Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Chủ điểm 2: Từ tiết 11- 20: Ôn tập ngữ pháp

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Chủ điểm 2: Từ tiết 11- 20: Ôn tập ngữ pháp

 * LÝ THUYẾT:

I. Thành phần câu (Gồm có thành phần chính và thành phần phụ)

 1. Thành phần chính: Là những TP bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn.

* Thành phần chính gồm CN và VN.

+ CN: Là TP câu nêu tên người, sự vật, sự việc, hiện tượng (Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? )

+ VN: Là TP câu nêu lên đặc điểm, trạng thái, hành động, t/c của người, sự vật, sự việc, hiện tượng nêu lên ở CN (Vị ngữ trả lời cho câu hỏi Như thế nào? Làm sao? Làm gì? )

 2. Thành phần phụ:

* Trạng ngữ: Đứng ở đầu, giữa, cuối câu hoặc giữa CN, VN để nêu lên hoàn cảnh, TG, địa điểm, cách thức của sự vật được nói đến trong câu.

* Định ngữ:

* Bổ ngữ:

II. Các kiểu câu xét theo cấu tạo:

 1. Câu đơn: Gồm 2 loại là câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt.

 a. Câu đơn bình thường: là câu có cấu tạo NP gồm 2 TP chính là CN và VN (Chỉ có 1 cụm C – V làm nòng cốt câu)

VD: + Mưa/ tạnh. Mây/ tan. Bầu trời/ quang đãng.

 + Chúng tôi/ đang học bài.

