Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 139 đến tiết 145

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 139 đến tiết 145

LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ

MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

* MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 -Có kỹ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.

 -Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

* CHUẨN BỊ:

 -HS: Đọc bài, soạn.

 -GV: SGK, SGV.

* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

* Hoạt động 1 (1)

 (KHỞI ĐỘNG)

 -Ổn định: Kiểm tra nề nếp HS, sĩ số, vệ sinh.

 -Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.

 -Giới thiệu bài: Các em đã hiểu về cách nghị luận một đoạn thơ, bài thơ. Hôm nay, chúng ta sẽ luyện nói để các em tập và quen dần với cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp.

* Hoạt động 2 (42)

 (LUYỆN NOÍ)

 -GV nêu yêu cầu và ý nghĩa của tiết luyện nói (theo yêu cầu ở SGK).

 -Cho khoảng vài phút để HS chuận bị tâm thế rồi gọi HS lên trình bày trước tập thể lớp (chú ý phải bám sát vào đặc sắc của tác phẩm và trình bày một cách sáng rõ, truyền cảm các ý kiến của mình.

 -Gọi HS khác bổ sung, đánh giá.

 -Cuối cùng GV nhận xét.

 -Gọi nhiều đối tượng HS (yếu, trung bình, khá, giỏi).

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 139 đến tiết 145", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 140. TẬP LÀM VĂN.
LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ
MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Có kỹ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
 -Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 (1’)
 (KHỞI ĐỘNG)
 -Ổn định: Kiểm tra nề nếp HS, sĩ số, vệ sinh.
 -Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
 -Giới thiệu bài: Các em đã hiểu về cách nghị luận một đoạn thơ, bài thơ. Hôm nay, chúng ta sẽ luyện nói để các em tập và quen dần với cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp.
* Hoạt động 2 (42’)
 (LUYỆN NOÍ)
 -GV nêu yêu cầu và ý nghĩa của tiết luyện nói (theo yêu cầu ở SGK).
 -Cho khoảng vài phút để HS chuận bị tâm thế rồi gọi HS lên trình bày trước tập thể lớp (chú ý phải bám sát vào đặc sắc của tác phẩm và trình bày một cách sáng rõ, truyền cảm các ý kiến của mình.
 -Gọi HS khác bổ sung, đánh giá.
 -Cuối cùng GV nhận xét.
 -Gọi nhiều đối tượng HS (yếu, trung bình, khá, giỏi).
* Hoạt động 3 (2’)
 ( DẶN DÒ)
 -Về nhà làm dàn ý vào vở.
 -Chuẩn bị “Những ngôi sao xa xôi”. 
 * Câu hỏi soạn:
 1.Nhận xét về hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong? (điểm giống nhau, khác nhau)
 2. Hình ảnh nhân vật Phương Định? 
Ký duyệt
TUẦN 29
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
BÀI 28
TIẾT 141-142. VĂN HỌC.
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
(TRÍCH)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
 -Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật (đặc biệt là cách miêu tả tâm lí, ngôn ngữ) và nghệ thuật kể chuyện cả tác giả.
 -Rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật).
 * CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SG, bảng con
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (6’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Trình bày về tác giả Nguyễn minh Châu? Nêu cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên?
-Hỏi: Nhĩ suy nghĩ gì về Liên? Anh khao khát và suy ngẫm gì về cuộc đời?
-Thế hệ trẻ cũng như bao tầng lớp khác trong công cuộc chống Mỹ đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những tâm tư tình cảm, tấm lòng nhiệt quyết của những cô gái tự nguyện đem sức trẻ phục vụ cho sức trẻ, quê hương.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Chú thích * SGK tr 106, 107 và phần phân tích 1 ở vở.
-Trả lời: Phần phân tích 2, 3, 4 ở vở.
* Hoạt động 2 (65’)
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Lê Minh Khuê (1449) SGK.
2.Xuất xứ: Truyện sáng tác năm 1971, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra ác liệt.
HẾT TIẾT 141
II.Phân tích văn bản:
1.Hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong:
a.Điểm chung:
-Cùng hoàn cảnh sống, chiến đấu, cùng công việc: nguy hiểm, ác liệt.
-Điều có tinh thần trách nhiệm cao, lòng dũng cảm, tình đồng đội gắn bó, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, 
b.Điểm riêng:
-Thao: từng trải, sợ máu, thích chép bài hát.
-Định: thích ngắm mình, mơ mộng, thích hát.
Þ Tâm hồn trong sáng, dũng cảm, hồn nhiên , lạc quan.
2.Hình ảnh Phương Định:
-Là cô gái khá đẹp, được nhiều người để ý.
-Là cô gái nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát.
