Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 79: Câu nghi vấn

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 79: Câu nghi vấn

10/01/09 CÂU NGHI VẤN ( tt )

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

- Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc.

- Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.

II. Chuẩn bị:

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 8a: / 27 (vắng .)

 2. Kiểm tra:

 Khi nào thì sử dụng câu nghi vấn?Dựa vào đâu để nhận ra là câu nghi vấn? Câu nghi vấn dùng để làm gì? Cho ví dụ.

 3.Bài mới:

 Câu văn cũng như trong cuộc sống, câu văn luôn thay đổi để thực hiện các chức năng diễn đạt chính xác đến mức tinh tế những cảm xúc, những tâm trạng vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp của con người. Trên thực tế có những câu về hình thức là câu nghi vấn nhưng không phải là câu nghi vấn

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 79: Câu nghi vấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 79: Tiếng việt 	 Ngày giảng: 10/01/09 CÂU NGHI VẤN ( tt )
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc..
- Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 8a: / 27 (vắng.) 
 2. Kiểm tra: 
 Khi nào thì sử dụng câu nghi vấn?Dựa vào đâu để nhận ra là câu nghi vấn? Câu nghi vấn dùng để làm gì? Cho ví dụ. 
 3.Bài mới: 
 Câu văn cũng như trong cuộc sống, câu văn luôn thay đổi để thực hiện các chức năng diễn đạt chính xác đến mức tinh tế những cảm xúc, những tâm trạng vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp của con người. Trên thực tế có những câu về hình thức là câu nghi vấn nhưng không phải là câu nghi vấn
*Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chức năng của câu nghi vấn
- HS đọc ví dụ trong SGK/21.
- Trong đoạn văn trên, câu nào là câu nghi vấn?
- Câu nghi vấn trên có để dùng để hỏi không ?Nếu không dùng để hỏi thì để làm gì?
(Không dùng để hỏi mà dùng các chức năng khác nhau:
a. Bộc lộ tình cảm, tâm trạng nuối tiếc; b.hàm ý đe doạ; c. đe doạ; d.khẳng đinh; e. cảm thán, bộc lộ sự ngạc nhiên)
- Vậy có phải bao giờ câu nghi vấn cũng kết thúc bằng dấu chấm hỏi không? Tại sao?
(Câu nghi vấn ở ví dụ e kết thúc bằng dấu chấm than)
+ Học sinh đọc ghi nhớ Sgk/22
I.Bài học:
3.Những chức năng khác 
*Ví dụ: SGK21
* Ghi nhớ: SGK/22
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
- Cho học sinh đọc bài tập 1.
- Cho học sinh tự thảo luận độc lập để làm.
BT2: Học sinh thảo luận nhóm đôi để làm.
- Sau đó cử đại diện lên làm 
- Các tổ khác nhận xét, bổ sung và sửa chữa.
BT3:Cho học sinh thảo luận theo bàn để làm bài tập.
- Các nhóm cử đại diện lên làm và sửa chữa bổ sung.
- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn cách làm bài.
BT4: Cho học sinh khá làm bài 
- Giáo viên nhận xét bổ sung khi cần thiết.
-Bài 1/22,23:
a.Con người  để có ăn ư? 
àBộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự ngạc nhiên)
b. Cả khổ chỉ trừ(Than ôi! Thời oanh liệt .. không phải là câu nghi vấn)
àPhủ định; bộc lộ tình cảm cảm xúc.
c. Sao ta không ngắm .. nhẹ nhàng rơi?
àcầu khiến: bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
d.Ôi,  quả bóng bay?
à Phủ định: bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Bài 2/23
a.Sao cụ lo xa quá thế? (phủ đinh)Tội gì  để lại?(phủ định) Ăn mãi  lấy gì mà lo liệu?(phủ định)
b. Cả đàn bò làm sao?(băn khoăn, ngần ngại)
c.Ai dám bảo thảo mộc mẫu tử?(khẳng định)
d. Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?(hỏi)
*Trong những câu nghi vấn đó câu a,b, c có thể thay thế bằng một câu không phải là câu nghi vấn nhưng nghĩa vẫn tương đương.
a.Cụ không phải lo xa quá như thế; Không nên nhịn đói mà để tiền lại; Ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu.
b.Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không?
c.Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử.
Bài 3/24
-Bạn có thể kể cho mình nghe bộ phim Truyền thuyết về hằng nga được không?
-Trời ơi!Sao cuộc đời lão lại khốn cùng đến thế?
Bài 4/13
Người nghe không cần phải trả lời có thể đáp lại bằng cách chào khác, quan hệ thân mật.
4. Củng cố:
5. Hướng dẫn – dặn dò:
- Học bài và làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị “Thuyết minh về một phương pháp ( cách làm )

Tài liệu đính kèm:

  • doc79.doc