Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Mùa xuân nho nhỏ

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Mùa xuân nho nhỏ

1) Mạch cản xúc – Bố cục bài thơ:

 Bài thơ bắt đầu từ những cảm xúc trực tiếp, hồn nhiên trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân. Từ mùa xuân của thiên nhiên, cảm xúc mở rộng ra hình ảnh mùa xuân của đất nước, của cách mạng và cuối cùng là mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân của quê hương, ước nguyện của tác giả là được nhập vào bản hòa ca cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình.

 Từ mạch cảm xúc trên bài thơ có bố cục bốn đoạn:

 Khổ thơ 1: Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời.

 Khổ thơ 2, 3: Hình ảnh mùa xuân đất nước.

 Khổ thơ 4, 5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ.

 Khổ thơ 6: Ca ngợi quê hương.

2) Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:

 Không gian mùa xuân trước hết gợi ra từ một dong sông xanh, một bông hoa tím biếc. Nhà thơ cảm nhận mùa xuân:

 Ở vẻ đẹp:

Một bông hoa tím biếc.

 Ở sức sống:

Mọc giữa dòng sông xanh.

 Ở niềm vui:

Hót chi mà vang trời.

Những câu thơ nhỏ nhẹ, giản dị với tính từ chỉ màu sắc xanh, tím biếc hài hòa, phát họa nét đang yêu của quê hương.

 Cảm xúc của nhà thơ thể hiện trong lời reo vui:

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Mùa xuân nho nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÙA XUÂN NHO NHỎ
(Thanh Hải)
Mạch cản xúc – Bố cục bài thơ:
Bài thơ bắt đầu từ những cảm xúc trực tiếp, hồn nhiên trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân. Từ mùa xuân của thiên nhiên, cảm xúc mở rộng ra hình ảnh mùa xuân của đất nước, của cách mạng và cuối cùng là mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân của quê hương, ước nguyện của tác giả là được nhập vào bản hòa ca cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình.
Từ mạch cảm xúc trên bài thơ có bố cục bốn đoạn:
Khổ thơ 1: Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời.
Khổ thơ 2, 3: Hình ảnh mùa xuân đất nước.
Khổ thơ 4, 5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ.
Khổ thơ 6: Ca ngợi quê hương.
Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:
Không gian mùa xuân trước hết gợi ra từ một dong sông xanh, một bông hoa tím biếc. Nhà thơ cảm nhận mùa xuân: 
Ở vẻ đẹp:
Một bông hoa tím biếc.
Ở sức sống:
Mọc giữa dòng sông xanh.
Ở niềm vui:
Hót chi mà vang trời.
Những câu thơ nhỏ nhẹ, giản dị với tính từ chỉ màu sắc xanh, tím biếc hài hòa, phát họa nét đang yêu của quê hương.
Cảm xúc của nhà thơ thể hiện trong lời reo vui:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
Thán từ ơi, dấu chấn cảm và âm thanh của chim chiền chiện hót vang trời đã tô điểm thêm sức sống tươi vui của mùa xuân. Tiếng chim báo hiệu mùa xuân về, lòng người thêm náo nức và mùa xuân thêm sắc thái đậm đà.
Thiên nhiên mùa xuân với hình ảnh thật kỳ diệu:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Hình thức chuyển dổi cảm hứng mang tính chủ quan của nhà thơ: âm thanh vốn chỉ nghe (tiếng chim) được chuyển đổi thành cái có thể thấy (giọt long lanh dưới ánh nằng xuân) và cò thể tiếp xúc được (đưa tay tôi hứng). Nhà thơ như muốn nâng niu trân trọng từng giọt long lanh đó với một tâm trạng say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp và sức sống của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân.
Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, nhà thơ cảm nhận về mùa xuân của đất nước với những hình ảnh:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Nhà thơ đón nhận mùa xuân với những ý nghĩ sâu lắng. Trong cảm quan của nhà thơ, những cành lá ngụy trang gài trên lưng những người cầm súng chính là lộc của mùa xuân: đi bảo vệ tổ quốc, người chiến sĩ như mang cả mùa xuân cho đất nước. Những nương mạ xanh non của người ra đồng cũng chính là lộc của mùa xuân, lộc trải dài nương mạ: họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
Sức sống của mùa xuân đất nước còn được cảm nhận trong nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao. Chính đất nước này suốt bốn ngàn năm trài qua bao vất vả và gian lao nhưng vẫn chói ngời bằng một hình ảnh so sánh đẹp:
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Ước nguyện làm một “mùa xuân nho nhỏ”:
Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên và đất nước, nhà thơ bày tỏ ước nguyện chân thành: mỗi bông hoa, mỗi tiếng chim, đều góp phần làm nên vẻ đẹp của mùa xuân:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị và đẹp, nhắc lại hình ảnh thơ trong đoạn đầu: một bông hoa, hót chi mà vang trời. Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo sự dối ứng chặt chẽ. Những hình ảnh này chọn lọc này trở lại đã mang một ý nghĩa mới: ước nguyện được sống có ích, cống hiến cho đời là lẽ đương nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa tỏa hương sắc cho đời, như lời thơ Tố Hữu:
Nếu là con chim, chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
(Một khúc ca)
Cùng với cành hoa, con chim là nốt nhạc trầm xao xuyến. Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, phần tinh túy của mình dù nhỏ bé, để góp vào cuộc đời chung. Nhưng hiến dâng, hòa nhập mà vẫn không làm mất đi nét riêng của mỗi người: trong bản hòa ca của dân tộc, nốt trầm này là nốt đàn xao xuyến.
Thanh Hải đã đề cập đến vấn đề lớn – ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mố quan hệ cộng đồng – một cách thiết tha, nhỏ nhẹ, khiêm tốn như điều tâm niệm đơn sơ nhưng chứa đựng nhiều xúc cảm.
Ước nguyện làm một “mùa xuân nho nhò” còn thể hiện một nét khác trong khổ thơ sau: được mãi mãi cống hiến cho đời, không bao giờ ngừng nghỉ:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Đặc sắc và nghệ thuật của bải thơ:
Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gợi cảm, do một số yếu tố về nghệ thuật thơ.
Thể thơ năm chữ gần với dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung với âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết.
Bài thơ gieo vần ôm trong mỗi khổ thơ và vần liền giữa các khổ thơ, tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.
Những điệp từ, điệp ngữ về hình ảnh cụ thể phát triển lên những hình ảnh tượng trưng đã tạo nên sự lặp lại và nâng cao, đổi mới: cành hoa, con chim, mùa xuân.
Giọng điệu thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả, biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn thơ: tươi vui, say sưa ở đoạn đầu, trang nghiêm mà thiết tha khi bộc bạch những lời tâm niệm trong những khổ thơ giữa, sôi nổi, thiết tha trong đoạn thơ cuối.

Tài liệu đính kèm:

  • docmua xuan nho nho thanh hai.doc