 + Trên dòng sông êm đềm, con thuyền/ đang từ từ trôi.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 945Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Chủ điểm 2: Từ tiết 11- 20: Ôn tập ngữ pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn:
 Giảng:
 Chủ điểm 2: Từ tiết 11- 20. 
 ôn tập ngữ pháp
 * Lý thuyết: 
I. Thành phần câu (Gồm có thành phần chính và thành phần phụ)
 1. Thành phần chính: Là những TP bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn.
* Thành phần chính gồm CN và VN.
+ CN: Là TP câu nêu tên người, sự vật, sự việc, hiện tượng (Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? )
+ VN: Là TP câu nêu lên đặc điểm, trạng thái, hành động, t/c của người, sự vật, sự việc, hiện tượng nêu lên ở CN (Vị ngữ trả lời cho câu hỏi Như thế nào? Làm sao? Làm gì? )
 2. Thành phần phụ:
* Trạng ngữ: Đứng ở đầu, giữa, cuối câu hoặc giữa CN, VN để nêu lên hoàn cảnh, TG, địa điểm, cách thứccủa sự vật được nói đến trong câu.
* Định ngữ:
* Bổ ngữ: 
II. Các kiểu câu xét theo cấu tạo: 
 1. Câu đơn: Gồm 2 loại là câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt.
 a. Câu đơn bình thường: là câu có cấu tạo NP gồm 2 TP chính là CN và VN (Chỉ có 1 cụm C – V làm nòng cốt câu)
VD: + Mưa/ tạnh. Mây/ tan. Bầu trời/ quang đãng.
 + Chúng tôi/ đang học bài.
 + Trên dòng sông êm đềm, con thuyền/ đang từ từ trôi.
 b.Câu đơn đặc biệt: là câu có một trung tâm cú pháp chính không phân định được CN, VN.
VD: + Mưa. Mưa rồi.
 + Năm phút.Mười phút.
 + Một đêm mùa xuân.
* Lưu ý: Câu đơn đặc biệt thường được dùng để giới thiệu vật, hiện tượng; Ghi nhận sự tồn tại, sự xuất hiện hoặc tiêu biến của vật, việc, hiện tượng.
 c. Câu tỉnh lược: Là câu mà một bộ phận nào đó trong câu (CN hoặc VN) đáng lẽ ra phải có mặt thì lại không được nhắc đến khi không cần thiết và hoàn cảnh câu sử dụng cho phép.
VD: + Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Tỉnh lược TP Vị ngữ)
 + Anh cứ đi. Đi mãi. (Tỉnh lược TP chủ ngữ)
* Lưu ý: Câu tỉnh lược có thể khôi phục thành phần CN, VN)
 2. Câu phức (Câu đơn mở rộng thành phần): Là câu có từ 2 kết cấu C-V trở lên làm nòng cốt câu.
 a. Câu phức thành phần CN: Là câu phức có CN được cấu tạo từ một kết cấu 
C-V (Hoặc dạng câu)
VD: + Gió / thổi / làm bật tung cánh cửa.
 C V 
 C V
 + Mưa to / khiến con đường ngập nước.
 C V 
 C V
 b. Câu phức thành phần VN: Là câu phức có VN được cấu tạo từ một kết cấu 
C-V (Hoặc dạng câu).
VD: + Chiếc xe này / lốp/ đã bị hỏng rồi.
 C C V
 V
 + Học sinh / đang chăm chú nghe cô giáo / giảng bài.
 C C V 
 V
 3. Câu ghép: 
 a. Khái niệm: Là câu có từ 2 kết cấu C-V trở lên. Mỗi kết cấu C-V làm thành một vế câu, đứng độc lập có quan hệ ngang hàng, không bị bao chứa nhau.
VD: + Một người // tới, rồi tất cả mọi người // cùng tới.
 + Trời // xanh, mây // trắng, chim // nhởn nhơ bay.
 + Đèn // nhà ai, nhà ấy // rạng.
 b. Các mối quan hệ ý nghĩa trong câu ghép (8 quan hệ ý nghĩa)
+ Quan hệ tương phản, đối lập (nhưng, nhưng mà... )
+ Quan hệ bổ sung ( và, vả lại, với ...)
+ Quan hệ nguyên nhân – kết quả ( Vì...nên; Vì thế...cho nên; Bởi vì, bởi vậy ... cho nên...)
+ Quan hệ mục đích ( Để, cho..)
+ Quan hệ điều kiện, giả thiết ( Nếu...thì; Giá mà... thì; Giá như ... thì...)
+ Quan hệ nhượng bộ ( Mặc dù; Tuy...)
+ Quan hệ tiếp diễn, đồng thời ( cùng, cũng, rồi thì...)
+ Quan hệ tăng tiến ( càng; hơn thế nữa; Lại còn ...)
 c. Cách nối các vế trong câu ghép:
- Nối bằng các quan hệ từ: Và, tuy, nhưng, bởi, nếu.. thì
- Nối bằng các dấu câu: Dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang...
III. Các kiểu câu xét theo mục đích nói: Gồm 4 kiểu câu
 1. Câu trần thuật: Dùng để kể, tả. Kết thúc câu thường có dấu chấm (.)
 2. Câu nghi vấn: Dùng với mục đích để hỏi, nêu lên điều chưa rõ chưa biết cần được giải đáp. Kết thúc câu thường có dấu chấm hỏi (?)
 3. Câu cầu khiến: Dùng với mục đích để nêu yêu cầu, đề nghị hoặc ra lệnh. Kết thúc câu thường có dấu chấm than (!)
* Lưu ý: Khi nói, khi đọc câu cầu khiến thường có ngữ điệu cao hơn ở cuối câu.
 4. Câu cảm thán: Dùng với mục đích để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Kết thúc câu thường có dấu chấm than (!)
