Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 28 năm 2010

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 28 năm 2010

 Tiết 1 : KHỞI NGỮ

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức : Củng cố khắc sâu và nâng cao về thành phần khởi ngữ trong câu.

2. Kĩ năng : Rèn luyện cách nhận diện và sử dụng khởi ngữ.

3. Thái độ : Giáo dục tinh thần tự học của học sinh.

B. Chuẩn bị

1. Thầy :

- Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan

- Bảng phụ

2. Trò : Học bài cũ, xem lại Tiết 93

C. Tổ chức các hoạt động dạy và học

* Ổn định tổ chức Lớp 9A : / 37

* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

? Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.

* Tổ chức dạy và học

 

doc 60 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 28 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dự kiến nội dung tự chọn ngữ văn - Kì II
Năm học 2010 - 2011
Tuần
Tiết
Nội dung tự chọn
20
1
Khởi ngữ
2
Luyện tập phân tích và tổng hợp
21
 3 
Tiếng nói của văn nghệ
4
Các thành phần biệt lập
22
5
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
6
Các thành phần biệt lập ( tiếp )
23
7
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
8
Liên kết câu và liên kết đoạn
24
9
Mùa xuân nho nhỏ
10
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
25
11
Viếng lăng Bác
12
Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ....
26
13
Sang thu
14
Nói với con
27
15
Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
16
Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ( tiếp ) 
28
17
Mây và Sóng
18
Nghĩa tường minh và hàm ý
29
19
Tổng kết văn bản nhật dụng 
20
Tổng kết văn bản nhật dụng ( tiếp )
30
21
Bến quê
22
Bến quê ( tiếp )
31
23
Những ngôi sao xa xôi 
24
Những ngôi sao xa xôi ( tiếp) 
32
25
Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang
26
Bố của Xi - mông
33
27
Con chó Bấc
28
Tổng kết Văn học nước ngoài
34
29
Bắc Sơn
30
Bắc Sơn ( tiếp )
35
31
Tôi và chúng ta
32
Tôi và chúng ta ( tiếp )	
36
33
Thư, điện
34
Thư, điện ( tiếp )
Tuần 20:
 Ngày soạn: 31 / 12 / 2010 Ngày dạy : 7/ 1 / 2011
 Tiết 1 : Khởi ngữ
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức : Củng cố khắc sâu và nâng cao về thành phần khởi ngữ trong câu.
2. Kĩ năng : Rèn luyện cách nhận diện và sử dụng khởi ngữ.
3. Thái độ : Giáo dục tinh thần tự học của học sinh.
B. Chuẩn bị
1. Thầy : 
- Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan
- Bảng phụ
2. Trò : Học bài cũ, xem lại Tiết 93 
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
* ổn định tổ chức Lớp 9A : / 37
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
? Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
* Tổ chức dạy và học
GV giới thiệu( ...)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Thế nào là thành phần phụ trong câu. Thành phần nào là thành phần chính.
? Thế nào là khởi ngữ.
? Nêu đặc điểm và công dụng của thành phần khởi ngữ trong câu.
? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết đó là khởi ngữ.
GV treo bảng phụ:
? Xác định thành phần khởi ngữ trong các câu sau: 
a. Mà y, y chẳng muốn thế.
b. Nhà, bà ấy có hàng dãy khắp các phố.
c. Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế.
d. Về học tập, nó đứng đầu lớp.
e. Lười học thì nó là số một đấy a. 
GV yêu cầu HS làm từng câu
