Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 111 đến 170 - Giáo viên: Phạm Thái Hưng - Trường THCS Chiềng Cọ

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 111 đến 170 - Giáo viên: Phạm Thái Hưng - Trường THCS Chiềng Cọ

Ngữ văn - bài 22

Kết quả cần đạt

- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong những câu hát ru xưa qua cách khai thác của Chế Lan Viên nhằm ngợi ca tình mẹ và lời ru. Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ

- Thấy được ưu điểm, nhược điểm và biết cách sửa lỗi trong bài tập làm văn số 5 ( nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống)

- Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tuởng, đạo lí

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 9A

Ngày dạy: Dạy lớp: 9B

Tiết 111-112. Văn bản:

 Hướng dẫn đọc thêm:

CON CÒ

 - Chế Lan Viên-

1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ

- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru

- Thấy được sự vận dùng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng

- Giáo dục cho học sinh tình mẹ con

2. Chuẩn bị của GV&HS.

a. Chuẩn bị của GV

- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9

- Soạn giáo án

b. Chuẩn bị của HS: học bài cũ và chuẩn bị bài mới

3. Tiến trình bài dạy

* Ổn định tổ chức

a. Kiểm tra bài cũ (5’)

Câu hỏi kiểm tra miệng

Nêu những nét đặc sắc nhất về nghệ thuật, nội dung của văn bản “chó sói và cừu” trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten

 