IV. Các thành phần biệt lập: Là những thành phần tách rời khỏi nghĩa sự việc của câu.
 1. Thành phần tình thái: Thành phần tình thái được dùng để thể hiện thái độ, cách đánh giá nhìn nhận của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu ( Hình, hình như, dường, dường như, có lẽ, có thể, chắc, chắc chắn, chắc hẳn, phải chăng ...)
 2. Thành phần cảm thán: Được dùng để bộc lộ hiện tượng tình cảm, tâm lí của người nói như buồn, vui, mừng, giận.( A, ối, ái, chao, chao ôi, trời, trời ơi...) 
 3. Thành phần gọi đáp: Được dùng để tạo lập và duy trì quan hệ giao tiếp ( Này, à, ơi, ạ)
 4. Thành phần phụ chú: 
 a. Thường được dùng trong những trường hợp sau đây:
 + Nêu điều bổ sung thêm hoặc nêu lên một số quan hệ phụ thêm ( nguyên nhân, điều kiện, mục đích, sự tương phản, thời gian...)
VD: Hãy bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng.
 + Nêu thái độ của người nói. 
 + Nêu xuất xứ của lời nói, ý kiến. 
 b. Cách sử dụng dấu câu ở thành phần phụ chú:
- Thành phần phụ chú đặt sau dấu gạch ngang và trước dấu phẩy.
- Thành phần phụ chú đặt giữa 2 dấu gạch ngang.
- Thành phần phụ chú đặt giữa 2 dấu phẩy.
- Thành phần phụ chú đặt trong dấu ngoặc đơn. 
- Thành phần phụ chú đặt sau dấu phẩy và trước dấu chấm.
 5. Khởi ngữ: Là thành phần câu đứng trước CN ( Hoặc đứng sau CN và trước VN) nêu lên đề tài liên quan tới việc được nói đến trong câu.
 a. Khởi ngữ đứng trước CN:
+ Ba bông hoa này, em vừa hái ở vườn về.
+ Đối với những bài thơ hay, ta nên chép vào sổ tay và học thuộc.
+ Mặt trời của bắp thì ( nó) nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
 V. Liên kết câu và liên kết đoạn văn: 
 1. Khái niệm: Là sự gắn bó mật thiết và gắn bó khăng khít có mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu và đoạn văn trong văn bản.
 a. Về ND: Các câu trong đoạn văn đều phải tập trung hướng vào chủ đề của đoạn văn và văn bản.
 b. Về hình thức: Các câu, các đoạn văn liên kết bằng các phương tiện liên kết, các phép liên kết. 
 2. Các phép liên kết:
 a. Phép lặp từ ngữ ( Lặp các từ, cụm từ chủ đề )
 b. Liên kết bằng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa
 c. Liên kết bằng từ trái nghĩa.
 d. Phép thế :
+ Thế bằng đại từ : Đây, đó, nọ , kia, ấy, thế, vậy... Nó, hắn, họ...
+ Thay thế để liên kết bằng tổ hợp “Danh từ + chỉ từ” (Cái này, việc ấy, việc đó, điều này, điều đó...)
 e. Phép nối:
+ Nối bằng các quan hệ từ (Tuy, nhưng, vì, bởi, nên, do, và, rồi, mà, còn, nên, nếu, tuy, để...)
+ Nối bằng các quan hệ từ + đại từ (Vì vậy, nếu thế, tuy thế... thế thì, vậy thì, vậy nên...)
+ Nối bằng những tổ hợp kiểu quán ngữ ( Nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, hơn thế nữa, vả lại...)
VI. Nghĩa tường minh và hàm ý:
 1. Nghĩa tường minh: Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ có liên quan.
VD: Bây giờ là mấy giờ nhỉ? ( Hỏi vì cần biết thông tin chính xác về thời gian )
 2. Hàm ý: Là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ có liên quan nhưng được hiểu suy ra từ những từ ngữ ấy.
VD: Bây giờ là mấy giờ nhỉ? ( Hỏi trong tình huống đã vào giờ học song học sinh còn mất trật tự, chưa tập trung ) => Hàm ý : Nhắc nhở, yêu cầu học sinh trật tự.
* Luyện tập ngữ pháp:
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp và chỉ ra các câu sau thuộc kiểu câu nào? 
 a. Quê hương trong xa cách / là cả một dòng cảm xúc / dạt dào, lấp lánh suốt 
 C C V
đời thơ Tế Hanh. (Hoài Thanh)
=> Câu đơn mở rộng TP (Câu phức TP vị ngữ)
 b. (1) Vì mây / cho núi / liền trời
 C C V
 V
 => Câu phức TP vị ngữ.
 (2) Vì cơn gió / thổi, // hoa / cười với trăng. (Ca dao)
 C V C V
 => Câu ghép chính phụ ( Nêu nguyên nhân – Kết quả)
 c. Chúng ta / thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định 
 C V
không chịu làm nô lệ. (Hồ Chí Minh)
 => Câu đơn có nhiều vị ngữ.
 d. Khi rừng cây im lặng, một tiếng lá rơi / cũng có thể khiến người ta / giật 
 TN C C V
 V
mình. (Đoàn Giỏi) 
 => Câu phức TP trạng ngữ và VN. 
2. * Thế nào là câu ghép?
 => Câu ghép là câu có từ 2 cụm CV trở lên. Mỗi cụm CV tạo thành một vế của câu ghép và đứng độc lập, có quan hệ ngang hàng, không bao chứa nhau.
 * Nêu những quan hệ thường gặp giữa hai vế của câu ghép?
