Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết: 119, 120: Kiểm tra tập làm văn bài viết số 6

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết: 119, 120: Kiểm tra tập làm văn bài viết số 6

Đề bài:

 Đề: Nêu những suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Kiểm tra kĩ năng làm một bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học qua các bước: Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý, viết thành bài bằng lời văn của mình.

- HS biết trình bày những suy nghĩ, ý kiến của mình về một nhân vật với những đặc điểm nổi bật nhất, thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí.

II. YÊU CẦU:

1. Về nội dung:

- Giới thiệu về tác phẩm, về nhân vật và nhận xét khái quát về nhân vật.

- Lần lượt phân tích về từng khía cạnh của nhận xét trên, thông qua việc phân tích các chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm (Hình dáng, cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ, tâm lý,. cách xây dựng nhân vật của tác giả)

- Đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.

2. Về hình thức:

- Có bố cục đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài

- Diễn đạt đúng, rõ ràng, mạch lạc; Các câu văn có sự liên kết chặt chẽ, ít mắc lỗi về chính tả, đặt câu, từ

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết: 119, 120: Kiểm tra tập làm văn bài viết số 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày kiểm tra: 23/ 02/2012
Tiết: 119-120 
KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN 
Bài viết số 6.
Đề bài: 
 Đề: Nêu những suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Kiểm tra kĩ năng làm một bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học qua các bước: Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý, viết thành bài bằng lời văn của mình.
- HS biết trình bày những suy nghĩ, ý kiến của mình về một nhân vật với những đặc điểm nổi bật nhất, thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí.
II. YÊU CẦU: 
1. Về nội dung: 
Giới thiệu về tác phẩm, về nhân vật và nhận xét khái quát về nhân vật.
Lần lượt phân tích về từng khía cạnh của nhận xét trên, thông qua việc phân tích các chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm (Hình dáng, cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ, tâm lý,... cách xây dựng nhân vật của tác giả)
Đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
2. Về hình thức: 
- Có bố cục đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài 
- Diễn đạt đúng, rõ ràng, mạch lạc; Các câu văn có sự liên kết chặt chẽ, ít mắc lỗi về chính tả, đặt câu, từ
III. BIỂU ĐIỂM: 
- Điểm 9,10: Đạt đủ các yêu cầu trên, diễn đạt hay, hầu như không mắc lỗi về chính tả, đặt câu, dùng từ
- Điểm 7,8: Đầy đủ các yêu cầu về nội dung, có một số sai sót về hình thức như: diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng, lời kể chưa thật hấp dẫn.
- điểm 5,6: Đủ các yêu cầu về nội dung, nhưng lời kể còn vụng, thiếu chi tiết, thiếu yếu tố miêu tả, mắc không quá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Điểm 3,4: Còn thiếu sót nhiều cả về nội dung và hình thức. Vẫn hình thành được bố cục ba phần.
Điểm 1,2: Không đạt được những yêu cầu của điểm 3,4.
IV. DÀN Ý – BIỂU ĐIỂM
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại ý cơ bản của dàn ý ( 3 phần, nội dung chính và các ý chính mỗi phần)
- Xác định cách dùng từ ngữ, kiểu câu viết từng ý, từng đoạn phù hợp với nội dung.
Đề: 	A. Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
Giới thiệu về nhân vật chính: anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn
B. Thân bài: (8 điểm)
 1. Suy nghĩ của em về hoàn cảnh sống của nhân vật. 
Suy nghĩ, nhận xét những nét đẹp ở nhân vật:
- Trước hết đó là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là có ích cho cuộc sống, cho mọi người. 
Anh đã có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống của con người.
Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc. Đó là đọc sách, là sắp xếp cuộc sống riêng tư của mình thật ngăn nắp, chủ động. 
ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến nữa: sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người 
3. Nhân vật ấy giúp em hiểu thêm nét đẹp ở những con người lao động ở chốn Sa Pa:
Từ câu chuyện này em đã rút ra bài học gì... 
C. Kết bài: (1 điểm)
 - Suy nghĩ, cảm tưởng của người viết về nhân vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI VIET SO 6.doc