Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 29

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 29

- Chuẩn bị : Tranh minh họa, ảnh tác giả.

- Ổn định : Sĩ số : . Vắng : .

- Kiểm bài cũ :

? Nêu cản nhận của em về những người lính lái xe đường Trường Sơn trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật .

- Bài mới :

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 960Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29- BÀI 28
KQCĐ:
Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện“Những ngôi sao xa xôi”. Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
Viết được bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng ở địa phương, có ý kiến xác đáng và rút kinh nghiệm chung về cách viết loại bài này.
Thông qua giờ trả bài TLV số 7, tự nhận rõ các ưu điểm, nhược điểm trong bài văn của mình, nắm vững hơn cách làm bài nghị luận văn học.
Nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung và cách viết văn bản.
Dạy ngày :..	
Tiết : 141-142	
	VĂN BẢN : NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI ( TRÍCH )
Lê Minh Khuê 
Chuẩn bị : Tranh minh họa, ảnh tác giả.
Ổn định : Sĩ số : .. Vắng : ..
Kiểm bài cũ :
? Nêu cản nhận của em về những người lính lái xe đường Trường Sơn trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật .
Bài mới :
HĐ1: Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn đọc –hiểu văn bản.
 + Đọc phần đầu truỵện ( giới thiệu 3 nhân vật ) và 1 trong 2 phần tiếp theo. Tóm tắt phần không đọc để học sinh theo dõi mạch truyện dễ dàng.
 + Chú ý gịong đọc diễn cảm gần với khẩu ngữ, câu ngắn.
 + Tóm tắc truyện : ( ? Câu hỏi 1/SGK/121 ).
Ba nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường tại trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
Công việc của họ rất nguy hiểm: quan sát địch thả bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí trái bom chưa nổ, phá bom thông đường .
Họ sống hòn nhiên thanh thản, mơ mộng và yêu thương gắn bó với nhau trong tình đồng đội.
Trong một lần phá bom, Nho bị thương và được đồng đội săn sóc tận tình. ( Phần cuối truyện miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật, chủ yếu là Phương Định.)
Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, người kể cũng là nhân vật chính. Ngôi kể phù hợp nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật. Truyện hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh nên cách lựa chọn nhân vật kể chuyện đã tạo được hiệu quả
? Câu hỏi 2 & 3 (SGK/121).
 + Nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường :
Cùng hoàn cảnh sống và chiến đấu : ở trên một cao điểm của vùng trọng điểm đầy nguy hiểm ác liệt ở Trường Sơn, với công việc đặc biệt nguy hiểm luôn căng thẳng thần kinh, đối diện cái chết, đòi hỏi họ phải bình tĩnh, dũng cảm, với họ nó là công việc thường ngày.
Họ còn rất trẻ, có cá tính và hoàn cảnh riêng nhưng cùng là thanh niên xung phong ở chiến trường : có tinh thần trách nhiệm cao, không sợ hy sinh, gắn bó đồng đội. Họ có nét chung ở những cô gái trẻ là dễ cảm xúc, hay mơ mộng, nhiều ước mơ, dễ vui, dễ trầm tư, thích làm đẹp cho cuộc sống dù trong hoàn cảnh chiến tranh.
Họ có cá tính nhưng rất gắn bó : Phương Định là học sinh thành phố, nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng hay sống với kỷ niệm. Chị Thao từng trải, dự tính tương lai thiết thực hơn nhưng cũng có khát khao rung động của tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng lại sợ thấy máu chảy.
 + Nhân vật Phương Định :
Con gái Hà Nội, vào chiến trường, có thời HS hồn nhiên, vô tư bên mẹ trong những ngày thanh bình ở thành phố. Những kỷ niệm ấy luôn sống trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong cái căng thẳng khốc liệt của chiến trường.
Quen với thử thách nguy hiểm nhưng vẫn hồn nhiên trong sáng và ước mơ tương lai. Nét cá tính thể hiện rõ: nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng, thích hát.
