Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 14

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 14

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vệt ông Hai trong chuyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể về tinh thần yêu nước của dân ta trong kháng chiến chống Pháp.

- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật: Xây dựng tình huống tâm lý, miêu tả diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.

- Rèn luyện đọc diễn cảm, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.

I. Chuẩn bị:

- GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm, phiếu học tập,

- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14: Từ ngày 23 tháng 11 năm 2009 đến ngày 28 tháng 11 năm 2009
Tiết (PPCT): 62
LÀNG
 Kim Lân
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vệt ông Hai trong chuyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể về tinh thần yêu nước của dân ta trong kháng chiến chống Pháp.
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật: Xây dựng tình huống tâm lý, miêu tả diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
- Rèn luyện đọc diễn cảm, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.
I. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy.
- Phân tích ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, ánh trăng trong bài thơ?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
Hướng dẫn Đọc- hiểu văn bản
GV đọc mẫu, gọi HS đọc, nhận xét.
HS: Tóm tắt đôi nét về tác giả, tác phẩm. 
GV: Gọi HS đọc các chú thích.
I. Đọc và hiểu chung
1. Đọc:
2. Chú thích: Kim Lân 
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
Truyện Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhyân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
- Ông Hai nghe tin làng ông theo giặc lập Tề.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Tình huống truyện: 
Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông. Tình huồng ấy là cái tin làng ông theo giặc lập Tề.
Củng cố:
HS : Tóm tắt truyện.
Hướng dẫn, dặn dò:
- Học bài, chuẩn bị tiếp bài.
- Hoàn chỉnh bản tóm tắt, nắm được khái quát về tác giả, tác phẩm.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 14: Từ ngày 23 tháng 11 năm 2009 đến ngày 28 tháng 11 năm 2009
Tiết (PPCT): 63
LÀNG
 Kim Lân
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vệt ông Hai trong chuyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể về tinh thần yêu nước của dân ta trong kháng chiến chống Pháp.
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật: Xây dựng tình huống tâm lý, miêu tả diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
- Rèn luyện đọc diễn cảm, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan đến tác phẩm.
- HS: Trả lời các câu hỏi SGK tt.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu vài nét về tác giả và tác phẩm.
- Nêu nội dung bài học.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc – hiểu văn bản (tt)
GV: Em hãy thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc?
GV: Vì sao ông Hai đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy biểu hiện như thế nào?
- Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Cúi gằm xuống đất mà đi, về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân khi nhìn thấy đàn con nước mắt ông giàn ra.
GV: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?
“ Làng thì yêu thật đấy, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
“ Về Làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”.
- Gọi HS đọc đoạn ông Hai tâm sự với thằng con trai.
GV: Qua những lời tâm sự với đứa con trai thực chất đó là lời tự như với mình. Em thấy ông Hai là người như thế nào?
GV: Em hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả?
GV: Diễn biến tâm lý nhân vật có hợp lý không?
GV gọi HS đọc to, rõ ghi nhớ:SGK/174. 
2.Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc:
- Khi nghe tin đột ngột ông sững sờ.
- Khi tấn tĩnh lại được phần nào ông còn cố chưa tin cái tin ấy.
- Khi người ta kể rành rọt, làm ông không thể không tin.
- Tâm trạng ông Hai: Buồn bã, tủi hổ sợ hãi trước cái tin làng mình theo giặc.
3. Tình yâu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai:
- Yêu sâu lặng cái làng chợ Dầu.
- Thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng.
4. Nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật:
- Tâm lý nhân vật thể hiện qua hành động, ngôn ngũ độc thoại, đối thoại.
- Diễn biến tâm lý nhân vật hợp lý.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động giàu tínhkhẩu ngữ.
- Cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên.
* Ghi nhớ: SGK/147.
HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện tập
GV: Cho học sinh thảo luận : đoạn tả ông Hai vừa nghe tin làng mình theo giặc.
C.Dặn dò: Về nhà học ghi nhớ.
- Tóm tắt nội dung đoạn trích.
III. Luyện tập:
- Tác giả đã đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm lý nhân vật.
4. Củng cố: 
- Hình ảnh ông Hai gợi cho em suy nghĩ gì?
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Viết bài văn ngắn về hình ảnh Ông Hai. 
- Soạn bài: 
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 14: Từ ngày 23 tháng 11 năm 2009 đến ngày 28 tháng 11 năm 2009
Tiết (PPCT): 64
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VBTS
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đồng thời thấy được tác dụng của chúng ta trong văn bản tự sự. 
- Rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yêu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn bản tự sự.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan, phiếu học tập.
- HS: Chuẩn bị theo yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại 
GV gọi học sinh đọc ví dụ đoạn trích.
1. Trong 3 câu đầu đoạn trích, ai nó với ai?
Hai người phụ nữ tản cư.
Có 2 lượt lời qua lại.
2. Câu “Hà, nắng gớm, về nào” ông nói với ai, đây có phải là đói thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra?
