Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 9

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 9

 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

Trích Truyện Lục Vân Tiên - NĐC

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Tiếp tục hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác gỉa và phẩm chất của hai n/v;

- Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của kiểu truyện thơ;

- Cách kể chuyện bằng ngôn ngữ bình dị, miêu tả nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói là sắc thái riêng của một truyện thơ được dân gian hoá.

II. Chuẩn bị:

- GV: Tham khảo tài liệu có liên quan, phiếu học tập,

- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Em hãy nội dung của đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

Đọc thuộc lòng đoạn thơ từ đầu đến “Bị Tiên một gậy thác rày thân vong

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9: Từ ngày 19 tháng 10 năm 2009 đến ngày 24 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 40
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
Trích Truyện Lục Vân Tiên - NĐC
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Tiếp tục hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác gỉa và phẩm chất của hai n/v;
- Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của kiểu truyện thơ;
- Cách kể chuyện bằng ngôn ngữ bình dị, miêu tả nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói là sắc thái riêng của một truyện thơ được dân gian hoá.	
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tham khảo tài liệu có liên quan, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nội dung của đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Đọc thuộc lòng đoạn thơ từ đầu đến “Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc - hiểu văn bản
Hướng dẫn Đọc- hiểu văn bản
GV: Hãy tóm tắt nội dung cuộc trò truyện giữa LVT và KNN?
GV: Nhân vật LVT chủ yếu được miêu tả qua chi tiết nào?
GV: Những lời nói nào có giá trị khắc hoạ rõ nét LVT? - Khoan khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phân gái ta là phân trai.
- Vân Tiên nghe nói liền cười:-“Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.
- “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
GV: Em hiểu gì về lời nói của LVT từ những lời nói đó của chàng?
HS: Coi trong danh dự và bổn phận; vô tư trong sáng trong việc cứu người; coi trọng khí phách của người anh hùng.=> Ngay thắng, trong sáng, nghĩa hiệp,...
GV: Từ đó, em cảm nhận được tính cách nào của LVT ? Tình cảm của em dành cho nhân vật này là gì? 
HS: Ngưỡng mộ, quý trọng, tin tưởng.
GV: Chi tiết nào chủ yếu dùng để khắc hoạ nhân vật Kiều Nguyệt Nga?
GV: Theo em, những lời nói nào của nhân vật có giá trị khắc hoạ rõ nét tính cách của nàng ?
GV: Theo em, đặc điểm tính cách nào của nhân vật NN được bộc lộ qua những lời nói của nàng?
GV: Từ đó, KNN đã tự bộc lộ vẻ đẹp nào của nàng? Em dành cho nhân vật này tình cảm gì?
	chia làm ba phần.
I. Đọc - hiểu văn bản
1. Lục Vân Tiên đánh cướp
2. Cuộc trò truyện giữa LVT và KNN.
 - Sau khi đánh tan bọn cướp, LVT nghe tiếng khóc trong xe liền hỏi vọng vào. Từ trong xe, Nguyệt Nga giãi bày sự việc gặp nạn, xin được đền ơn. Vân Tiên gạt đi vì theo chàng: Làm ơn há dễ ... trả ơn.
- Ngoại hình.
- Khoan khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phân gái ta là phân trai.
- Vân Tiên nghe nói liền cười:-“Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.
- “Nhớ câu kiến ngãi bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
-> Coi trong danh dự và bổn phận; vô tư trong sáng trong việc cứu người; coi trọng khí phách của người anh hùng.=> Ngay thắng, trong sáng, nghĩa hiệp,...
-> Ngưỡng mộ, quý trọng, tin tưởng.
- Lời nói của nhân vật:
- Quê nhà ở quận Tây Xuyên – Cha làm chi phủ ở miền Hà Khê.
- Làm con đâu dám cãi lời cha – Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành.