Gọi HS khác nhận xét chung
? Đọc 2 câu và so sánh chức năng của hai từ ''thầy''
a.Thầy thì thầy không ưa các em lười học.
b. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà...
GV yêu cầu HS làm, trình bày, nhận xét
? Trong các câu sau, câu nào có thành phần khởi ngữ.
? Xác đinh các thành phần khởi ngữ trong câu đó.
? Hãy chuyển các câu sau thành những câu có khởi ngữ
GV hướng dẫn HS chuyển theo nhiều cách
? Hãy viết một đoạn văn khoảng 8 -> 12 câu về chủ đề : Em muốn thi đỗ vào cấp III. Trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ.
GV yêu cầu HS viết
Gọi HS trình bày
GV nhận xét, bổ sung
I. Lí thuyết
 HS trả lời
 HS nêu
- Dấu hiệu :
+ Thường có quan hệ từ đi kèm
( về, còn, đối với)
+ Ngăn cách với chủ ngữ bằng dấu phẩy ( hoặc từ ''thì'' )
II. Luyện tập
Bài tập 1
 HS lên bảng làm
a. Mà y, y chẳng muốn thế.
b. Nhà, bà ấy có hàng dãy khắp các phố.
c. Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế.
d. Về học tập, nó đứng đầu lớp.
e. Lười học thì nó là số một đấy a. 
Bài tập 2
 HS làm
- Câu a: Thầy ( đứng đầu) là thành phần khởi ngữ
- Câu b: Thầy là chủ ngữ
Bài tập 3
a. Tôi ở nhà tôi, tôi ăn cơm của tôi.
b. Tôi cứ nhà tôi tôi ở, cứ cơm tôi tôi ăn.
c. Nhà hắn giàu, giàu lắm, giàu đáo để.
d. Giàu, nhà ấy giàu nứt đố đổ vách.
e. Nói cười là thế mạnh của nó.
d. Cười, nói, nó là nhất.
=> Câu chứa khởi ngữ là : b, d, g
Bài tập 4
 HS chuyển sang câu có khởi ngữ
a. Các bạn ấy lao động rất chăm.
-> Lao động thì các bạn ấy rất chăm.
b. Bạn ấy rât chu đáo trong công việc.
-> Đối với công việc ( thì ) bạn ấy rất chăm.
c. Bạn ấy rất khểnh ăn.
-> Về ăn, bạn ấy rất khểnh ăn.
d. Bạn ấy rất chăm chỉ học tập.
-> Về học tập, bạn ấy học tập rất chăm
e. Lớp 9A là một tập thể đoàn kết nhất.
-> Đoàn kết thì lớp 9A là tập thể đoàn kết nhất.
Bài tập 5
 HS viết
 HS trình bày, nhận xét
* Củng cố
? Thế nào là khởi ngữ. Cho ví dụ.
? Nhận diện khởi ngữ bằng cách nào.
* Hướng dẫn về nhà
- Tìm trong các văn bản đã học những câu có thành phần khởi ngữ
- Chuẩn bị phân tích và tổng hợp
 Ngày soạn: 31 / 12 / 2010 Ngày dạy : 8/ 1 / 2011
 Tiết 2 : luyện tập phân tích và tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức : Nâng cao và hiểu sâu cách phân tích và tổng hợp khi xem xét và tìm hiểu văn bản.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích và tổng hợp.
3. Thái độ : Giáo dục tinh thần và ý thức trong học tập của học sinh.
B. Chuẩn bị
1. Thầy : 
- Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan
- Bảng phụ
2. Trò : Học bài cũ, xem lại Tiết 94,95 
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
* ổn định tổ chức Lớp 9A : / 37
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
( Kết hợp trong khi học )
* Tổ chức dạy và học
GV giới thiệu( ...)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Thế nào là phép phân tích.
? Để phân tích, người ta thường vận dụng những biện pháp, cách thức nào.
? Thế nào là phép tổng hợp.
? Vì sao cần phải sử dụng phép tổng hợp trong văn bản nghị luận.
? Phân tích và tổng hợp có vai trò như thế nào.
? Mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp như thế nào.
? Vì sao chúng có mối quan hệ như vậy.
GV treo bảng phụ (gồm 4 đề)
GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận
GV giao đề cho mỗi nhóm:
- Đề 1 : Cách học qua loa, đại khái
