Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 65: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 65: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN

VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại.

 - Qua các đề bài giúp HS có ý thức nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm trong cuộc sống.

 - Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày bằng ngôn ngữ nói

II. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 9a /36 (vắng .)

 2. Bài cũ:

 a. Câu hỏi: Nêu vai trò tác dụng của yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong trong văn bản tự sự?

 b. Đáp án: Nêu được yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là làm cho câu chuyện giàu tính triết lí, tính cách nhân vật được nổi bật. ( 10đ )

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 963Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 65: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 65:Tập làm văn	 Ngày dạy: 11/11/08
LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN
VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
 I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
 - Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại.
 - Qua các đề bài giúp HS có ý thức nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm trong cuộc sống.
 - Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày bằng ngôn ngữ nói
II. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a /36 (vắng .) 
 2. Bài cũ: 
 a. Câu hỏi: Nêu vai trò tác dụng của yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong trong văn bản tự sự? 
 b. Đáp án: Nêu được yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là làm cho câu chuyện giàu tính triết lí, tính cách nhân vật được nổi bật. ( 10đ )
 3. Bài mới:GV nêu yêu cầu giờ luyện nói.
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS về bài nói. 
- Cho các tổ báo cáo sự chuẩn bị của các thành viên trong tổ 
->tuyên dương, phê bình các đối tượng .
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm 
 + Bốn nhóm tiến hành thảo luận. Hs
a. Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn. ( Nhóm 1, nhóm 2)
b. Đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện: “Chuyện người con gái Nam Xương” bày tỏ niềm ân hận.( Nhóm 3, nhóm 4)
 - Yêu cầu: Nhóm trưởng cho các thành viên nói trước tổ theo dàn ý đã chuẩn bị sẵn ở nhà, ai cũng được nói, thư kí ghi chép lại những ý chính.
* Hoạt động 3: Học sinh nói trước lớp
 + Mỗi nhóm cử một đến hai em trong nhóm của mình lên bảng nói theo yêu cầu của giáo viên (nói những ý nhóm đã chuẩn bị)
a. Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn. ( Nhóm 1, nhóm 2)
* Đề cương: (Bảng phụ)
- MB: Giới thiệu hoàn cảnh xẩy ra câu chuyện làm bạn buồn.
- TB: Sau khi câu chuyện xảy ra hậu quả để lại cho người bạn của mình? Thái độ của người bạn ra sao?
+ Khi nhìn thấy bạn buồn em bắt đầu có suy nghĩ gì? 
(nhận ra lỗi lầm)
+ Tâm trạng của em lúc ấy thế nào? 
 (Thấy hối hận, muốn xin lỗi bạn, nhưng lại e ngại chưa dám)
+ Một lần em quyết định gặp riêng bạn để xin lỗi và ngươiø bạn đã tha thứ cho em, em thấy lòng nhẹ nhõm và vui hơn à Tình bạn càng thắm thiết hơn. NL: (Một người biết nhìn nhận sai lầm của mình để sửa chữa là một người tốt) 
- KB: Cảm nghĩ của em sau câu chuyện này.
b. Đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện: “Chuyện người con gái Nam Xương” bày tỏ niềm ân hận.( Nhóm 3, nhóm 4)
Yêu cầu về nội dung:
 + Trương Sinh giới thiệu hoàn cảnh của mình (Tôi con nhà giàu có, thấy Vũ Nương tuy con nhà nghèo nhưng nết na đức hạnh nên hỏi về làm vợ )
 + Trương Sinh : Kể tâm trạng khi chia tay với vợ:
 Kể lại nỗi nhớ khi ở chiến trận..
 + Kể sự việc Trương Sinh trở về:
 Tâm trạng khi nghe con nói mình không phải là cha. 
 + Kể về những việc làm nhằm hành hạ vợ.
 + Tâm trạng khi ngồi bên ngọn đèn thấy nỗi oan của vợ. 
+ Cả lớp theo dõi cách trình bày của bạn, nhận xét và bổ sung. thêm.
* Hoạt động 4: Nhận xét, kết luận những nội dung cần nói ở đề bài.
- Cho điểm và tuyên dương các em nói tốt .
- Nhận xét tiết luyện nói cho HS rút kinh nghiệm. 
I. Đề bài:
 Đề1, 3 
 (Sgk/ Tr179)
II. Thảo luận:
II. Luyện nói trước lớp.
Yêu cầu:
- Phát âm chuẩn.
- Giọng điệu: rõ ràng, mạch lạc.
- Hướng tới người nghe.
IV. Nhận xét.
4. Củng cố: Qua tiết luyện nói em rút được kinh nghiệm gì cho bản thân?
5. Hướng dẫn – dặn dò: 
 a. Bài tập:
 Hoàn thiện bài tập 1, 3
 b. Chuẩn bị:
 Gv: - Chân dung nhà văn Nguyễn Minh Châu.
 - NDTH: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 Hs: - Đọc, tóm tắt, phân tích cách xây dựng tình huống truyện.
 - Chú ý suy ngĩ về cách đặt tên các nhân vật?
 - Vai trò của các nhân vật phụ.
********************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct65.doc