- Lâm nguy chẳng gặp giải nguy – Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.
- trước xe quân tử tam ngồi – Xin cho tiện thiệp lạy rồi sẽ thưa
- Hà Khê qua đó cũng gần – Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng => Chân thật, hiếu thảo, trong trắng, nết na, ân nghĩa.
- Vẻ đẹp tâm hồn nết na, chân thật ân tình.
- Yêu quý, mến mộ ...
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn thơ
III. Tổng kết.
Khí phách cao thượng.
Nết na, tình nghĩa,...
-> Coi trọng nghĩa khí; trân trọng giá trị đạo đức truyền thống; khát vọng hạnh phúc; khát vọng hành đạo giúp người.
Củng cố:
HS : Em hãy cho biết kiểu nhân vật như LVT, KNN giống với kiểu nhân vật nào mà em được biết, đọc lại phần Ghi nhớ.
Hướng dẫn, dặn dò:
Dặn dò: Về nhà học thuộc đoạn thơ, phần ghi nhớ.
Soạn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 9: Từ ngày 19 tháng 10 năm 2009 đến ngày 24 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 41
LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
Trích Truyện Lục Vân Tiên - NĐC
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được thủ đoạn độc ác của nhân vật Trịnh Hâm và đức tính lương thiện của nhân vật Ngư Ông.
- Thấy được thiện cảm và lòng tin của nhà thơ NĐC đối với những điều tốt đẹp ở đời.
- Nắm được miêu tả nhân vật trong tình thế tương phản thiện - ác bằng ngôn ngữ bình dị, dân dã là hình thức nghệ thuật nổi bật của văn bản.	
II. Chuẩn bị: 
- GV: Một số tài liệu liên quan, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật LVT và KNN.
- Đọc thuộc lòng đoạn thơ từ “Dẹp rồi lũ kiến chòm ong” đến hết.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc – tìm hiểu chung
Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản.
Học sinh đọc một đoạn - GV chỉnh sửa – hướng dẫn đọc tiếp (đọc diễn cảm)
GV: Kể tóm tắt cốt truyện.
GV: Xác định n/v nào là trung tâm của VB.
GV: Hãy xác định nghệ thuật khắc hoạ nv trong VB.
GV: Dựa vào chú thích SGK/48, em hãy nêu vị trí và nội dung của VB trong TP ...
GV: Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn?
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản:
1. Đọc văn bản
*Yêu cầu đọc: Chú ý các lời thoại
- Trịnh Hâm, ông chài.
- Miêu tả n/v qua hành động, lời nói, và tâm lí.
2. Vị trí đoạn trích:
 - Đoạn trích nằm ở phần thứ hai của Truyện Lục Vân Tiên. N/v Trịnh Hâm, do lòng đố kị đã hãm hại LVT.
3. Chú thích: SGK.
4. Bố cục: 2 đoạn.
- Đoạn 1: từ đầu -> Đều thương họ Lục xót xa tấm long (Lục Vân Tiên gặp nạn).
 - Phần 2: còn lại (Lục Vân Tiên thoát nạn).
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản
Hướng dẫn HS Đọc – hiểu văn bản
GV: Lục Vân Tiên gặp nạn gì?
GV: Kẻ gây nạn cho VT đã dùng những thủ đoạn nào?
GV: Em có nhận xét gì về các thủ đoạn giết người này?
HS: Dựa SGK trả lời.
GV: Trong đó, em ghê sợ nhất thủ đoạn nào? Vì sao?
GV: Từ đó, con người thật của Trinh Hâm hiện ra ntn? 
- Giả dối, nham hiểm, độc ác, hèn hạ...
- Kẻ phản bội, dả dối, bất nhân ...
- Lòng đố kị là nguyên nhân của sự phản bội và tội ác; con người cần tránh xa thói xấu này ...
GV: Nếu biết VT đã từng là bạn tin tưởng TH, em sẽ bình luận ntn về nhân vật TH ?
(HS tự bộc lộ theo cảm nhận riêng).
GV: Vì lòng ganh ghét, đố kị, TH đã hãm hại bạn, em suy nghĩ gì về lòng đố kị ganh ghét của con người? 
(Thảo luận nhóm)
GV: Thủ đoạn của TH làm chúng ta nhớ tới n/v nổi tiếng thâm độc nào trong truyện cổ dân gian nước ta? Các nhân vật ấy đều gợi lên trong ta cảm xúc gì? 
- Chẳng hạn nhân vật Lí Thông trong truyện Thạch Sanh.
II.Đọc – hiểu văn bản:
1. Lục Vân Tiên gặp nạn.
 - Có kẻ âm mưu hại chết.
- Lừa Vân Tiên xuống thuyền hứa đưa trở về; lợi dụng đêm khuya thanh vắng, đẩy xuống sông: Đêm khuya lặng lẽ như tờ... Trinh Hâm khi ấy ra tay - Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời; Vờ kêu trời thương tiếc để xoá tội: Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời - Cho người thức dậy lấy lời phui pha.
- Vờ nhân từ; lén lút thực hiện; cố tính toán để xoá tội.