- Đề 2 : Nói chuyện riêng trong giờ học
- Đề 3 : Quay cóp trong kiểm tra
- Đề 4 : Tính cách thiếu trung thực
GV yêu cầu thảo luận : Hãy viết đoạn văn phân tích và tổng hợp cho những vấn đề trên.
GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
- Gọi nhóm 1 trình bày -> Nhóm 2 nhận xét, bổ sung.
 - Gọi nhóm 2 trình bày -> Nhóm 3 nhận xét, bổ sung.
- Gọi nhóm 3 trình bày -> Nhóm 4 nhận xét, bổ sung.
- Gọi nhóm 4 trình bày -> Nhóm 1 nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét chung và bổ sung cho đầy đủ
Yêu cầu HS về nhà viết các đoạn văn phân tích và tổng hợp cho cả 4 đề bài trên.
I. Lí thuyết
1. Phép phân tích
 HS trả lời
 HS phân tích
2. Phép tổng hợp
 HS trình bày
3. Vai trò của phân tích, tổng hợp
- Phân tích : Giúp ta hiểu sâu, hiểu cụ thể
- Tổng hợp : Giúp ta khái quát vấn đề
4. Mối quan hệ phân tích và tổng hợp :
- Chúng có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất không tách rời nhau.
- Vì phân tích xong cần có sự đánh giá khái quát lại mới có ý nghĩa. Và để có sự tổng hợp phải dựa vào phân tích. Không có phân tích sẽ không có tổng hợp.
II. Luyện tập
1. Thảo luận:
 HS thực hiện yêu cầu:
- Đề 1 : Nhóm 1 thực hiện
- Đề 2 : Nhóm 2 thực hiện
- Đề 3 : Nhóm 3 thực hiện
- Đề 4 : Nhóm 4 thực hiện
* Chú ý : Phân tích biểu hiện cụ thể của từng hành vi trên, phân tích tác hại của chúng, sau đó đánh giá tổng hợp kết luận vấn đề trên.
2. Trình bày
 Nhóm 1 trình bày đề 1
 Nhóm 2 trình bày đề 2
 Nhóm 3 trình bày đề 3
 Nhóm 4 trình bày đề 4
* Củng cố
? Thế nào là phép phân tích, phép tổng hợp.
? Khi phân tích và tổng hợp cần chú ý gì.
* Hướng dẫn về nhà
- Các nhóm hoàn thiện 3 đề không thuộc nhóm mình
- Xem lại nội dung lí thuyết
- Chuẩn bị ôn văn bản ''Tiếng nói của văn nghệ''
Tuần 21:
 Ngày soạn: 6 / 1 / 2011 Ngày dạy : 14/ 1 / 2011
 Tiết 3 : Tiếng nói của văn nghệ
 (Nguyễn Đình Thi)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức : Học sinh củng cố khắc sâu kiến thức, nội dung cơ bản của văn bản ''Tiếng nói của văn nghệ'' của Nguyễn Đình Thi.
2. Kĩ năng : Có kĩ năng cảm thụ, phân tích tác phẩm nghị luận.
3. Thái độ : Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc.
B. Chuẩn bị
1. Thầy : Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan
2. Trò : Xem lại tiết văn bản ''Tiếng nói của văn nghệ''
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
* ổn định tổ chức Lớp 9A : / 37
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
( Kết hợp trong khi học)
* Tổ chức dạy và học
GV giới thiệu( ...)
Hoạt động của thầy
	Hoạt động của trò	
? Tác phẩm gồm có mấy luận điểm. Đó là những luận điểm nào.
? Nhận xét hệ thống luận điểm trên.
\? Tại sao Nguyễn Đình Thi lại trích dẫn tác phẩm của Lép-Tôn-xtôi và của Nguyễn Du.
? Em hãy lấy dẫn chứng ở bài ''Bếp lửa'' của nhà thơ Bằng Việt để làm sáng tỏ : Văn nghệ giúp ta nhận thức và giáo dục tình cảm một cách tự nhiên nhất.
? Qua tiểu luận ''Tiếng nói của văn nghệ'' em hãy rút ra những đặc trưng trong việc tuyên truyền giáo dục của văn nghệ
? Cách tuyên truyền đó khác với các lĩnh vực khác như thế nào.
? Cách viết nghị luận của văn bản này có gì giống và khác với văn bản ''Bàn về đọc sách'' của Chu Quang Tiềm.
I . Lí thuyết
- Gồm 3 luận điểm:
+ Luận điểm 1: Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ
+ Luận điểm 2: Sức mạnh kì diệu và ý nghĩa của văn nghệ đối với cuộc sống con người.
+ Luận điểm 3: Con đường của văn nghệ đến với người đọc.
=> Hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí. Các luận điểm có sự giải thích cho nhau, tiếp nối theo hướng phát triển ngày càng sâu.
II. Luyện tập
Bài tập 1
 HS suy nghĩ, trả lời
- Gợi ý : Vì đây là những tác phẩm điển hình có nội dung tốt và nghệ thuật xuất sắc. Các hình tượng trong tác phẩm được xây dựng một cách công phu và có giá trị nhận thức cao, giáo dục cao.
Bài tập 2
 HS làm theo văn bản
- Định hướng : Tác giả sử dụng hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về tình bà cháu. Qua hình tượng bếp lửa, abif thơ giáo dục ta lòng lòng biết ơn đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.
Bài tập 3
- Các bộ môn khác như chính trị, lịch sử... tuyên truyền giáo dục bằng lí lẽ, bằng thực tế, văn nghệ tuyên truyền bằng hình tượng nghệ thuật.
- Các hình tượng được tác giả hư cấu một cách cụ thể, chi tiết làm rung động chúng ta một cách sâu sắc, giúp ta nhận thức cuộc sống và cảm nhận được cái đẹp.
Bài tập 4
 HS thảo luận và trình bày
- Giống : Lập luận bằng các luận cứ, giàu lí lẽ, dẫn chứng.
- Khác : ''Tiếng nói của văn nghệ'' là nghị luận văn chương'' (giống ''ý nghĩa văn chương'' của Hoài Thanh) nên tinh tế trong phân tích, sắc sảo trong tổng hợp, lời văn giàu hình ảnh, gợi cảm, hấp dẫn.
* Củng cố
? Nội dung phẩn ánh, thể hiện của văn nghệ là gì.
? Cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi có gì đặc sắc.
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc được nội dung cơ bản của văn bản.
- Hoàn thành các bài tập
- Chuẩn bị nội dung tự chọn ''Các thành phần biệt lập''
	Ngày soạn: 6 / 1 / 2011 Ngày dạy : 15/ 1 / 2011
 Tiết 4 : Các thành phần biệt lập
 A. Mục tiêu cần đạt
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
* ổn định tổ chức Lớp 9A : / 37
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
( Kết hợp trong khi học)
* Tổ chức dạy và học
GV giới thiệu( ...)
Hoạt động của thầy
	Hoạt động của trò	
? Thế nào là thành phần biệt lập.
? Tại sao lại gọi là thành phần biệt lập.
? Thành phần biệt lập t ... i... tôi tưởng tượng...
-> Khi nhìn thấy anh mọi người sẽ ngạc nhiên đến mức sợ hãi do hình dáng, trang phục của anh phải khác thường, kì quặc lắm.
- Giọng dí dỏm, hài hước, tự giễu mình
-> Gây hứng thú cho người đọc, đồng thời làm nổi bật cuộc sống thiếu thốn và khắc nghiệt TN mà Rô-bin-xơn đã trải qua hơn 15 năm trên đảo hoang.
Bài tập 2 - Nhóm 1
Trang phục:
- Tôi đội một chiếc mũ... làm bằng da dê...
- mặc một chiếc áo bằng bằng tấm da dê...
- một cái quần loe... làm bằng da dê 
- không bít tất cũng chẳng giầy
-> Trang phục khác thường, tất cả được làm bằng da dê
=> Hình dáng như một người rừng với trang phục kì cục của một loài thú.
Bài tập 3 -Nhóm 2
Trang bị:
- Một chiếc thắt lng bằng da dê... đeo bên này một chiếc ca, bên kia là một chiếc rìu con.
- túi da dê đựng thuốc súng- đạn ghém
- đeo gùi sau lng
- khoác súng trên vai
-> Trang bị lỉnh khỉnh, cồng kềnh nhng là những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống trên đảo.
=> Đây là những thành quả lao động sáng tạo của Rô-bin-xơn, chủ động trong cuộc sống.
Bài tập 4 - Nhóm 3
Diện mạo:
- Da: không đến nỗi đen cháy
- Bộ ria mép: to, dài, có hình dáng kì quái (... ) được cắt tỉa.
=> Làm nổi bật nét đặc biệt nhất của bức chân dung tự họa Rô-bin-xơn.
 HS trả lời
* Củng cố
? Nhận xét giọng điệu của đoạn trích.
? Trang phục, trang bị, diện mạo của Rô-bin-xơn được anh khắc hoạ như thế nào.
* Hướng dẫn về nhà
- Học và nắm chắc nội dung của bài
- Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về Rô-bin-xơn
- Chuẩn bị nội dung : Bố của Xi-mông
 Ngày soạn: 13/ 4 / 2011 Ngày dạy: 23/ 4 / 2011
 Tiết 26: Bố của Xi- mông 	 G. Đơ Mô-pa-xăng
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Học sinh củng cố nâng cao kiến thức về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn ''Bố của Xi-mông'' của G. Đơ Mô-pa-xăng.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cách phân tích, cảm nhận truyện ngắn nước ngoài.
3. Thái độ: Bồi dưỡng học sinh tình cảm gia đình, trân trọng gia đình.
B. Chuẩn bị
1. Thầy: - Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan
2. Trò: - Xem lại Tiết 151,152
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
* ổn định tổ chức Lớp 9A : / 37
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
( Kiểm tra trong giờ học )
* Tổ chức dạy và học 
GV giới thiệu ( ... )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Văn bản thuộc kiểu loại văn bản nào.
? Ngôi kể trong văn bản là gì.
? Truyện kể theo trình tự nào.
? Vậy dựa vào diễn biến đó hãy chỉ ra giới hạn từng phần.
? Hãy đặt tiêu đề cho từng phần.
? Văn bản gồm có mấy nhân vật. Nhân vật chính là ai.
? Hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích.
? Vì sao Xi-mông lại tuyệt vọng đến mức định ra sông tự tử. Tìm những chi tiết nói về nỗi đau của cậu.
? Phân tích nhân vật Blăng-sốt.
? Phân tích tâm trạng của bác thợ rèn Phi-líp.
I. Lí thuyết
- Kiểu loại: Tự sự
- Ngôi kể: Ngôi thứ 3
- Truyện kể theo trình tự thời gian, diễn biến của truyện
- Bố cục :
+ Từ đầu ... '' khóc hoài ''
-> Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông
+ Tiếp ... '' một ông bố ''
-> Xi - mông gặp bác Phi-lip và Phi-lip nhận sẽ cho em một ông bố
+ Tiếp ... '' bỏ đi rất nhanh ''
-> Phi-lip đưa Xi-mông về nhà em
+ Còn lại
-> Ngày hôm sau ở trường Xi-mông khoe các bạn là mình đã có bố.
- Nhân vật: 3 nhân vật chính (Xi-mông, Phi-lip, Blăng-sốt)
II. Luyện tập
Bài tập 1
 HS tóm tắt
Bài tập 2
 HS phân tích
Tâm trạng đau đớn của Xi-mông :
- Xi-mông định ra sông tự tử vì em bị bạn bè trêu chọc nhiều lần. Nhưng cảnh vật thiên nhiên (trời đẹp, chú nhái con làm cậu nghĩ đến đồ chơi) khiến cậu nhớ đến nhà, đến mẹ.
- Nỗi đau của Xi-mông được miêu tả qua những chi tiết rất cụ thể, nhất là cảnh cậu bé khóc nhiều(...)
- Sự đau đớn còn thể hiện qua giọng nói, những hành động thể hiện nỗi đau đớn của em : nói ngắt quãng, nức nở, giọng nghẹn ngào...
Bài tập 2
 HS phân tích
- Blăng-sốt là người đàn bà đẹp, tốt bụng nhưng bị lầm lỡ. Để phân tích nhân vật này, cần chú ý đến những ý cơ bản sau:
+ Từng là một trong những cô gái đẹp nhất vùng. tốt bụng nhưng bị lầm lỡ sinh ra Xi-mông.
+ Sống nghiêm túc, đứng đắn. Điều này thể hiện rõ nhất qua hai chi tiết :
+ Nơi ở của chị là ''ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng hết sức sạch sẽ''
+ Thái độ của Blăng-sốt khi gặp khách: sự đứng đắn, đức hạnh của chị khiến bác Phi-líp hiểu không thể ''bỡn cợt ... ngưỡng cửa''
