Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 89: Câu trần thuật

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 89: Câu trần thuật

CÂU TRẦN THUẬT

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

- Hiểu rõ đặc điểm câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác (Chủ yếu để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả).

- Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Biết sử dung dấu câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Rèn kĩ năng đặt câu.

II. Chuẩn bị:

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định: 8A / 25 (vắng )

2. Kiểm tra:

 a. Câu hỏi: Nêu đặc điểm và chức năng của câu cảm thán? Cho ví dụ minh hoạ.

 b. Đáp án: Nêu được khái niệm (4 đ), lấy ví dụ đúng, hay (6 đ)

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1085Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 89: Câu trần thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 89: Tiếng việt Ngày dạy:14/02/09
CÂU TRẦN THUẬT
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Hiểu rõ đặc điểm câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác (Chủ yếu để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả).
- Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Biết sử dung dấu câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Rèn kĩ năng đặt câu.
II. Chuẩn bị: 
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định: 8A / 25 (vắng) 
2. Kiểm tra:
 a. Câu hỏi: Nêu đặc điểm và chức năng của câu cảm thán? Cho ví dụ minh hoạ.
 b. Đáp án: Nêu được khái niệm (4 đ), lấy ví dụ đúng, hay (6 đ)
3. Bài mới: Giới thiệu vào bài
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu câu trần thuật.Treo bảng phụ.
-Tất cả các câu trong đoạn trích ở mục 1.1 có dấu hiệu hình thức đặc trưng như ngững kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán không?
+ Không.
- Những câu như vậy ta gọi là những câu trần thuật.
-Những câu này dùng để làm gì?
+ Trong a, các câu trần thuật dùng để trình bày suy nghĩ của người viết về lòng yêu nước của nhân dân ta.
+ Trong b, các câu trần thuật dùng để kể (câu thứ nhất) và thông báo (câu thứ hai).
+ Trong c, các câu trần thuật dùng để miêu tả hình thức của một người đàn ông (Cai Tứ).
- Qua những ví dụ trên, các em hãy cho biêt những câu này dùng để làm gì?
+ Thảo luận trình bày.
-Dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả.
-Ngoài những chức năng trên đây câu thần thuật còn dùng để làm gì?
-Yêu cầu, đề nghị hay biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
-Những dấu hiệu hình thức nào cho biết đó là câu trần thuật?
+ Thảo luận trình bày.
- Gọi một học sinh khái quát phần ghi nhớ.
- Treo bảng phụ:
+ Đọc ví dụ.
- Gợi dẫn phân tích các ví dụ.
Cảm ơn: (Cháu) xin cảm ơn bác.
Mời: (Cháu) mời bà xơi cơm ạ.
Chúc mừng: (Anh) xin chúc mừng sinh nhật em.
Hứa (Tôi) xin hứa với anh là là ngày mai tôi đến sớm 
Bảo đảm: (Tôi) xin bảo đảm đậy là hàng thật .
Hỏi: Mình hỏi cậu hút thuốc lá có lợi ở chỗ nào.
I. Đặc điểm và chức năng:
1.Ví dụ: (Sgk)
a.-> trình bày suy nghĩ của ngừơi viết về lòng yêu nước của ông cha ta.
b.-> kể (câu thứ nhất) và thông báo (câu thứ hai).
c.-> miêu tả hình thức của một người đàn ông.
2. Ghi nhớ: (Sgk)
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
- Treo bảng phụ.
+ Xác định yêu cầu- đứng tại chỗ làm bài
+ Nhận xét.
- Cho Hs xác định yêu cầu BT 2 – gợi ý cách làm.
- Phân lớp thành 3 nhóm thảo luận.(3 phút)
+ Nhóm 1: (Vinh - NT)
+ Nhóm 2: ( Ni - NT)
+ Nhóm 3: ( Mai – NT)
- Theo dõi, hướng dẫn thêm.
- Gọi đại diện thyết trình kết quả.
+ Nhận xét – sửa chữa.
- Nêu yêu cầu của BT 3,4 gọi 2 Hs lên bảng làm.
- Nhận xét – cho điểm.
- Củng cố kiến thức cơ bản.
II. Luyện tập: Cho học sinh làm bài tập và gợi ý giải bài tập.
 Bài tập 1: Xác định các kiểu câu.
a.Cả ba câu đều là câu trần thuật. 
 Câu 1 dùng câu kể, 
 Câu 2 và 3 dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.
b. Câu 1: Câu trần thuật dùng để kể. 
 Câu 2: Câu cảm thán dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc. 
 Câu 3 và 4: Câu trần thuật, biểu lộ tình cảm : cảm ơn.
 Bài tập 2: Câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?) là một câu nghi vấn (Giống với kiểu câu của câu trong nguyên tác bằng chữ Hán: Đối thử lương tiêu lại nhược hà?), trong khi câu tương ứng trong phần dịch thơ là một câu trần thuật (Cảnh đẹp đêm nay khó hững hỡ). Hai câu này tuy khác nhau vầ kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó.
 Bài tập 3 : Xác định các kiểu câu và công dụng:
a.Anh tắt thuốc lá đi! -> Câu cầu khiến.
b.Anh có thể tắt thuốc lá được không? -> Câu nghi vấn.
Cả hai câu đều dùng để cầu khiến.
Câu b thể hiện ý cầu khiến (đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn câu a. 
c. Xin lỗi, đây không hút được thuốc lá.
-> câu trần thuật (thông báo)
 Bài tập 4 : 
a. Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẽ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
b. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
 -> Là câu trần thụât, dùng để đề nghị.
4. Củng cố: Hãy nêu đặc điểm và chức năng của câu trần thuật?
5. Hướng dẫn – dặn dò: 
 a. Bài học: Hoàn thành bài tập
 - Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu trần thuật và phân tích chức năng
 b. Chuẩn bị: Soạn bài “ Chiếu dời đô”
 - Tìm hiểu về thể chiếu
 - Các sự kiện lịch sử liên quan đến việc dời đô từ Hoa Lư về Thành Đại La của Lí Công Uẩn.
 - Ý nghĩa của việc dời đô?
*********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT89.doc