Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Tiết 100:

Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Giúp học sinh biết cách làm bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

B/ CHUẨN BỊ:

Thầy: Nghiên cứu soạn bài .

Đọc tư liệu tham khảo.

Máy chiếu, đèn chiếu, camêra.

Trò: Soạn bài theo câu hỏi phần đọc hiểu.

C/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra.

3. Bài mới.

GV: giới thiệu bài .

Ở tiết trước, các em đã hiểu được thế nào là nghị luận về một số SV-HT đời sống. Tạo lập một văn bản Nghị luận về một SV-HT đời sống như thế nào cho thuyết phục. Co trò chúng ta cùng tìm hiểu: “Cách làm bài nghị luận về SV-HT đời sống”.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục - đào tạo Giao Thuỷ
Giáo án: Môn Ngữ văn 9
Tiết 100:
Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
A/ Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh biết cách làm bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
B/ Chuẩn bị:
Thầy: Nghiên cứu soạn bài .
Đọc tư liệu tham khảo.
Máy chiếu, đèn chiếu, camêra.
Trò: Soạn bài theo câu hỏi phần đọc hiểu.
C/ tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới.
GV: giới thiệu bài .
ở tiết trước, các em đã hiểu được thế nào là nghị luận về một số SV-HT đời sống. Tạo lập một văn bản Nghị luận về một SV-HT đời sống như thế nào cho thuyết phục. Co trò chúng ta cùng tìm hiểu: “Cách làm bài nghị luận về SV-HT đời sống”.
I. Đề bài nghị luận về SV-HT đời sống.
? Đọc các đề bài sau và cho biết mỗi đề bài đề cập đến vấn đề gì?
HS: Đề 1 : Gương học sinh nghèo vượt khó
 Đề 2: Hậu quả của chất độc da cam.
Đề 3: Trò chơi điện tử.
Đề 4: Nguyễn Hiền thông minh, ham học.
HS trả lời ị Gv: gạch chân từng vấn đề.
? Nhận xét gì về những SV-HT nêu ra trong các đề trên?
	HS: - Có những SV-HT tốt.
 - Có những SV-HT không tốt.
? Hãy chỉ ra cụ thể?
	HS: Em thấy 4 đề trên có thể chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm 1: đề 1, đề 4: nêu hiện tượng tốt.
+ Nhóm 2: đề 2, đề 3: nêu hiện tượng không tốt.
? Em nào có ý kiến khác?
HS: Theo em, có thể xếp đề 3 vào nhóm nêu hiện tượng tốt. Vì trò chơi điện tử cũng có tác dụng giúp chúng ta thư giãn, rèn tư duy.
GV: Em đã có phát hiện khá thú vị, bản thân trò chơi điện tử có những mặt tốt như giúp chúng ta thư giãn sau những giờ học căng thẳng, giúp rèn trí thông minh, độ nhanh nhạy. Nhưng thực tế cho thấy, trò chơi điện tử có sức lôi cuốn người chơi rất ghê gớm khó cưỡng lại được, nhất là với lứa tuối học trò. Nếu các em không biết làm chủ bản thân, không dừng lại đúng lúc đúng chỗ thì việc ham mê trò chơi điện tử trở thành hiện tượng xấu vì nó ảnh hưởng đến học tập, thậm chí còn dẫn người ta đến chỗ phạm sai lầm.
	Như vậy, khi nhận diện đề văn nghị luận, các em lưu ý đến nội dung đề yâu cầu để xác định đúng hiện tượng mà đề nêu ra.
? Em thấy trong 4đề trên có điểm gì giống và khác nhau?
HS1: Giống: + các đề nêu SV-HT đời sống.