 => + Quan hệ tương phản, đối lập
 + Quan hệ nguyên nhân – kết quả
 + Quan hệ bổ sung 
 + Quan hệ mục đích
 + Quan hệ điều kiện – giả thiết
 + Quan hệ nhượng bộ
 + Quan hệ tiếp diễn , đồng thời
 + Quan hệ tăng tiến.
 * Xác định kiểu quan hệ của câu ghép sau:
“Anh/ gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh/ muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”. (Tiếng nói của văn nghệ – NĐ Thi)
 => Quan hệ bổ sung.
3. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ( Bài tập 3/42)
“ ...(1) Nhưng sao lại nảy sinh ra cái tin như vậy được?(2) Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. (3) Không có lửa làm sao có khói?(4) Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì?(5) Chao ôi!(6) Cực nhục chưa, cả làng Việt Gian!(7) Rồi đây biêt làm ăn, buôn bán ra làm sao?(8) Ai người ta chứa?(9) Ai người ta buôn bán mấy? (10) Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...(11) Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...”.
a. Xác định các kiểu câu theo mục đích nói trong đoạn trích?
=> + Câu nghi vấn: 1,3,4,7,8,9,11.
 + Câu cảm thán: 5,6.
 + Câu trần thuật: 2,10.
b. Trong đoạn trích, những câu nghi vấn nào được dùng để hỏi? Những câu nghi vấn nào được dùng với mục đích không phải để hỏi?
=> + Câu nghi vấn dùng để hỏi: 1,11.
 + Câu nghi vấn còn lại dùng với mục đích khảng định và bộc lộ cảm xúc.
c. Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn có tác dụng gì trong việc diễn tả những suy nghĩ của ông Hai?
=> Thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt, dằn vặt, đau khổ không nguôi của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
4. Hãy xác định kiểu cấu tạo của các câu sau đây:( Bài tập số 4/42)
a. Lịch sử / thường sẵn những trang đau thương, mà hiếm những trang vui vẻ: Bậc anh hùng / hay gặp bước gian nguy, kẻ trung nghĩa / thường lâm cảnh khốn đốn”. (Sức sống của dân VN trong ca dao và cổ tích – NĐ Thi)
=> Câu ghép có quan hệ giải thích (3 vế)
b. Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời thu / đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông / như rộng thêm ra”. (Bến quê – NM Châu).
=> Câu ghép có thành phần trạng ngữ ( Quan hệ nối tiếp đồng thời)
c. Đọc sách / là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, 
 C1 V1
là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, 
là một mình /hưởng thụ các kiến thức lời dạy mà biết bao người trong quá khứ 
 C2 Bổ ngữ1 Bổ ngữ2 C3 
đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. 
 V3
 (Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm)
=> Câu đơn mở rộng TP ( Gồm 3 VN – Mở rộng VN3 )
5. Phần chữ in đậm giữ vai trò gì trong c ... âu 2, 3: Phép liên tưởng, hình dung ( Kẻ qua đường)
 Câu 3, 4: Phép nối ( Nối bằng quan hệ từ “nhưng”)
 Câu 4, 5: Phép nối. (Nối bằng quan hệ từ “ chính ví như vậy”)
 Câu 5, 6: Phép lặp từ (Lặp từ “nước” ) 
 Câu 6, 7: Phép liên kết bằng các từ gần nghĩa ( Trường từ vựng nước).
 Câu 7, 8: Phép lặp từ (Lặp từ “múc, giếng” ) 
7. Hãy sắp xếp các câu sau theo một trình tự hợp lí thành một đoạn văn. Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy? ( Bài tập số 9/45)
(1) Nhưng tại sao dân gian chỉ toàn sáng tạo ra truyện tiếu lâm để gây cười mà không tạo ra truyện tiếu lâm để gây khóc.
(2) Kể cũng lạ, con người từ khi sinh ra, chào đời bằng tiếng khóc chứ không phải tiếng cười.
(3) Vậy thì xem ra tiếng khóc không phải ít cung bậc và càng không ít ý nghĩa so với tiếng cười.
(4) Rồi từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi trần gian còn có bao nhiêu điều cần khóc, phải khóc.
(5) Khóc vì đau khổ, oan ức, buồn tủi, giận hờn, thương cảm, trái ngang và lại cả vì vui sướng, sung sướng, hạnh phúc.
=> Sắp xếp lại: 2,4,5,3,1. Vì theo mạch liên kết về ND của văn bản.
8. Phân tích cấu trúc NP và chỉ ra các câu sau thuộc loại câu nào? (Bài tập số 10/45)
a. Từ trong sương mù, hiện ra một chiếc thuyền. (Nguyễn Minh Châu)
=> Câu đơn đặc biệt có TP trạng ngữ.
b. Chúng ta / thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. (HCM)
=> Câu đơn bình thường.
c. Khi rừng cây im lặng, một tiếng lá rơi / cũng có thể khiến người ta giật mình. (Đoàn Giỏi)
=> Câu đơn mở rộng thành phần VN.
