Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Ôn tập văn thuyết minh

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Ôn tập văn thuyết minh

Ôn tập văn thuyết minh

3. Phương pháp viết đoạn văn:

A. Lý thuyết: Phương pháp viết đoạn văn.

1. Khái niệm về đoạn văn: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.

2. Đặc điểm cơ bản của đoạn văn:

- Đoạn văn bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.

- Đoạn văn thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh, do nhiều câu tạo thành.

- Đoạn văn thường có ý chủ đề và câu chủ đề:

+ Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.

+ Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

 - Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành, tổng-phân-hợp.

3. Các phương pháp trình bày đoạn văn: (Hướng dẫn một số phương pháp cơ bản thường sử dụng).

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Ôn tập văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ễn tập văn thuyết minh
3. Phương pháp viết đoạn văn:
A. Lý thuyết: Phương pháp viết đoạn văn.
1. Khái niệm về đoạn văn: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
2. Đặc điểm cơ bản của đoạn văn:
- Đoạn văn bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
- Đoạn văn thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh, do nhiều câu tạo thành.
- Đoạn văn thường có ý chủ đề và câu chủ đề: 
+ Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
+ Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
	- Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành, tổng-phân-hợp...
3. Các phương pháp trình bày đoạn văn: (Hướng dẫn một số phương pháp cơ bản thường sử dụng).
a) Đoạn văn quy nạp: Công thức:	c1 + c2 + c3 + ... + cn = C (chủ đề)
Trong đó: 	c1: mở đoạn hoặc mang tính giới thiệu, không chứa ý chủ đề.
	c2, c3, cn: triển khai nội dung.
	C (câu cuối đoạn): khái quát nội dung – chủ đề.
b) Đoạn văn diễn dịch: Công thức:	C = c1 + c2 + c3 + ... + cn
Trong đó:	C (câu mở đoạn): nêu ý chủ đề.
	c1, c2, c3, ..., cn: triển khai ý chủ đề.
c) Đoạn văn tổng-phân-hợp: Công thức:	C = c1 + c2 + c3 + ... + cn = C’
Trong đó: 	C (câu mở đầu đoạn): nêu ý chủ đề.
	c1, c2, c3, ..., cn: triển khai ý chủ đề.
	C’: câu kết đoạn chứa ý chủ đề và cảm xúc, nhận xét của người viết.
B. Mô hình khái quát:
C (chủ đề)
C (chủ đề)
c1
c2
c3
cn
Đoạn diễn dịch
Đoạn quy nạp
Đoạn T-P-H
: Luyện tập văn thuyết minh
I. Nội dung kiến thức cần nắm
- Muốn cho văn bản thuýêt minh được sinh động, hấp dẫn người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca...
- Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
- Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
II. Bài tập
1. Cho đề bài sau: “Cây lúa Việt Nam”
- Em hãy tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý cho đề bài trên.
- Với đề bài này em sẽ sử dụng các yếu tố nghệ thuật nào?
a. Tìm hiểu đề
- Thể loại: Văn thuyết minh
- Nội dung: Cây lúa Việt Nan
b. Tìm ý và lập dàn ý:
* MB: Giới thiệu chung về cây lúa (có thể sử dụng phương pháp định nghĩa, giải thích).
* TB: 
- Họ hàng nhà lúa (kể tên các giống lúa, loại lúa...)
- Nguồn gốc, xuất xứ của cây lúa (Việt Nam và Đông Nam Á là quê hương của cây lúa nước, đầu tiên là lúa nương ra đời vào khoảng năm 2000 TCN...)
- Quá trình sinh trưởng và phát triển (Ngâm ủ thóc ® mạ ® cây lúa... Đặc biệt là cây lúa sinh ra và lớn lên trong môi trường nước nhưng khi thu hoạch lại đúng vào mùa ráo...)