 + Thường có mệnh lệnh: nêu suy nghĩ của mình, nêu nhận xét- suy nghĩ của em, trình bày ý kiến...
HS2: Khác: + Có đề nêu SV-HT tốt cần biểu dương ca ngợi ( Đề 1,4)
+ Có đề nêu SV-HT xấu càn phê phán nhắc nhở (Đề 2,3)
+ Có đề cung cấp sẵn SV-HT dưới dạng một chuyện kể, một mẩu tin.
GV: Ta còn bắt gặp những đề chỉ nêu tên SV-HT mà không có mệnh lệnh. Nhưng ta vẫn hiểu đó là đề bài nghị luận về một SV-HT 
Ví dụ: “Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ”
Qua việc tìm hiểu trên, các em thấy các đề văn đều có nội dung nêu SV-HT đời sống và yêu cầu người viết nêu suy nghĩ, bày tỏ thái độTức là bàn luận về SV-HT được nêu ra: Đó chính là các đề bài nghị luận về một SV-HT đời sống.
? Mời các em theo dõi đề bài sau: “ Nam và Mai rất thân nhau. Trong giờ kiểm tra toán, Nam không làm được bài , Mai đã giúp Nam bằng cách cho Nam chép bài . Hãy trình bày ý kiến của em về hiện tượng đó”.
? Theo em hiện tượng nêu ra trong đề bài trên là tốt hay xấu? Vì sao?
-HS1: Đó là hiện tượng tốt. Vì Mai và Nam rất thân nhau nên Mai muốn giúp Nam để Nam không bị điểm kém.
- HS 2: đó là hiện tượng xấu cần phê phán. Vì Mai đã vi phạm quy định khi làm bài kiểm tra.
? Em nào có ý kiến khác không?
- HS3: Em thấy việc làm của bạn Mai có mặt tốt có mặt xấu.
GV: Với đề văn này đã có những ý kiến khác nhau. Vì sao như thế – Là do hiện tượng nêu ra trong đề bài này không đơn giản. ở đây việc xác định vấn đề đã xuất hiện các góc nhìn khác nhau. Bạn HS1 chie nghĩ đơn giản là do Mai chơI thân với Nam nên Mai giúp Nam là đúng.
Bạn HS 2 nhìn sự việc đúng như bản chất của nó 
Bạn HS 3 dung hoà hai ý kiến
GV : ? Từ ba ý kiến trên, em nào có thể trình bày cách đánh giá của của mình về hiện tượng nêu trên.
HS: Trình bày
GV: Chốt ý: Có thể nói phần lập luận của bạn tương đối chuẩn xác về hiện tượng nêu trên nhất là trong thời điểm hiện nay, chúng ta đang thực hiện cuộc vận động chống tiêu cực trong thi cử thì việc làm của Mai càng không được chấp nhận.
- Các em ạ! SV-HT đời sống không phảI lúc nào cũng phân định rạch ròi giữa cái tốt , cái xấu mà nó biểu hiện dưới nhiều dạng phức tạp. SV-HT được đánh giá là tốt hay xấu, góc nhìn hay thời đại. Có SV-HT ở thời đại này bị coi là xấu nhưng ở thời đại khác lại được đánh giá là tốt. Có SV-HT nhìn nhận ở góc độ này là xấu nhưng ở góc độ khác lại là tốt. Khi bắt gặp những hiện tượng phức tạp các em cần lưu ý có sự phân tích, đấnh giá và nhận định cho chuẩn xác từ đó định hướng làm bài cho tốt.
? Trên cơ sở nhận biết đề bài nghị luận về một SV-HT đời sống mỗi em có thể cho một đề văn?
GV: Gợi ý: Các em có thể suy nghĩ về một số vấn đề sau:
+ Nhà trường với vấn đề an toàn giao thông
+ Nhà trường với vấn đề môI trường 
+ Nhà trường với các tệ nạn xã hội
HS: Trình bày:
HS: Nhận xét
GV: Về nhà tiếp tục ra một số đề bài .
Chuyển ý: để tiến hành làm một bài nghị luận về một SV-HT đời sống chúng ta chuyển sang phần II