9. Hãy chuyển lời đối thoại giữa nhân vật ông giáo và lão Hạc thành lời kể gián tiếp ( Bài tập số 11/45)
“Tôi an ủi lão:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Lão chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút.... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...
Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:
- Kiếp ai cũng thế thôi cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”. (Lão Hạc – Nam Cao).
=> Tôi an ủi lão rằng cụ cứ tưởng thế chứ nó không hiểu gì đâu. Người ta ai nuôi chó mà chả để bán và giết thịt. ..
10. Cho đoạn văn sau:( Bài tập số 12/46)
 “Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “ Gió thanh hây hẩy gác vàng như 1 ông tiên ở trong toà ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước từ xưa chưa có bao giờ...”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên, Nguyễn Trãi là người chân đạp đất VN, đầu đội trời VN, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tuỵ cho 1 lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là 1 bài ca yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa “mối hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi. (Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc – Phạm Văn Đồng). 
a. Theo em, luận điểm nào sau đây phù hợp với ND của đoạn văn trên: 
- “Nguyễn Trãi là vị anh hùng DT”.
- “Nguyễn Trãi là tấm gương đạo đức sáng ngời của lòng yêu nước”.
- “Nguyễn Trãi như một ông tiên trong toà ngọc”.
=> “Nguyễn Trãi là tấm gương đạo đức sáng ngời của lòng yêu nước”.
b. Hãy giải thích sự lựa chọn của em?
=> Vì luận điểm này mang chủ đề cho toàn bộ ND đoạn văn.
11. Hãy xác định kiểu diễn đạt được sử dụng trong đoạn văn sau:( Bài tập số 13/46)
a. Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình, không âm thanh như “ mảnh hồn làng” trên “ cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những t/c ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tầu trĩu nặng, những vui buồn sầu tủi của một con đường. (Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh)
=> Đoạn văn được diễn đạt theo cách diễn dịch (Câu 1 – Mở đoạn): Mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn văn.
b. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa nhỏ bé, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất. Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng ta cái sự sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt. (Tiếng mưa – Nguyễn Thị Thu Trang)
=> Đoạn văn được diễn đạt theo cách qui nạp vì 2 câu cuối mang tư cách là một kết luận. Các câu trên đã giới thiệu và giải thích rõ về sự sống mãnh liệt của mùa xuân đó như thế nào.
c. Tác giả Mô pát xăng đã miêu tả chân thực, hợp lí những biến đổi trong tâm hồn Xi mông – Một em bé ngây thơ, hồn nhiên. Bị các bạn chế giễu vì không có bố, em ra bờ sông trong tâm trạng đau khổ đến mức muốn chết nhưng thấy cảnh trời ấm áp, mặt nước lấp lánh em quê bẵng ý định đó. Xi mông còn bắt một con nhái nhỏ để chơi đùa và có lúc em bật cười. Hình ảnh con nhái giống một thứ đồ chơi bằng gỗ ở nhà lại gợi cho Xi mông nhớ đến nhà, nhớ đến mẹ và nỗi buồn khổ của mình. Em lại nức nở khóc. (Bài làm của học sinh)
=> Đoạn văn được diễn đạt theo cách diễn dịch (Câu 1 – Mở đoạn): Mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn văn.
12. Đọc truyện cười sau và thực hiện các y/c sau ( Bài tập số 14/47)
“ Một ông đồ ngồi cặm cụi viết. Bà vợ đến bên cạnh bảo:
- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?
Thầy đồ lấy làm đắc chí cho là vợ khen tài văn chương của mình, ý văn dồi dào giấy khổ nhỏ không đủ chép. Nhưng thầy cũng hỏi lại:
- Bà nói vậy là thế nào?
Bà vợ thong thả nói:
- Ông chả biết tính toán gì cả, khổ giấy to bỏ đi còn gói hàng, chứ khổ giấy nhỏ thì làm gì được.
a. Câu nói đầu của bà đồ có hình thức câu hỏi, song thực chất muốn nói gì? (Ngăn cản, khuyên can, đề nghị, khen). ẩn sau câu nói ấy là lời đánh giá thế nào về văn chương của ông chồng?
=> Thực chất là một lời khuyên. ẩn sau những lời nói ấy là một hàm ý bà đồ ngầm đánh giá văn của ông đồ không hay, viết rồi phải bỏ đi.
b. Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như vậy?
