Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết học 116: Văn bản: “Mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết học 116: Văn bản: “Mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.

- S1 B chờ: ? Giọng điệu của bài thơ Con cò là gì, nêu tác dụng?

* Con cò mang âm hưởng lời hát ru kết hợp giọng suy ngẫm, triết lí làm cho bài thơ không cuốn hẳn người ta vào điệu ru êm ái, đều đặn, mà hướng tâm trí nhiều hơn vào sự suy ngẫm, phát hiện.

3. Bài mới: Cứ mỗi độ xuân sang, mai cúc lại nở vàng, vang vang đâu đó đây, bài ca Một mùa xuân nho nhỏ do nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải. Và từ Con cò mang giọng điệu chủ đạo là lời hát ru, suy ngẫm sâu sắc, hôm nay các em đến với Mùa xuân nho nhỏ mang làn điệu dân ca xứ Huế với những suy ngẫm sâu sắc.

Nhà thơ gửi gắm những gì trong từng câu chữ lời thơ, trong tiết trời xuân miền Bắc thầy trò ta cùng mở từng trang thơ của ông để cùng cảm nhận tâm tư tình cảm của ông và cùng thưởng ngoạn mùa xuân xứ Huế. =>

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết học 116: Văn bản: “Mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 116, Văn bản: “MÙA XUÂN NHO NHỎ”
Thanh Hải
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
- S1 B chờ: ? Giọng điệu của bài thơ Con cò là gì, nêu tác dụng?
* Con cò mang âm hưởng lời hát ru kết hợp giọng suy ngẫm, triết lí làm cho bài thơ không cuốn hẳn người ta vào điệu ru êm ái, đều đặn, mà hướng tâm trí nhiều hơn vào sự suy ngẫm, phát hiện...
3. Bài mới: Cứ mỗi độ xuân sang, mai cúc lại nở vàng, vang vang đâu đó đây, bài ca Một mùa xuân nho nhỏ do nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải. Và từ Con cò mang giọng điệu chủ đạo là lời hát ru, suy ngẫm sâu sắc, hôm nay các em đến với Mùa xuân nho nhỏ mang làn điệu dân ca xứ Huế với những suy ngẫm sâu sắc.
Nhà thơ gửi gắm những gì trong từng câu chữ lời thơ, trong tiết trời xuân miền Bắc thầy trò ta cùng mở từng trang thơ của ông để cùng cảm nhận tâm tư tình cảm của ông và cùng thưởng ngoạn mùa xuân xứ Huế... => 
? Dựa vào chú thích và sự chuẩn bị bài, em hãy nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Thanh Hải?
*Ngoài ra, thơ Thanh Hải là tiếng nói bình dị, chân thành của người chiến sĩ kiên trung, một lòng theo cách mạng, đã có những đóng góp đang quí cho nền thơ chống Mỹ. Ông được tặng giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu 1965 và được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, đợt 1, năm 2001.
 -->
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Cuộc đời, sự nghiệp (Sgk).
- Phong cách thơ: nhẹ nhàng, trong sáng và giàu chất suy tư
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
* Bài thơ được viết 11/1980 khi tác giả đang bị bệnh nặng phải điều trị ở bệnh viện trung ương thành phố Huế,sang tháng 12 nhà thơ qua đời... có hiểu cho hoàn cảnh của nhà thơ trên giường bệnh ta mới thấy hết được tấm lòng tha thiết với cuộc sống, với quê hương đất nước của nhà thơ
-->
S 2 Chiếu chân dung nhà thơ+các tp tiêu biểu
*+ Những đồng chí trung kiên (1962) + Huế mùa xuân ( 2 tập, 1970 - 1975); + Dấu võng Trường Sơn (1977) + Mưa xuân đất này (1982) + Tuyển tập thơ Thanh Hải (1982)
2. Văn bản:
- sáng tác 11/1980.
 *HD đọc:
Nhịp thơ lúc nhanh, tưng bừng phấn khởi, khẩn trương, lúc chậm rãi, khoan thai, về cuối càng lắng chậm nhỏ dần.
S3 Chiếu bài thơ *GV đọc đoạn 1, gọi HS đọc tiếp.
? Các em chú ý vào phần chú thích giải nghĩa 4 từ khó?
S 4 Chiếu minh họa phách tiền,
S 5 Chiếu bài thơ.
? Em hãy xác định thể thơ của bài thơ? (- thể 5 tiếng.)