- Vai trò và ý nghĩa của cây lúa trong đời sống của người dân VN
+ Là thức ăn chủ yếu trong đời sống (cơm tẻ là mẹ ruột)
+ Là sản phẩm xuất khẩu có giá trị (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới)
+ Có thể chế biến thành những món ăn khác nhau (bún, phở, bánh...)
+ Hình ảnh 10 bông lúa vàng là biểu tượng của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
* KB: Tình cảm đối với cây lúa của bản thân.
c. Các biện pháp nghệ thuật có thể sử dụng
- So sánh: với các loại lương thực khác, cây lúa như là một người mẹ, nuôi sống con người; cơm tẻ là mẹ ruột...
- Nhân hoá: Sử dụng hình thức tự thuật (cây lúa tự kể về mình)
2. Em hãy viết đoạn mở bài và kết bài cho đề bài trên.
VD: - Đoạn MB: “Tôi là cây lúa VN. Đi khắp đất nước tôi, nơi đâu bạn cũng sẽ gặp những cánh đồng lúa trải dài tít tắp, mênh mông như biển. Cuộc đời của tôi là một câu chuyện dài và đầy thú vị. 
 - Đoạn kết bài: “ Cuộc đời tôi là dành cho con người. Ngày nay xã hội đã phát triển, đã có nhiều loại lương thực, thực phẩm mới phù hợp với cuộc sống hiện đại. Song mỗi người dân Việt Nam vẫn không thể không nhớ đến tôi, cần đến tôi. Tôi được đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ và trở thành một hình ảnh giàu ý nghĩa của dân tộc Việt Nam”. 
 Cây tre Việt Nam
 a-Mở bài:
Giới thiệu chung về cây tre trong đời sống con người Việt Nam. (HS có thể nhập vai để giới thiệu).
 b- Thân bài :
 - Cấu tạo của cây tre và những tập tính của tre có nhiều nét tương đồng với con người Việt Nam
 + Thân tre nhiều đốt, màu xanh đậm;lá tre mỏng,gân lá song song mọc thành từng chùm.
 + Tre mọc thành từng bụi, cành lá vấn vít đan xen quấn quýt với nhau như không thể tách rời.
 + Rễ tre bám sâu vào lòng đất bền bỉ hút chất nuôi cây.
 + Măng non luôn vươn thẳng với những búp nhọn hoắt được các bệ che chở bảo vệ.
 ® Tre mang đức tính của con người Việt Nam, là biểu tượng của con người Việt Nam: cần cù chịu khó, ngay thẳng kiên cường, đoàn kết gắn bó
 - Vai trò của tre trong đời sống:
 + Trong kháng chiến: tre như con người Việt Nam tham gia vào công cuộc đấu tranh giữ nước:chông tre,gậy tre, tên tregiết giặc thù “ tre xung phong vào xe tăng. bảo vệ con người”
 + Trong cuộc sống đời thường: tre làm nhà, làm các vật dụng đồ dùng, làm đồ thủ công mĩ nghệ
 - Họ hàng nhà tre đông đúc có mặt ở nhiều nơi
 c- Kết bài :
- Cảm nghĩ chung về cây tre Việt Nam
ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH KỲ II
PHẦN I. Kiểu bài văn Nghị luận về một vấn đề xã hội
 1.Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
H: Nhắc lại khái niệm văn nghị luận về một sự việc hiện tợng đời sống?
- Khái niệm: Nghị luận một sự việc hiện tợng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc hiện tợng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay đáng suy nghĩ.
- Yêu cần nội dung của một bài nghị luận nêu rõ đợc sự việc, hiện tợng có vấn đề, phân tích mặt đúng sai, lợi hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
DẠNG BÀI
MỞ BÀI
THÂN BÀI
KẾT BÀI
 SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
-G/t sự việc, hiện tượng có vấn đề
-Nhận xét chung
-Nêu thực trạng
-Nguyên nhân
-Tác hại
-Biện pháp
-Khẳng định lại vấn đề
-Đưa ra lời khuyên
a) Cách viết mở bài
 - Nghị luận về một hiện tượng đời sống cũng là một dạng văn bản. Vì vậy, nó cũng cần bắt đầu bằng một mở bài. Và phần mở bài của nó dĩ nhiên không thể đi ngược lại những nguyên tắc chung của mở bài. 
