Giáo án môn học Ngữ văn khối 6 - Tiết 2: Bánh chưng, bánh giầy

Giáo án môn học Ngữ văn khối 6 - Tiết 2: Bánh chưng, bánh giầy

Tiết 2: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY

 (Tự học có hướng dẫn) Truyền thuyết

 A. Mục tiêu:

- H/s nắm được nội dung ý nghĩa truyền thuyết bánh trưng bánh giầy, chỉ ra và hiểu được những chi tiết kỳ ảo tưởng tượng trong truyện.

- Rèn kĩ năng đọc, kể văn bản

- Giáo giục h/s lòng tự hào về truyền thống văn hoá của DT

B. Các hoạt động dạy và học:

1. ổn định tổ chức :

2. KTra bài:

H: Kể lại truyện "Con rồng cháu tiên" và nêu ý nghĩa của truyện.

3/ Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 6 - Tiết 2: Bánh chưng, bánh giầy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 6/9/06 
Ngày giảng: 8- 9/9/06
Tiết 2: bánh chưng, bánh giầy
 (Tự học có hướng dẫn) Truyền thuyết 
 A. Mục tiêu:
- H/s nắm được nội dung ý nghĩa truyền thuyết bánh trưng bánh giầy, chỉ ra và hiểu được những chi tiết kỳ ảo tưởng tượng trong truyện. 
- Rèn kĩ năng đọc, kể văn bản
- Giáo giục h/s lòng tự hào về truyền thống văn hoá của DT
B. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức : 
2. KTra bài:
H: Kể lại truyện "Con rồng cháu tiên" và nêu ý nghĩa của truyện.
3/ Bài mới:
Hệ thống các hoạt động
Nội dung chính
*Hoạt động 1:
H. Tết đến, xuân về bố, mẹ các em chuẩn bị thứ bánh gì để cúng tổ tiên? (Bánh trưng, bánh giầy).
 GV: Sau khi chia tay 50 người con theo mẹ Âu cơ lên núi, con cả lên làm vua gọi là vua Hùng. Sáu đời truyền ngôi theo cách cha truyền con trưởng. Đến đời thứ 7, vua Hùng muốn truyền ngôi cho người con làm vừa ý vua cha. Vậy ai sẽ làm vừa ý vua cha? làm ntn?, ta cùng tìm hiểu bài “ Bánh chưng bánh giầy”.
*Hoạt động 2: Gv hướng dẫn
Đọc chậm rãi thể hiện tình cảm của các nhân vật.
H. Truyện có những nhân vật nào, những sự việc chính nào?
- 4 Sự việc:
+Hùng vương có 20 người con trai về già muốn nhường ngôi cho con.
+ Các ông lang đua nhau làm vừa ý Vua.
+ Vua cha chọn bánh của lang Liêu.
+ Từ đó có tục làm bánh trưng bánh giầy.
- H/s kể theo 4 ý trên.
- H/s thảo luận chú thích: Chú ý các chú thích 1,2,3,4,7,8,9,
9,12,13.
H. Truyện có thể chia làm mấy phần ? ý của từng phần
- GV: Câu chuyện diễn ra ntn? ý nghĩa của chuyện ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài.
- HS theo dõi đoạn đầu.
H. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong h/cảnh nào?
H. ý của vua ra sao?
 H. Để chọn người nối ngôi. Vua Hùng đã chọn hình thức nào? 
H. Tại sao vua Hùng lại chọn hình thức là một câu đố? ( Vì trong truyện cổ dân gian việc giải đố là một loại thử thách khó khăn với các nhân vật ).
H. Em đánh giá gì về cách chọn người nối ngôi của Vua Hùng?
 - GV: TRong lịch sử, vua thường truyền ngôi cho con cả(con rồng cháu tiên). Nhưng trong truyện này Vua Hùng đã phá lệ truyền ngôi.Bởi vậy mới đưa ra cách thức chọn như vậy.
- Giáo viên : Vậy các ông lang đã làm ntn? Ai là người nối ngôi vua...(chuyển ý).
H. Các ông lang có đoán được ý vua không? Vi sao? (không "Vì đây là câu đố khó....).