? Hãy xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ?
S 5 Chiếu bài thơ. 
(Gieo vần chân vần liền bằng các vần bằng, Nhịp 2/3; 3/2)
*Thể thơ năm chữ kết hợp gieo vần chân, vần liền bằng các vần bằng cùng nhịp thơ phổ biến là 2/3, 3/2 gần với thể loại nghệ thuật Âm nhạc: Âm điệu bài thơ rất gần với làn điệu dân ca miền Trung, sự kết hợp của thể thơ, nhịp thơ, cách gieo vần như trên tăng âm hưởng nhẹ nhàng mà sâu lắng, đặc biệt là sự kết hợp với ngôn ngữ địa phương làm cho lời thơ cất thành lời ca vang vọng đằm thắm tạo sự liền mạch cảm xúc cho bài thơ, nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc cho bài thơ
S 5 *Nghe clip bài hát. Trên nền bài thơ.
S 6 (Chiếu nền bài thơ)
? Căn cứ vào nội dung, mạch cảm xúc của tác giả, em hãy xác định cấu trúc bài thơ (Nêu bố cục của bài thơ?)
*4 phần:
-> Bố cục chia 4 phần:
+ Phần 1: Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời
+ Phần 2: Khổ 2 + 3: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước con người
+ Phần 3: Khổ 4+ 5 : Nguyện ước của tác giả trước mùa xuân
+ Phần 4: Khổ kết thúc: lời ngợi ca mùa xuân quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế
 S 7 Chiếu cấu trúc. -->
- Cấu trúc: 4 phần.
Bài thơ bắt đầu từ những cảm xúc trực tiếp hồn nhiên trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên, từ đó mở rộng cảm nghĩ về mùa xuân đất nước. Từ mùa xuân lớn của thiên nhiên đất nước mà liên tưởng tới mùa xuân của mỗi cuộc đời - một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn. Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
Mạch cảm xúc phát triển theo lối “tức cảnh sinh tình” đặc trưng nổi bật của thơ ca.
*Nói về mùa xuân, đã có rất nhiều nhà thơ khai thác các nhan đề khác nhau và cũng rất độc đáo như: Mùa xuân chín- Hàn Mặc Tử; Mùa xuân xanh – N.Bính; Xuân hồng- Xuân Diệu. Còn với Thanh Hải có một mùa xuân nho nhỏ thật khiêm tốn dâng cho đời, đó cũng là mùa xuân nho nhỏ của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc. Và cụ thể hơn thầy trò ta cùng tìm hiểu chi tiết văn bản Theo cấu trúc =>
 II. Phân tích
 --> 
S 8 Chiếu đoạn 1
? Đọc diễn cảm đoạn 1 của bài thơ và cho biết Dấu hiệu mùa xuân được tác giả thể hiện qua hình ảnh nào?
S 8 Chiếu câu thơ tô đậm chi tiết hình ảnh
? Trong cảnh xuân thì màu xanh của sông, màu tím của hoa là những hình ảnh như thế nào?
S 8 Chiếu hiệu ứng trật tự từ của câu
? Trong hai câu đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong diễn đạt? (Xét về trật tự từ em phát hiện ra nghệ thuật nào đã sử dụng?)
- Nhấn mạnh động từ mọc.
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này khi miêu tả bức tranh mùa xuân là gì? (Làm cho cảnh vật ở trạng thái ntn?)
* đảo ngữ (mọc) nhấn mạnh sự phát triển sự vận động khi xuân về. Mùa xuân cây cối đâm chồi nẩy lộc, miêu tả sinh động bức tranh thiên nhiên mùa xuân – bức tranh từ “tĩnh” chuyển sang “động”.
? Có người nói chỉ bằng hai câu thơ Thanh Hải đã phác hoạ thành công bức tranh mùa xuân xứ Huế, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
+ Dòng sông xanh (khung nền, không gian) + Bông hoa tím (tâm điểm của bức tranh, đường nét cụ thể) + Màu sắc: xanh (sông) kết hợp tím (hoa), có sự pha trộn màu sắc thiên nhiên: Màu xanh của dòng sông xuân làm nền cho sắc tím của hoa  tất cả đem lại một vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa, một màu sắc đặc trưng của xứ Huế..
? Những chi tiết thơ tạo hình trên đã gợi lên một không gian mùa xuân như thế nào?
S 9 Chiếu 2 câu thơ 
? Từ hai câu thơ của Thanh Hải, em nhớ đến hai câu thơ nào? Của ai cũng viết về mùa xuân? 
S 9 Chiếu cho HS phân biệt 