doc 75 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 111 đến 170 - Giáo viên: Phạm Thái Hưng - Trường THCS Chiềng Cọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn - bài 22
Kết quả cần đạt
- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong những câu hát ru xưa qua cách khai thác của Chế Lan Viên nhằm ngợi ca tình mẹ và lời ru. Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ
- Thấy được ưu điểm, nhược điểm và biết cách sửa lỗi trong bài tập làm văn số 5 ( nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống)
- Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tuởng, đạo lí
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 111-112. Văn bản:
 Hướng dẫn đọc thêm:
CON CÒ
 - Chế Lan Viên-
1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ
- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru
- Thấy được sự vận dùng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng
- Giáo dục cho học sinh tình mẹ con
2. Chuẩn bị của GV&HS. 
a. Chuẩn bị của GV 
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: học bài cũ và chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi kiểm tra miệng
Nêu những nét đặc sắc nhất về nghệ thuật, nội dung của văn bản “chó sói và cừu” trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten
Đáp án- biểu điểm
10đ – Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- Phông, H.Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ của nhà văn
* Giới thiệu (1’) Tình mẹ con (mẫu tử) thiêng liêng mà gần gũi đối với con người đã từ lâu trở thành đề tài cho thi ca nhạc hoạ đông tây cổ kim mà không bao giờ cũ, không bao giờ thôi quyến rũ người đọc. Chế Lan Viên góp thêm tiếng nói độc đáo và đặc sắc của mình vào đề tài trên bằng cách phát triển những câu ca dao quen thuộc nói về con cò để ca ngợi tình mẹ và lời ru đối với cuộc sống của con người Việt Nam
b. Dạy nội dung bài mới
I. Đọc và tìm hiểu chung (15’)
1. Giới thiệu về tác giả - Tác phẩm
Gọi học sinh đọc chú thích *
Trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Chế Lan Viên? TB
Giáo viên giảng thêm:
- Chế Lan Viên (1920-1989) là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở thế kỉ XX. Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo. Đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí và tính hiện đại
Chế Lan Viên có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ của ông phong phú, đa rạng, kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tuởng tượng, nhiều bất ngờ kì thú. Nhưng cũng có những đặc điểm này mà thơ Chế Lan viên không dễ đi vào công chúng đông đảo
- Chế Lan Viên (1920-1989) quê ở Quảng Trị là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX
- thơ ông giàu chất suy tưởng triết lí, đầm chất trí tuệ và tính hiện đại
- Năm 1996, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
Hoàn cảnh ra đời cảu bài thơ? TB
- “con cò” là bài thơ thể hiện khá rõ một số phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên. Bài thơ khai thác và phát triển hình ảnh con cò trong những câu hát ru rất quen thuộc, để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi người. Bài thơ được sáng tác năm 1962 in trong tập “hoa ngày thường-chim báo bão (1967)
- Bài thơ được sáng tác năm 1962, in trong tập “hoa ngày thường-chim báo bão” (1967)
Giáo viên nêu yêu cầu đọc
Bài thơ viết theo thể thơ tự do, các câu thơ dài ngắn không đều, nhịp điệu biến đổi và có nhiều câu thơ điệp lại, tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru khi đọc cần chú ý thể hiện đúng nhịp điệu của từng câu, từng đoạn. Thường mỗi đoạn được bắt đầu bằng những câu thơ có nhịp ngắn, lặp lại về cấu trúc, sau đó là những câu thơ dài mở ra với những liên tưởng xa rộng hoặc suy ngẫm triết lí. Khi đọc cần thể hiện được sự thay đổi giọng điệu và nhịp điệu
Giáo viên đọc 1 lần, gọi học sinh đọc 1 lần
Văn bản chia làm mấy phần? giới hạn và nội chính của từng phần? Khá
- Tác giả đã tự chia bài thơ thành 3 đoạn (phần). Bố cục nàu được dẫn dắt theo sự phát triển của hình tượng trung tâm và xuyên suốt cả bài thơ-hình tượng con cò, trong mối quan hệ với cuộc con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả cuộc đời
Đoạn 1: hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ
Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường đời
- Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người
Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong nhữn câu hát ru. Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói về điều gì? G
- Hình tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Trong ca dao, hình ảnh con cò xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa mà thông dụng nhất là ý nghĩa ẩn dụ. Con cò là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp và niềm vui sống
Ở đoạn đầu bài thơ, tác giả có nhắc lại một số câu quen thuộc trong những bài ca dao ấy. Nhưng trong bài thơ này, Chế Lan Viên chỉ khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò ở nội dung biểu trưng cho tấm long người mẹ và những lời hát ru
Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu hình tượng con cò trong các đoạn của bài thơ, để thấy được ý nghĩa biểu tượng vừa thống nhất vừa có sự phát triển qua các đoạn thơ ấy
II. Phân tích
1. Đoạn thơ thứ nhất (24’)
Gọi học sinh đọc đoạn 1 và nêu nội dung chính của đoạn
Em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ đầu như thế nào? tại sao tác giả viết: “trong lời mẹ hát có cánh cò đang bay”? Khá
- Lời vào bài giới thiệu hình ảnh con cò một cách tự nhiên, hợp lí qua những lời ru của mẹ thủa còn nằm nôi. Tác giả muốn thể hiện ý lời ru con gắn với cánh cò bay. Lời ru ấy cứ dần dần thầm vào tâm hồn của con, tự nhiên âu yếm, như là bắt đầu từ vô thức, bản năng như dòng sữa ngọt ngào, con chưa hiểu và chưa cần hiểu nhưng tuổi thơ của con không thể thiếu lời ru với những cánh cò ấy
Học đinh đọc đoạn còn lại của phần 1
Trong đoạn em đọc, những câu ca dao nào đã được vận dụng? TB
- Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng
- Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao,
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Em có nhận xét gì về cách vận dụng ca dao của tác giả? Khá
- Ở đoạn 1, hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao được dùng làm lời hát ru. Cách vận dụng ca dao của nhà thơ rất sáng tạo. Tác giả chỉ lấy lại vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những cây ấy. Những câu ca dao đuợc gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò ở ca dao
- Các câu: “Con cò bay lả bay la-Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng” hay: “con cò bay lả bay la-bay từ cửa phủ, bay về Đồng Đăng” chỉ gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc cả cuộc sống thời xưa, từ làng quê đến phố xá. Hình ảnh con cò trong những câu này gợi lên vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thủa xưa
- Còn bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” lại có một nội dung và ý nghĩa tư tưởng khá sâu sắc. Con cò ở đây là tượng trưng cho những con người, cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lăn lội kiếm sống. Bài ca dao này gợi nhớ đến nhiều câu ca dao có hình ảnh con cò mang ý nghĩa tuơng tự
Em liệt kê kể một số câu ca dao, câu thơ có hình ảnh con cò? G
- Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
- Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
- Lặn lội thân cò khi nằng khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò có ý nghĩa gì? Khá
- Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru, của ca dao dân ca, qua đó là cả điệu hồn dân tộc và nhân dân. Ở tuổi ấu thơ, đứa trẻ chưa hiểu và cũng chưa cần hiểu nội dung, ý nghĩa của những lời ru này-chúng chỉ cần được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác. Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống: “ngủ yên, ngủ yên! chẳng phân vân”
Từ sự phân tích, em cho biết nội dung chính của đoạn thơ? Khá
- Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ
Hết tiết 1
Chuyển ý:
Bài thơ được phát triển từ hình tượng trung tâm con cò, được gợi ra từ những câu ca dao rất quen thuộc. Nhưng bài thơ không phải là sự lặp lại đơn giản những hình ảnh và ý tứ có sẵn trong ca dao. Hình ảnh con cò trong ca dao đã đuợc tác giả phát triển, mở rộng ý nghĩa biểu tượng và tập trung hướng về biểu hiện tình mẹ, lòng mẹ lớn lao, sâu nặng, bền lâu đối với suốt cuộc đời mỗi đứa con. Ý nghĩa biểu tượng này được phát biểu quan đoạn thơ còn lại như thế nào
2. Đoạn thơ thứ hai
Học sinh đọc đoạn 2
Nêu nội dung chính của đoạn em đọc? Khá
- Hình ảnh con cò đi vào tiếm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường đời
Những câu thơ nào diễn tả hình tượng con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ? TB
- Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng bay theo gót đôi chân
Lớn lên, lớn lên, lớn lên
Con làm gì?
Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn thơ? Khá
- Thể thơ tự do, điệp từ
- Câu thơ có cấu trúc giống nhau, lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời du
Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi như thế nào qua đoạn thơ thứ hai? G
- Trọng đoạn hai; cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi thân thiết và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời. Ở đây, hình ảnh con cò trong ca dao đã tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người hình ảnh con cò được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ, như được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong mỗi chặng đường. Như thế hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ
Cánh cò đã trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời từ tuổi ấu thơ tron nôi
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
Đến tuổi đến trường
Mai lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Và đến lúc trưởng thành:
Cánh có trắng bay hoài k ... - Giắc Lân-đơn (1876 - 1916) là nhà văn Mĩ, sớm tiếp cận với tư tưởng của chủ nghĩ xã hội
? Thời gian ra đời của văn bản? – TB
- Văn bản “Con chó Bấc” trích tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” (1903).
Giáo viên: Tên của văn bản do nhà biên soạn sách đặt.
Giáo viên: Nêu yêu cầu đọc:
Khi đọc cần thể hiện tình cảm nồng nàn, đầy yêu thương.
- Văn bản trích trong tiểu thuyết: “Tiếng gọi nơi hoang dã” (1903)
? Hãy tóm tắt nội dung của văn bản? – Khá
- Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác chỉ riêng Giôn Thoóc Tơn là người đã có lòng nhân từ đối với nó và nó được cảm hoá.
? Giải thích từ: Thẩm phán Milơ? – TB
Học sinh: trả lời theo chú thích 1,4
Giáo viên: Tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” gồm 7 chương, đoạn trích từ chương 6: Tình yêu thương đối với một con người.
? Nêu bố cục của văn bản? – TB
a. Mở đầu.
b. Tình cảm của Thoóc Tơn đối với Bấc.
c. Tình cảm của Bấc đổi vởi chủ.
Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, xem xét ở đây nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của phía nào? – Khá
- Phần mở đầu ứng với đoạn một của văn bản.
Phần tình cảm của Thoóc Tơn đối với Bấc ứng với đoạn thứ hai văn bản, phần tình cảm của Bấc đối với chủ ứng với ba đoạn còn lại của văn bản. Xét về phương diện ấy, ta đã thấy nhà văn chủ yếu muốn nói đến tình cảm của Bấc đối với chủ trong văn bản này.
? Vì sao có cách sắp xếp bố cục như vậy? - Giỏi
- Cách sắp bố cục như vậy đó là một dụng ý nghệ thuật. Bởi đó chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình cảm đặc biệt của chó với người.
II. Phân tích
1. Mở đầu (7’)
Đọc thầm lướt đoạn 1.
? Đoạn mở đầu, tác giả giới thiệu điều gì? – TB
- Giôn Thoóc Tơn đã khơi dậy tình yêu thương con người ở Bấc.
? Vì sao mãi đến Giôn Thoóc Tơn, Bấc mới có tình thương yêu với con người? – Khá
- Vì Bấc đã từng qua tay những ông bà chủ, cô cậu chủ giàu có cũng nhân hậu nhưng rồi bị bắt cocs, bị mua đi bán lại cho những ông chủ khô khan hoặc tàn bạo để giúp việc tìm vàng ở Bắc Mĩ giá lạnh. Chỉ có Thoóc Tơn mới thực sự là ông chủ lý tưởng của Bấc
2. Tình cảm của Thoóc Tơn với con chó Bấc. (11’)
Học sinh đọc đoạn: con người này biết nói đây.
? Cách cư xử của Thoóc Tơn đối với Bấc được biểu hiện ở những chi tiết nào? – TB
Học sinh tìm chi tiết, Giáo viên ghi bảng
- Anh chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái của anh vậy
- Anh không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống chuyện trò lâu với chúng.
- Anh [] vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm.
- Thoóc Tơn lại như muốn kêu lên trân trọng “Trời đất! đằng ấy hầu như biết nói đấy”
? Cách cư xử của Thoóc Tơn đối với Bấc có gì đặc biệt? - Giỏi
- Thoóc Tơn đối xử với những con chó của anh, và đặc biệt đối với Bấc “như thể chúng là con cái của anh vậy”. Trong ý nghĩ, trong tình cảm, dường như anh không xem Bấc chỉ là một con chó mà là người hẳn hoi, là đồng loại với anh, là bạn bè của anh.
Giáo viên: dĩ nhiên, Thoóc Tơn là chủ của con chó Bấc, nhưng là “một ông chủ lí tưởng”. Nhà văn so sánh Thoóc Tơn với các ông chủ khác để làm nổi bật điều đó. Các ông chủ khác chăm sóc chó chỉ là vì nghĩa vụ (nuôi nó thỉ phải chăm sóc nó) và vì lợi ích kinh doanh (kéo xe trượt tuyết để đi tìm vàng)
? Thoóc Tơn còn có tình cảm gì với Bấc nữa? – Khá
- Các biểu hiện tình cảm đặc biệt của Thoóc Tơn: “Chào hỏi thân mật”, hoặc nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào với chó (như con cái hay bạn bè mình) túm chặt lấy đầu Bấc, rồi dựa vào đầu mình, rồi đẩy tới đẩy lui
- Tình cảm biểu hiện ngay cả ở trong những tiếng rủa của Thoóc Tơn “tiếng rủa rủ rỉ bên tai” chứ không phải là những tiếng quát tức giận. Khi đối xử với con cái hoặc bạn bè, nhiều khi người ta cũng hay dùng lối rủa yêu như vây. Con chó tinh lắm, nó biết những tiếng rủa ấy là “ những lời nói nựng âu yếm”
? Phân tích câu nói: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy” của Thoóc Tơn đối với Bấc? - Giỏi
- Câu nói thể hiện tình cảm ngạc nhiên, yêu thương vô hạn, nồng nàn của một ổng chủ đối với con chó quý của mình. Cao hơn thế, thể hiện tình cảm của một con người đối với bạn bè thân thiết và dường như trước mắt Thoóc Tơn bây giờ không phải là một con chó mà là con anh, là bạn anh.
- Tình cảm và cách đối xử đặc biệt ấy của ông chủ - người cha - người bạn Thoóc Tơn sẽ được đền đáp xứng đáng. Bởi vì Bấc đặc biệt tinh khôn và cũng đặc biệt nghĩa tình, tất nhiên là qua các biểu hiện, suy luận và trí tưởng tượng nhân hoá của nhà văn.
? Em cho biết tình cảm cảu Thoóc Tơn đối với con chó Bấc như thế nào? – Khá
- Thoóc Tơn đối với con chó Bấc thật sự yêu mến như là đồng loại của mình.
? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc Tơn đối với Bấc? - Giỏi
- Vì nhà văn muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc. Nhưng trước đó, nhà văn lại cho xen vào đoạn nói về tình cảm của Thoóc Tơn đối với con chó của anh nói chung và đối với con chó Bấc này. Mục đích là để làm sáng tỏ những tình cảm của con chó Bấc đối với anh. Không phải đối với bất kỳ ông chủ nào con chó Bấc cũng đỗi xử tốt đâu. Bấc đã từng qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Thoóc Tơn có lòng nhân từ với nó.
Học sinh đọc đoạn cuối
Nêu nội dung chính của đoạn? – Khá
3. Tình cảm của Bấc đối với chủ (13’)
Tìm những chi tiết nói về tình cảm của Bấc đối với ông chủ? – TB
Học sinh tìm chi tiết, giáo viên ghi bảng.
- Nó thường hay há miệng ra cắn lấy bàn tay Thoóc Tơn ròi ép răng xuống.
Bấc hiểu cái tiến rủa là những lời nói nựng, con người cũng hiểu cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve.
- Tình yêu thương của Bấ phần lớn được diễn đạt bằng sự tôn thờ.
+ Nó sung sưỡng đến cuồng lên mỗi khi Thoóc Tơn chạm vào nó hoặc nói chuyện với nó, nhưng nó không săn đón.
+ Bấc chỉ tôn thờ ở xa xa một quãng. Nó thường nằm phục ở chân Thoóc Tơn hàng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt.
+ Nó nằm xa xa hơn quan sát hình dáng anh và từng cử động của thân thể anh.
- Bấc không muốn rời Thoóc Tơn một bước.
+ Nó sợ Thoóc Tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó.
+ Trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh.
+ Nó vội vùng dậy trườn qua giá lạnh lắng nghe tiếng thở đều của chủ.
? Qua những chi tiết trên, em thấy tình cảm của Bấc đối với chủ như thế nào? - Khá
- Tình cảm của Bấc đối với chủ rất phong phú và đặc biệt sâu sắc vừa thương yêu vừa tôn thờ vừa kính trọng. biết ơn.
- Bấc quả có một tâm hồn khác và hơn hẳn những con chó khác. Tất nhiên không phải đối với chủ nào Bấc cũng có thái độ, tình cảm như vậy.
Bấc dành tình cảm đặc biệt sâu sắc vừa thương yêu vừa tôn thờ và biết ơn.
? Ngoài Bấc ra, tác giả còn miêu tả con Xít, con Nich như thế nào? Việc miêu tả như vậy nhằm mục đích gì? – Khá
- Xit: có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thoóc Tơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về.
- Ních: thườgn chồm lên tì cái đầu to tướngcảu cu cậu lên đầu gối Thoóc Tơn.
- Xit, Ních: đơn giản, đơn điệu và có phần suồng sã. Từ đó làm nổi bật nét khác biệt của Bấc so với những con chó kia.
? Em có nhận xét gì về năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này? - Giỏi
- Lân-đơn có những nhận xét tinh tế khi kể chuyện con Xít “có thói quen võ về”, con Ních “thường chồm lên Thoóc Tơn”, con Bấc “nằm phục động tác của chủ”.
- Trong thể loại ngụ ngôn, ví dụ thơ ngụ ngôn của La Phông Ten, những con vật được nhận câch hó, tác giả ít quan tâm đến việc miêu tả chính xác mà thường chỉ dựa vào nét đặc trưng của mỗi con vật để khắc hoạ hình tượng (Ví dụ: chó sói và chiên con, thỏ và rùa). Lân-đơn có nhận xét tinh tế hơn, tỉ mỉ hơn nhiều khi khắc hoạ những con chó của ông. Những biểu hệin tình cảm của các con chó trong bài là chung loài chó, nhưng nhà văn tách ra mỗi con chó có một nét riêng để cho sinh động và để làm nổi bật nết riêng biệt của Bấc so với những con chó kia.
? Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc? - Giỏi
- Nhà văn không nhân cách hoá con Bấc theo kiểu của La Phông Ten, không để cho nó nói tiếng người như các con vật trong thơ ngụ ngôn. Họng nó chỉ “rung lên những âm thanh không thốt lên lời”. Nó chỉ “ hầu như biết nói” như lời của Thoóc Tơn. Nhưng Thoóc Tơn và cả nhà văn dường như thấu hiểu thế giới “tâm hồn” phong phú của nó.
- Qua lời của người kể chuyện, mà cũng chỉ là qua lời của người kể chuyện mà thôi chứ không có thật – con chó Bấc dường như biết suy nghĩ “Trước kia nó chưa hề cảm thấy một tình thương yêu như vậy” “Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy” nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhả tung ra khỏi cơ thể, Bấc không muốn rời Thoóc Tơn một bước.
- Bấc không những biết vui mừng mà còn biết lo sợ “Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ là: nó sợ Thoóc Tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó.
- Bấc còn nằm mơ nữa: ngay cả ban đêm .. ám ảnh
Những điêm trên vừa nói lên trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn vừa nói lên lòng yêu thương loài vật của ông.
III. Tổng kết, ghi nhớ. (4’)
? Em hãy khái quát nghệ thuật và nội dung của đoạn trích? – Khá
- Đoạn trích cho ta thấy óc tưởng tượng tuyệt vời và khả năng quan sát tinh tế, sắc sao của Giắc Lân-đơn. Qua đó nhà văn muốn khẳng định: Tình yêu thương là điều kì diệu nhất gắn kết con người với thế giới xung quanh.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
c. Củng cố (3'); Tóm tắt lại văn bản.
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập (2’)
- Đọc, tóm tắt và phân tích đoạn trích
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Ôn tập ngữ pháp để kiểm tra một tiết
- Chuẩn bị bài: Luyện tập viết hợp đồng
- Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc Quốc thể thơ cổ phong, thể thơ Đường luật
- Các thể thơ có nguồn gốc dân gian: Thể thơ lục bát, thể thơ song thất lục bát,
2. Các thể truyện, kí,thơ Nôm, một số thể nghị luận
- Truyện dài thường được viết theo lối chương hồi
- Truyện thơ có thể xem là một loại tiểu thuyết bằng thơ, kết hợp cả tự sự và trữ tình
Ngoài ra còn có những thể loại chủ yếu mang chức năng hành chính như : chiếu, biểu, hịch, cáo... các thể loại này thuộc loại nghị luận
III. Một số thể loại văn học hiện đại (12’)
H: Em có nhận xét gì về thể loại của văn học hiện đại? Kh
- Thể loại trong văn học hiện đại hết sức đa dạng, lại biến đổi nhanh chóng vì tính chất dân chỉ, không bị ràng buộc quá chặt vào các quy tắc, đề cao sự tìm tòi, sáng tạo của nhà văn trong nên văn học hiện đại
- Các thể loại có nhiều biến đổi sâu sắc. Một số thể loại mới xuất hiện như kịch nói, phóng sự
* Ghi nhớ: SGK T201
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK (T201)
d. Hướng dẫn học và làm bài (2’): Ôn tập lại toàn bộ các kiến thức đã tổng kết để làm tốt bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
Ngày soạn: . 
Ngày giảng:Lớp.
Ngày giảng:Lớp.
Tiết 169 -170
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_111_den_170_giao_vien_pham_thai_hung.doc