- Giả dối, nham hiểm, độc ác, hèn hạ...
- Kẻ phản bội, dả dối, bất nhân ...
- Lòng đố kị là nguyên nhân của sự phản bội và tội ác; con người cần tránh xa thói xấu này ...
-> Căm ghét và ghê tởm
4. Củng cố: 
- Em hãy nêu một vài nhân vật có tính cách giống Trịnh Hâm.
- Em hãy dự đoán về số phận của LVT.
5. Hướng dẫn, dặn dò: 
- Học thuộc lòng đoạn thơ.
- Soạn bài: Tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của văn bản.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 9: Từ ngày 19 tháng 10 năm 2009 đến ngày 24 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): *
LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
Trích Truyện Lục Vân Tiên - NĐC
I. Mục tiêu cần đạt: 
- Cảm nhận được đức tính lương thiện của nhân vật Ngư Ông.
- Thấy được thiện cảm và lòng tin của nhà thơ NĐC đối với những điều tốt đẹp ở đời.
- Nắm được miêu tả nhân vật trong tình thế tương phản thiện - ác bằng ngôn ngữ bình dị, dân dã là hình thức nghệ thuật nổi bật của văn bản.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tham khảo thêm một số tài liệu liên quan.
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy cho biết thủ đoạn của Trịnh Hâm khi hãm hại LVT.
- Nếu tình cờ phát hiện ra tội ác của TH, em sẽ làm gì?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản (tt)
Hướng dẫn tìm hiểu tiếp vb
Theo dõi tiếp phần văn bản, cho biết:
GV: Vân Tiên được cứu thoát ntn?
- Cá sấu giúp Giao Long dìu đỡ VT vào trong bãi rày; gia đình ông chài cứu chữa: Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ - Hối con vầy lửa một giờ - Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
GV: Chú thích 6 trong SGK đã cho biết gì về chi tiết giao long cứu người? Chi tiết này đã gợi cho em nhớ đến nhân vật đặc biệt nào trong truyện cổ đã học?
GV: Có gì đặc biệt trong hành động cứu người của gia đình ông chài? Việc này nói lên đức tính gì của người lao động?
- Khẩn trương, không hề tính toán; không nè hà, tận tình cứu chữa => Coi trọng tính mạng con người; sẵn lòng giúp người khi gặp khi hoạn nạn.
GV: Khi để VT được giao long và gđ ông chài cứu sống, tg đã thể hiện tình cảm ntn đối với người nghĩa hiệp và người lao động bình thường?
HS: Thảo luận nhóm
Không chỉ được cứu, VT còn được cưu mang. Theo dõi phần VB tiếp và cho biết:
GV: Ai là người có ý định cưu mang LVT? Lời nói nào thể hiện ý định đó? Em suy nghĩ ntn nào về lời nói này?
GV: VT khi đó (đã hỏng cả đôi mắt) tỏ ý e ngại, Ngư Ông đã nói lời nào với chàng? Từ lời nói đó, em cảm nhận điều tốt đẹp nào ở con người cần lao này?
 Để giữ VT ở lại, Ngư Ông đã cảm hoá chàng bằng cách gợi lên cảnh vui thú của cuộc sống chài lưới? Phần VB nào đã diễn tả điều đó?
GV: Đoạn văn bản này giàu chất thơ là do vẻ đẹp nào?
GV: Bức tranh LĐ được vẽ bằng đường nét sinh động nào?
GV: Để vẻ được bức tranh ấy, Ngư Ông phải là người ntn?
GV: Theo em, VT có quyết định ntn trước tấm lòng và viễn cảnh lao động đó?
Học sinh tự bộc lộ
GV: Qua tấm lòng nhân nghĩa và cuộc sống lao động phóng khoáng của Ngư ông, nhà thơ muốn bày tỏ thiện cảm nào đối với người lao động?
HS: Thảo luận nhóm
- Tin yêu và quý trọng nhân cách của những con người lao động bình dân.
2. Lục Vân Tiên thoát nạn.
- Cá sấu giúp Giao Long dìu đỡ VT vào trong bãi rày; gia đình ông chài cứu chữa: Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ - Hối con vầy lửa một giờ - Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
-> Để cho giao long cứu Vân Tiên, ý tác giả muốn nói: Vân Tiên là người hiền đức mà bị hãm hại, ngay đến loài hung dữ cũng phải cảm thương mà giúp đỡ.
- Khẩn trương, không hề tính toán; không nè hà, tận tình cứu chữa => Coi trọng tính mạng con người; sẵn lòng giúp người khi gặp khi hoạn nạn.
- Yêu quý, bênh vực con người nghĩa hiệp như Vân Tiên; tin vào nhân nghĩa của những người lao động bình thường như gia đình ông chài.
- Ngư ông là người cưu mang Vân Tiên; Ngư ông nói: Rằng ngươi ở cùng ta - Hôm mai hẩm hút với già cho vui.=> Lời của người nghèo: mộc mạc, chân thật.
