Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 78: Khi con tu hú

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 78: Khi con tu hú

KHI CON TU HÚ

 - Tố Hữu -

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

- Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.

- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo thơ lục bát, phân tích những hình ảnh lãng mạn bay bổng trong bài thơ, sức mạnh nghệ thuật của những câu hỏi tu từ.

II. Chuẩn bị:

- Tập thơ Tố Hữu, ảnh chân dung Tố Hữu lúc trẻ.

- Cho học sinh sưu tầm một số tranh ảnh loài chim tu hú.

III. Các bước lên lớp

1.Ổn định

2. Kiểm tra:

-Đọc thuộc lòng bài thơ Quê hương. Nêu cảm nghĩ của em về quê hương?

3. Bài mới: Ở bài thơ nào đã học có tiếng chim tu hú?Em hãy cho biết: Tu hú kêu báo hiệu thời gian nào trong năm?

=> GTB: Tu hú báo hiệu mùa hè - mùa vải chín đã tới. Trong bài thơ chúng ta sẽ học hôm nay, tiếng tu hú ngoài việc báo tin mùa hè còn có tác động như thế nào đến tâm trạng của người tù trẻ tuổi? Chúng ta cùng tìm hiểu

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 78: Khi con tu hú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 78: Văn ba ûn 	 Ngày giảng: 10/01/09 KHI CON TU HÚ
 	 - Tố Hữu -
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo thơ lục bát, phân tích những hình ảnh lãng mạn bay bổng trong bài thơ, sức mạnh nghệ thuật của những câu hỏi tu từ.
II. Chuẩn bị:
- Tập thơ Tố Hữu, ảnh chân dung Tố Hữu lúc trẻ.
- Cho học sinh sưu tầm một số tranh ảnh loài chim tu hú.
III. Các bước lên lớp
1.Ổn định
2. Kiểm tra:
-Đọc thuộc lòng bài thơ Quê hương. Nêu cảm nghĩ của em về quê hương?
3. Bài mới: Ở bài thơ nào đã học có tiếng chim tu hú ?Em hãy cho biết: Tu hú kêu báo hiệu thời gian nào trong năm?
=> GTB: Tu hú báo hiệu mùa hè - mùa vải chín đã tới. Trong bài thơ chúng ta sẽ học hôm nay, tiếng tu hú ngoài việc báo tin mùa hè còn có tác động như thế nào đến tâm trạng của người tù trẻ tuổi? Chúng ta cùng tìm hiểu 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm
+ Đọc chú thích */ Sgk.
- Tóm tắt vài nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả?
- Cho HS xem tranh chân dung tác giả.
- Giới thiệu kĩ về hoàn cảnh sáng tác. 
- Giới thiệu tập thơ.
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản.
- Đọc mẫu một lần.
-Hướng dẫn học sinh cách đọc( 6/2 ở câu 8, 3/3 ở c.9)
- Cho học sinh đọc thầm phần chú thích trong Sgk.
- Cho biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
- Cho biết bố cục bài thơ, nêu nội dung bài thơ?(6 câu đầu; 4 câu tiếp)
- Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào? Dụng ý của cách đặt nhan đề? 
(Nhan đề bài thơ:Chỉ là vế phụ của một câu trọn ý => tạo nên nhiều liên tưởng.)
+ Đọc 6 câu đầu.
- Mạch cảm xúc của bài thơ được gợi mở bằng âm thanh nào?( tiếng chim) Có thể thuyết minh vài nét về loài chim này?=> Gv treo tranh con chim tu hú)
- Khung cảnh mùa hè ở đây được hình dung cụ thể như thế nào? 
 + Ngoài tiếng tu hú, còn có âm thanh nào?
 + Màu sắc?
 + Hương vị?
 + Không gian?
- Nhận xét của em về ngôn ngữ ở 6 câu thơ đầu? ( ĐT, TT chỉ màu sắc, âm thanh rộn ràng, “càng”->qh từ tăng tiến)
- Đó là một bức tranh mùa hè như thế nào? Nhận xét của em về sự cảm nhận của tác giả?
* Bình: Bức tranh thiên nhiênlòng yêu đời – yêu cuộc sống
- Có phải tác giả trưc tiếp nhìn thấy cảnh ấy? 
( không, mà bằng tâm tưởng)