Yêu mến đồng đội, yêu và cảm phục những chiến sĩ hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận
 + Tác giả am hiểu và miêu tả sinh động tâm lý của những cô gái TNXP, tiêu biểu là Phương Định :
Phương Định nhạy cảm, quan tâm đến hình thức của mình, biết mình được nhiều người để ý & có thiện cảm → cô vui và tự hào nhưng chưa có cảm tình riêng ai. Không hay biểu lộ cảm tình của mình, kín đáo trước đám đông tưởng như là kiêu kỳ.
Tâm lý của cô trong một lần phá bom được miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù thoáng qua trong giây lát. Mỗi lần phá bom là một thử thách thần kinh đến từng cảm giác.
→ tác giả miêu tả sinh động, chân thực tâm lý nhân vật, làm hiện lên thế giới nội tâm phong phú nhưng trong sáng, không phức tạp.
? Câu hỏi 4 / SGK/121.
 + Truyện trần thuật từ ngôi thứ nhất : nhân vật chính → tập trung miêu tả thế giới nội tâm nhân vật tạo điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến Trường Sơn.
 + Xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lý đặc sắc, nổi bật.
 + Ngôn ngữ phù hợp nhân vật kể chuyện → tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính. Lời kể dùng câu ngắn, nhịp nhanh tạo không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường. Nhịp kể chậm ở những đoạn hồi tưởng, gợi nhớ kỷ niệm tuổi niên thiếu hồn nhiên, vô tư, không khí thanh bình trước chiến tranh.
HĐ3 : Tổng kết
 HS cảm nhận về các nhân vật trong truyện → hình dung thế hệ trẻ thời chống Mỹ ( kết hợp các tác phẩm đã học: Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Ánh trăng; Chiếc lược ngà;
 → GHI NHỚ
HĐ4 : Hướng dẫn luyện tập.
 1/ HS làm ở nhà.
 2/ Dựa vào phân tích nhân vật Phương Định, HS nêu cảm nghĩ của mình. Có thể kết hợp trong tổng kết bài.
I/ CHÚ GIẢI:
 + Tác giả: Lê Minh Khuê (1949)- là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn.
 + Tác phẩm: viết năm 1971.
 + Thể loại: truyện ngắn.
 + Giải từ: ( SGK )
II/ ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN :
 1/ Tóm tắt truyện.
 2/ Hình ảnh 3 cô gái TNXP :
 + Nét chung :
Cùng hoàn cảnh sống chiến đấu, cùng công việc nguy hiểm, ác liệt.
Đều là những cô gái Hà Nội, có tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm, gắn bó đồng đội, nhiều mơ ước, hay mơ mộng.
 + Nét riêng :
Chị Thao: từng trải, sợ máu, thích chép bài hát.
Nho: nhỏ nhắn,đáng yêu, rất dũng cảm.
Phương Định: thích ngắm mình, mơ mộng, thích hát.
→ họ có tâm hồn trong sáng, dũng cảm, hồn nhiên, lạc quan.
 3/ Hình ảnh Phương Định:
Khá đẹp, nhiều người để ý.
Nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng, thích hát.
Yêu mến đồng đội.
Dũng cảm, tự trọng, tinh thần trách nhiệm cao.
→là con người mới, tiêu biểu cho lớp trẻ trong thời chống Mỹ.
 4/ Nghệ thuật:
Miêu tả tâm lý tinh tế, ngôn ngữ tự nhiên,trẻ trung, nữ tính.
Câu ngắn, nhịp nhanh phù hợp nội dung và nhân vật kể chuyện.
Ngôi kể phù hợp.
 GHI NHỚ: SGK/122.
Dặn dò :
+ Học thuộc ghi nhớ.
+ Làm bài tập 1.
+ Soạn: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang .
+ Chuẩn bị : Bài viết về “ Chương trình địa phương” ( Bài 19 ).
.
Dạy ngày :..
Tiết : 143.
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN TLV )-TIẾP THEO.
Chuẩn bị: bài viết về địa phương mình.
Ổn định: sĩ số:. Vắng:.
Kiểm bài cũ: ? Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội
Bài mới: thực hiện công việc đã chuẩn bị ở bài 19 /SGK / 25.
Dặn dò: xem lại các dạng bài nghị luận đã học, tìm hiểu về biên bản.
Dạy ngày :..
Tiết : 144.
TRẢ BÀI TLV SỐ 7
Chuẩn bị: bài trả cho HS.
Ổn định: sĩ số: vắng:..
Kiểm bài cũ: ? Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Bài mới:
HĐ1: Ghi lại đề bài: Bài thơ “ Tức cảnh Pác-bó” của Hồ Chí Minh.
	HS tìm hiểu đề và ý chính.
Câu 1: ( khai ) không gian và thời gian của bài thơ.
Câu 2: ( thừa ) hoàn cảnh sống ở Pác-bó.
Câu 3: ( chuyển ) công việc của Bác ở Pác-bó → khái quát về con đường cách mạng đầy gian khó.