 - Nghị luận là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người muốn được bàn luận và đánh giá về một hiện tượng (hoặc vấn đề) nào đấy. Mở bài của một bài nghị luận hiện tượng đời sống phải thể hiện được định hướng đánh giá và bàn luận đó thông qua những câu hỏi, hoặc những câu có tác dụng gợi suy nghĩ, trăn trở trong người đọc (người nghe). 
b) Cách viết thân bài
 - Thân bài phải gồm đủ hai thành phần là bàn luận và đánh giá, để có thể đáp ứng yêu cầu bình luận. 
 - Các ý của thân bài cần được sắp xếp sao cho người đọc (người nghe) có thể tiếp nhận sự đánh giá, bàn luận của người làm văn một cách dễ dàng và hứng thú, vì sự bình luận chỉ có ý nghĩa khi nó thực sự hướng tới người đọc (người nghe). Chẳng hạn:
 - Người đọc (người nghe) sẽ không thể tiếp nhận, và càng không thể tiếp nhận một cách hứng thú những lời bình luận về một hiện tượng nếu họ còn mơ hồ về cái hiện tượng được đưa ra bình luận ấy. Vì thế, trước khi bắt tay vào đánh giá hay bàn bạc, người bình luận nên trình bày một cách trung thực, đầy đủ, rõ ràng về hiện tượng đời sống mà mình sẽ đem ra bàn luận cùng người đọc (người nghe).
Người bình luận không nên cố trình bày hiện tượng đời sống đó sao cho phù hợp nhất với quan điểm của mình, vì việc làm ấy có thể sẽ mâu thuẫn với yêu cầu khách quan, trung thực và từ đó sẽ khiến người đọc (người nghe) hoài nghi, cảm thấy sự bình luận không thật công bằng, không vô tư.
Người bình luận cũng nên vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong lúc trình bày để bài văn của mình thêm chính xác, rõ ràng, sinh động và do đó, thêm sức thuyết phục người đọc (người nghe).
- Người đọc (người nghe) sẽ không thể thực sự tin vào ý kiến của người nghị luận, nếu cảm thấy ý kiến ấy chỉ là sự áp đặt một chiều. Sức thuyết phục của bài nghị luận sẽ cao hơn nhiều khi người nghe có điều kiện so sánh ý kiến của người nghị luận với những ý kiến đã được nêu ra trước đó. Do vậy, người làm văn nên làm công việc điểm lại và nhận xét một cách hợp tình hợp lí các quan điểm chính đã có về hiện tượng đời sống được đưa ra bình luận, trước khi đưa ra quan điểm của bản thân mình.
Việc điểm lại và nhận xét các quan điểm chính đã có về hiện tượng đời sống nêu ở đề bài rõ ràng cũng cần phải đạt được các yêu cầu khách quan, trung thực, như vừa nêu ở điểm trên. Vì có thế thì người nghị luận mới mong đạt được mục đích của mình. 
- Khi nêu ra và bảo vệ quan điểm của riêng mình, người bình luận có thể đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và phê phán phía mà mình chắc chắn là sai. Người bình luận cũng có thể kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần còn hạn chế của mỗi phía để đi tới một sự đánh giá mà mình tin là thực sự hợp lí, công bằng. Và cũng không loại trừ khả năng người bình luận đưa ra một cách đánh giá khác biệt của riêng mình, sau khi đã phân tích các quan điểm ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận. 
Việc lựa chọn cách làm nào trong cách kể trên cũng hoàn toàn chỉ xuất phát từ một và chỉ một cơ sở duy nhất - cơ sở chân lí. Và sau khi đã lựa chọn được một cách thức phù hợp với chân lí (lẽ phải) rồi thì nhiệm vụ của người bình luận là thuyết phục người nghe (người đọc) đặt niềm tin vào sự đánh giá của mình, như chính mình đã từng có niềm tin như thế. 
- Khi tiếp tục luận bàn sâu rộng hơn, người làm văn có thể đề cập tới thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá, cũng có thể bày tỏ những cảm nhận, suy nghĩ mà mình đã rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của người đang lắng nghe mình bình luận. Sự bàn luận còn có thể đạt tới tầm vóc lớn hơn, có giá trị cao hơn nếu người bình luận có thể mở ra những ý nghĩa sâu rộng, sâu sắc và bất ngờ nữa từ hiện tượng đời sống mà mình đang bình luận. 