II/Cách làm bài về một SV-HT đời sống
? Hãy cho biết bài nghị luận về một SV-HT đời sống. Có yêu cầu như thế nào về nội dung và hình thức
HS 1: + Về nội dung: Nêu SV-HT có hiện tượng
+ Về hình thức: Bố cục mạch lạc
GV: Chúng ta sẽ thực hiện yêu cầu này với đề bài SGK – 23
? HS đọc đề bài : 
? Để tiến hành tạo lập một văn bản cần có những bước nào?
HS: 4 bước: 
+ Tìm hiểu đề và tìm ý
+ Lập dàn bài 
+ Viết bài 
+ Đọc lại bài viết và sửa chữa.
1/ Tìm hiểu đề và tìm ý.
a/ Tìm hiểu đề.
? Cho biết đề văn trên thuộc kiểu loại nào.
HS: Thuộc kiểu loại nghị luận về một SV-HT đời sống.
? SV-HT nêu trong đề là gì?
HS: - Tấm gương người tốt Phạm Văn Nghĩa.
? Đề yêu cầu chúng ta phảI làm gì?
HS: Nêu suy nghĩ về hiện tượng đoá.
GV: Trong phần tìm hiểu đề, các em đã hình dung rõ về SV-HT cần nghị luận là: Phạm Văn Nghĩa là tấm gương cần ca ngợi. Xác định đúng được điều này, là một bước khởi đầu quan trọng giúp các em có định hướng tốt cho bài viết này
b/ Tìm ý
? Theo dõi mẩu tin và cho biết:
?Em có nhận xét gì về những việc làm của Nghĩa?
HS: Bạn rất chăm chỉ, làm việc có ý thức.
? Những việc làm đó chứng tỏ Nghĩa là người như thế nào?
HS: Nghĩa rất thương mẹ, tham gia việc nhà...
? Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
HS: - Giúp mẹ đỡ vất vả...
? Em đánh giá như thế nào về những việc làm của Nghĩa?
HS: Việc làm của Nghĩa tuy bình thường nhỏ bé nhưng có ý nghĩa rất sâu sắc...
? Việc thành đoàn thành phố hồ Chí Minh phát động phong trào học tập Nghĩa có ý nghĩa gì?
HS: Biểu dương bạn Phạm Văn Nghĩa để mọi người học tập...
? Liên hệ với bản thân xem học tập bạn Nghĩa có khó không?
HS :+ Không khó.
 + Nếu mọi học sinh đều làm như bạn Nghĩa thì cuộc sống sẽ tốt đẹp ...
GV chốt ý
2/ Lập dàn bài :
? Cho biết một bài văn thường có bố cục mấy phần
 HS: 3 phần (Mở bài , thân bài , kết luận)
a/ Mở bài :
? ở phần mở bài , các em cần trình bày những ý nào
HS: - Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa.
 - Nêu tóm tắt ý nghĩa tấm gương Phạm Văn Nghĩa.
GV chốt: Phần mở bài của bài văn ngị luận về một SV-HT đời sống thường giới thiệu hiện tượng (Cụ thể ở đây là giới thiệu về Phạm Văn Nghĩa) và nêu tóm tắt ý nghĩa tấm gương đó. Lưu ý, trong khi giới thiệu hiện tượng có thể giới thiệu một cách trực tiếp hoặc giới thiệu gián tiếp tuỳ thuộc vào mỗi đề bài cụ thể và sự lựa chọn của người viết.
b/ Thân bài :
? Phần thân bài trình bày những luận điểm nào:
HS: - 3 luận điểm:
+ Luận điểm 1:
+nLuận điểm 2:
+ Luận điểm 3:
? Bây giờ các em hãy sắp xếp các ý đã tìm được ở phần tìm ý để hoàn thành luận điểm
- HS sắp xếp các ý vào từng luận điểm.
GV nhận xét:
Mở rộng: ở phần thân bài , với đề văn trên, hiện tượng nêu ra là ca ngợi nên các em tìm được ý cho các luận điểm là dễ dàng. Nhưng thực tế cho thấy với những đề nêu SV-HT phức tap hơn (chứa đựng mặt đúng, mặt sai) đòi hỏi phảI có lập luận sắc sảo, bài viết phải biết sắp xếp các luận điểm, luận cứ và hệ thống dẫn chứng phù hợp nhằm thuyết phục người đọc người nghe. Phân tích rõ mặt đúng mặt sai để hướng người ta đến cái tốt, hạn chế cái xấu. Có như vậy bài viết của các em mới đạt yêu cầu.
