Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường THCS Mã Thành

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường THCS Mã Thành

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1/ Kiến thức.

- Nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Bước đầu hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2/ Kĩ năng.

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản

sắc văn hóa dân tộc.

 -Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc

lĩnh vực văn hóa, lối sống.

3/ Thái độ.

Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.

II/ CHUẨN BỊ GV và HS :

- GV: Soạn giáo án,tranh ảnh, mẫu chuyện về cuộc đời của Bác.

- HS: Trả lời các câu hỏi ở SGK.

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.

* Giới thiệu bài mới:

- Cho học sinh xem ảnh Bác Hồ đọc báo trong vườn Chủ Tịch Phủ.

- Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà con là danh nhân văn hoá thế giới . Bởi vậy , phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn - một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây phần nào sẽ trả lời cho câu hỏi ấy.

 

doc 197 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường THCS Mã Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 1- 2: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.
 LÊ ANH TRÀ
Ngày soạn: 13- 8-2011
 Ngày dạy : 15-8-2011
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1/ Kiến thức.
- Nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Bước đầu hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2/ Kĩ năng.
Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản 
sắc văn hóa dân tộc.
 -Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc 
lĩnh vực văn hóa, lối sống. 
3/ Thái độ.
Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác. 
II/ CHUẨN BỊ GV và HS :
- GV: Soạn giáo án,tranh ảnh, mẫu chuyện về cuộc đời của Bác.
- HS: Trả lời các câu hỏi ở SGK.
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.
* Giới thiệu bài mới:
- Cho học sinh xem ảnh Bác Hồ đọc báo trong vườn Chủ Tịch Phủ.
- Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà con là danh nhân văn hoá thế giới . Bởi vậy , phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn - một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây phần nào sẽ trả lời cho câu hỏi ấy.
Hoạt động của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên .
Kết quả các hoạt động. Nội dung kiến thức cần đạt.
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc.
- Giáo viên đọc đoạn 1,2 học sinh đọc tiếp :
- Giáo viên nhận xét cách đọc.
- Giáo viên kiểm tra một vài từ khó ở chú thích.
? Em hãy xác định thể loại của văn bản?
? Theo em văn bản trên có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc –Hiểu văn bản
Học sinh đọc đoạn 1.
? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ như thế nào?
? Bằng con đường nào Người có được vốn tri thưc văn hoá ấy?
? Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì? Vì sao có thể nói như vậy
Giáo viên: Sự đôc đáo, kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là sư kết hợp hài hoà những phong cách rất khác nhau, thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh đó là truyền thống và hiên đại, Phương Đông và Phương Tây , xưa và nay, dân tộc và quốc tế , vĩ đại và bình dị....Một sự kết hợp thống nhất và hài hoà bậc nhất trong lịch sử, dân tộc từ xưa đến nay. 
Bài cũ: Bằng những con đường nào mà Hồ Chí Minh có được vốn văn hoá phong phú đó?
Học sinh đọc đoạn 2
? Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
? Vì sao có thể nói lối sông của Bác Hồ là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Giáo viên đọc các câu thơ của Tố Hữu ca ngợi về Bác:
 "Mong....lối mòn"
Giáo viên phân tích câu: "Thu...tăm ao" để thấy vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc thanh cao. 
 Học sinh đọc đoạn 3
? Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp phong cách Hồ Chí Minh .
? Từ đó rút ra ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì? 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập.
? Để làm nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách Hồ Chí Minh , người viết đã dùng nhưng biện pháp nghệ thuật nào?
? Vậy qua bài học em thấy được những vẻ đẹp gì trong phong cách của Hồ Chí Minh ? 
I. Đọc, tìm hiểu chung:
1. Đọc văn bản, chú thích
Giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết. 
2. Tìm hiểu chung
a. Phương thức biểu đạt:Thuyết minh
b. Thể loại: văn bản nhật dung thuộc chủ đề : sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 
c.. Bố cục của văn bản: 3 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu.........rất hiện đại: Quá trình hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Đoạn 2:Tiếp.........hạ tắm ao : Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác.
-Đoạn 3: Còn lại: Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh . 
II Đọc –Hiểu văn bản 
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Vốn trí thức văn hoá của Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất sâu rộng ( ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc, nhân dân thế giới , văn hoá thế giơí sâu sắc như Bác.)
- Nhờ Bác đã dày công học tập , rèn luyện không ngừng suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân.
+ Đi nhiều nơi , tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ Phương Đông đến Phương Tây, khăp các Châu lục á, Âu,Phi ,Mỹ..
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài,...-> Đó là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu với các dân tộc trên thế giới .
+ Qua công việc, lao động mà học hỏi ...đến mức khá uyên thâm.
+ Học trong mọi nơi, mọi lúc.
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế tiêu cực.
=> Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc ở Người để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, bình dị ,rất Phương Đông, rất Viêt Nam nhưng cũng rất mới và rất hiện đại. 
Hết tiết1 chuyển tiết 2
2. Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh thể hiện trong phong cách sống và lam việc của Người.
- Có lối sống vô cùng giản dị:
+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ....
+ Trang phục hết sức giản dị....
+ Ăn uống đạm bạc
- Cách sống giản dị đạm bạc nhưng vô cùng thanh cao, sang trọng
+ Đây không phải la lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Đây cũng không phải cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời , hơn đời.
+ Đây là lối sống có văn hoá -> môt quan niệm thẩm mỹ , cái đẹp là sự giản dị tự nhiên. 
=> Nét đẹp của lối sống rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh ( gợi cách sống của các vị hiền triết xưa )
3. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh 
- Giống : các vị danh nho: không tự thần thánh hoá, tự làm khác cho đời, lập dị, mà là một cách di dưỡng tinh thần , một quan niệm thẩm mỹ về lẽ sống.
- Khác : Đây là một lối sống của một người cộng sản lão thành, một vị Chủ Tịch Nước, linh hồn dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
III. Tổng kết : 
1. Nghệ thuật :
- Kết hợp giữa kể chuyện, phân tích, bình luận
- Chọn lọc chi tiết tiêu biêủ.
- So sánh các bậc danh nho xưa.
- Đối lập giưã các phẩm chất....
- Dẫn chứng thơ cổ , dùng từ HánViệt.
2. Ghi nhớ : SGK
Hoạt động IV: Hướng dẫn học ở nhà.
- Học sinh thảo luận các tình huống, biểu hiện của lối sống có văn hoá (thuộc chủ đề hội nhập và giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc)
- Soạn bài "Đấu tranh cho một thế giới vì hoà bình".
Tiết 3 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI.
Ngày soạn: 16 - 8-2011
 Ngày dạy : 18 -8-2011
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
1/ Kiến thức.
Nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất. 
 2/ Kĩ năng.