 ? Em hãy so sánh để tìm ra điểm giống nhau và điểm khác nhau?
+ Giống: thơ là bức hoạ có khung nền, có đường nét, có màu sắc
+ Khác: Nguyễn Du sử dụng kết hợp màu sắc: xanh – trắng tạo ra bức tranh mùa xuân tươi sáng trong trẻo tinh khôi
Thanh Hải sử dụng màu sắc đặc trưng xứ Huế xanh – tím tạo ra bức tranh mùa xuân tươi sáng thơ mộng đậm chất Huế)
1. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
a, Cảnh mùa xuân.
+Mọc...sông xanh
...hoa tím biếc.
-> hình ảnh đẹp, sống động.
+ đảo ngữ (mọc)
-> sự phát triển, sự vận động 
-> Không gian tươi đẹp, thơ mộng
S 10 Chiếu đoạn 1
? Sau dấu hiệu mùa xuân, tác giả đã miêu tả âm thanh của thiên nhiên qua hình ảnh nào? 
S 10 Chiếu đoạn thơ hiệu ứng chim hót vang 
? Tiếng chim chiền chiện vừa hót vừa bay gợi lên một không khí như thế nào?
+ Không gian mùa xuân như rộng mở - có chiều rộng của dòng sông, chiều cao của bầu trời - một không gian khoáng đạt trong sáng
+ Bức tranh không chỉ có “hoạ” mà còn có “nhạc” bởi tiếng chim chiền chiện vừa hót vừa bay như kéo vòm trời lên cao cho không gian thêm khoáng đạt hơn. Người xưa thường nói “thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc”
? Để hoàn thiện bức tranh mùa xuân tác giả tiếp tục sử dụng hình ảnh sự vật nào? (Giọt long lanh)
S 11 Chiếu câu hỏi thảo luận về Giọt long lanh 
? Đặt trong mối quan hệ với những câu trước, Em hiểu “giọt long lanh” là gì? 
S 12 Chiếu câu đáp án về Giọt long lanh 
* Đặt trong mối quan hệ với những câu thơ trước ta có thể hiểu ở nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim. Tiếng chim chiền chiện trong sáng, xuân không tan biến vào không trung mà đọng lại thành từng giọt trong vắt, long lanh ánh sáng và sắc màu. Tiếng chim là âm thanh (cảm nhận được bằng thính giác) chuyền thành từng giọt hình và khối, cảm nhận được bằng thị giác) từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc có thể cảm nhận cả bằng xúc giác (tôi đưa tay tôi hứng),
?Qua đó em nhận ra biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng?
 (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) 
* Có cảm nhận được không gian mùa xuân xứ Huế với sự hài hòa của màu sắc, âm thanh, không gian mang phong cách đặc trưng xứ sở thì mới có thể cảm nhận được Giọt long lanh trong cảm nhận của Thanh Hải! Trước hết mùa xuân xứ Huế không lạnh...có nắng, mưa ... Cũng như dòng sông kia tên chi, tác giả không nói rõ, mà để người đọc hòa lòng mình vào thiên nhiên đát trời để mà cảm nhận. Ấy vậy thì có thể là giọt sương mai! Là giọt mưa xuân xứ Huế! Là giọt màu sắc! Là giọt tiếng chim! Tất cả hòa quyện vấn vít kết thành những giọt long lanh rơi mãi... đó là sự chuyển đổi cảm giác, là sự tưởng tượng phong phú của nhà thơ về vẻ đẹp mới mẻ tinh khiết, trong sáng nhất của đất trời ban tặng. Bức tranh như có thêm ánh sáng trở nên tươi sáng hơn, đẹp rực rỡ hơn, sinh động hơn. à
? Những hình ảnh, âm thanh như trên cho em cảm nhận được mùa xuân xứ Huế như thế nào? à
S 12 Chiếu đoạn thơ
*Qua lời thơ Thanh Hải, ta có thể cảm nhận được một mùa xuân xứ Huế mộng và thơ: có hoa, tiếng chim ca, có trời rộng, sông xanh và một màu sắc đặc trưng xứ sở - một màu tím biếc- mà người Huế yêu thương tự thuở nào... Mùa xuân trong thơ ông cũng đậm chất trữ tình khi ông dùng đúng chỗ ngôn từ Huế, từ ơi đầu câu, một từ chi sau từ hót đã chuyển thẳng cách nói của người Huế dịu ngọt, êm ái, thân thương vào điệu thơ gợi nhớ gợi thương. Việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh, âm thanh điêu luyện của nhà thơ đã cho ta thấy một mùa xuân thiên nhiên xứ Huế tươi sáng, thơ mộng, giàu sức sống. 
Và còn cảm xúc của nhà thơ như thế nào, thầy trò ta chuyển sang luận điểm tiếp theo...
+ chim...hót..vang trời.
-> Âm thanh tươi vui, náo nức
+ giọt long lanh 
-> /Ẩn dụ/
-> Giọt âm thanh, giọt mùa xuân ...
=> mùa xuân xứ Huế tươi đẹp, thơ mộng, giàu sức sống.
? Đọc thầm khổ thơ 1, tác giả đã bộc lộ tình cảm trực tiếp của mình bằng những từ ngữ nào?
S 13 Chiếu đoạn thơ hiệu ứng ơi...chi, đưa tay...
? Những tiếng gọi “Ơi..chi” thể hiện niềm cảm xúc nào của nhân vật trữ tình?
 * Tiếng gọi thiết tha thân thương trìu mến thể hiện niềm xúc động chân thành
? Liên hệ với cách hiểu về “giọt long lanh” ở trên thì động tác đ”ưa tay tôi hứng” của tác giả cho em thấy thái độ, tình cảm của nhà thơ lúc này như thế nào? 
S 13 Chiếu đoạn thơ so sánh bài hát 
*Trong lời thơ, hành động đưa tay hứng cho ta thấy tác giả như mở lòng đón nhận vẻ đẹp diệu kỳ của mùa xuân, và đồng thời thể hiện sự chân trọng nâng niu, say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân. Nếu so với lời bài hát mà nhạc sĩ Trần Hoàn-người bạn có sự đồng cảm lớn với nhà thơ- đã nói thực tế vào vấn đề hơn qua từ “hứng về”, liên hệ cả câu thơ cùng lời bài hát các em sẽ thấy rõ hơn hành động chủ động mở lòng mình đến với mùa xuân, và tinh thần chủ động của nhân vật trữ tình rõ nét hơn trong các khổ thơ sau...
? Vậy qua vẻ đẹp bức tranh xuân, qua cảm xúc của tác giả em có thể nhận ra vẻ đẹp tình cảm của tác giả là gì? -à
S 14 Chiếu đoạn thơ
* Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp không phải là hình ảnh diễn ra trước mắt mà là hình ảnh trong tâm tưởng của tác giả cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, tinh thần lạc quan, bản lĩnh vững vàng của 1 nhà thơ – chiến sĩ Thanh Hải
Đã hiểu được cảm xúc của Thanh Hải, song cũng cần hiểu thêm hoàn cảnh của ông trên giường bệnh thì người đọc mới thấy hết được tình yêu nồng cháy với quê hương, đất nước, với sự sống của con người. Nhà thơ không hề cố ý tỉa tót ngôn từ cho văn chương ho mĩ, hiện tượng chuyển đổi cảm giác kia cũng rất tự nhiên vì trong lòng ông đang dạt dào một tình yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước.
b. Cảm xúc của tác giả.
+ Ơi chi...
+ đưa tay tôi hứng
-> niềm xúc động chân thành; 
-> sự chân trọng nâng niu, say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân.
=> tha thiết tình yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước.
.
4. CỦNG CỐ Cho HS lập sơ đồ
- S 15 Chiếu sơ đồ câm *Phát phiếu học tập, học sinh điền theo nhóm, đứng trình bày
- S 16 Chiếu sơ đồ đáp án
- S 17 Chiếu bản đồ tư duy
- S 18, 19 Chiếu Nghe bài hát
- S 20,21,22 Chiếu câu hỏi phụ
* Mùa xuân là một đề tài quen thuộc của thơ ca nhạc họa, em hãy kể 5 bài hát, 5 bài thơ em đã được học hoặc em biết về chủ đề mùa xuân.
-HS tự tìm-
* Trong rất nhiều bài thơ viết về mùa xuân theo em vì sao nhạc sĩ Trần Hoàn lại chọn phổ nhạc cho bài thơ này?
	(Trần Hoàn có sự đồng cảm lớn với Thanh Hải ông đã phổ nhạc cho bài thơ gần như không cần phải sửa chữa gì bởi Trần Hoàn và Thanh Hải là:
	+ Đồng hương xứ Huế - Cùng sinh hoạt ban Văn nghệ Bình Trị Thiên từ những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ.
	+ Giai điệu mượt mà, trong sáng của bài thơ, trong thơ đã có hoạ, có nhạc.
	+ Triết lý sống cao đẹp của con người cộng sản).
5. Hướng dẫn: - Học thuộc lòng bài thơ.	- Chú ý hoàn thiện câu 1, 3, 4, 5 ở phần đọc hiểu.
Trần Hoàn có sự đồng cảm lớn với Thanh Hải ông đã phổ nhạc cho bài thơ gần như không cần phải sửa chữa gì bởi vì có nhiều cái vì, nhiều cái lí do các em sẽ nhận ra trong tiết tiếp theo của văn bản này!

Tài liệu đính kèm:

  • docMùa xuân nho nhỏ.doc