- Ngư rằng:Lòng lão chẳng mơ - Dốc lòng nhân nghĩa, há trờ trả ơn?
-> Không vụ lợi; trọng nhân nghĩa.
- Rày doi mai vịnh vui vầy ...- Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang.
=> Giàu cảm tính; giàu hình ảnh, nhạc điệu; cảm xúc phóng khoáng; ngôn ngữ trau chuốt; sử dụng phép đối trong câu.
- Doi, vịnh, gió, trăng, thuyền ...-> cảnh thanh cao, phóng khoáng.=> Con người hoà trong cảnh ấy, tự do phóng khoáng miệt mài chài lưới: hứng gió, chơi trăng, nghêu ngao, thung dung, vui say, tắm mưa chải gió.-> Yêu lao động, yêu thiên nhiên, yêu tự do, am hiểu công việc sông nước...
- Tin yêu và quý trọng nhân cách của những con người lao động bình dân.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết
GV: Tư tưởng và tình cảm nhà thơ muốn gửi gắm qua sự việc LVT gặp nạn là gì? Từ đó, em có thiện cảm ntn với nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu?
III. Tổng kết
- Hiểm độc như Trịnh Hâm; từ tâm, cao cả như ông chài.=>Lương thiện sẽ thắng ác độc
(Thảo luận) Trọng nhân nghĩa, ghét bội bạc; tin vào phẩm chất tốt đẹp của người lao động bình dân.
- Tin tưởng quý trọng...
* Ghi nhớ SGK
4. Củng cố: 
- Đọc VB, em hiểu được những loại tính cách nào của con người? Từ đó em tin vào điều gì ở con người?
- Em có kế hoạch gì cho việc rèn luyện đạo đức?
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc đoạn thơ, nắm chắc nội dung đã học. 
- Phân tích hành động bỉ ổi của Trịnh Hâm? Lòng nghĩa hiệp của ông chài?
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương. (Sưu tầm những sáng tác văn chương của các nhà văn, nhà thơ của địa phương Cà Mau).
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 9: Từ ngày 19 tháng 10 năm 2009 đến ngày 24 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 42
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Văn học)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm vững những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về địa phương mình. 
- Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương.
- Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với các t/g và các TP của địa phương.	
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tham khảo thêm một số tài liệu về các tác giả địa phương.
- HS: Xem trước bài. Chuẩn bị tốt phần Chuẩn bị ở nhà, trang 122.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh. 
Bài mới:
Hoạt động 1 : Khởi động
Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh thực hiện các yêu cầu II.1, II. 2
- Giáo viên kẻ bảng ghi rõ tên cột lên bảng đen.
- Gọi học sinh điền tên các tác giả và các tác phẩm đã sưu tầm được.
- Gọi học sinh nhận xét bổ sung kết quả sưu tầm của bạn.
- Giáo viên nhận xét chung.
? Trong các tác phẩm tác giả quê ở tỉnh Phú thọ. Em yêu thích nhất tác giả, tác phẩm nào? Vì sao
? Giới thiệu về một tác giả, tác phẩm?
? Phát biểu cảm nghĩ về một tác giả mà em yêu thích?
1,Bổ sung vào bảng thống kê về tác giả và tác phẩm.
STT
Tác giả
Tác phẩm - bút danh
Ghi chú
1
2
3
4
5
2, Trình bày bài viết đã chuẩn bị ở nhà: 
4. Củng cố: 
 + Khái quát nội dung. 
 + Nhận xét đánh giá giờ học.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
+ Tiếp tục sưu tầm các tác giả ở địa phương?
+ Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng (tiết 1)
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 9: Từ ngày 19 tháng 10 năm 2009 đến ngày 24 tháng 10 năm 2009
Tiết (PPCT): 43
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(Từ đơn, từ phức, từ nhiều nghĩa)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
 - Nắm vững hơn và biết vận dụng kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6->9 về: Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Nhận diện và làm tốt được các bài tập về từ vựng.
- Vận dụng tốt từ vựng Tiếng Việt khi nói và khi viết. 
II. Chuẩn bị: 
- GV: Phiếu học tập.