c/ Kết bài : 
? Phần kết bài phải đảm bảo những ý nào?
HS: 2 ý sau:
+ Khái quát ý nghĩa tấm gương Phạm Văn Nghĩa.
+ Rút ra bài học cho bản thân.
? Trên cơ sở lập dàn ý cho đề văn trên đây. Em hãy cho biết dàn bài chung của bài văn nghị luận về một SV-HT đời sống gồm mấy phần?
HS: 3 phần
+ Mở bài : (Nhiệm vụ)
+ Thân bài (Nhiệm vụ)
+ Kết bài (Nhiệm vụ)
HS đọc lại
? Từ dàn bài trên đây các em hãy triển khai viết bài. 
3/ Viết bài :
GV: Gợi ý cách viết: (về nội dung, về hình thức)
- Chia lớp thành hai nhóm – thảo luận.
GV giao nhiệm vụ: Cả lớp hãy triển khai luận điểm 1 thành một đoạn văn
+ Phát phiếu học tập.
+ HS thảo luận (4 phút) 
GV: Thu phiếu học tập – Quét camera – Gọi HS nhận xét , sửa chữa.
? Theo em bài làm của hai bạn đã dựa trên góc độ nào.
- HS: Trả lời....
- GV: Khái quát.
4/ Đọc lại bài viết và sửa chữa.
GV: Đây là một khâu quan trọng trong quá trình tạo lập văn bản nhất là nghị luận về một SV-HT đời sống. Khi đã làm xong bài , lưu ý phải đọc kĩ bài một lần và phát hiện lỗi để sửa chữa. Đối với các loại lỗi: Lỗi chính tả, lỗi dùng từ các em có thể sửa ngay trên bài làm của mình ở tại lớp.
Đối với các loại lỗi: Về bố cục sự liên kết mạch lạc giữa các câu trong đoạn, giữa các phần trong bài thì về nhà có thời gian các em sẽ lại bài – Rút kinh nghiệm cho bài viết sau đạt hiệu quả cao hơn.
? Từ việc tìm hiểu trên đây, em rút ra ghi nhớ gì về cách làm nghị luận về một SV-HT đời sống.
? – HS đọc lại:
III/ Luyện tập:
Bài tập1 (SGK)
? Đọc và nêu yêu cầu của đề bài :
HS: Nêu yêu cầu.
GV: Với bài tập này trên lớp chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu đề và tìm ý. Trên cơ sở đó về nhà các em sẽ lập dàn bài chi tiết.
? Đề văn trên thuộc loại kiểu nào.
HS: Nghị luận về một SV-HT đời sống.
 ? SV-HT nêu ra trong đề là gì?
HS: Tấm gương Nguyễn Hiền
? Căn cứ vào truyện, các em tìm những ý nào phục vụ cho bài viết về tấm gương Nguyễn Hiền?
HS: 
+ Phân tích về hoàn cảnh sống của Nguyễn Hiền.
+ Đánh giá tinh thần học tập của Nguyễn Hiền.
+ Đánh giá biểu hiện ý thức tự trọng của Nguyễn Hiền.
+ Đánh giá kết qủa sự thành đạt của Nguyễn Hiền.
GV: Dựa vào các bước trong phần lập dàn bài . Về nhà các em sắp xếp ý cho phù hợp để có một dàn bài hoàn chỉnh.
 2. Bài tập 2.
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
* GV đưa ra một đoạn văn có kết hợp các phương thức biểu đạt làm nổi bật phương thức nghị luận.
 - HS trả lời 3 câu hỏi.
GV: Nhận xét
GV: Mở rộng
D/Củng cố – dặn dò: 
GV khái quát lại toàn bài
HS học thuộc ghi nhớ và lập dàn bài cho bài tập số 1 – SGK. 
Đọc trước bài: “Chương trình địa phương” 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem ngu van 9 thang 22012.doc