Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

- Hiểu rõ chức năng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

- Có ý thức sử dụng đúng dấu câu trong khi viết văn.

- Rèn kĩ năng dùng dấu câu.

II Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 8A: /28 ( vắng )

 2. Kiểm tra:

 a. Câu hỏi: Có mấy kiểu quan hệ giữa các vế trong câu ghép? Cho ví dụ.

 b. Đáp án:

 - Nêu được 4 kiểu quan hệ ( 4 đ )

 - Lấy ví dụ đúng, hay ( 6 đ )

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 50: Tiếng việt 	 Ngày dạy: 08/ 11/08
DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Hiểu rõ chức năng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Có ý thức sử dụng đúng dấu câu trong khi viết văn.
- Rèn kĩ năng dùng dấu câu.
II Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định: 8A: /28 ( vắng)
 2. Kiểm tra:
 a. Câu hỏi: Có mấy kiểu quan hệ giữa các vế trong câu ghép? Cho ví dụ.
 b. Đáp án: 
 - Nêu được 4 kiểu quan hệ ( 4 đ )
 - Lấy ví dụ đúng, hay ( 6 đ )
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài : Khi viết văn bản , chúng ta không chỉ chú trọng về nội dung mà cần phải lưu ý về hình thức trong đó các em phải sử dụng dấu câu cho hợp lí , đúng quy cách . Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm 
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1:Hình thành khái niệm dấu ngoặc đơn
+ Đọc ví dụ.
-Trong các đoạn trích dấu ngoặc đơn có tác dụng gì?
- Đánh dấu phần chức năng chú thích.
- Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa của câu có thay ổi không?tại sao?
-Không thay đổi vì phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là thông tin phụ.
- Từ phân tích ví dụ, hãy cho biết dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?
+ Khái quát phần ghi nhơ.
* Cho Hs làm bài tập nhanh:
Tác dụng của dấu ngoặc đơn là:
a. Đánh dấu ( báo trước ) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh chi một phần trước đó.
b. Đánh dấu ( báo trước ) lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép.
c. Đánh dấu phần có chức năng chú thích ( giải thích , bổ sung )
d. Đánh dấu ( báo trước ) lời đối thoại ( dùng với dấu gạch ngang.
+ Lấy thêm ví dụ về dấu ngoặc đơn?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hình thành khái niệm dấu hai chấm
-Tác dụng dấu hai chấm ở các ví dụ a, b, c?
+ Phân tích ví dụ.
-Trong các trường hợp nào ta phải viết hoa sau dấu hai chấm?
-Viết hoa khi báo trước một lời thoại hoặc một lời dẫn.
- Qua phân tích hãy nêu công dụng của dấu hai chấm?
* Làm bài tập nhanh:
Dấu hai chấm trong ví dụ sau có tác dụng:
 và với những chiến lợi phẩm thu được, chúng ta sẽ bắt đầu giàu có: bởi đây là một cuộc chiến đấu chính đáng, và quét sạch cái giống xấu xa này ra khỏi mặt đất là phụng sự chúa đấy.
 ( Đánh nhau với cối xay gió )
a. Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó.
b. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó.
c. Đánh dấu lời đối thoịa.
d. Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó.
- Khái quát lại kiến thức cơ bản.
I. Dấu ngoặc đơn:
1. Ví dụ: 
 a. ->Đánh dấu phần giải thích để làm rõ ngụ ý chỉ ai.
b. ->Đánh dấu phần thuyết minh về loại động vật “Ba Khía”.
c. ->Đánh dấu phần bổ sung.
=>Đánh dấu phần giải thích, chú thích, thuyết minh, bổ sung 
 2. Ghi nhớ: Sgk/ tr 134.
II. Dấu hai chấm:
1. Ví dụ: ( Sgk )
 a. ->Đánh dấu,báo trước lời đối thoại.
 b. ->Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
 c. ->Đánh dấu báo trước phần thuyết minh.
2. Ghi nhớ: Sgk/ tr135
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động3: Hướng dẫn luyện tập.
+ Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 -2 
- Hướng dẫn giúp học sinh nhận biết chức năng của hai loại dấu câu đã học.
+ Đứng tại chỗ trả lời.
- Nhận xét – kết luận.
- Huớng dẫn làm bài tập 3
+ Thảo luận theo cặp – trình bày.
+ Nhận xét – bổ sung.
- Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 4.
- Hướng dẫn cách làm.
- Phân nhóm 4 thảo luận.
+ Tiến hành thảo luận.
- Theo dõi – hướng dẫn.
+ Một em bất kì trong nhóm thuyết trình kết quả.
+ Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Gợi ý làm bài tập 5.
II-Luyện tập
Bài 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn:
a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa các từ Hán việt .
b. Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của cầu có tính cả phần câu dẫn.
c. Đánh dấu phần bổ sung: phần này có quan hệ lựa chọn với phần được chú thích (có phần này thì không có phần kia): người tiếp nhận hoặc là người đọc hoặc là người nghe 
Bài 2: Giải thích chức năng của dấu hai chấm
a. Đánh dấu (báo trước)phần giải thích cho y : họ thách nặng quá 
b. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (của Dế Choắt đối với Dế Mèn) và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn
c. Đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh cho ý : đủ màu là những màu xanh lá mạ,tím phớt, hồng, xanh biếc 
Bài 3: Có thể bỏ dấu hai chấm nhưng nghĩa của những phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng văn bản cũ.
Bài 4: 
 - Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn. Khi thay đổi như vậy nghĩa của câu cơ bản không hay đổi nhưng người viết coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu khi phần này đặt sau dấu hai chấm.
 - Nếu viết lại Phong Nha gồm: động khô và động nước thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn vì trong câu này vế “động khô và động nước” không thể coi là thuộc phần chú thích 
 Bài 5:
 - Đúng: Lưu ý học sinh dấu chấm cuối cùng phải đặt sau dấu ngoặc đơn thứ hai
 - Không: Vì nếu bỏ thì câu vẫn trọn nghĩa.
4. Củng cố: Nêu vai trò, công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm?
5. Hướng dẫn – dặn dò:
 a. Bài học:
 - Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ về tình hình phát triển dân số hiện nay, trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
 - Đọc lại các văn bản đã học tìm và nêu công dụng của hai loại dấu câu trên.
 b. Chuẩn bị:
 - Nghiên cứu 10 đề văn thuyết minh ở Sgk.
 - Đọc kĩ văn bản “Xe đạp” và quan sát chiếc xe đạp em đi học hằng ngày – rút ra nhận xét về cấu tạo, chức năng, công dụng
**********************

Tài liệu đính kèm:

  • doc50.doc