- HS: Xem trước bài. Chuẩn bị tốt phần Chuẩn bị ở nhà, trang 122.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh. 
Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
- Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận trả lời toàn bộ khái niệm từ mục I -> IV
- Phát bẳng nhóm cho 4 nhóm.
- Giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: phần thành ngữ.
+ Nhóm 2: phần từ đơn và từ phức.
+ Nhóm 3: Phần Từ nhiều .... của từ.
+ Nhóm 4: Phần nghĩa của từ.
- Cho học sinh đọc từng yêu cầu của các bài tập trong sách giáo khoa ở các phần. Lần lượt gợi ý và gọi học sinh làm các bài tập.
- PhầnI. + Những từ nào là từ ghép, từ láy?
+ Trong các từ láy từ nào là láy giảm nghĩa và ngược lại?
- Phần II.+ Tổ hợp từ nào là thành ngữ; tục ngữ?
+ Giải thích nghĩa của các thành – tục ngữ đó?
+ Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật, thực vật?
+ Tìm hai dẫn chứng sử dụng thành ngữ trong văn chương?
- Phần III. + Chọn cách hiểu đúng?
+ Cách giải thích nào đúng? Vì sao?
- Phần IV. + Từ hoa được dùng theo nghĩa nào?
* Nhận xét bài làm của học sinh; có thể cho điểm các bài làm tốt. 
Đọc ngữ liệu.
- Nhận nhiệm vụ
- Thảo luận, trả lời câu hỏi SGK vào bảng của nhóm.
- Báo cáo kết quả thảo (treo bảng nhóm lên bảng lớn)
- Nhận xét chéo giữa các nhóm
- Suy nghĩ trả lời – làm bài tập.
- Nhận xét ý trả lời của bạn
- Suy nghĩ trả lời
- Nhận xét ý trả lời của bạn
- Suy nghĩ trả lời – làm bài tập.
- Nhận xét ý trả lời của bạn
- Suy nghĩ trả lời – làm bài tập.
- Nhận xét ý trả lời của bạn
- Suy nghĩ trả lời – làm bài tập.
- Nhận xét ý trả lời của bạn
- Suy nghĩ trả lời – làm bài tập.
- Nhận xét ý trả lời của bạn
- Suy nghĩ trả lời – làm bài tập.
- Nhận xét ý trả lời của bạn
I. Từ đơn và từ phức
1, Khái niệm.
- Từ đơn là từ do một tiếng tạo nên. 
- Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. Trong từ phức có: từ ghép và từ láy.
2. Luyện tập.
 - Từ ghép: giam giữ, bó buộc, cỏ cây, đưa đón, rơi rụng, ngặt ngèo, bọt bèo nhường nhịn, mong muốn . 
- Từ láy:, nho nhỏ, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp; Tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
II. Thành ngữ.
1. Khái niệm: - Là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn từ trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó, nhưng thường thông qua một số biện pháp chuyển nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh ...
2. Luyện tập:
a, Tục ngữ: Hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người.
b, Thành ngữ: làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
c, Tục ngữ: Muốn giữ gìn thức ăn, với chó thì phải treo, với mèo thì phải đặy.
d, Thành ngữ: Tham lam, được cái này lại... cái khác
e, Thành ngữ: sự thông cảm, thương sót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
 - Động vật: Như chó với mèo; Đầu voi đuôi chuột.
- Thực vật: Cây cao bóng cả; Dây cà ra dây muống; Cưỡi ngựa xem hoa.
- ....Bảy nổi ba chìm với nước non.
- Một đời được mấy anh hùng
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi.
III. Nghĩa của từ:
1. Khái niệm: ...là nội dung mà từ biểu thị.
2. Luyện tập
 a, Đáp án (a).
 b, Cách (b) là đúng vì: cách (a) dùng một cụm từ có nghĩa thực thể....(cụm danh từ) để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất (tt)
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
1. Khái niệm: - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa; Nghĩa chuyển là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ làm cho từ có nhiều nghĩa.
2. Luyện tập: Từ hoa là nghĩa chuyển; không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, vì nghĩa chuyển đó chỉ là lâm thời nó chưa làm thây đổi nghĩa đẹp.
4. Củng cố: 
- Khái quát nội dung bài giảng. 
- Ôn lại các khái niệm. Lấy ví dụ cụ thể
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Học bài – nắm chắc nội dung đã học, thuộc các khái niệm
- Làm lại các bài tập vào vở.
Chuẩn bị bài Tổng kết từ vựng tiếp theo.
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 9 (09-10).doc