- Câu thơ nào thể hiện điều đó? ( Ta nghe hè dậy bên lòng)=> chuyển ý 
- Cho học sinh đọc 4 câu cuối.
- Tâm trạng nhà thơ ở đoạn này được bộc lộ khác đoạn trên ở chỗ nào?
- Nhận xét về từ ngữ?=> Tích hợp Câu cảm thán, Quê hương(ĐT mạnh).Phân tích từ: cứ: day đi day lại như thúc giục vượt ngục
- Nhịp thơ thay đổi như thế nào? Sự thay đổi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm trạng của chủ thể trữ tình?
(Đó là tâm trạng u uất, ngột ngạt, đau khổ, cách ngắt nhịp khác thường: 2/2/2; 6/2; 3/3;6/2 cùng với các động từ , các thán từ góp phần thể hiện tâm trạng đó.
* Bình:Tâm trạng.( Liên hệ Từ ấy, Hi vọng,Thơ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh )
- Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiêng tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối rất khác nhau, vì sao? 
(Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ gợi ra bức tranh mùa hè trong tưởng tượng với tâm trạng náo nức bồn chồn của nhà thơ. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ rất logic hợp lý, mặt khác nó tạo cho bài thơ sự mở đầu và kết thúc tự nhiên. Tiếng chim tu hú chính là tiếng gọi tự do, tiếng gọi cuộc sống đầy quyến rũ)
- Theo em cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào? Nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
(Bài thơ gồm 2 đoạn: tả cảnh và tả tình được gộp lại thành một chỉnh thể, cả hai đoạn thơ đều rất truyền cảm: cảnh thì đẹp, tình thì sôi nổi, sâu sắc và da diết. Có được như thế là nhờ thể thơ lục bát uyển chuyển , linh hoạt. Bài thơ liền mạch, giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán: khi tươi sáng khi dằn vặt phù hợp cảm xúc bài thơ)
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
- Phương thức biểu đạt của văn bản? ( biểu cảm)
-Theo em, có thể đặt tên cho bài thơ bằng những nhan đề khác được không?Vì sao? 
- Cho học sinh đọc lại diễn cảm bài thơ.
I.Giới thiệu chung:
1/Tác giả:SGK
2/Tác phẩm: SGK
- In trong tập “Từ ấy”- thuộc phần 2 “Xiềng xích”
- Đang bị giam ở nhà lao Thừa Phủ.
II. Đọc hiểu văn bản:
 1. Đọc và chú thích:
 2. Thể loại: Lục bát
 3. Bố cục: 2 phần
4. Phân tích
 a.Bức tranh mùa hè.
-Âm thanh: tu hú gọi, ve ngân.
-Màu sắc: (lúa, bắp) vàng , (nắng) đào 
-Hương vị:(đương) chín, ngọt(dần)
-Không gian: trời (càng) rộng (càng) cao
àNgôn ngữ chọn lọc.
=>Cảm nhận tinh tế về bức tranh mùa hè tràn đầy sức sống. 
b.Tâm trạng người tù :
muốn đạp tan phòng, hè ôi ! ngột uất
chim tu hú cứ kêu !
àNgắt nhịp bất thường, giọng thơ mạnh mẽ, câu cảm thán, ngôn ngữ chọn lọc. 
=>Tâm trạng ngột ngạt, uất ức, khao khát tự do của người chiến sĩ trẻ.
III.Tổng kết
* Ghi nhớ: Sgk/ tr.20
4. Củng cố: Cho HS khái quát nội dung bài thơ bằng sơ đồ
 Tiếng chim tu hú 
 thức dậy
 Bức tranh tâm trạng
Bức tranh mùa hè
K
H
Á
T
V
Ọ
N
G
U uất, ngột ngạt
Muốn đập tan xiềng gông
Rộn rã âm thanh
Rực rỡ màu sắc
Ngọt ngào hương vị
Yêu đời, yêu tự do, gắn bó với cuộc sống, quê hương
Đẹp, tràn đầy sức sống, kết đọng hình ảnh tự do
Tự do
5. Hướng dẫn – dặn dò:
a. Bài học:
-Học thuộc lòng và đọc diễn cảm bài thơ. Nắm được nghệ thuật- nội dung của bài.
-Viết một đoạn văn tả cảnh mùa hè quê em.	
b. Chuẩn bị: Soạn bài: Câu nghi vấn ( tt )
 + Nghiên cứu ví dụ và trả lời các câu hỏi ở dưới.
 + Mỗi nhóm 1 viết lông chuẩn bị thảo luận nhóm.
**************************

Tài liệu đính kèm:

  • doc78.doc