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong giao tiếp.
3/ Thái độ.
Nhận thấy tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp và phải biết trung thực trong giao tiếp.
II/ CHUẨN BỊ GV và HS.
GV: Soạn giáo án , bảng phụ các đoạn hội thoại 
HS : Trả lời các câu hỏi ở SGK
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.
* Giới thiệu bài:
- Giáo viên gợi cho học sinh nhớ lại khái niệm " hội thoại"
- Hội thoại nghĩa là nói chuyện với nhau. nói đến hội thoại là nói đến giao tiếp. Tục ngữ có câu "Ăn không .......nên lời " nhằm chê những kẻ không biết ăn nói trong giao tiếp . Văn minh ứng xử là một nét đẹp của nhân cách văn hoá . "Học ăn .....học mở" là nhưng cách học mà ai cũng cần học , cần biết.
-Trong giao tiếp có những quy định tuy không nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần tuân thủ nếu không giao tiếp sẽ không thành . Những quy định đó thể hiện qua các phương châm hội thoại (về lượng, về chất, quan hệ, cách thức, lịch sự....)
* Bài mới:
Hoạt động của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên .
Kết quả các hoạt động. Nội dung kiến thức cần đạt.
Hoạt động I : Hình thành khái niệm phương châm về lượng.
Giáo viên cho học sinh đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi ở sgk ( t8).
? Bơi nghĩa là gì ( di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể).
? Vậy An hỏi "học bơi ở đâu" mà Ba trả lời " ở dưới nước" thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không? ? Cần trả lời như thế nào?
? Câu nói trong giao tiếp bao giờ cũng cần truyền tải một nội dung nào đó. Vậy câu trả lời của An là hiện tượng không bình thường trong giao tiếp.
? Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
? Yêu cầu học sinh kể lại chuyện 
" Lợn cưới áo mới"
? Vì sao truyện này lại gây cười?
? Lẽ ra họ phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe biết được điều cần hỏi và cần trả lời ?
? Qua câu chuyện này theo em cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp ?
Giáo viên hệ thống hoá kiến thức.
? Khi giao tiếp ta cần chú ý điều gì? Học sinh đọc to ghi nhớ 1, Giáo viên kết luận.
Giáo viên liên hệ với thưc tế :
Có thể xem bài tập làm văn là một văn bản hội thoại giữa học sinh và giáo viên....Vì không đọc kĩ đề bài, nắm đúng yêu cầu của đề nên nhiều em bị phê là lan man , thừa ý , thiếu ý...........
-> Đó là khuyết điẻm phương châm về lượng.
Hoạt động II : Hình thành phương châm khái niệm về chất.
Giáo viên cho học sinh đóng diễn lại câu chuyện : "Quả bí khổng lồ"
? Truyện cười này phê phán điều gì? ?Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
? Nếu không biết chắc tuần sau lớp sẽ không cắm trại thì em có thông báo điều đó với các bạn không?
Không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em nói với giáo viên : Bạn ấy nghỉ học vì ốm không?
Giáo viên hệ thống hoá kiến thức:
Khi giao tiếp phải : nói đúng sự thật , không nên nghĩ một đằng , nói một nẻo, nói thế này làm thế khác;
Đừng nói những điều gì mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực. Nói đúng sự thật là phương châm về chất trong hội thoại.
Giáo viên kết luận phương châm về chất.
? Kể tên những câu chuyện thành ngữ , tục ngữ , từ ngữ chỉ cách nói liên quan
tới phương châm hội thoại về chất.
I. Phương châm về lượng.
* Ví dụ1:
- Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết.
- Điều mà An cần biết là một địa điểm cụ thể nào đó như ở bể bơi thành phố , sông , hồ ,biển.
-> Khi nói , câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi
- Truyện này gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
- Lẽ ra chỉ hỏi :
+ Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
+ Nãy giờ tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
->Trong giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
*Ghi nhớ : SGK : Khi giao tiếp cần chú ý :
+ Nói cho có nội dung.
