Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần thứ 19

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần thứ 19

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 (Trích) (Chu Quang Tiềm)

A/ Mục tiêu cần đạt :

- Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách - Tầm quan trọng v ý nghĩa của việc đọc sách.

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục.

- Đọc diễn cảm văn bản

B/ Chuẩn bị:

- Phương pháp tích hợp với tập làm văn, câu hỏi thảo luận, tìm hiểu văn bản

- Học sinh trả lời cc cu hỏi sgk

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

1. Ổn định tổ chức lớp.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 928Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tuần thứ 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 -Tiết 91 
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
	(Trích)	(Chu Quang Tiềm)
A/ Mục tiêu cần đạt :
- Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách - Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục.
- Đọc diễn cảm văn bản 
B/ Chuẩn bị:
Phương pháp tích hợp với tập làm văn, câu hỏi thảo luận, tìm hiểu văn bản 
Học sinh trả lời các câu hỏi sgk 
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
Ổn định tổ chức lớp. 
Bài mới: 
Hoạt động của thầy - Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: (20’) Đọc - tìm hiểu chú thích, bố cục.
GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp, GV- HS nhận xét cách đọc của các bạn.
? Em hãy tóm tắt sơ lược đoạn trích?
 Cho biết đơi nét về tác giả, đoạn trích?
(sgk)
? Giải nghĩa các từ:
- Học vấn.
- Học thuật, kinh chính trị học. ? Các từ này thuộc thuật ngữ ? Khoa học nào?
* Tích hợp với phân môn tiếng Việt
? Đặt câu cho mỗi từ trên?
* Chữa ngữ pháp câu( 2hs)
3. Văn bản chia làm mấy phần? Mỗi phần từ đấu đến đâu? Có nội dung gì?
- Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu ->thế giới mới khẳng định tầm quan trọng , ý nghĩa của việc đọc sách.
-Phần 2: Tiếp theo -> Lực lượng. Nếu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay.
- Phần 3: Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách.
- Cho HS thảo luận. 
- Gọi HS phát biểu.
Hoạt động 2: (20’) Đọc - phân tích văn bản
- Gọi HS đọc đoạn 1.
? Vấn đề nghị luận của bài này là gì?
* GV: Bình và giảng về vấn đề này đồng thời đưa ra một số ý kiến cần nghị luận
? Sách có tầm quan trọng như thế nào?
- Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi , tích luỹ qua từng thời đại.
 ? Việc đọc sách có ý nghĩa gì?
- HS thảo luận.
- Trả lời câu hỏi.
I. Đọc - Tìm hiểu chú thích, bố cục:
1. Đọc bài.
 2. Chú thích: chú ý chú thích µ 1,2,5,7
 3.Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu ->thế giới mới khẳng định tầm quan trọng , ý nghĩa của việc đọc sách.
-Phần 2: Tiếp theo -> Lực lượng. Nếu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay.
- Phần 3: Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách.
II. Đọc - hiểu văn bản: 
1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách:
- Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi , tích luỹ qua từng thời đại.
- Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
Hoạt động 3 (5’):
- Củng cố: Vấn đề cần nghị luận. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách
- Dặn dò: Tìm hiểu lựa chọn, phương pháp đọc sách.
&!&..
Tuần 19 –Tiết 92 
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (tt)
	(Trích)	(Chu Quang Tiềm)
A/ Mục tiêu cần đạt :
- Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. 
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục.
- Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
B/ Chuẩn bị:
Phương pháp tích hợp với tập làm văn, câu hỏi thảo luận, tìm hiểu văn bản 
Học sinh trả lời các câu hỏi sgk 
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
Ổn định tổ chức lớp. 
Bài mới: 
Hoạt động của thầy - Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 (10’) cho học sinh đọc đoạn tiếp theo và tìm hiểu theo các gợi ý sau:
2. Muốn tích luỹ học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần chọn lựa sách mà đọc?
? Theo tác giả nên chọn lựa sách như thế nào?
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
-Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí htời gian với những cuốn không thật ích lợi.
Hoạt động 2 (10’)
Hướng dẫn học sinh phân tích lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách:
“ Trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do”.
-Đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức. Đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
Hoạt động 3 (10’) Học sinh tìm hiểu: Văn bản có sức thuyêt phục cao? Theo em điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
“ chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận”
“ Đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu như cưỡi ngựa qua chợ”
“ giống như con chuột chui vào trong rừng sâu, càng chui sâu càng hẹp, khôg tìm ra lối thoát”
* Học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: (10’)Hướng dẫn luyện tập, học sinh thảo luận trả lời câu hỏi.
? Phát biểu điềm mà em thấm thía nhất khi đọc văn bản này?
II. Đọc - hiểu văn bản(tt)
2. Lựa chọn sách đọc:
- Những quyển có giá trị, có lợi cho mình.
- Đọc kỹ các cuốn ách, tài liệu cơ bản, thuộc lĩnh vực chuyên sâu của mình.
-Các loại sách thường thức.
3. Phương pháp đọc sách:
- Không nên đọc lướt qua, phải vừa đọc vừa suy ngẫm.
- Không nên đọc một cách tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân, cần đọc có kế hoạch, có hệ thống.
4. Tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản:
- Trình bày, phân tích cụ thể. 
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
- Giàu hình ảnh.
@ Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập: Làm bài tập 1.
Hoạt động 3: (5’)
Củng cố: Phương pháp và tính thuyết phục của sách – Các yếu tố nghị luận của văn bản – Tầm quan trọng của việc đọc sách.
Dặn dò: học bài và chuẩn bị: Tiếng nói của văn nghệ
...&!&
Tuần 19 - Tiết 93 
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
KHỞI NGỮ
A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
- Nhận biết khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.
- Biết đặt những câu có khởi ngữ.
B/ Chuẩn bị:
Bảng phụ, đoạn văn cĩ khởi ngữ, văn bản cĩ dùng một số khởi ngữ
Mỗi tổ chuẩn bị 1 bài tập về khởi ngữ (phần bài tập)
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
Ổn định tổ chức lớp. 
Bài mới: 
Hoạt động của thầy - Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: (20’) Hình thành khả năng về khởi ngữ.
- GV cho HS thảo luận trả lời câu hỏi mục 1 trong mục I.
1. Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong các câu về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ? 
CN:Anh (2)
Cn: Tôi
CN: Chúng ta.
- Vị trí các từ in đậm đứng trước chủ ngữ.
-Quan hệ với vị ngữ: Các từ in đậm không có quan hệ C-V với vị ngữ.
3.Qua 2 ví dụ em có nhận xét gì về khởi ngữ.
? Khởi ngữ có công dụng gì trong câu?
* Xem bảng phụ và xác định khởi ngữ. lấy vd về khởi ngữ trong các vb đã học. (2 hs)
? Đặt câu cĩ sử dụng khởi ngữ? Nhận xét?
- Gọi 2 học sinh đọc to phần ghi nhớ.
Hoạt động 2: (20’) hướng dẫn làm bài tập.
1. Hãy xác định yêu cầu bài tập 1
 - Tìm khởi ngữ trong các câu.
2. Xác định yêu cầu bài tập 2:
- Dùng khởi ngữ.
- Cho HS thảo luận theo nhóm gọi lên bảng.
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
1. Đặc điểm:
- Đứng trước chủ ngữ.
- Đằng trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ từ “Về, đối với”
2. Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
* Ghi nhớ: SGK/8.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Các khởi ngữ 
a. Điều nay.
b. Đối với chúng mình.
c. Một mình.
d.Làm khí tượng.
e. Đối với cháu.
Bài tập 2:
a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b. Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thích thì tôi chưa giải thích được.
Hoạt động 3: (5’)
Củng cố: Khởi ngữ và tác dụng của khởi ngữ.
Dặn dò: Về nhà học thuộc bài.
Đặt 3 câu có dùng kkởi ngữ.
Soạn bài Phép phân tích và tổng hợp
Tuần 19 - Tiết 94	 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 PHÉP PHÂN TÍCH TỔNG HỢP.
A/ Mục tiêu cần đạt :
- Giúp học sinh hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
- Cách lập luận đề phân tích và tổng hợp
B/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
Ổn định tổ chức lớp. 
Bài mới: 
Hoạt động của thầy - Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:( 5’) 
