới: Ở chương trình Ngữ Văn 8 chúng ta đã tìm hiểu về miêu tả. Nhưng chủ yếu làm miêu tả bên ngoài. Đối với tả người đó là miêu tả ngoại hình. Bài học này giúp chúng ta tiếp tục rèn luyện về miêu tả nhưng có nâng cao và phát triển thêm, Ở đây giúp các em biết kết hợp miêu tả nội tâm vào viết bài văn tự sự. Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Gv Hs Gv Hs Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự: - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu yếu tố miêu tả hoán cảnh, ngoại hình và miêu tả nội tâm. + Đọc diễn cảm đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” - Hãy chỉ ra những đoạn thơ tả cảnh thiên nhiên bên ngoài, đoạn trực tiếp diễn tả tâm trạng nhân vật? - Dựa vào dấu hiệu nào em nhận biết được? + Từ ngữ, nội dung đều tập trung miêu tả những suy nghĩ của nàng Kiều. - Những câu thơ tả cảnh có mỗi quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tam nhân vật? + Phân tích mỗi quan hệ: Việc tả cảnh, ngoại hình làm nổi bật tâm trạng bên trong của nhân vật và ngược lạitừ việc miêu tả nội tâm bên trong của nhân vật người đọc hiểu được phần nào về ngoại cảnh. - So sánh phân biệt miêu tả cảnh bên ngoài và miêu tả nội tâm? - Thế nào là miêu tả bên ngoài và thế nào là miêu tả nội tâm? - Vai trò của miêu tả nội tâm? + Thảo luận trả lời. - Khái quát nội dung: Miêu tả nội tâm là khắc hoạ chân dung tinh thần, nêu lên những suy nghĩ, tình cảm, trăn trởdiễn biến tâm trạng của nhân vật -> Không quan sát trực tiếp được. + Đọc ghi nhớ (Sgk/ 117). * Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. + Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1. - Yêu cầu người kể có thể xưng ngôi thứ nhất hoặc thứ ba. + Tìm những câu thơ miêu tả chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh và đoạn miêu tả nội tâm Thuý Kiều. - Giúp học sinh nhận diện các yếu tố miêu tả ngoại hình bên ngoài và tâm trạng bên trong của nhân vật. + Tiến hành viết đoạn. + Trình bày trước lớp. - Nhận xét. - Đưa ra đoạn văn( bảng phụ) để học sinh đối chiếu. “ Nghe tin Kiều bán mình chuộc cha, mụ mối dẫn đến nhà Kiều một gã tự xưng là mã Giám Sinh, tuổi ngoại tứ tuần, râu tóc nhẵn thín, ăn mặc chải chuốt bảnh baoNhưng hành động, cử chỉ, lời nói của y rát thô lỗ, cộc cằn, thiếu văn hoá. Kiều đang trong tâm trạng đau đớn, xót xa. Từ trong buồng bước ra ngoài mà nàng tưởng mình bắt đầu dẫn thân vào con đường đen tối và đầy giông tố. Mỗi bước đi của nàng mang nặng hai nỗi đau, trái tim như rỉ máu, xót xa, tràn ngập niềm tâm sự” + Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 3. - Gợi ý: + Việc gây ra cho bạn đó là gì? + Việc đó diễn ra như thế nào? + Tâm trạng sau khi xảy ra sự việc ra sao? + Làm việc độc lập. + Trình bày trước lớp. - Nhận xét, cho điểm. - Củng cố tiết học: + Nhắc lại ghi nhớ. I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự: 1.Ví dụ: Đoạn:“Kiều ở lầu Ngưng Bích” - Đoạn thơ tả cảnh sắc bên ngoài. + 6 câu đầu. + 8 câu cuối. - Đoạn thơ miêu tả tâm trạng: 8 câu giữa. -> Trực tiếp nêu lên những suy nghĩ bên trong về thân phận Kiều cô đơn bơ vơ nơi đất khách => Miêu tả nội tâm. 2. Ghi nhơ:ù (Sgk/ tr117) IV. Luyện tập: * Bài1: Tìm hiểu đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” - Tả chân dung Mã Giám Sinh 10 câu đầu. - Tả nội tâm của Kiều 4 câu tiếp. - Viết thành văn xuôi: + Ngôi kể số 1 ( Kiều). + Ngôi kể số 3 (người chứng kiến) - Nhân vật chính: Mã Giám Sinh à miêu tả vẻ ngoài. - Miêu tả nội tâm Thuý Kiều. * Bài 3: Diễn tả tâm trạng của em sau khi gây chuyện không hay với bạn. - Tên người bạn - Sự việc gây ra - Thời gian - Diện biến - Tâm trạng 4. Củng cố: Thế nào là miêu tả nội tâm? Vai trò của nó trong văn bản tự sự? 5. Hướng dẫn – dặn dò: - Hoàn thành bài tập 2, nắm chắc yêu cầu miêu tả nội tâm trong văn tự sự. - Chuẩn bị bài mới theo hình thức so sánh như sau và rút ra nhận xét: Hành động của Trịnh Hâm. Hành động của gia đình ông Ngư.
Tài liệu đính kèm: