Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 148: Trả bài tập làm văn số 7

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 148: Trả bài tập làm văn số 7

Tiết 148

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7

A. Mục tiêu

1. Kiến thức :

- Sửa chữa lỗi sai ở bài viết cho học sinh.

- Giúp học sinh tự sửa được bài viết của mình.

2. Kỹ năng : Viết văn bản nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

3. Giáo dục : Tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, lý tưởng sống tốt đẹp.

B. Chuẩn bị của GV và HS :

- GV : Chấm bài

- HS đọc bài đã chấm tựk rút ra những lỗi sai.

C. Tiến trình các họat động

1. Ổn định

2. Kiểm tra

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 148: Trả bài tập làm văn số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 4/ 4/ 2012
Ngày giảng : 9/ 4/ 2012
Tiết 148
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
A. Mục tiêu
1. Kiến thức : 
- Sửa chữa lỗi sai ở bài viết cho học sinh.
- Giúp học sinh tự sửa được bài viết của mình.
2. Kỹ năng : Viết văn bản nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
3. Giáo dục : Tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, lý tưởng sống tốt đẹp.
B. Chuẩn bị của GV và HS :
- GV : Chấm bài
- HS đọc bài đã chấm tựk rút ra những lỗi sai.
C. Tiến trình các họat động
1. Ổn định
2. Kiểm tra
- Không
3. Trả bài
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
- Hs nhắc lại đề bài
- GV chép đề lên bảng.
Hoạt động 2
- hs trình bày
- Nhận xét
- GV ghi lên bảng.
Hoạt động 3
- GV nhận xét ưu điểm, nhược điểm chung.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- GV đưa từng bài để chữa từng lỗi sai.
+ Lỗi viết ẩu.
+ Lỗi chính tả.
+ Lỗi diến đạt
 Hoạt động 4
- GV đọc 2 bài văn khá.
- HS khác nghe và nhận xét.
Hoạt động 5
- GV công bố kết quả.
2’
15’
10’
10’
5’
I. Đề bài :
 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài “MXNN” của Thanh Hải:
	" Ta làm con chim hót
	 ...................................
	 Dù là khi tóc bạc..."
 ( “Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải)
II. Dàn bài
a. Mở bài: 1 điểm
- Giới thiệu bài thơ -> đoạn thơ, nhận xét chung về đoạn thơ (Luận điểm chính)
b. Thân bài(8đ)
- Với 8 câu thơ thể ngũ ngôn rất hàm súc, TH đã bày tỏ một tâm niệm, một khát khao âm thầm mà mạnh mẽ: muốn góp mùa xuân nhỏ đời mình làm nên mùa xuân lớn của đất nước, dân tộc.
+ Điệp ngữ "ta làm" được nhắc lại 2 lần và biến tấu thành "ta nhập" ở câu thứ 3 tạo nên nhạc điệu tươi vui khoẻ khoắn 
+ "Ta" là nhà thơ và cũng là chung tất cả mọi người
+ Cấu trúc lặp lại "ta làm", "ta nhập" - "Ta" là CN, cho thấy cả tư thế chủ động tích cực, ý thức tự nguyện gắn bó và dâng hiến đời mình cho đất nước của nhà thơ, cũng là của con người mới trong cuộc đời mới. 
+ Kết hợp với nghệ thuật điệp ngữ, TH còn sử dụng một loạt các hình ảnh ẩn dụ vừa quen thuộc, vừa mới lạ "Con chim", "cành hoa", "nốt trầm" để diễn tả niềm mong ước được sống có ích, được cống hiến cho đời phần tinh tuý và nhỏ bé của nhà thơ. 
+ "Mùa xuân nho nhỏ" là hình ảnh ẩn dụ chỉ cuộc đời tươi đẹp của mỗi con người, góp phần làm nên mùa xuân lớn của đất nước. Ý thức được sâu sắc về giá trị cuộc đời, về hạnh phúc của hiến dâng và đón nhận, TH nguyện làm một mùa xuân nghĩa là sống đẹp với tất cả sức thanh xuân tươi trẻ của mình cho Tổ quốc. Với ẩn dụ sáng tạo này, nhà thơ nói được mối quan hệ giữa con người và cuộc đời, giữa cá nhân và xã hội. Người đọc qua đó lại hiểu tâm hồn đẹp như mùa xuân, đầy sức sống như mùa xuân của TH. Tâm hồn ấy, sức sống ấy nhà thơ "lặng lẽ dâng cho đời". "Dâng" là cử chỉ thành kính, tự nguyện, nói được sự biết ơn trân trọng với cuộc đời. "Lặng lẽ" là không lên tiếng, không phô trương. Kết hợp với từ chỉ số ít: "một" và từ láy có mức độ giảm nhẹ "nho nhỏ", đoạn thơ cho ta thấy một lẽ sống đẹp, một lối sống đẹp: lẽ sống cống hiến cho cuộc đời và lối sống khiêm nhường, giản dị 
	+ Ước nguyện của TH thật đẹp nhưng đẹp hơn là bởi ước nguyện ấy không tính bằng năm, bằng tháng mà bằng cả cuộc đời:
	"Dù là tuổi hai mươi
	Dù là khi tóc bạc"
	"Tuổi 20" là hoán dụ chỉ những năm tháng tuổi trẻ căng đầy nhựa sống, nhiều hoài bão, ước mơ. "Tóc bạc" lại là hoán dụ chỉ năm tháng tuổi trẻ đã qua đi, con người ở phía dốc bên kia của cuộc đời. Thông qua 2 hoán dụ chỉ đời người nói trên cùng điệp ngữ "dù là" có ý nghĩa nhấn mạnh, ta hiểu, cống hiến là nguyện ước suốt đời của TH. 	
- Đánh giá tổng hợp: Nội dung – nghệ thuật, ý nghĩa
c. kết bài : 1 điểm
- Bài thơ là tâm tình tha thiết của nhà thơ
II. Nhận xét :
1. Nhận xét chung :
 * Ưu điểm :
- Biết cách làm bài văn nghị luậnvề đoạn thơ, bài thơ.
- Bài có đầy đủ bố cục 3 phần.
- Thuộc thơ, nắm được nội dung cơ bản của bài thơ.
- Văn mạch lác, chữ viết đẹp, trình bày sáng sủa.
* Nhược điểm :
- Một số bài viết sơ sài, ẩu, nhiều lỗi chính tả.
- Lỗi diễn đạt.
2. Nhận xét cụ thể :
a. Viết ẩu : Khánh, Hoạt, Mai, Hoàn
b. Lỗi chính tả : trồi
c. Lỗi diễn đạt : 
- Dẫn ý vụng : Khổ thơ thứ nhất là..., thể hiện qua câu thơ là
d. Yêu cầu phần mỏ bài chưa đầy đủ: Ngoan, Nhị , Siệu, Hải, Tâm, Ánh,
III. Đọc bài văn hay :
Bài của Út 9b
Bài: Hiến 9a
IV. Tổng hợp kết quả :
Giỏi 
Khá
Tb
Yếu
9a
0
20
5
0
9b
1
24
0
0
*. Củng cố, dặn dò : 3’
- Củng cố : ? Hãy nêu yêu cầu dàn ý của bài văn nghị luận vầ bài thơ, đoạn thơ ?
- Dặn dò : Về nhà soạn bài: Biên bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 148 TRẢ BÀI TLV SỐ 7.doc