Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết học 59: Kiểm tra Tiếng Việt

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết học 59: Kiểm tra Tiếng Việt

Kiểm tra tiếng Việt

A. Mục tiêu cần đạt :

Qua tiết kiểm tra HS đạt được:

- Nắm được kiến thức tiếng việt cơ bản đã được học.

- Qua bài kiểm tra : Đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt

B. Chuẩn bị :

- Thầy soạn bài lên lớp,ra đề phù hợp

- Trò ôn bài cũ

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/. ỔN ĐỊNH LỚP : HS bỏ sách vào cặp ,lấy giấy bút làm bài

2/ KIỂM TRA : GV ra đề bài.

3/ HỌC SINH LÀM BÀI: GV quan sát , nhắc nhỡ HS ngồi làm bài không nghiêm túc

4/ GIÁO VIÊN THU BÀI.: Thu bài theo bàn

 5/ RÚT KINH NGHIỆM:

 6/ Hướng dẫn chuẩn bị bài

1. Bài vừa học:

2. Bài sắp học: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết học 59: Kiểm tra Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 59
Kiểm tra tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt :
Qua tiết kiểm tra HS đạt được: 
- Nắm được kiến thức tiếng việt cơ bản đã được học. 
- Qua bài kiểm tra : Đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt 
B. Chuẩn bị : 
- Thầy soạn bài lên lớp,ra đề phù hợp 
- Trò ôn bài cũ 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. ỔN ĐỊNH LỚP : HS bỏ sách vào cặp ,lấy giấy bút làm bài
2/ KIỂM TRA : GV ra đề bài.
3/ HỌC SINH LÀM BÀI: GV quan sát , nhắc nhỡ HS ngồi làm bài không nghiêm túc
4/ GIÁO VIÊN THU BÀI.: Thu bài theo bàn
 5/ RÚT KINH NGHIỆM:
 6/ Hướng dẫn chuẩn bị bài
1. Bài vừa học:
2. Bài sắp học: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ)
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Phương châm hội thoại
P.C Về lượng, P.C về chất
P.C lịch sự, P.C cách thức
Số câu: 02
Số điểm:0.5 Tỉ lệ 5%
Câu 1
Số điểm:
0.25
Câu 2
Số điểm:
0.25
2
Xưng hô trong hội thoại
Hiểu thế nào là xưng và hô trong hội thoại
Số câu: 1 
Số điểm: 0.25
 Tỉ lệ 2.5 %
 Câu 3
Số điểm: 0.25
1
Lời dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp
Các cách dẫn lại trong dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp
Số câu:1
Số điểm: 0.25
 Tỉ lệ 2.5 %
Câu 4
Số điểm: 0.25
1
Trau dồi vốn từ
Nhận thấy được từ vựng là bộ phận không ngừng biến đổi và bộ phận mượn quan trọng nhất trong tiếng việt là mượn từ tiếng Hán
Số câu: 1 
Số điểm:0.25 Tỉ lệ 2.5%
Câu 5 
Số điểm: 0.25
1
Biện pháp nghệ thuật
S.dụng các b. pháp tu từ
S.dụng các b. pháp tu từ
S.dụng các b. pháp tu từ
Số câu:03
Số điểm: 4.5
 Tỉ lệ 45%
Câu 6
Số điểm: 0.25
Câu 7
Số điểm: 0.25
Câu 11
Số điểm: 04
3
Thuật ngữ
Khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ
Số câu: 1
Số điểm: 0.25
 Tỉ lệ 2.5 %
Câu 8
Số điểm: 0.25
1
Sự phát triển của từ vựng
Nối được từ với định nghĩa đúng của mỗi từ đó
Số câu: 1
Số điểm: 01
 Tỉ lệ 10%
Câu 9
Số điểm: 01
1
Thành ngữ
Xác định được thành ngữ
Số câu: 1
Số điểm: 03 
Tỉ lệ 30%
Câu 10
Số điểm: 03
1
Tổng số câu: 11
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
Số câu 5 
Số điểm 1.25
12.5%
Số câu 4
Số điểm 1.75
1.7.5%
Số câu 2
Số điểm 07
70%
Số câu
11
Số điểm
10
ĐÁP ÁN
Đề A
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
C
B
A
C
B
A
Đình
A
1c;2a;3d;4d
Đề B
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
C
A
B
B
A
C
Hoa 
Nguyệt
A
1b;2c;3a;4d
Phần tự luận:
Câu 10: Thành ngữ: Kín cổng cao tường
 Sông cạn đá mòn
Câu 11: Sử dụng điệp từ: Tre, giữ. 
 BPNT nhân hóa
Đề A
I- Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào những câu trả lời đúng.
Câu 1: Phương châm về lượng có thể được diến giải là:
A/ Thông tin người nói đưa ra cần ít hơn yêu cầu mà cuộc giao tiếp đòi hỏi.
B/ Thông tin người nói đưa ra cần nhiều hơn yêu cầu mà cuộc giao tiếp đòi hỏi.
C/ Thông tin người nói đưa ra cần đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không ít hơn hay nhiều hơn yêu cầu mà nó đòi hỏi.
Câu 2: Để không vi phạm phương châm cách thức chúng ta:
A/ Nên chọn cách diễn đạt sao cho càng ngắn gọn càng tốt.
B/ Nên chọn cách diễn đạt sao cho dễ hiểu, ngắn gọn, rành mạch.
C/ Nên chọn cách nói mập mờ, mơ hồ.
Câu 3: Tiếng “xưng” trong xưng hô có nghĩa:
A/ Tự gọi mình là gì đó khi nói với người khác.
