Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 34 đến tiết 42

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 34 đến tiết 42

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2

VĂN TỰ SỰ

* MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 -Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.

 -Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày,

* CHUẨN BỊ:

 -HS: Xem lại kiểu bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, hành động.

 -GV: Chọn đề phù hợp với khả năng HS.

* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

* Hoạt động 1 (1)

 (KHỞI ĐỘNG)

 -Ổn định: Kiểm tra nề nếp HS, sĩ số, vệ sinh.

* Hoạt động 2 (87)

 (VIẾT THÀNH BÀI)

 -GV chép đề lên bảng (đề ở sổ chấm trả bài).

 -HS thực hiện vào giấy.

* Hoạt động 3 (3)

 (THU BÀI, DẶN DÒ)

 -GV thu bài.

 -Chuẩn bị “Thuý Kiều báo ân, báo oán”.

* Câu hỏi soạn:

1. Chia bố cục?

2.Với Thúc Sinh, thái độ của Kiều như thế nào? Em có nhận xét gì về Thúc Sinh?

3.Thái độ của Kiều với Hoạn Thư ra sao?

4.Em có nhận xét gì về Hoạn Thư?

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 34 đến tiết 42", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 34-35. TẬP LÀM VĂN.
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
VĂN TỰ SỰ
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
 -Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày, 
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Xem lại kiểu bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, hành động.
 -GV: Chọn đề phù hợp với khả năng HS.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 (1’)
 (KHỞI ĐỘNG)
 -Ổn định: Kiểm tra nề nếp HS, sĩ số, vệ sinh.
* Hoạt động 2 (87’)
 (VIẾT THÀNH BÀI)
 -GV chép đề lên bảng (đề ở sổ chấm trả bài).
 -HS thực hiện vào giấy.
* Hoạt động 3 (3’)
 (THU BÀI, DẶN DÒ)
 -GV thu bài.
 -Chuẩn bị “Thuý Kiều báo ân, báo oán”.
* Câu hỏi soạn: 
1. Chia bố cục? 
2.Với Thúc Sinh, thái độ của Kiều như thế nào? Em có nhận xét gì về Thúc Sinh? 
3.Thái độ của Kiều với Hoạn Thư ra sao? 
4.Eùm có nhận xét gì về Hoạn Thư? 
Ký duyệt
TUẦN 8
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
BÀI 8
TIẾT 36-37. VĂN HỌC.
THÚY KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN
(TRÍCH TRUYỆN KIỀU)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Thấy được tấm lòng nhân nghĩa, vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lí “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.
 -Thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễ Du: khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại. Biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (5’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và nêu đại ý?
-Trong Truyện Kiều, số phận của Thuý Kiều chính là số phận chung của phần đông phụ nữ thời ấy. Tuy nhiên, qua đoạn trích hôm nay chúng ta sẽ thấy được ước mơ của nguyễn Du về một xã hội công bằng, về ước vọng công lí của xã hội.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: HS đọc như ở SGK và nêu đại ý ở vở.
* Hoạt động 2 (72’)
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
1.Vị trí đoạn trích: ở cuối phần hai trong Truyện Kiều.
2.Bố cục: 2 đoạn
a.Đoạn 1(12 câu đầu) Thúy Kiều báo ân cho Thúc Sinh.
b.Đoạn 2 (các câu còn lại) Thúy Kiều báo oán Hoạn thư.
II.Phân tích văn bản:
1.Thúy Kiều báo ân cho Thúc Sinh:
-Thúc Sinh run rẫy, sợ hãi, bộc lộ tính cách nhu nhược.
-Nghĩa tình mà Thúc Sinh đã dành cho nàng: ơn cứu khỏi lầu xanh, cho nàng một chút hạnh phúc (làm phận lẽ).
-Người gây cho Kiều khổ chính là Hoạn Thư (quỷ quái tinh ma, kẻ cắp gặp bà già, kiến bò miệng chén ® thành ngữ dân gian).
HẾT TIẾT 36.
2.Thúy Kiều báo oán Hoạn Thư:
 *Với Hoạn Thư thì Kiều:
-Mỉa mai: chào thưa, tiểu thư ® nhằm đánh thẳng vào danh giá họ Hoạn.
-Đay nghiến: dễ có, dễ dàng, mấy tay, mấy mặt, mấy gan 
Þ Kiều quyết trừng trị hoạn Thư.
*Hoạn Thư:
-Hồn lạc phách siêu, sợ hãi.
-Gỡ tội bằng sự bào chữa: tâm lý thường tình của đàn bà ghen; từ tội nhân trở thành chung số phận là nạn nhân của chế độ đa thê; kể công; nhận tội cầu xin tha thứ.
Þ Hoạn Thư là người khôn ngoan quỷ quyệt.
-Gọi HS đọc vị trí đoạn trích ở chú thích SGK.
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: To, rõ, phát âm chuẩn, chú ý đọc diễn cảm một số đoạn đối thoại. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
-Gọi HS chia bố cục của bài. Nêu ý chính của mỗi đoạn.
* Chuyển ý: sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu phần phân tích văn bản đoạn Kiều báo ân.
-Gọi HS đọc lại 12 câu đầu.
-Hỏi: đây là lời nói của ai đối với ai?
-Hỏi: Khi bị mời đến thì thái độ của Thúc Sinh như thế nào? Em có nhận xét gì về tính cách ấy?
-Hỏi: Kiều đền ơn cho Thúc Sinh vì lí do gì?
-Hỏi: Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng một số từ Hán Việt, ước lệ. Hãy tìm và nêu tác dụng của việc dùng những từ ngữ ấy?
-Hỏi: Kiều đền ơn cho Thúc Sinh những gì?
-GV giải thích: Với nghĩa tình thì dù đền ơn như thế nào vẫn không thể đủ, xứng đáng.
-Hỏi: Tại sao khi đối diện với Thúc Sinh thì Kiều lại nhớ đến Hoạn Thư?
-Hỏi: Kiều nhắc đến Hoạn Thư bằng những lời lẽ nào? Hãy giải thích những từ ngữ ấy?
-Hỏi: Tại sao khi nói về hai người thì từ ngữ dùng lại khác nhau? (HĐ nhóm 1 bàn).
* Chuyển ý: Sách giáo khoa đã lượt bớt đoạn Kiều báo oán những người khác. Chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn Thúy kiều báo oán Hoạn Thư.
-Gọi HS đọc phần còn lại.
-Hỏi: Vừa gặp mặt thì Kiều đã nói gì với Hoạn Thư? Với giọng điệu như thế nào?
-Hỏi: Thái độ của Kiều qua giọng điệu ấy?
-Hỏi: Trước thái độ của Kiều, ban đầu Hoạn Thư như thế nào?
-Hỏi: Sau đó, Hoạn Thư đã dùng những lời lẽ như thế nào?
-Hỏi: Em có nhận xét gì về nhân vật này?
-Hỏi: Kiều nhận xét và xử lý Hoạn Thư như thế nào?
-Hỏi: Việc Kiều tha bổng Hoạn Thư em có đồng tình không? Tại sao? (HĐ nhóm 1 bàn).
-GV gợi ý cho HS so sánh với truyện “cây tre trăm đốt”, “Thạch sanh” 
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu ý chung của văn bản qua phần tổng kết.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-Trả lời: Kiều nói với Thúc Sinh.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Cách nói trạng trọng: nghĩa nặng, cố nhân, chữ tòng  thể hiện nghĩa tình, lòng biết ơn của Kiều đối với Thúc sinh.
-Trả lời: Gấm trăm cuốn, bác nghìn cân.
-Nghe.
-Trả lời (như nôïi dung ghi đến từ Hoạn Thư)
-Trả lời (như nôïi dung ghi tiếp theo và giải thích ý nghĩa các thành ngữ).
-HS chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến : trang trọng, biết ơn >< trừng phạt theo quan điểm của nhân dân ® lời ăn tiếng nói của nhân dân.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Kiều khen Hoạn Thư khôn ngoan ® tha.
-HS chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến: đồng tình vì điều đó thể hiện lòng vị tha, nhân hậu của Kiều.
-Trả lời: đều là lòng vị tha.
* Hoạt động 3 (10’)
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Thể hiện khát vọng công lý, chính nghĩa: ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
-Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua đối thoại.
-Hỏi: Đoạn trích thể hiện ước mơ gì của nhân dân?
-Hỏi: Ở đoạn trích, Nguyễn Du đã có thành công gì về nghệ thuật?
* Luyện tập:
-Gọi HS đọc phần luyện tập. GV gợi ý để HS về nhà tự làm.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
* Hoạt động 4 (3’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Hỏi: Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi học qua văn bản?
-Học bài, thuộc lòng đoạn trích. Chuẩn bị “Lục vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
* Câu hỏi soạn: 1.Đọc tiểu dẫn tác giả? 2.Tóm tắt tác phẩm? 3.Nhận xét về nhân vật Lục Vân Tiên? 4.Nhận xét nhân vật Kiều Nguyệt Nga? 
-Trả lời: Là con người nên có lòng vị tha, dừng nên làm chuyện ác, chuyện xấu 
TIẾT 38-39. VĂN HỌC.
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(TRÍCH TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.
 -Qua đoạn trích, hiểu đước khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
 -Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (6’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” (đoạn báo ân) và phân tích cảnh Kiều báo ân?
-Hỏi: Đọc thuộc lòng đoạn còn lại và nêu nhận xét của em về Hoạn Thư, Thúy Kiều?
-Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ chịu nhiều đau khổ, bất hạnh nhất trong các nhà văn, nhà thơ Việt nam. Nhưng ông sống một cuộc đời đầy cao cả, nghị lực. Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm thành công nhất của ông. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nhà thơ và tác ấy của ông.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Đọc một đoạn và phần phân tích 1 ở vở.
-Trả lời: Đọc một đoạn và nêu nhận xét.
* Hoạt động 2 (67’)
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
-Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Nam Bộ.
-Ông có nghị lực sống, chiến đấu và cống hiến cho đời, gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn vượt qua.
-Ông có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. (xem thêm SGK).
2.Tác phẩm Lục Vân Tiên:
-Tóm tắt tác phẩm (SGK).
-Truyện kết cấu theo kiểu ước lệ, khuôn mẫu nhằm tuyên truyền đạo đức, phản ánh bất công trong xã hội, ước mơ của nhân dân: ở hiền gặp lành, thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.
HẾT TIẾT 38.
3.đoạn trích “Lục vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”:
-Đại ý: Hình ảnh, phẩm chất Kiều Nguyệt Nga và người anh hùng Lục Vân Tiên hào hiệp.
II.Phân tích văn bản:
1.Hình ảnh Lục vân Tiên:
*Khi cứu Nguyệt Nga:
-Anh hùng, tài năng, vì nghĩa.
+Vân Tiên một mình, tay không >< bọn cướp đông, có đầy đủ vũ khí.
+Không do dự, bẻ cây làm gậy.
*Trò chuyện với Nguyệt Nga:
-Chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa, nhân hậu: khiêm nhường, không nhận lạy tạ ơn 
Þ Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, lí tưởng. Tác giả gửi gắm niềm tin, ước vọng vào một xã hội công bằng.
2.Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga:
-Hiếu thảo, thuỳ mỵ, nết na. Nói năng dịu dàng, mực thước.
-Trọng tình nghĩa, không quên ơn người cứu mình.
-Gọi HS đọc chú thích * phần tác giả tr 112.
-Hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc đồi của Nguyễn Đình Chiểu?
-Gọi HS đọc phần tóm tắt tác phẩm tr 113.
-Hỏ ... NH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
-Miêu tả nội tâm trong bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
-Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,  của nhân vật.
-BT1: yêu cầu HS đọc lại đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tr 39 SGK.
-Gọi HS đọc yêu cầu a, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc yêu cầu b, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc yêu cầu c, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT2(I), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Hỏi: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là như thế nào? Cách miêu tả?
* Chuyển ý: Để hiểu rõ thêm về việc miêu tả nội tâm trong vă tự sự, chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập.
-HS đọc.
-HS đọc. Trả lời: (nhiều HS nêu ý kiến).
-HS đọc. Trả lời: Từ việc miêu tả cảnh, hoàn cảnh ® thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật.
-HS đọc. Trả lời: Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ “chân dung tinh thần” của nhân vật; tư tưởng, tình cảm, đặc điểm, tính cách nhân vật.
-HS đọc. Trả lời: Nội tâm của lão Hạc được miêu tả ngoại hình.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (30’)
(LUYỆN TẬP)
II.Luyện tập:
2.(yêu cầu HS về nhà làm vào vở).
3.(yêu cầu HS về nhà làm vào vở).
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-HS đọc. Trả lời: (nhiều HS nêu ý kiến, có thể kể theo ngôi thứ nhất hoặc thứ ba).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (chú ý người viết xưng tôi).
-HS đọc. Trả lời: (cần cho HS xác định đâu là kể việc, đâu là kết hợp miêu tả nội tâm của nhân vật).
* Hoạt động 4 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
-Học bài. Chuẩn bị “Lục Vân Tiên gặp nạn”.
* Câu hỏi soạn: 
1.Tội ác của Trịnh Hâm? 2.Việc làm và tính cách của ông Ngư?
-HS đọc.
Ký duyệt
TUẦN 9
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
BÀI 9
TIẾT 41. VĂN HỌC.
LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
(TRÍCH TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Qua phân tích cái thiện-cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.
 -Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (5’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về Nguyễn đình Chiểu và nêu đại ý của đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”?
-Trong xã hội có người tốt thì cũng có không ít kẻ xấu. Có những kẻ xấu xa, ác độc bộc lộ ra ngoài nhưng cũng có những người cố che đậy cái ác, cái xấu của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Bài học hôm nay sẽ cho ta thấy được hai loại người xấu-tốt trong xã hội.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Đọc như ở phần tác giả ở vở và nêu đại ý.
* Hoạt động 2 (30’)
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
1.Chủ đề: Sự đối lập giữa thiện và ác.
2.Bố cục: Hai đoạn
a.Đoạn 1: (8 câu đầu) hành động của Trịnh hâm.
b.Đoạn 2: (phần còn lại) việc làm của ông Ngư.
II.Phân tích văn bản:
1.Hành độngcủa Trịnh Hâm:
-Động cơ: đố kỵ, ganh ghét tài năng.
-Kế hoạch: phân tán thầy trò Vân Tiên, chọn thời điểm đêm khuya.
-Hành động: đẩy Vân Tiên xuống nước rồi giả vờ kêu cứu
Þ Hắn là kẻ bất nhân, bất nghĩa.
*Nghệ thuật: sắp xếp tình tiết hợp lý, hành động nhanh gọn, lời thơ mộc mạc, giản dị.
2.Việc làm của ông Ngư:
-Cứu người bằng phương pháp dân dã, chăm lo ân cần.
-Mời vân Tiên ở lại.
-Cứu người vì nghĩa, không cần trả ơn, tính toán.
-Cuộc sống của ông Ngư thanh cao, không màng danh lợi, tự do, bầu bạn với thiên nhiên 
Þ Qua nhân vật ông Ngư, tác giả gửi gắm niềm tin vào điều thiện, vào người lao động bình thường.
-Gọi HS đọc vị trí đoạn trích SGK.
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: To, rõ, phát âm chuẩn, chú ý ngắt nhịp nhanh, gọn ở hành động của Trịnh Hâm và đọc chậm ở hành động của ông Ngư. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
-Hỏi: Em hãy nêu chủ đề của đoạn trích?
-Gọi HS chia bố cục của bài. Nêu ý chính của mỗi đoạn.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu phần phân tích văn bản về hành động của Trịnh Hâm.
-Gọi HS đọc lại 8 câu đầu.
-Hỏi: Vì sao Trịnh hâm quyết tâm hãm hại Vân Tiên?
-Hỏi: Hắn đã lên kế hoạch như thế nào?
-Hỏi: Hắn đã ra tay thế nào?
-Hỏi: Trịnh Hâm là kẻ bất nhân, bất nghĩa. Em hãy giải thích và chứng minh điều ấy?
-Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này? (Tình tiết? Lời thơ? ).
* Chuyển ý: Trái với Trịnh Hâm là ông Ngư. Trong đoạn trích này ông ấy đã giúp đỡ vân Tiên như thế nào?
-Đọc lại đoạn ông Ngư cứu Vân Tiên.
-Hỏi: Gia đình ông Ngư đã cứu Vân Tiên bằng cách nào?
-Hỏi: Ông Ngư đề nghị với Vân Tiên ra sao? Thể hiện tính cách gì ở ông?
-Hỏi: Gia cảnh của ông Ngư như thế nào?
-Hỏi: Khi nghe tin Vân Tiên nói đến ơn nghĩa thì Vân Tiên trả lời thế nào?
-Hỏi: Em có nhận xét gì về cách sống của ông Ngư? Hãy chứng minh bằng lời thơ trong đoạn trích?
-Hỏi: Đoạn thơ nói lên thái độ của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?
* Chuyển ý: Đoạn trích có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tổng kết.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Bất nhân (hại người trong cơn hoạn nạn, không nơi nương tựa); bất nghĩa (hại bạn, nuốt lời hứa).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Đề nghị vân Tiên ở lại ® tính thương người.
-Trả lời: Gia đình nghèo hoặc chỉ đủ ăn.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (8’)
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Tác giả căm ghét, lên án cái ác, gửi gắm niềm tin vào điều thiện, vào những người lao động.
-Kết cấu như truyện cổ tích: ở hiền gặp lành. Ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc, hình ảnh khoáng đạt.
-Hỏi: Tác giả đã xây dựng truyện theo hai tuyến nhân vật đối lập như trong truyện cổ tích. Đó là hai tuyến nhân vật nào? Và tác giả bày tỏ thái độ với hai tuyến nhân vật đó ra sao?
-Lục vân Tiên gặp nạn ® được cứu, là một kết cấu của truyện cổ tích, xuất phát từ ước mơ gì của nhân dân?
-Gọi HS đọc câu 4 SGK. Yêu cầu thực hiện.
* Luyện tập:
-Gọi HS đọc phần luyện tập. Thực hiện (HĐ nhóm 1 bàn).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: HS chọn những câu mà mình thích rồi nhận xét về nghệ thuật.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến: Lục vân Tiên, ông Tiều 
* Hoạt động 4 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Hỏi: Em đã rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi học qua đoạn trích?
-Học bài, thuộc lòng đoạn trích. Chuẩn bị “chương trình địa phương (phần văn)”.
* Câu hỏi soạn: Nhắc lại các yêu cầu chuẩn bị ở nhà cho tiết học tới (đã dặn ở tuần trước).
-Trả lời: Phải chân thật trong tình bạn. Cứu người khi gặp khó khăn 
TIẾT 42. VĂN HỌC.
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN VĂN)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về địa phương mình.
 -Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương.
 -Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học của địa phương.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 (3’)
(KHỞI ĐỘNG)
 -Ổn định: Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
 -Kiểm tra phần chuẩn bị của HS ở nhà.
 -Giới thiệu bài: Về văn học, ngoài một số tác phẩm của những tác giả mà chúng ta đã đã được học ở SGK còn một số tác phẩm mà lâu nay có người chưa biết đến. Đó là những tác phẩm của các tác ở địa phương mà mình đang sinh sống. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những điều mà các em đã sưu tầm được.
* Hoạt động 2 (40’)
(TÌM HIỂU VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG)
 Bước 1:
 -HS tập hợp theo tổ các bảng thống kê mà từng cá nhân đã làm, các sáng tác mà mỗi cá nhân đã sưu tầm, chọn lựa được.
 -Từng tổ tiến hành tập hợp, bổ sung vào một bảng thống kê về tác giả, tác phẩm văn học địa phương mà HS trong tổ mình đã thống kê được và những tác phẩm đã sưu tầm được.
 Bước 2:
 -Lần lượt đại diện mỗi tổ đọc trước lớp bảng thống kê của tổ mình và danh sách các tác phẩm đã sưu tầm được.
 -GV hình thành một bảng thống kê đầy đủ. HS bổ sung vào những tác giả, tác phẩm còn thiếu.
 Bước 3:
 -Mỗi tổ chọn một HS đọc bài viết giới thiệu hoặc cảm nghĩ về một tác phẩm viết về địa phương, hoặc một sáng tác của mình.
 Bước 4:
 -GV nhận xét, khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu văn học địa phương và tập sáng tác.
 -Cuối giờ học, GV thu thập những tác phẩm HS đã sưu tầm được và những sáng tác của các em, đóng lại thành hai tập riêng. Ngoài giờ học, HS chuyền cho nhau hai tập ấy để đọc.
* Hoạt động 3 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
 -Về tiếp tục tìm hiểu văn học địa phương mà mình đang sống.
- Chuẩn bị “tổng kết từ vựng”.
* Câu hỏi soạn: Các câu hỏi ôn tập và bài tập SGK tr 122 ® 126. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 34-42 V9.doc