+ Đau đớn khi con bị trêu chọc: khi Xi-mông kể cậu bị đánh vì không có bố, chị tê tái đến tận xương tủy.
Bài tập 3
 HS trình bày
- Là một thợ rèn tốt bụng, bác thông cảm với nỗi đau của cậu bé.
- Khi dẫn Xi-mông về nhà, bác định bỡn cợt mẹ Xi-mông nhưng nhận thấy thái độ của chị, bác hiểu là không thể bỡn cợt.
- Nhận làm bố của Xi-mông vì thương cậu bé và thông cảm, yêu mến Blăng-sốt.
=> Như vậy Phi-líp là người lao động tốt bụng, nhân hậu, giàu tình thương.
* Củng cố
? Nêu diễn biến sự việc của đoạn trích.
? Tâm trạng của Xi-mông được khắc họa ra sao.
? Tâm trạng của chị Blăng-sốt được thể hiện như thế nào.
* Hướng dẫn về nhà
- Học bài và nắm chắc nội dung chính
- Hoàn thành các bài tập
- Chuẩn bị nội dung tự chọn: Tổng kết ngữ pháp
Tuần 33: 
 Ngày soạn: 14/ 4 / 2011 Ngày dạy: 29/ 4 / 2011
 Tiết 27: Con chó Bấc
 Giắc Lân - đơn
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Hiểu được Lân - đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về con chó trong đoạn trích.
2. Kỹ năng: Rèn kỳ năng phân tích văn học nước ngoài.
3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng thương yêu loài vật
B. Chuẩn bị
1. Thầy: - Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan
2. Trò: - Xem lại Tiết 156
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
* ổn định tổ chức Lớp 9A : / 37
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
* Tổ chức dạy và học 
GV giới thiệu ( ... ) 
Hoạt động của thầy
Hoạt dộng của trò
? Phương thức biểu đạt.
? Đoạn trích gồm mấy nhân vật. Nhân vật nào là nhân vật trung tâm.
? Xác định bố cục của văn bản.
? Em hãy phân tích những biểu hiện tình cảm của Thooc-Tơn với con chó Bấc.
? Từ biểu hiện đó chứng tỏ Thooc-Tơn là người như thế nào.
? Con chó Bấc có những biểu hiện bên ngoài với chủ ra sao.
? Nhận xét cách biểu hiện của Bấc
? Ngoài biểu hiện bên ngoài, Bấc còn những biểu hiện bên trong tâm hồn rất đặc biệt. Em hãy chứng minh.
? Nhận xét bút pháp miêu tả của Giắc Lân - Đơn qua hình ảnh con chó Bấc.
I. Lí thuyết
- PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả
- Nhân vật: 
+ Thooc Tơn
+ Con chó Bấc ( Nhân vật trung tâm )
- Bố cục: 3 phần
+ P1 ( Đoạn 1 ): Giới thiệu tình cảm mới của Bấc
+ P2 ( Đoạn 2 ): Tình cảm của Thooc Tơn với Bấc
+ P3 ( Đoạn 3, 4, 5 ): Tình cảm của Bấc với chủ
=> Lân- Đơn chủ yếu muốn nói đến con chó Bấc và mọi biểu hiện tình cảm của nó đối với chủ
II. Luyện tập
Bài tập 1
+ Anh chăm sóc ... con cái ...
+ không quên chào hỏi thân mật ... nói lời vui vẻ ... trò chuyện
-> Anh quý trọng, thương yêu những con vật của mình, coi chúng là những người bạn
+ dùng 2 bàn tay túm lấy đầu Bấc ... dựa đầu anh vào đầu nó
+ khe khẽ thốt lên những tiếng rủa ... nói nựng âu yếm
-> Cách biểu hiện tình cảm giản dị, chân thật, hồn nhiên, coi nó như một con người
+ Anh muốn kêu lên trân trọng
'' Trời đất!... nói đấy ''
-> Yêu quý nhau, hiểu nhau như người với người. Với Thooc Tơn, Bấc không phải là con chó mà là con anh, bạn anh.
- Quan sát tỉ mỉ, miêu tả rất tinh tế
=> Là người biết yêu quý loài vật, là người có lòng nhân từ, là một ông chủ lí tưởng.
Bài tập 2
* Biểu hiện bên ngoài:
+ Há miệng ... cắn lấy bàn tay ... ép răng xuống mạnh ... hằn vào da thịt
+ Bấc chỉ tôn thờ ở xa xa một quãng ... nằm phục ở chân Thooc Tơn ... ngước nhìn
+ nằm xa xa ... quan sát hình dáng anh
+ Ních chồm lên ... tì cái đầu to tướng lên đầu gối Thooc Tơn
+ Xơ-kít ... thọc mũi ... bàn tay Thooc Tơn
-> Cách biểu hiện của Bấc khác hẳn mang nét riêng với những con chó khác.
 => Bấc trung thành, tôn thờ với chủ bằng cách biểu lộ hết sức đặc biệt.
* Tâm hồn của Bấc:
+ Không có gì vui sướng ... cái ôm ghì
+ nó tưởng quả tim mình nhảy tung
-> Biết suy nghĩ
+ Việc thay thầy đổi chủ ... lo sợ
+ Sợ Thooc Tơn biến khỏi cuộc đời nó
+ ám ảnh ... trong cả giấc mơ
+ vùng dậy ... trườn qua gió lạnh ...
-> Bấc được nhân cách hoá như một con người có tâm hồn phong phú, có tình cảm sâu nặng, biết ơn, trung thành với chủ, sẵn sàng hi sinh vì chủ
Bài tập 3
 HS nhận xét
* Củng cố
? Thooc-Tơn dành tình cảm của mình với Bấc như thế nào.
? Cách biểu hiện tình cảm của Bấc với chủ được miêu tả ra sao.
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại kiến thức về nội dung, nghệ thuật
- Hoàn thành các bài tập
- Chuẩn bị nội dung : Tổng kết văn học nước ngoài 
 Ngày soạn: 14/ 4 / 2011 Ngày dạy: / 5 / 2011
 Tiết 28: Tổng kết Văn học nước ngoài
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Học sinh tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã học trong bốn năm ở cấp THCS.
2. Kĩ năng: Hệ thống hoá , so sánh, đối chiếu rút ra những điểm chung riêng của tác phẩm văn học nước ngoài. 
3.Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu quý văn học. 
B. Chuẩn bị
1. Thầy: - Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan
2. Trò: - Xem lại Tiết 159,160
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
* ổn định tổ chức Lớp 9A : / 37
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
* Tổ chức dạy và học 
GV giới thiệu ( ... )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Hãy kể tên các tác phẩm văn học nước ngoài em đã được học ở THCS.
Yêu cầu HS kể tên
Nhắc lại nội dung, nghệ thuật chính của các tác phẩm đó.
GV đưa ra bảng thống kê để chuẩn kiến thức
I. Lí thuyết
 HS kể tên tác phẩm
HS nhắc lại
STT
Tên tác phẩm -Tác giả
Nội dung chính
Nghệ thuật chính
1.
...
Cây bút thần
- Tài năng, thông minh của Mã Lương dùng cây bút vẽ cho người nghèo, trừng trị kẻ giàu, ác.
- Yếu tố kì ảo thần kì
- Tình tiết mở nút, cao trào và kết thúc.
...
8. 
Con chó Bấc
- Ca ngợi lòng yêu thương loài vật Thooc Tơn và sự trung thành với chủ của Bấc
- Nhân hoá
- Tưởng tượng phong phú
? Trong các tác phẩm đã học, em thích nhất tác phẩm nào. Giải thích vì sao
? Xác định thể loại, phương thức biểu đạt của văn bản ''Hai cây phong''
? Văn bản ''Cố hương'' có mấy nhân vật. Ai là nhân vật trung tâm.
? Hãy trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Nhuận thổ.
? Hãy xác định niêm luật của một bài thơ Đường luật đã học
GV gợi ý :
- Các bài thơ của Lí Bạch
- Các bài thơ của Đỗ Phủ
- Thơ của Hạ Tri Chương...
II. Luyện tập
Bài tập 1
 HS nêu ý kiến của mình
 Giải thích được vì sao
Bài tập 2
 HS xác định
 HS trình bày
Bài tập 3
 HS trả lời
 HS trình bày
Bài tập 4
 HS xác định
* Củng cố
? Đọc thuộc lòng một bài thơ ( đoạn văn ) mà em yêu thích.
? Kể tóm tắt một truyện đã học.
? Nhận xét chung về giá trị ND và NT của các tác phẩm.
* Hướng dẫn về nhà
- Học bài, nắm chắc nội dung chính của văn bản
- Ôn lại kiến thức đã học từ lớp 6-9 văn học nước ngoài.
- Chuẩn bị nội dung tự chọn: Bắc Sơn

Tài liệu đính kèm:

  • doctc VAN 9 Cuc hay.doc