+ Nội dung lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp ( không thừa , không thiếu)
=> Đó là phương châm về lượng.
II. Phương châm về chất.
* Ví dụ: "Quả bí khổng lồ"
- Phê phán tính nói khoác.
-> Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đú ... 1: Học sinh làm bài tập theo nhóm .
VD : Độc thoại, đối thoại -> hiểu sâu hơn về " Truyện Kiều ", " Làng " .
Câu 12: Kiến thức và kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần đọc hiểu văn bản và phần tiếng việt -> giúp học sinh học tốt hơn khi làm văn kể chuyện dùng ngôi kể, người kể chuyện, dẫn dắt xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc .
Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà .
- Viết đoạn văn thuyết minh về lễ hội mùa xuân .
- Lấy ví dụ để phân tích khả năng tích hợp tác dụng .
- Chuẩn bị bài kiểm tra học kỳ I .
* Rút kinh nghiệm :
 Ngày 16 tháng 12 năm 2008
Tiết 85 - 86 :
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I.
MA TRẬN THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA
BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I
CHỦ ĐỀ
CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY
TỔNG
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TL
TL
TL
PHẦN VĂN
(TRUYỆN – THƠ)
 0,5
 0,5 
 1,5 
2,0
TIẾNG VIỆT
 0,5
 0,5
	1.0
2,0
TẬP LÀM VĂN
 1,0
 1,0
 4.0
 6,0
TỔNG
 2,0
 2,0
 6,5
 10,0
================================================ 
BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KỲ I
(Thời gian làm bài: 90 phút)
-----------------o0o---------------
Câu 1 (2,0đ): Ẩn dụ là gì ? Đặt câu trong đó có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ ?
Câu 2 (2đ) :Đọc hai câu sau:
-"Nói có sách, mách có chứng "
-"Lời chào cao hơn mâm cỗ"
a,Các câu trên liên quan đến các phương châm hội thoại nào?
b,Trong hai câu trên, câu nào là tục ngữ, câu nào là thành ngữ ?
Câu 3 (6,0đ): Đóng vai nhân vật ông Hai kể lại tâm trạng của mình từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I
-----------------o0o-------------------
Câu 1 (2,0 điểm): Học sinh nêu được các ý cơ bản sau:
	- Nêu được định nghĩa ẩn dụ. (0,5 điểm)
	- Đặt câu trong đó có sử dụng hình ảnh ẩn dụ (1đ)
 - Chỉ ra được hình ảnh ẩn dụ đó (0,5đ)
 Câu 2(2,0 điểm)
 -Học sinh xác định được :
 a, Các phương châm hội thoại liên quan
 + Phương châm về chất: "Nói có sách , mách có chứng" (0,5đ)
 +Phương châm lịch sự : "Lời chào cao hơn mâm cỗ" (0,5đ)
 b,Xác định được:
 -Thành ngữ: "Nói có sách, mách có chứng" (0,5đ )
 -Tục ngữ : "Lời chào cao hơn mâm cỗ " (0,5 đ )	
Câu 3(6,0 điểm) Học sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau:
	- Kể lại nội dung theo ngôi thứ nhất, đặt vào nhân vật ông Hai. (0,5 điểm)
	- Giới thiệu được tình huống sảy ra câu chuyện. (1,0 điểm)
	- Kể lại chính xác sự việc, tâm trạng: (4,0 điểm)
	Trong đó:
	+ Không kể lại toàn văn bản mà chỉ tập trung kể lại đoạn từ khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc cho đến khi giải toả được mối nghi ngờ, oan ức.
	+ Không thêm mà chỉ bớt các chi tiết, rất cần sự sáng tạo bằng các lời lẽ, từ ngữ của bản thân khi kể, tả và khi diễn tả tâm trạng ông Hai.
	+ Không xen vào những câu nhận xét, cảm xúc, bình luận.
	+ Bài viết không dài quá hai trang giấy
	- Bài viết rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả, có sự liên kết tự nhiên giữa các phần. (0,5 điểm)
Ngày 18 tháng 12 năm 2008
Tiết87 
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A , MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 Giúp học sinh: 
- Tiếp tục cho HS tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.
 - Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho cho trước.
B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Chuẩn bị tư liệu 
 - Học sinh: Soạn, tập làm thơ
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Bài cũ: 
Nhắc lại những điểm cơ bản về thể thơ tám chữ?
Hoạt động 2: Bài mới:
? Hãy đọc những đoạn thơ tám chữ mà em thuộc ?