c)Cách viết kết bài
- Phần kết bài phải đóng được bài văn lại bằng một khẳng định chắc chắn, không thể nào bác bỏ.
- ở một bài nghị luận hay, phần kết không chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là chốt lại bài văn. Một phần kết chỉ thật hay khi nó còn mở ra được một phạm vi rộng lớn hơn cho những suy ngẫm, những điều cần bàn luận tiếp.
* Lưu ý: Khi có đề văn yêu cầu nghị luận về một hiện tượng đời sống thì trước hết phải tìm hiểu hiện tượng đời sống được nêu trong đề, phân tích các biểu hiện của nó, lí giải các nguyên nhân và hậu quả.
Tiếp đến nêu ý kiến nhận xét, đánh giá hiện tượng đó tốt, xấu, lợi, hại như thế nào. Chúng ta cần có thái độ ra sao đối với hiện tượng đó. Trên cơ sở suy nghĩ đó mà ... ặt rác, đánh giày kiếm sống, không được đến trường, dễ mắc các thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội, thiếu tình yêu thương chăm sóc)
- Phát huy truyền thống tương thân tương ái của dân tộc, đã và đang xuất hiện nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận các em về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp (lấy ví dụ dẫn chứng, chú ý nêu rõ xuất xứ những tin ấy : từ những báo nào, đài nào. . .)
2. ý nghĩa của những nghĩa cử cao đẹp nêu trên:
- Thể hiện truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc (lá lành đùm lá rách) và ý thức trách nhiệm đối với trẻ em (Trẻ em như búp trên cành...)
- Mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: giúp đỡ các em có được nơi nương tựa, có cuộc sống ổn định hơn, tránh được các thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội, được yêu thương chăm sóc
- Mang ý nghĩa xã hội rộng lớn: góp phần ổn định an ninh xã hội, tăng chất lượng và ý nghĩa của việc giáo dục. . .
3. Suy nghĩ, đánh giá:
- Đó là những nghĩa cử cao đẹp, xứng đáng được xã hội tôn vinh (báo đài tôn vinh, xã hội biết ơn. Ví dụ..) .
- Xúc động trước những tấm lòng cao cả đã cưu mang trẻ em cơ nhỡ (gửi thư chia sẻ, bày tỏ sự đồng cảm, ngợi ca)
- Lên án mạnh mẽ đối với những kẻ giả danh cưu mang trẻ em cơ nhỡ nhằm phục vụ những mục đích cá nhân vụ lợi (lợi dụng sức lực của trẻ em để thu lợi)
4. Bài học rút ra cho bản thân:
- Phải biết yêu thương và chia sẻ hơn nữa với những số phận bất hạnh.
- Tình thương và sự sẻ chia không chỉ nói bằng lời mà còn phải thể hiện bằng hành động: giúp đỡ, ủng hộ cho các quỹ từ thiện, tham gia các hoạt động từ thiện, . . .
- Trân trọng những may mắn và hạnh phúc đủ đầy mình đang có để học tập và rèn luyện tốt hơn.
C. Kết bài:
Đánh giá vấn đề.
Đề 2: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Dàn ý
A. Mở bài :
- Đặt vấn đề : trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang 1à điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.
- Tuổi trẻ học đường những công dân tương lai của đất nước cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
B. Thân bài:
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt nam hiện nay:
+ Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương/1 ngày
+ Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.
2. Hậu quả của vấn đề:
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.
+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề :
+ ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm. . .)