? Trình bày những phép lập luận đã học? (Giải thích, chứng minh ở lớp 7)
- Đọc văn bản
- GV yêu cầu 2 học sinh đọc văn bản.
Hoạt động 2: (25’)Tìmphép lậpluận phân tích
? Vấn đề mà tác giả đưa ra phân tích là vấn đề gì? Vấn đề trang phục
? Tác giả đã phân tích vấn đề trên bằng các luận điểm nào? Dựa vào câu nào để tìm các luận điểm đó?
- Luận điểm 1: Aên mặc phải tề chỉnh,(không ai mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất)
- Luận điểm 2: Aên mặc phải hợp với hoàn cảnh: “ Aên cho mình, mặc cho người”, “ Có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội”
- Luận điểm 3: Aên mặc phải thể hiện nhân cách của mình( Y phục xứng kì đức)
? Phân tích các ý lớn tác giả đã lập luận bằng biện pháp gì?
- Dùng cách nêu những hiện tượng, những hình ảnh cụ thể, phổ biến để phê phán những hiện tượng ăn mặc không tề chỉnh, không hợp hoàn cảnh, không thể hiện tính cách.
- Dùng phép lập luận so sánh đối chiếu.
? Từ việc tìm hiểu trên , em hiểu như ths nào là phép lập luận phân tích?( Ghi nhớ 2 sgk)
2. Lập luận tổng hợp:
? Theo em câu nào là câu khái quát bài văn? Tại sao em biết?
- “ Thế mới biết, trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp”
- Vì: Nhìn toàn bài thì có 3 câu nội dung:
“Trang phục hợp văn hóa”: Đoạn 2
“Hợp môi trường”: Đoạn 1, 2
“Hợp đạo đức”: Đoạn 3
? Từ bài tập trên, em hiểu thế nào là phép lập luận tổng hợp?(Ghi nhớ 3)
? Để làm nổi bật một sự vật hiện tượng ta thường dùng phép lập luận gì? Trình bày phép lập luận?( Ghi nhớ sgk)
I. Phép phân tích và tổng hợp:
1 Lập luận phân tích
1/ Các luận điểm:
- Luận điểm 1: Aên mặc phải tề chỉnh,(không ai mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất)
- Luận điểm 2: Aên mặc phải hợp với hoàn cảnh: “ Aên cho mình, mặc cho người”, “ Có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội”
- Luận điểm 3: Aên mặc phải thể hiện nhân cách của mình( Y phục xứng kì đức)
* Biện pháp:
- Dùng cách nêu những hiện tượng, những hình ảnh cụ thể, phổ biến để phê phán những hiện tượng ăn mặc không tề chỉnh, không hợp hoàn cảnh, không thể hiện tính cách.
- Dùng phép lập luận so sánh đối chiếu.
2. Lập luận tổng hợp:
Câu khái quát bài văn:
- “ Thế mới biết, trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp”
- Vì: Nhìn toàn bài thì có 3 câu nội dung:
“Trang phục hợp văn hóa”: Đoạn 2
“Hợp môi trường”: Đoạn 1, 2
“Hợp đạo đức”: Đoạn 3
@ Ghi nhớ: SGK.
? So sánh phép lập luận phân tích, tổng hợp với phép lập luận giải thích, chứng minh?
Lập luận phân tích
Trình bày từng bộ phận, phương tiện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng
Lập luận tổng hợp
Rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp
Lập luận chứng minh
Dùng lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy(lí lẽ, bằng chứng phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích mới có sức thuyết phục)
Lập luận giải thích
Giải thích bằng cách nêu định nghĩa, kể cả các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác chỉ ra các mặc lowpij hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theocủa hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
Hoạt động 3: (10’)Làm bài tập 2.
- Theo gợi ý sgk: Các nhóm nội dung trả lời từng câu hỏi
- HS trình bày trên lớp có bổ sung, nhận xét
- Tác giả đã phân tích ý: Đọc sách rốt cuộc là con đường của học vấn.
II. Luyện tập:
Bài tập 1.2: SGK
Bài tập 2: Phân tích lý do phải chọn sách mà đọc.
- Do sách nhiều, chất lượng khác nhau nên phải chọn sách tốt mà đọc mới có ích. - Do sức người có hạn.
C/Củng cố: - Ghi nhớ phép phân tích và tổng hợp.
Bài tập trắc nghiệm: Chọn các từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn( Chứng minh, biện pháp, bộ phận, giải thích, phương tiện, vấn đề , nêu giả thuyết, nội dung, đối chiếu)điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: 
Phân tích là phép lập luận trình bày từng(1), từng (2)..của một(3)nhằm chia ra(4)của sự vật, hiện tượng.
Để phân tích nội dungcuar sự vật, người ta có thể vận dụng các (5)sau: (6).so sánh(7).(8).và (9)
D/ Dặn dò: Về nhà học bài, làm bài tập 3,4.Chuẩn bị: Luyện tập phân tích tổng hợp
..&@&

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án tuần 19 HKII.doc