=> Vì bà lịch sự, tế nhị và tỏ thái độ tôn trọng chồng nên nói khéo như vậy để khỏi mất lòng ông đồ.
13. Nêu hàm ý của câu văn in đậm:( Bài tập số 15/48)
“Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu”. (Lão Hạc – Nam Cao)
=> Đây là suy nghĩ của nhân vật ông giáo về vợ mình: Một người phải sống trong cảnh thiếu thốn, đau khổ, bất hạnh... thường quẩn quanh với những nỗi khổ, nỗi lo lắng của mình nên khó có thể nghĩ cho người khác được.
14. So sánh sự việc xảy ra:( Bài tập số 16/48)
 “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, 
 Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
 Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
 Với lời người bà dặn cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt:
“ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”.
Ta thấy có 1 p/c hội thoại đã bị vi phạm. Đó là p/c hội thoại nào? Lí giải ý nghĩa sự không tuân thủ p/c đó?
=> Vi phạm p/c về chất...
15. Xác định p/c hội thoại liên quan đến các ví dụ sau ( Bài tập số 17/48)
a. Hứa hươu hứa vượn => P/c về chất.
b. Ông nói gà, bà nói vịt => P/c quan hệ
c. Dây cà ra dây muống => P/c cách thức
d. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang – Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
=> P/c lịch sự.
16. Điền các phương tiện liên kết phù hợp vào chỗ trống trong các đoạn văn sau và cho biết các phương tiện liên kết đó thuộc phép liên kết nào?
a. Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp...(Từ xưa cho đến nay) các bậc thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi đắp nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”. (Thân Nhân Trung)
b. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.........(Đó là) truyền thống quý báu của ta. (HCM)
17. Câu nào trong đoạn trích sau chứa hàm ý? Dựa vào ngữ cảnh, xác định ND của từng hàm ý?
a. Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng. (Con cò - Chế Lan Viên)
=> Câu “ Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng” chứa hàm ý: Mẹ luôn ở bên con, sẵn sàng che chở, vỗ về suốt cuộc đời con.
b. “Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi cố ý ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. (Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng)
=> Câu “Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ” là câu có hàm ý: Cố tình mỉa mai, châm chọc, cứa vào vết thương rỉ máu trong lòng Hồng.
18. Đọc các câu văn sau đây: Chỉ ra các lỗi trong các câu văn trên. Bằng cách thay đổi, thêm bớt một số từ ngữ, chữa các câu văn cho đúng mà không làm biến đổi nghĩa của câu.( Bài tập số 19/48- 49)
a. Qua việc xây dựng tình huống, khắc hoạ nv và thể hiên tâm trạng cùng với việc sử dụng h/a giàu ý nghĩa biểu tượng, gợi nên những liên tưởng sâu sắc cho người đọc trong tác phẩm “Bến quê” của NM Châu.
=> Mắc lỗi thiếu CN, VN (Câu này toàn trạng ngữ)
Sửa lại: Với (Bằng) việc xây dựng tình huống, khắc hoạ nv và thể hiện tâm trạng kết hợp việc sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu đã gợi nên những liên tưởng sâu sắc cho người đọc. 
b. Kho tàng VHDG Việt Nam với rất nhiều tác phẩm: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ, vè.....
=> Mắc lỗi thiếu VN.
Sửa lại: Kho tàng VHDG Việt Nam / rất phong phú, đa dạng với nhiều thể loại như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ, vè.....
 c. Lời nhắn nhủ của người cha: hãy vững bước vào đời, kế thừa và phát huy những vẻ đẹp truyền thống của quê hương, dân tộc.
=> Mắc lỗi thiếu CN.
Sửa lại: Bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương / đã thể hiện lời nhắn nhủ
của người cha: Hãy vững bước vào đời, kế thừa và phát huy những vẻ đẹp truyền thống của quê hương, dân tộc.
d. Sau khi tôi thi đỗ vào trường THPT Lê Quý Đôn (Ngôi trường mà tôi vẫn mong ước).
=> Mắc lỗi thiếu CN, VN ( Câu này mới có trạng ngữ và thành phần phụ chú)
Sửa lại: Sau khi tôi thi đỗ vào trường THPT Lê Quý Đôn (Ngôi trường mà tôi vẫn mong ước), tôi / tự hứa với bản thân mình sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ và thầy cô. (Hoặc để xứng đáng với truyền thống của cha ông). 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an on ngu pha vao lop 10.doc