-Yêu mến những người đồng đội.
-Dũng cảm, tự trọng, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
-Yêu quê hương, những người thân ở quê nhà.
Þ Là con người mới, tiêu biểu cho lớp trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
-Gọi HS đọc chú thích *.
-Gọi HS nêu xuất xứ của văn bản.
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: To, rõ, phát âm chuẩn, chú ý ngôn ngữ nhân vật. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc.
-Hỏi: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
-Hỏi: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là nhân vật chính?
-Hỏi: Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?
* Chuyển ý: Trong truyện có ba cô gái thanh niên xung phong. Chúng ta sẽ tìm hiểu về họ.
-Hỏi: Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét gì chung khiến họ gắn bó nhau thành một khối thống nhất và những nét gì riêng ở mỗi người? (Hoạt động nhóm 3 bàn, thực hiện vào bảng con).
-Sau khi HS trả lời, GV gọi HS đọc những câu văn trong truyện để minh hoạ.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu về nhân vật Chính trong truyện – cô Phương Định.
-Gọi HS đọc câu 3 (đọc hiểu văn bản SGK), xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 3 bàn, thực hiện vào bảng con và tìm những dẫn chứng minh hoạ cho những đạc điểm của Phương Định).
-Hỏi: Hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật này? 
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tổng kết để thấy được ý nghĩa của truyện.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-Trả lời: Tự sự.
-Trả lời: Ngôi thứ nhất, người kể là nhân vật chính.
-Trả lời: Tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xác và suy nghĩ của nhân vật tạo điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
-HS chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-Dẫn chứng minh hoạ.
-HS chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (15’)
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết: 
-Tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là nét đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
-Vai kể là nhân vật chính, cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung, thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
-Hỏi: Qua truyện, em hình dung và cảm nhận như thế nào? Về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ?
-Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và ngôn ngữ trong truyện?
* Luyện tập:
-Gọi HS đọc BT1, về nhà thực hiện.
-Gọi HS đọc BT2, về nhà thực hiện.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-HS đọc.
* Hoạt động 4 (4’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Hỏi: Theo em nhan đề của truyện có liên quan trực tiếp đến nội dung được đề cấp trong truyện không? (những ngôi sao mang ý nghĩa biểu tượng gì?).
-Học bài. Chuẩn bị “chương trình địa phương phần tập làm văn”. (xem SGK).
-Trả lời: Có, những ngôi sao chính là tâm hồn, công việc của những cô gái thanh niên xung phong.
TIẾT 143. TẬP LÀM VĂN.
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN TẬP LÀM VĂN)
(TIẾP THEO)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.
 -Viết và trình bày một bài văn nói về vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh. 
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc trước yêu cầu, chuẩn bị nhu 7 ở bài 19 mà GV đã dặn.
 -GV: Cho tổ trưởng tỏng kết ở các tiết học trước.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 (2’)(KHỞI ĐỘNG)
 -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
 -Giới thiệu bài: Ở mỗi địa phương chúng ta đang sống đều có những sự việc, hiện tượng tốt, xấu, bức xúc cần được quan tâm. Chúng ta nghĩ gì về các sự việc ấy? Hiểu đúng, nghị luận nó dưới dạng một bài văn và trình bày nó trước tập thể lớp là yêu cầu của bài học hôm nay. Các em sẽ trình bày bằng những suy nghĩ, kiến nghị dưới các hình thức thích hợp.
* Hoạt động 2 (41’) (LUYỆN NÓI)
 -Ở các tiết trước, GV đã yêu cầu tổ trưởng thu nhận các bài.
 -Cho HS thảo luận trình bày trước nhóm bài viết của mình, chọn rabài hay nhất để đọc trước lớp.
 -Gọi HS nhóm khác nhận xét, bổ sung, thắc mắc (nếu có) và yêu cầu giải thích.
 -GV tổng kết ý kiến, tuyên dương, nhắc nhở.
* Hoạt động 3 (2’) (CỦNG CỐ- DẶN DÒ)
 -Tổ trưởng về chọn những bài hay đóng thành tập chuyền tay nhau để cả lớp đều đọc được.
 -Chuẩn bị “trả bài tập làm văn số 7”. (nghiên cứu lại đề bài).
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 144. TẬP LÀM VĂN.
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
* MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 -Giúp HS nhận ra những ưu khuyết điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức.