B/ Gọi người khác là gì đó khi nói với mình.
C/ Tự nhận cho mình một danh hiệu cao quý nào đó.
Câu 4: Người tacủa một người hay một nhân vật
A/ Chỉ có thể dẫn lại lời nói.
B/ Chỉ có thể dẫn lại ý nghĩ.
C/ Cả A và B đều đúng.
Câu 5: Trong một ngôn ngữ, từ vựng là bộ phận:
A/ Bất biến.
B/ Không ngừng phát triển.
C/ Ít biến đổi.
Câu 6: Câu sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì: Cây đa cỗi và cái quán gạch vẫn đứng đợi nàng ở đầu làng (Thạch Lam- Cô hàng xén)
A/ Nhân hóa.
B/ So sánh
C/ Ẩn dụ.
Câu 7: Gạch chân các từ lặp (Điệp ngữ) có trong câu thơ sau:
 Qua đình ngả nón trông đình
 Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
 ( Ca dao)
Câu 8:Thuật ngữ: 
A/ Không bao giờ mang tính biểu cảm.
B/ Mang tính biểu cảm cao.
C/ Ít khi mang tính biểu cảm.
Câu 9(1 điểm) Ghép mỗi từ ở cột A với định nghĩa đúng ở cột B
A
B
A+B
1- Ngoại giao
a- Khoảng thời gian chuyển tiếp từ thời kỳ này sang thời kỳ khác
1-
1- Giao thời
b- Việc quan hệ giữa người này với người khác trong xã hội
2-
3- Giao ước
c- Giao thiệp với người nước ngoài
3-
4- Xã giao
d- Giao ước với nhau về điều mỗĩ bên sẽ làm
4-
II- Tự luận
Câu 10 (3 điểm) Gạch chân dưới thành ngữ trong các câu thơ sau:
 Thâm niên kín cổng cao tường
 Cạn dòng lá thắm đứt đường chim xanh 
	( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
	Cho dù sông cạn đá mòn
 Còn non còn nước vẫn còn thề xưa
 ( Thề non nước-Tản Đà)
Câu 11 (4 điểm) Đoạn trích sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó.
Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre gữ làng, giữ nước,giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre – anh hùng lao động. Tre – anh hùng chiến đấu.
 (Thép Mới)
Đề B 
I- Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào những câu trả lời đúng.
Câu 1: Phương châm về chất có thể được diễn giải là:
A/ Không nói điều mà người nói tin là sai.
B/ Không nói điều mà người nói tin là thiếu bằng chứng.
C/ Cả A và B đều đúng.
Câu 2: Nhóm từ nào sau đây thường được liên tưởng đến khái niệm lịch sự.
A/ Nhã nhặn, tế nhị, khiêm nhường, lịch thiệp.
B/ Ba hoa, tán phét, khoác lác, khoe khoang.
C/ Coi thường, miệt thị, khinh rẻ.
Câu 3: Tiếng “hô” trong xưng hô có nghĩa: 
A/ Tự gọi mình là gì đó khi nói với người khác.
B/ Gọi người nói chuyện với mình là gì đó.
C/ Nói to.
Câu 4: Có.........cách dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của người hay nhân vật.
A/ Một cách..
B/ Hai cách.
C/ Ba cách.
Câu 5: Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong vốn từ vựng tiếng Việt là:
A/ Mượn từ tiếng Hán.
B/ Mượn từ tiếng Anh.
C/ Mượn từ tiếng Pháp.
Câu 6: Câu sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Dưới manh áo rét rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết.
 ( Thạch Lam – Nhà mẹ Lê)
A/ Nhân hóa.
B/ Hoán dụ.
C/ So sánh.
Câu 7: Gạch chân các từ lặp (Điệp ngữ) có trong câu thơ sau:
 Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
 Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
 ( Chinh phụ ngâm)
Câu 8: Về nguyên tắc, một thuật ngữ:
A/ Chỉ có thể biểu thị một khái niệm duy nhất.
B/ Có thể biểu thị nhiều khái niệm khác nhau thuộc cùng một chuyên nghành.
C/ Có thể biểu thị nhiều khái niệm thuộc nhiều chuyên nghành khác nhau.
Câu 9(1 điểm) Ghép mỗi từ ở cột A với định nghĩa đúng ở cột B
A
B
A+B
1- Giao thừa
a- Đổi chác, mua bán.
1-
1- Giao liên
b- Lúc 0 giờ đêm cuối cùng của năm âm lịch.
2-
3- Giao dịch
c- Làm liên lạc, dẫn đường.
3-
4- Giao hảo
d- Có quan hệ tốt với nhau.
4-
II- Tự luận
Câu 10 (3 điểm) Gạch chân dưới thành ngữ trong các câu thơ sau:
 Thâm niên kín cổng cao tường
 Cạn dòng lá thắm đứt đường chim xanh 
	( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
	Cho dù sông cạn đá mòn
 Còn non còn nước vẫn còn thề xưa
 ( Thề non nước-Tản Đà)
Câu 11 (4 điểm) Đoạn trích sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó.
Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre gữ làng, giữ nước,giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre – anh hùng lao động. Tre – anh hùng chiến đấu.
 (Thép Mới)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 59-kiểm tra tiếng việt2.doc