H. Tất cả các việc làm của ông lang em thấy việc làm nào bình thường nhất và đặc biệt nhất? việc đó của ai? 
( Làm bánh chưng, bánh giầy"Lang Liêu).
H. Vì sao Lang Liêu được thần mách bảo?
(Vì ông là người thiệt thòi nhất, là người chăm chỉ, là người thông minh tháo vát....)
H. Em có nhận xét gì về nhân vậtLang Liêu?
H. Lang Liêu được chọn nối ngôi, Ông đã làm vừa ý vua, nối được trí vua. vậy ý vua Hùng, trí của vua Hùng là gì? 
H. Chí của Vua Hùng có hợp với lời thần báo mộng, với lòng dân không? Chi tiết thần báo mộng có ý nghĩa gì?
(Có- Thần đã tìm đúng người con vua Hùngchăm chỉ lo việc đồng áng để trao gửi ý nguyện .
ý nghĩa: Trọng nghề nông,yêu quý sức lao động của con người....)
H. Như vậy phong tục làm bánh “Bánh chưng, Bánh giầy” Từ đó bao giờ? (thời Hùng vương đời thứ 7 khi Lang Liễu nối ngôi)
H. Từ câu chuyện này em có suy nghĩ gì về mqh giữa thần với người?
(Thần gợi ý, hướng dẫn còn mọi việc đều do con người. Yếu tố thần kì giúp con người phát triển tài năng và trí tuệ, đức độ toả sáng...)
H. Truyện nhằm giải thích vấn đề gi?
H. Truyện còn có ý nghĩa nào khác? 
H. Nội dung chính của truyện?
* Hoạt động 3: (HS đọc ghi nhớ)
 * Hoạt động 4:
- HS đọc bài tập : Thảo luận nhóm ngang.
H. Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào? vì sao? 
I- Đọc và thảo luận chú thích:
1- Đọc và kể: 
2.Tìm hiểu chú thích
(SGK trang 11+12)
II- Bố cục: 3 Phần 
- Phần 1: Từ đầu đến "chứng giám ( ý nguyện của Hùng vương khi về giá)
- Phần 2: Tiếp "Hình tròn: (các ông lang thực hiện ý nguyện của vua)
- Phần 3: Còn lại: (giải thích phong tục làm bánh)
III- Tìm hiểu văn bản:
1/ Hoàn cảnh ý định cách thức của vua Hùng chọn người nối ngôi:
a/ Hoàn cảnh, cách thức chọn người nối ngôi:
+ H/cảnh: Giặc ngoài đã yên, vua đã già, muốn truyền ngôi .
+ Người nối ngôi vua phải nối được chí vua không nhất thiết
 là con trưởng.
+ Hình thức : Là một câu đó đặc biệt.
- Cách chọn người nối ngôi của vua Hùng khác với các đời vua trong lịch sử.
b. Cuộc thi tài giải đố:
+ Các Lang thi nhau làm cỗ thật hậu thật ngon.
+ Lang Liêu là người thiệt thòi nhất.Một đêm chàng được thần mách bảo và đã làm nên hai thứ bánh đem lễ Tiên Vương.
- Lang Liêu là người duy nhất hiểu được ý vua và thực hiện được ý thần, là người tháo vát và rất trí tuệ.
c.ý của vua: 
- Phải hiểu nghề nông trọng nghề nông, phải có trí tuệ hơn người. 
- Trí của vua: Muốn đất nước được thái bình thịnh trị.
2/ ý nghĩa của truyện:
- Truyện giải thích nguồn gốc tục làm bánh trưng, bánh giầy.
- Đề cao lao động đề cao nghề nông. 
IV- Ghi nhớ: SGK tr 12
V- Luyện Tập:
1- Bài tập 1:
- Trao đổi ý kiến về phong tục ngày tết làm bánh Chưng, bánh giầy
2/ Bài tập 2:
- Chọn chi tiết thích nhất và giải thích vì sao thích?
4/ Củng cố:
- GV hệ thống bài:
H. Nêu nội dung chính và nghệ thuật kể chuyện.
5/ HDH:
Học ghi nhớ, ý nghĩa truyện
Kể tóm tắt truyện.
Chuẩn bị bài “Từ và câu từ TV”

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 2 banh trung banh day.doc