 -Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi.
 -Khắc phục những nhược điểm ở bài tập làm văn số 6, thành thục hơn kỹ năng làm bài nghị luận văn học.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Xem lại đề bài.
 -GV: Chọn trước bài làm của HS để đọc minh hoạ.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 (1’)
 (KHỞI ĐỘNG)
 -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
* Hoạt động 2 (43’) 
 (TRẢ BÀI KIỂM TRA)
 Bước 1: Nêu lại đề bài và tập trung phân tích, tìm hiểu đề bài.
 -Gọi HS nêu lại đề bài.
 -Yêu cầu HS phân tích đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung, hình thức.
 -Tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng đáp án (dàn ý) cho bài viết.
 -GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý (ở sổ chấm trả bài) và các yêu cầu cần đạt.
 Bước 2: Nhận xét và đánh giá bài viết:
 -GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình so với bài viết số 6 (ưu điểm, nhược điểm) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.
 -GV nhận xét, đánh giá của mình về bài viết của HS (so với bài viết số 6): ưu, nhược điểm; những lỗi cơ bản cần khắc phục (nhận xét chung và cho ví dụ cụ thể theo bài làm của HS). Có thể đọc một vài đoạn có lập luận tốt trong bài làm của HS.
 Bước 3: Bổ sung và sửa chữa lỗi của bài viết:
 -Cho HS trao đổi hướng sửa chữa các lỗi về nội dung (ý và sắp xếp các ý; các luận điểm, luận cứ, cách lập luận, ), về hình thức (bố cục, trình bày, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp . . .) theo gợi ý ở SGK.
 -GV bổ sung, kết luận về hướng sửa chữa và cách sửa lỗi.
* Hoạt động 3 (1’) 
 (CỦNG CỐ- DẶN DÒ) 
 -Về xem lại bài làm. Chuẩn bị “Biên bản”(đọc bài trước).
TIẾT 145. TẬP LÀM VĂN.
BIÊN BẢN
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống.
 -Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
 * CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV, bảng con.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (2’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Không.
-Trong cuộc sống chúng ta cũng thường gặp những trường hợp cần viết biên bản. Vậy biên bản là gì? Cách viết như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng hiểu thêm về biên bản.
-Lớp trưởng báo cáo.
-
* Hoạt động 2 (33’)
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Đặc điểm của biên bản:
-Biên bản là loại văn bản gi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.
-Tuỳ theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: biên bản hội nghị, biên bản sự vụ, 
II.Cách viết biên bản:
-Biên bản gồm các mục sau:
+Phần mở đầu (phần thủ tục): Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.
+Phần nội dung: Diễn biến và kết quả của sự việc.
+Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ ký và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có).
-Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác.
-Gọi HS đọc thầm 2 văn bản SGK.
-Gọi HS đọc câu 2 a (I), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc câu2 b (I), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc câu 2 c (I), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Hỏi: Em hãy nêu đặc điểm của biên bản?
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về cách viết một biên bản.
-Gọi HS đọc câu 1 (II), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc câu 2 (II), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc câu 3 (II), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc câu 4 (II), xác định yêu cầu. Thực hiện.
* Chuyển ý: Để hiểu thêm về biên bả, chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập.
-HS đọc.
-HS đọc. Trả lời: Mục đích ghi chép sự việc đang xảy ra, mới xảy ra.
-HS đọc. Trả lời: Nội dung cụ thể, chính xác, trung thực, đầy đủ. Hình thức lời văn ngắn gọn, chặt chẽ chính xác.
-HS đọc. Trả lời: Biên bản họp PHHS, biên bản giải quyết tranh chấp, biên bản sơ kết lớp.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (7’)
(LUYỆN TẬP)
III.Luyện tập:
1.Chọn các trường hợp a, c, d.
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn, thực hiện vào bảng con).
-Gọi HS đọc BT2, về nhà thực hiện.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc.
* Hoạt động 4 (3’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK. 
-Học bài. Chuẩn bị “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”.
* Câu hỏi soạn: 1.Bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn như thế nào? 2.Tinh thần, thái độ của ông ra sao?
-HS đọc.
Ký duyệt 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet139-145 V9.doc