 Câu 4: ( hợp ) bao trùm ý toàn bài thơ → tinh thần lạc quan của Bác.
HĐ2: Lập dàn ý: ( bố cục 4 phần như ở tìm ý – bố cục bài tứ tuyệt )
HĐ3: Nhận xét về bài làm của HS.
Ưu điểm:
+ Đa số phân tích đúng ý bài thơ.
+ Hiểu và trình bày đúng phương pháp bài nghị luận tác phẩm thơ.
+ Trình bày sạch đẹp, rõ ràng.
Hạn chế:
+ Một số ít chưa hiểu nội dung bài thơ.
+ Làm sai phương pháp nghị luận tác phẩm thơ.
+ Trình bày bố cục chưa rõ ràng.
+ Chữ viết kém,sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
HĐ4: 
Sửa bài, phê bình một số bài kém.
Ghi điểm.
Đọc bài khá nhất.
Dặn dò :
+ Xem lại các thể lọai nghị luận đã học.
+ Chuẩn bị: Biên bản.
Dạy ngày :..
Tiết : 145.
BIÊN BẢN.
- Chuẩn bị: bảng phụ ( biên bản mẫu ).
- Ổn định: sĩ số:. Vắng:..
- Kiểm bài cũ: ( không ).
- Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm của biên bản.
 HS đọc thầm 2 biên bản ( phần I / SGK / 123,124 ,125 )
? Biên bản ghi lại những sự việc gì.
 1/ BB ghi lại buổi sinh hoạt chi đội.
 2/ BB ghi lại việc trả giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chánh cho người sử dụng hợp pháp.
 → ghi chép sự việc đang xảy ra, mới xảy ra. ( mục đích ).
? BB cần đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức.
 Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể. Ghi chép trung thực đầy đủ, không suy diễn chủ quan.
 Lời văn ngắn gọn, chặt chẽ, chính xác.
+ HS liên hệ về các loại BB khác ( BB Đại hội chi đội; BB sinh hoạt lớp; BB vi phạm nội quy thi; BB vi phạm luật giao thông ;..).
HĐ2 : Cách viết biên bản:
? Thảo luận câu hỏi 1 / SGK / 125.
 Phần thủ tục gồm các mục: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên BB, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ. Tên BB viết chữ in hoa.
? Câu hỏi 2 / SGK / 126.
 + Nội dung BB: tùy theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại BB khác nhau : BB hội nghị, BB sự vụ,
 + Cách ghi BB: ngắn gọn, đầy đủ, chíng xác → có giá trị bảo đảm sự trung thực, khách quan và có hiệu lực cao.
? Câu hỏi 3 / SGK / 126.
 + Phần kết của BB gồm các mục: thời gian kết thúc, chữ ký& họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo ( nếu có ).
 + Mục ký tên dưới BB nói lên tính hiệu lực & có giá trị cao của BB.
? Câu hỏi 4 / SGK / 126.
 Lời văn BB cần ngắn gọn, chính xác.
? Thảo luận: điểm giống và khác nhau của 2 loại BB ( hành chánh, sự vụ ).
 Giống nhau về cách trình bày & một số mục cơ bản, khác nhau về nội dung cụ thể.
? Rút ra kết luận về các mục không thể thiếu trong một BB.
 Các mục không thể thiếu trong một BB là: Quốc hiệu, tiêu ngữ, ( đối với BB sự vụ và hành chánh ), tên BB, thời gian, địa điểm, những người tham dự, diễn biến và kết quả sự việc, họ tên và chữ ký của những người có trách nhiệm ( chủ tạo, thư ký, hoặc đại diện cho các bên ).
 → HS rút ra cách viết BB ( ghi nhớ ).
HĐ3: Một số điểm lưu ý khi viết BB.
 + Cách viết quốc hiệu, tiêu ngữ, tên BB ( chữ in hoa ).
 + Cách trình bày các mục trong BB ( khỏang cách giữa các mục, lề trên, lề dưới,)
 + Cách trình bày các kết quả bằng số liệu.
 + Cách trình bày họ tên & chữ ký của những người có liên quan.
HĐ4: Hướng dẫn HS luyện tập.
I/ ĐẶC ĐIỂM CỦA BB:
 1/ Ví dụ:đọc VB1&2(SGK).
 2/ Nhận xét:
Mục đích: ghi chép sự việc đang xảy ra, mới xảy ra.
-Văn bản1: đại hội chi đội → hội nghị.
-Văn bản2: trả lại phương tiện 
→ sự vụ.
Yêu cầu:
-Nội dung: cụ thể, chính xác, trung thực, đầy đủ.
-Hình thức: lời văn ngắn gọn, chặt chẽ, chính xác..
II/ CÁCH VIẾT BB:
 GHI NHỚ: SGK / 126
III/ LUYỆN TẬP:
	1/ Lựa chọn tình huống víêt BB:
a)Ghi lại diễn biến & kết quả của Đại hội chi đội.
c)Chú công an ghi lại một vụ tai nạn giao thông.
d)Nghiệm thu phòng thí nghiệm.
	2/ Tập viết BB. ( HS làm, GV nhận xét, sửa chữa, cho điểm)
Dặn dò :
 + Học kỹ ghi nhớ.
 + Làm tiếp bài tập về nhà : viết BB ( bài tập 2 / SGK / 136 )
Duyệt của BGH :
 + Chuẩn bị: Luyện tập viết BB.
♥♥♥*♥♥♥

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 9 TUAN 29(4).doc