- Ông ta nói với chínhy mình -> Lời độcthoại.
 “ Chúng mày ăn miếng ... thế này”
3. Những câu ở C tại sao những câu này không có gạch đầu dòng như những câu ở a,b ? Là câu nói của ai
- Là của ông Hai hỏi chính mình không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai -> Thể hiện tâm trạng dằn vặt đau đớn của ông Hai. Cho nên không có gạch đầu dòng -> Là độc thoại nội tâm.
? Tác dụng của các hình thức điễn đạt ?
-> Tạo cho câu chuyện có không khí như thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với chợ Dầu. Tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật -> Làm câu chuyện sinh động.
 Gọi 2 học sinh đọc to, rõ ghi nhớ SGK/178.
I. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nột tâm trong văn văn bản tự sự:
1.Đối thoại: Ít nhất có 2 người hoặc nhiều người.
- Mỗi lượt lời là một lần ghạch đầu dòng.
Ví dụ: Có người hỏi:
Sao bảo làng chợ Dầu.....
Ấy thế ma bây giờ.....
2. Độc thoại:
- Là lời nói của một người nào đó nói với chính mình.
3. Độc thoại nội tâm:
- Là những câu nhân vật tự nói với chính mình, chúng không phát thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật.
- Các câu độc thoại nột tâm không có ghạch đầu dòng.
4. Tác dụng:
- Làm văn bản sinh động.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
GV hướng dẫn HS làm các bài tập
II. Luyện tập
- Học sinh thảo luận làm bài tập 1/175.
- Tác dụng của các hình thức đối thoại: Làm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong các đêm nghe tin làng mình theo giặc.
4. Củng cố: 
Tác dụng của yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong VBTS.
	5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Nắm vững nội dung bài.
- Chuẩn bị bài Luyện nói phần Chuẩn bị ở nhà.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 14: Từ ngày 23 tháng 11 năm 2009 đến ngày 28 tháng 11 năm 2009
Tiết (PPCT): 65
LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NL 
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
Giúp học sinh biết cách trình bày một vần đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. 
Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận có đối thoại, độc thoại.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tài liệu liên quan.
- HS: Chuẩn bị trước bài theo SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Nêu tác dụng.
Bài mới:
Hoạt động 1:
 - Gv kiểm tra việc chuển bị của học sinh ở nhà 
- Kiểm tra việc lập đề cương các đề 1.2.3/179
 Hoạt động 2: 
Tổ chức cho học sinh nói trước lớp.
Gọi, xung phong theo nhóm.
Các học sinh khác nghe, nhận xét.
(Yêu cầu: Nói tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc, tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe.)
 Đề: Tâm trạng của em khi được điểm tốt.
Dàn ý:
1. Mở bài: 
- Tâm trạng hồi hộp khi cô giáo bước vào lớp với tập bài kiểm tra trên tay.
- Nhận bài với điểm 10 (Vui mừng khôn xiết)
2.Thân bài: 
- Tan học, phóng như bay về nhà khoe với bố .
- Bố cười, bố khen, thưởng (Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm)
3.Kết bài:
- Tâm trạng xúc động khi được bố thưởng.
- Suy nghĩ ... hứa với chính mình.
Củng cố: 
Nêu yêu cầu của VBTS có kết hợp các yếu tố MTNT, NL, ĐT, ĐTNT,
 5. Hướng dẫn, dặn dò:
HS về nhà hoàn chỉnh bài văn luyện nói
Soạn bài: Người kể chuyện trong VBTS
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 14: Từ ngày 23 tháng 11 năm 2009 đến ngày 28 tháng 11 năm 2009
Tiết (PPCT): 66
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VBTS
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Hiểu và nhận diện được như thế nào là người kể chuyện, vai trò và quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự. 
- Rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi học cũng như trong khi viết .
II. Chuẩn bị: 
- GV: tổng hợp kiến thức, phiếu học tập.
- HS: Chuẩn bị tốt những yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm? Tại sao trong văn bản tự sự sử dụng các yếu tố trên?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG : Tìm hiểu vai trò của người kể chuyện.
Tìm hiểu vai trò của người kể chuyện.
- Gọi học sinh đọc đoạn trích SGK mục 1.
? Đoạn trích kể về ai? Về việc gì?
- Kể về phút cia tay giữa người hoạ sĩ già, cô gái và anh thanh niên.
? Ai là người kểa các nhân vật trên? - Người kể không xuất hiện.
? Những câu “Giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”. “Những người con gái sắp xa ta... như vậy” là nhận xét của người nào? Về ai?
- Là lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta (Người kể như nhập vai vào anh thanh niên để nói hộ suy nghĩa và tình cảm của anh ta).
* Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện đối tượng được miêu tả và lời văn để nhận xét: “Người kể câu chuyện ở đây dường như...tình cảm của các nhân vật”.
- Gọi 2 học sinh đọc to, rõ ràng ghi nhớ SGK.
I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự:
1. Ví dụ: SGK/192.
2. Nhận xét:
- Chuyện kể về cuộc chia tay giữa ba người.
Người kể giấu mặt: Không xuật hiện.
-> Nhân vật trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan.
- Người kể chuyện am hiểu tất cả mọi sự việc, hành động và những diễn biến nội tâm, tinh tế của các nhân vật.
& 
Ghi nhớ: SGK/193.
HOẠT ĐỘNG : Luyện tập
Hướng dẫn làm bài tập, yêu cầu học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi SGK.
1.	Người kể là ai?
2.	Ngôi kể có ưu điểm gì? Nhược gì?
II. Luyện tập: Bài tập 2/194.
1.	Ngôi kể:
- Nhân vật “Tôi”,( chú bé, người trong cuộc, ngôi thứ nhất). Kể lại cuộc gặp gỡ với mẹ mình sau những ngày xa cách.
2.	Ưu điểm:
- Miêu tả được những diễn biến tâm lý sâu sắc, phức tạp, những tình cảm tinh tế, sinh động của nhân vật “Tôi”.
* Hạn chế: Khôngmiêu tả được diễn biến nội tâm của nhân vật “Người mẹ”, tính káhi quát không cao, lời văn trầnthuật dễ nhàm chán, đơn điệu.
- Người kể chuyện “cô kỹ sư nông nghiệp”
4. Củng cố: 
Nhắc lại phần ghi nhớ
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài Lặng lẽ Sa Pa
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 14 (09-10).doc