? Nhận xét về vần và cách ngắt nhịp của đoạn thơ tám chữ trên?
Hoạt động 3: 
* Yêu cầu: 
- Câu mới viết phải đủ tám chữ.
- phải đảm bảo lôgich về ý với câu đã cho.
- Phải có vần chân trực tiếp hoặc gián cách với những câu đã cho.
Câu cần điền:
 Để ngày mai thao thức viết thành thơ.
? Hãy điền thêm cho đủ một trong các câu:
- Một cành hoa đâu đã gọi ...
- Mùa đông ơi, sao đã vội ...
Hoạt động 4: 
? Em hãy tập làm thơ tám chữ theo đề tài?
I) Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ.
1, Thế lữ:
2, Xuân Diệu :
- Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua.
 .................................................................
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.
 ("Vội vàng" - Xuân Diệu).
* Nhận xét:
- Thơ tám chữ thường sử dụng vần chân một cách linh hoạt , vần trực tiếp hoặc tạo thành cặp ở hai câu thơ đi liền nhau, có vần cách.
- Thơ tám chữ rất gần với văn xuôi , do đó cách ngắt nhịp củng rất linh hoạt.
II) Viết thêm câu thơ để hoàn thiện khổ thơ.
 1, Cánh mùa thu đã mùa xuân nảy lộc 
 Hoa gạo nở rồi nở đỏ bến sông
 Tôi củng khác tôi sau lần gặp trước.
 .......................................................
Điền: 
 Mà sông bình yên nước chảy theo dòng.
Có thể chọn một trong các câu:
+ Bởi đời tôi củng đang chảy ....
+ Sao thời gian củng chảy.....
2, 
- Con sông quê hương ru tuổi thơ trong mơ
 Giữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt
 Gặp nhau hồn nhiên, nụ cười rất thật 
 ..........................................................
3,
 Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ 
 Như người yêu khác hẳn với tình nhân
 Biển dù nhỏ không phải là ao rộng
 .........................................................
III) Tập làm thơ tám chữ theo đề tài.
- Các đề tài:
 nhớ bạn, nhớ trường...
 Con sông quê hương
HS làm- đọc- nhận xét và sửa chữa lẫn nhau.
D. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI : 
 Về nhà tếp tục làm thơ tám chữ.
 Soạn bài : Những đứa trẻ
 Ngày 21 tháng 12 năm 2008
Tiết 88- 89 : Văn bản
NHỮNG ĐỨA TRẺ.
(Hướng dẫn đọc thêm)
 Mác Xim Gorki.
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh :
- Biết rung cảm với những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và nghệ thuật kể chuyện của Gorki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
- Rèn kĩ năng cảm thụ những văn bản tự sự và học tập cách viết văn tự sự ngôi kể số B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
 Tư liệu về M.Gorki
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
* Kiểm tra bài cũ : Ngôi kể chuyện số 1 có tác dụng gì ?
* Bài mới :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung.
Học sinh đọc chú thích tác giả.
Giáo viên bổ sung.
? Hiểu gì về xuất xứ đoạn trích và tác phẩm tự truyện của Gorki.
Giáo viên giải thích và tóm tắt tác phẩm ( SGV ).
Giáo viên hướng dẫn đọc - Giáo viên nêu tóm tắt phần trích - Học sinh đọc một vài đoạn.
? Đoạn trích có bố cục mấy phần? Nội dung từng phần.
? Chuyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? ( Ngôi thứ nhất - Aliôsa )
II. Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích.
? Em hiểu gì về hoàn cảnh của những đứa trẻ?
? Tìm ra điểm giống và điểm khác nhau trong hoàn cảnh xuất hiện của chúng?
? Quan hệ giữa hai gia đình như thế nào? Tại sao bọn trẻ lại chơi thân với nhau.
? Đọc truyện tự thuật này em cảm nhận tình bạn giữa bọn trẻ như thế nào ? Tại sao nhà văn lại có thể khắc ghi sâu sắc và kể lại xúc đọng như vậy?
? Tìm những đoạn văn câu văn thể hiện sự quan sát tinh tế của Aliôsa nhìn nhận về những đứa trẻ?
? Phân tích những cảm nhận, nhận xét bằng những câu văn giàu hình ảnh so sánh của nhà văn?
( Học sinh thảo luận theo 2 nhóm ) - Học sinh báo cáo nhận xét .
Giáo viên tổng hợp, kết luận.
? Chuyện đời thường, vườn cổ tích lồng vào nhau trong nghệ thuật kể truyện của Gorki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong bài văn này ?