+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường . . .)
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...)
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.....
4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách,đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
+ Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, thamgia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...
C. Kết bài:
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. . .
Đề 3: Một hiện tượng khá phổ biến ngày nay là vứt rác ra đường hoặc ở những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống... Em hãy đặt một nhan đề gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. 
Dàn ý
A.Mở bài:
-Nhìn vào bộ mặt của các đô thị, người ta có thể đánh giá trình độ và mức độ phát triển của 1 quốc gia.Ở các nước tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh nơi công cộng,bảo vệ môi trường sạch đẹp được quan tâm thường xuyên.
- Ở nước ta,chuyện vứt rác, xả nước bẩn làm ô uế nơi công cộng khá phổ biến.Có thể gọi hiện tượng này là nếp sống thiếu văn hóa,văn minh.
B.Thân bài:
1. Nguyên nhân:
-Do lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến người khác (muốn cho nhà mình sạch đem rác vứt ra đường họặc sông, hồ, công viên)
- Do thói quen xấu đã có từ lâu ( tiện tay vứt rác ở mọi nơi kể cả các khu di tích hay thắng cảnh nổi tiếng)
- Do không ý thức được hành vi của mình góp phần phá họai môi trường,vô ý thức và thiếu văn hóa.
-Do việc giáo dục ý thức người dân chưa được làm thường xuyên và việc xử phạt chưa nghiêm túc.
2. Hậu quả:
- Mất vẻ mỹ quan đô thị (dc)
-Ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất......(dc)
-Góp phần làm phát triển dịch bệnh(dc)
-Tốn kém nhiều trong việc thuê người dọn dẹp khác khu di tích,đường phố,công viên.(dc)
3.Biện pháp:
-Đẩy mạnh tuyên truyền,giáo dục cho ng dân ý thức bảo vệ môi trường.
-Xử phạt nghiêm và nặng với những hành vi cố tình làm ảnh hưởng xấu tới môi trường
-Không chỉ có lực lượng thu dọn rác ở đường phố mà cần chú ý đến sông ngòi, kênh rạch.
-Quan trọng hơn cả là mỗi người cần có ý thức, sửa đổi được thói quen xấu của mình.
C.Kết bài:
-Những hành vi thiếu văn hóa trên rất đáng phê phán vì nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội.
-Mỗi người cần nhận thức rõ hành vi của mình,cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ bản thân con người khỏi những nguy cơ diệt vong.
ĐỀ4Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi điện tử mà sao nhãng học tập và còn vi phạm những sai lầm khác. Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
GV yêu cần HS lập dàn bài.
Yêu cầu dàn bài nh sau:
A. Mở bài:
Giới thiệu trò chơi điện tử hiện nay là một trò chơi rất hấp dẫn các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mải chơi điện tử mà sao nhãng học tập và còn vi phạm những sai lầm khác.
B. Thân bài:
- Chỉ ra được các trò chơi điện tử hiện nay đang được các bạn học sinh ưa chuộng: game, MU Hà Nội, các trò chơi siêu tốc
- Nguyên nhân của việc ham thích trò chơi điện tử: đây là một bộ môn giải trí hiện đại, kích thích trí tò mò. Nhiều bạn do mải chơi, do bạn bè lôi kéo, rủ rê.
- Tác hại của trò chơi điện tử: làm mất thời gian học tập dẫn đến học hành giảm sút, tốn tiền của của gia đình. Những bạn đã ham thích tìm mọi cách để có tiền vào quán điện tử: nói dối bố mẹ , lấy tiền học đi chơi điện tử, kể cả lấy cắp của bạn bè, gia đình hoặc của những ngời xung quanh -> mất đạo đức, trở thành ngời xấu.