? Những câu văn biểu cảm của Aliôsa khi liên tưởng về mẹ có tác dụng gì?
? Vì sao trong câu chuyện Aliôsa ( nhà văn ) không nhắc tên đến bộn trẻ nhà đại tá? ( câu truyện thêm kết quả, đậm đà màu sắc cổ tích ).
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết - luyện tập.
Học sinh đọc to ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả :
- Nhà văn Nga nổi tiếng.
- Cuộc đời gặp nhiều gian truân, có tuổi thơ cay đắng thiếu tình thương.
- Là người mở đầu cho văn học cách mạng Nga thế kỉ XX.
- Vừa lao động vừa sáng tác rất nhiều.
2. Tác phẩm :
- Trong " Thời thơ ấu " -> cuốn đầu trong bộ ba tiểu thuyết tự truyện.
3. Đọc, tìm hiểu bố cục :
a, Đọc.
b, Bố cục : 3 phần.
- Tình bạn trong trắng.
- Tình bạn bị cấm đoán.
- Tình bạn tiếp diễn.
=> Kể theo trình tự thời gian.
 II. Phân tích .
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương .
- Học sinh tóm tắt văn bản .
- A li-ôsa : bố mất ở với bà ngoại .
- 3 đứa con ông đại tá : mẹ mất sống với bố và gì ghẻ ( quý tộc ) .
-> Đều sống thiếu tình thương, thuộc các giai cấp khác nhau .
- Bọn trẻ quen nhau tình cờ . Ali ôsa cứu thằng em bị ngã xuống giếng -> chúng chơi thân với nhau vì có cảnh ngộ giống nhau .
=> Tình bạn trong sáng hồn nhiên .
-> Tác giả nhớ lại tuổi thơ cay đắng, nhưng đôi khi cũng có những khoảnh khắc ngọt ngào của mình .
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế của Ali ôsa .
- Khi mấy đứa trẻ k/c mẹ chết :" Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con " -> sự so sánh chính xác khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu .
-> Sự cảm thông của Ali ôsa với nổi bất hạnh của các bạn nhỏ .
- Khi đại tá bất chợt xuất hiện " Chúng lặng lẽ bước ra khỏi xe và đi vào nhà khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ........" -> So sánh chính xác thể hiện dáng dấp của bọn trẻ và thể hiện được tác giả với nội tâm của chúng đồng thời cảm thông với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn .
3. Chuyện đời thường và vườn cổ tích 
- Chi tiết bọn trẻ nhắc đến dì ghẻ -> Ali ôsa liên tưởng đến nhân vật mụ gì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích -> Trí tưởng tượng phong phú và sự lo lắng thương các bạn .
- Chi tiết người " mẹ thật " Ali ôsa lạc ngay vào thế giới cổ tích -> động viên các bạn và nỗi thất vọng trẻ thơ -> khao khát tình yêu thương của mẹ .
- Hình ảnh người bà nhân hậu kể chuyện cho cháu nghe, khái quát " có lẽ tình cảm những người bà đều tốt " chúng kể về ngày trước, trước kia, có lúc .
=> Nhớ nhung hoài niệm những ngày sống tươi đẹp .
=> Yếu tố cổ tích làm cho truyện đầy chất thơ -> ước mong hạnh phúc yêu thương của trẻ thơ hồn hậu đáng yêu
III. Tổng kết - luyện tập .
1. Ghi nhớ : 
- Chủ đề : Tình bạn thân thiết giữa chú bé Ali ôsa với 3 đứa trẻ hàng xóm sông, thiếu tình thương, bất chấp cản trở của người lớn .
- Nghệ thuật kể chuyện :
+ Tự thuật .
+ So sánh chính xác .
+ Đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp với tâm lí nhân vật .
+ Đời thường, cổ tích lồng vào nhau .
2. Luyện tập : Câu 1 SGK .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà.
- Kể chuyện về tình bạn của em.
- Xem và tự chữa lỗi bài kiểm tra tổng hợp HK I,chuẩn bị cho tiết trả bài
 Ngày 25 tháng 12 năm 2008
Tiết 90 
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ I
A.Mục tiêu cần đạt:
- Cho hs thấy được những ưu điểm, hạn chế của bản thân trong bài kiểm tra học kì I.
- Rèn kĩ năng làm bài.
B.Tiến trình trả bài
Hoạt động 1
GV ghi đề bài
Cho HS xây dựng đáp án (Theo đáp án tiết 85-86 )
 Hoạt động 2:
- Gv nhận xét ưu, khuyết điểm
Hoạt động 3:
Cho HS trao đổi bài làm và nhận xét bài của bạn
 Đọc bài làm có đểm cao (2 bài)
 Đọc bài làm có điểm kém (2 bài)
Hoạt động 4: Dặn dò học sinh, 
- Chuẩn bị SGK Ngữ Văn 9 tập II
- Soạn bài mới "Bàn về đọc sách "

Tài liệu đính kèm:

  • doctrơi oi GA sieu mẫu.doc