C. Kết bài:
Khẳng định ham mê trò chơi điện tử là một ham mê có hại, cần phải điều chỉnh thế nào để đa công nghệ thông tin hiện đại sử dụng vào những việc có ích.
Đề 5
Hiện nay trong các trường học, có một số học sinh đua đòi ăn mặc thiếu văn hoá. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
A. Mở bài: 
- Trang phục là nhu cầu hàng ngày không thể thiếu của con ngời.
- Ngày nay đời sống phát triển, ngời ta không chỉ muốn mặc ấm mà còn muốn mặc đẹp.
- Nhng hiện có một số bạn học sinh ăn mặc còn thiếu văn hoá.
B. Thân bài: (4 điểm)
- Nêu các hiện tượng thiếu vắn hoá trong trang phục của một số học sinh: chạy theo mốt loè loẹt, thiếu đứng đắn, những kiểu dáng không phù hợp lúc đi học, luôn luôn thay đổi mốt,
- Nguyên nhân: do đua đòi, do không xác định đợc thế nào là ăn mặc đẹp phù hợp lứa tuổi học sinh,
- Phân tích tác hại: phí thời gian học hành, tốn tiền bạc của gia đình, làm thay đổi nhân cách tốt đẹp của chính mình, ảnh hởng thuần phong mĩ tục chung.
- Vậy học sinh nên mặc như thế nào?
C. Kết bài: (0,5 điểm)
- Mọi thời đại, trang phục đều thể hiện trình độ văn hoá của một dân tộc.
- Học sinh chúng ta cần góp phần làm tăng vẻ đẹp văn hoá
Đề 6: Hiện nay ngành GD đang phát động phong trào: “ Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD”. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này.
Dàn ý:
1/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2/ Thân bài:
aNêu bản chất, biểu hiện của vấn đề:
*NX: Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục , trở thành căn bệnh khá trầm trọng và phổ biến hiện nay. Nó thể hiện qua một số biểu hiện chính sau:
 - Tiêu cực: 
 + Xin điểm, chạy điểm
 + Mua bằng cấp
 + Xin, chạy cho con vào trường chuyên, lớp chọn
 + Đuờng dây chạy điểm vào THPT, Đại học.
 + Thi hộ, thi thuê.
 + Chạy chức chạy quyền
Bệnh thành tích trong giáo dục :
 +Báo cáo không đúng thực tế
 + Bao che khuyết điểm để lấy thành tích
 + Coi trọng số lượng chứ không coi trọng chất lượng
 +HS: Học để lấy bằng cấp, phát biểu chỉ để cộng điểm
 + Số GSTS, các nhà khoa học nhiều nhưng ít có những cải tiến sáng tạo
Phân tích đúng sai lợi hại:
Lợi: trước mắt cho cá nhân- không cần bỏ công sức nhiêu nhưng vẫn đạt kết quả cao
Hại là rất nghiêm trọng để lại hậu quả lâu dài: 
 +Các thế hệ HS được đào tạo ra không có đủ trình độ để tiếp cận với công việc hiện đại, đất nớc ít nhân tài
 + Tạo thói quen cho HS ngại học, ngại thi, ngại sáng tạo
 + Tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội
Nguyên nhân của hiện tượng này là : 
- Do gia đình : Không muốn con vất vả mà vẫn đạt kết quả cao
- Do nhà trờng: Muốn HS có thành tích cao để báo cáo
- Do XH: Hệ thống luật chưa nghiêm, cụ thể; chưa thực sự coi trọng nhân tài(ĐB là những cơ quan nhà nước); nhận thức của nhiều người còn hạn chế 
Cách khắc phục: 
- Phải giáo dục nhận thức cho HS , và toàn XH để họ hiểu rằng chỉ có kiến thức thực sự họ mới có chỗ đứng trong XH hiện đại 
- XH phải thực sự coi trọng những ngời có kiến thức, có thực tài và lấy đó là tiêu chuẩn chính để sử dụng họ
- Phải có một hệ thống pháp luật, luật giáo dục chặt chẽ, nghiêm ngặt, xử lý nghiêm nhữnh sai phạm. Cách ra đề thi coi chấm thi phải đổi mới để sao cho HS không thể hoặc không dám tiêu cực
3/ Kết bài: 
Thâu tóm lại vấn đề
 KĐ, PĐ , rút ra bài học cho bản thân ( Rút ra tư tưởng đạo lý)

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap van 9 dai tra.doc